Ngày nay, ở các vùng nông thôn đang trong quá trình đô thị hóa, nhu cầu và đời sống của con người cũng tăng lên. Chính vì vậy, việc mở quán café ở nông thôn là một ý tưởng kinh doanh rất tiềm năng. Bài viết hôm nay, Nhanh.vn sẽ chia sẻ tới bạn đọc top 8 kinh nghiệm mở quán café ở nông thôn thành công nhất!
Nội dung chính [hide]
1. Mở quán cafe ở nông thôn cần khoảng bao nhiêu vốn
Mở quán cafe ở nông thôn cần khoảng bao nhiêu vốn?
Chi phí để mở quán cafe ở nông thôn thường sẽ ít hơn ở khu vực thành phố. Bạn hoàn toàn có thể tận dụng cơ sở vật chất sẵn có để khởi nghiệp cafe với vốn đầu tư giảm đi khá nhiều.
Tùy vào từng mô hình kinh doanh quán café sẽ có chi phí và vốn đầu tư khác nhau. Bên cạnh đó, vốn đầu tư để mở quán café sẽ còn phụ thuộc vào địa điểm mở quán hay quy mô diện tích mặt bằng,… Các bạn có thể tham khảo theo các mức vốn dưới đây:
- Khoảng 50 – 100 triệu: Mô hình kinh doanh cafe xe đẩy; cafe vỉa hè, bệt,… (thiên về những mô hình không cần thuê mặt bằng)
- 100 – 300 triệu: Cafe sách, cá, mèo,…
- 300 triệu – 5 tỷ: Cafe sân vườn
Xem thêm: 8 điều phải nắm rõ để mở quán Cafe THÀNH CÔNG
2. Các bước mở quán cafe ở nông thôn thành công
2.1 Khảo sát thị trường
Để có thể mở quán cafe ở nông thôn thành công, đầu tiên các bạn cần khảo sát thị trường thực tế để nắm bắt tình hình như thế nào và đặt ra những câu hỏi như sau:
- Khu vực nào mở quán sẽ mang lại khả năng kinh doanh tốt nhất?
- Có những quán cafe nào gần địa điểm mà bạn đang muốn mở?
- Tìm hiểu xem tại sao quán cafe này đông khách hay vắng khách?
- Đồ uống được ưa chuộng nhất ở đó là gì?
- Khách hàng ở đây thích những không gian quán như nào?
- Đối tượng nào sẽ thường xuyên ghé quán cafe?
Khi đặt ra được những câu hỏi này giúp bạn nhìn được vấn đề cần xác minh thực tế. Từ đó, giúp các bạn có thể phân tích cũng như đánh giá chính xác hơn trước khi lựa chọn và quyết định mô hình kinh doanh cafe ở nông thôn. Đồng thời, các bạn sẽ xác định được định hướng kinh doanh cho quán cafe của mình.
2.2 Lên kế hoạch kinh doanh
Lên kế hoạch kinh doanh cho quán cafe ở nông thôn
Sau khi đã xác định được thị trường và định hướng kinh doanh quán cafe ở nông thôn, các bạn nên lựa chọn được mô hình phù hợp. Sau đó, lên kế hoạch kinh doanh quán cafe cụ thể và chi tiết. Bạn hoàn toàn có thể dựa vào phân tích SWOT để bước đầu định hướng cho kế hoạch kinh doanh của mình.
- S – Strengths (điểm mạnh): Xác định xem điểm mạnh của mình là gì? Mình sẽ cạnh tranh so với các quán café khác nhờ điểm nào? Có thể là nguồn vốn, chất lượng đồng uống, đào tạo đội ngũ nhân viên hay không gian quán,…
- W – Weaknesses (điểm yếu): Bên cạnh đó cũng cần tìm ra những điểm yếu của quán mình so với những quán khác để khắc phục và hoàn thiện tốt hơn? Là kinh nghiệm ít hơn, thời gian mở quán sau hay vốn hạn hẹp,…
- O – Opportunities (cơ hội): Tìm ra được là các quán khác chưa thể đáp ứng được nhu cầu khách hàng ở đây và lúc này chính là cơ hội dành cho quán của bạn.
- T – Threats (thách thức): Những khó khăn, thách thức bạn sẽ phải đối mặt và vượt qua cũng như có thể phát sinh các vấn đề như chi phí thuê mặt bằng, làm thế nào thu hút khách, nhân sự,…
Sau khi đã phân tích được SWOT, các bạn sẽ lên được mục tiêu chiến lược cụ thể và đặt khung thời gian để hoàn thành cũng như theo dõi dễ dàng hơn.
Phần mềm quản lý chat đa kênh
Quản lý nhiều fanpage cùng 1 lúc - Tạo đơn ngay trên khung chat
2.3 Chuẩn bị nguồn vốn
Vốn để mở quán là điêu không thể thiếu bất kể bạn kinh doanh lĩnh vực nào. Và việc mở quán café ở nông thông thì thông thường vốn và chi phí bỏ ra sẽ ít hơn so với ở thành phố khá nhiều như chi phí thuê mặt bằng, nhân sự, mua nguyên liệu,…
Tuy nhiên, tùy vào địa điểm, loại hình cũng như quy mô mà bạn hướng đến mà chi phí sẽ khác nhau. Tất nhiên, bạn hướng tới quán café với diện tích rộng và cao cấp, sang chảnh thì chắc chắc cần nhiều vốn. Bạn hãy luôn hoạch định và lên danh sách kĩ càng các chi phí khi mới bắt đầu kinh doanh quán.
2.4 Chọn mặt bằng
Việc lựa chọn quán café sẽ mở ở khu vực và thuê mặt bằng ở đâu dựa vào quá trình nghiên cứu thị trường và khách hàng mục tiêu mà bạn hướng tới.
Nếu khách hàng mục tiêu của quán bạn là học sinh, sinh viên hay chủ yếu giới trẻ thì bạn nên tìm quanh các khu gần trường học, gần các địa điểm vui chơi. Ngược lại nếu là người lao động thì nên chọn những khu tập trung dân cư đông, khu công nghiệp hay mật độ lưu thông cao.
2.5 Thiết kế không gian quán
Thiết kế không gian quán cafe ở nông thôn
Ngày nay, dù là kinh doanh ở nông thôn hay thành phố thì khâu thiết kế và trang trí không gian quán café vẫn luôn cần thiết và chú trọng. Thế nhưng, để có thể cạnh tranh với những quán khác, cũng như thu hút khách hàng thì các bạn cần đầu tư một chút cho thiết kế, tạo ra sự khác biệt. Từ đó, thu hút khách hàng trở thành khách hàng trung thành và tăng độ nhận diện của quán hơn. Đây cũng chính là cách ghi điểm đối với khách hàng, bạn hoàn toàn nên tận dụng điều này để có thể tạo lợi thế cạnh tranh cho quán café của mình so với đối thủ khác.
Tham khảo: TOP 3 mô hình quán cafe 100 triệu kinh doanh thành công
2.6 Thiết kế menu và đồ uống chất lượng
Khi mở quán cafe ở nông thôn thì các bạn cần chú ý đến việc thiết kế menu và chất lượng đồ uống cần phù hợp với giá cả cũng như khả năng chỉ trả của người dân. Thông thường, chi phí cho một cốc đồ uống ở nông thôn sẽ thấp hơn so với ở thành phố, dao động khoảng từ 20 – 35 nghìn đồng.
Bên cạnh đó, chất lượng đồ uống được xem là một trong những yếu tố quan trọng thu hút và giữ chân khách hàng. Hãy cân đối giữa chất lượng và giá cả, không phải vì giá rẻ mà chất lượng và hương vị đồ uống không ngon. Bởi chi phí để mua nguyên liệu ở nông thôn rẻ hơn so với ở thành phố nên các bạn cần cân đối sao cho hợp lý mà vẫn đảm bảo được chất lượng.
2.7 Thuê nhân viên và đào tạo
Thuê và đào tạo nhân viên cho quán cafe ở nông thôn
Với bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào trong ngành F&B thì việc tuyển nhân viên và đào tạo là điều vô cùng cần thiết. Đây cũng được xem là một yếu tố có thể trở thành lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác. Chính vì vậy, khi đã tuyển được nhân viên thì các bạn cần đầu tư để đào tạo một cách bài bản, làm việc có quy trình và chuyên nghiệp.
Nhân viên của quán café chính là những người truyền tải thông điệp kinh doanh đến khách hàng. Do đó, khi tuyển các bạn nên ưu tiên lựa chọn những nhân viên nhanh nhẹn, hoạt bát, có tinh thần trách nhiệm với công việc.
2.8 Truyền thông marketing thu hút khách hàng
Cuối cùng một bước khá quan trọng để thu hút được nhiều khách hàng biết và tới quán của bạn, đặc biệt vào thời điểm mới bắt đầu khai trương, đó chính là đầu tư vào truyền thông, quảng cáo và marketing. Điều này, sẽ giúp cho các bạn tiếp cận với nhiều khách hàng hơn, tăng độ nhận diện thương hiệu và ghé thăm tới quán nhiều hơn. Có rất nhiều hình thức khác nhau mà các bạn có thể áp dụng như:
- Phát tờ rơi, voucher khuyến mãi, giảm giá,…
- Chạy quảng cáo để tiếp cận khách hàng gần khu vực quán
- Làm xe đẩy lưu động mời dùng thử đồ uống
Bên cạnh đó, có một số hình thức không cần đầu tư quá nhiều chi phí như
- Chia sẻ thông tin về quán café lên Facebook cá nhân, các group, hội nhóm,…
- Tận dụng mối quan hệ của mình như bạn bè, người thân, đồng nghiệp, nhân viên để giới thiệu đến nhiều khách hàng.
Xem thêm: [Dự toán] Chi phí mở quán cafe bánh ngọt chuẩn xác nhất
3. TOP 3 mô hình quán cafe ở nông thôn thành công
3.1 Mô hình kinh doanh café sân vườn
Mô hình kinh doanh cafe sân vườn
Cafe sân vườn là mô hình quán cafe kết hợp với khoảng vườn nhỏ có nhiều cây xanh hoặc lồng ghép xen kẽ bàn ghế ngồi và cây xanh trong không gian cửa hàng. Mục đích chính của mô hình kinh doanh này là khách hàng vừa có thể thưởng thức những tách café thơm ngon vừa tận hưởng những giây phút thư giãn và hòa mình cùng với thiên nhiên. Với phong cách thiết kế độc đáo này sẽ mang lại cảm giác thư thái cho khách hàng, giúp họ nạp lại năng lượng sau khoảng thời gian làm việc căng thẳng và mệt mỏi. Mô hình kinh doanh này phù hợp với những địa điểm có diện tích sân rộng, thoáng mát.
3.2 Mô hình kinh doanh café container
Mô hình kinh doanh cafe container
Thay vì phải đầu tư một khoản tiền lớn vào thuê mặt bằng rồi thiết kế và trang trí thì ngày nay nhiều người đã xây dựng và kinh doanh theo mô hình quán cafe container. Bằng cách sử dụng những container cũ, rồi sau đó sửa sang và trang trí lại thành một quán cafe với đầy đủ các tiện nghi. Với một phong cách và không gian mới lạ thì sẽ khiến rất nhiều khách hàng ở khu vực đó cảm thấy tò mò và muốn tới khám phá quán ngay lập tức. Đồng thời, với các mô hình café truyền thống hay những địa điểm sang chảnh đắt đỏ có chăng đã khiến họ cảm thấy “chán” nên muốn tìm đến những nơi mang phong cách độc lạ, khác biệt.
Mô hình kinh doanh quán cafe container sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho bạn. Đầu tiên, thương hiệu sẽ đập ngay vào mắt khách hàng từ chính lớp vỏ trang trí bên ngoài. Bên cạnh đó, chi phí đầu tư thấp, hoàn toàn có thể thay đổi dễ dàng, di chuyển đến địa điểm khác cũng như thu hút được nhiều khách hàng. Đây đều là những lý do khiến cho mô hình kinh doanh quán cà phê này ngày càng phát triển.
Đọc thêm: Bí quyết mở quán cafe sân vườn nhỏ bạn không thể bỏ qua
3.3 Mô hình quán café phong cách Hàn Quốc
Mô hình kinh doanh quán cafe phong cách Hàn Quốc
Bước vào những quán cafe được thiết kế theo phong cách Hàn Quốc sẽ khiến khách hàng cảm thấy không gian thanh lịch và nhẹ nhàng. Mọi ý tưởng thiết kế đều hướng tới vẻ đẹp tối gian cũng như tạo ra một không gian mở rộng tối đa. Chính những điều này, sẽ giúp khách hàng cảm thấy thoải mái và vui vẻ khi thưởng thức đồ uống thơm ngon tại quán của bạn. Với mô hình kinh doanh này thì khi thiết kế các bạn nên sử dụng nhiều đường thẳng và góc cạnh. Mục đích chính là để tạo nên không gian năng động và trẻ trung cho quán.
Nhiều người tìm đến những quán café mang phong cách Hàn Quốc, không chỉ để thưởng thức đồ uống mà còn có thêm một không gian sống ảo hết sức lung linh. Đồng thời, đây cũng là không gian để họ thư giãn, trò chuyện cùng với gia đình, bạn bè sau những ngày làm việc, học tập áp lực.
Trên đây là bài viết chia sẻ top 8 kinh nghiệm mở quán cafe ở nông thôn thành công nhất. Hy vọng bài viết đã mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Chúc các bạn kinh doanh thành công!