TIN TỨC
Danh mục
Bài viết mới nhất

Cách mô tả shop trên Shopee thu hút khách, chuẩn SEO năm 2025

-09/05/2025

Nhiều chủ shop vẫn nghĩ rằng mô tả shop trên Shopee chỉ là phần giới thiệu ngắn gọn, không ảnh hưởng nhiều đến việc bán hàng. Nhưng thực tế, đây lại là “điểm chạm đầu tiên” giữa khách hàng và thương hiệu của bạn. Một mô tả chuyên nghiệp, đúng chuẩn SEO sẽ giúp tăng độ tin cậy và đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy lượt follow, giữ chân khách hàng và cải thiện thứ hạng hiển thị.

Trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn bạn cách viết mô tả shop trên Shopee vừa thu hút khách, vừa chuẩn SEO, dựa trên kinh nghiệm thực tế khi tối ưu hàng trăm gian hàng và các cập nhật mới nhất từ Shopee năm 2025.

Cách mô tả shop trên Shopee thu hút khách, chuẩn SEO năm 2025

1. Mô tả shop Shopee hiển thị ở đâu và có tác dụng gì?

Trong một gian hàng Shopee, phần mô tả shop thường bị xem nhẹ vì diện tích hiển thị không quá lớn. Nhưng trên thực tế, đây lại là vị trí chiến lược giúp bạn ghi điểm trong mắt khách hàng từ những giây đầu tiên.

Đặc biệt trong năm 2025, Shopee ngày càng ưu tiên những gian hàng có thông tin rõ ràng, nhất quán và chuyên nghiệp. Và mô tả shop chính là phần nội dung giúp bạn thể hiện tất cả những điều đó chỉ trong vài dòng.

1.1. Mô tả shop hiển thị ở đâu?

Dưới góc độ kỹ thuật, mô tả shop trên Shopee xuất hiện tại nhiều điểm chạm khác nhau, cụ thể:

  • Trang chủ shop: Nơi khách hàng truy cập đầu tiên khi bấm vào tên shop của bạn. Mô tả thường hiển thị ngay bên dưới tên gian hàng, cho phép khách có cái nhìn tổng quan về bạn là ai, đang bán gì, có gì nổi bật.
  • Trang sản phẩm: Một số đoạn mô tả có thể được tự động gợi nhắc hoặc hiển thị kết hợp với thông tin sản phẩm, tạo thêm độ tin cậy khi khách xem hàng.
  • Giao diện chat với khách hàng: Khi khách nhắn tin hỏi shop, phần mô tả ngắn gọn sẽ giúp họ cảm thấy yên tâm hơn vì họ đang nói chuyện với một shop có thương hiệu rõ ràng, không phải tài khoản ảo.
  • Ứng dụng Shopee & giao diện di động: Trên phiên bản điện thoại, mô tả vẫn được giữ lại một phần, giúp gia tăng tỷ lệ giữ chân người dùng ngay từ lần tiếp cận đầu.
Mô tả shop hiển thị ở đâu?
Mô tả shop hiển thị ở đâu?

1.2. Mô tả shop có tác dụng gì trong kinh doanh?

Không đơn thuần chỉ là phần “giới thiệu”, mô tả shop trên Shopee có 4 vai trò cực kỳ quan trọng trong việc gia tăng hiệu quả kinh doanh:

  • Tăng độ tin cậy của shop: Một mô tả rõ ràng, thể hiện được cam kết, phong cách và chính sách chăm sóc khách hàng sẽ giúp người mua cảm thấy an tâm hơn khi quyết định mua sắm.
  • Gây ấn tượng thương hiệu: Trong hàng triệu gian hàng, khách hàng thường bị “ngợp” nếu mọi shop đều giống nhau. Một mô tả có điểm nhấn sẽ giúp shop của bạn ghi dấu ấn và được nhớ đến lâu hơn.
  • Hỗ trợ tối ưu SEO nội sàn Shopee: Shopee có cơ chế đánh giá nội dung mô tả, từ đó ảnh hưởng đến xếp hạng hiển thị trong kết quả tìm kiếm. Việc sử dụng từ khóa đúng cách trong phần mô tả sẽ tăng khả năng khách tìm thấy shop của bạn.
  • Tăng tỷ lệ chuyển đổi: Một mô tả hay vừa là để đọc vừa là để thúc đẩy hành động. Các CTA nhẹ nhàng như “Follow shop để nhận ưu đãi mỗi tuần” hoặc “Cam kết hoàn tiền nếu sản phẩm lỗi” có thể khiến khách ra quyết định nhanh hơn rất nhiều.

Nếu ví mỗi gian hàng trên Shopee như một cửa tiệm ngoài đời thực, thì mô tả shop chính là tấm biển hiệu kết hợp lời chào đầu tiên. Nó cho thấy bạn có đầu tư, có định hướng và xứng đáng để khách dừng lại khám phá. Dù bạn bán gì thời trang, mỹ phẩm, đồ gia dụng hay dịch vụ hãy luôn coi trọng phần mô tả shop như một “tài sản” cần chăm chút. Viết đúng, trúng và đủ bạn sẽ thấy rõ sự khác biệt.

Một phần mô tả shop hấp dẫn sẽ càng phát huy hiệu quả nếu đi cùng một tên shop ấn tượng và dễ nhớ. Nếu bạn chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy tham khảo ngay mẹo đặt tên shop Shopee giúp tạo thiện cảm với khách hàng.

Như bạn thấy, mô tả shop trên Shopee vừa đóng vai trò “trang trí” vừa là công cụ gia tăng uy tín và chuyển đổi đơn hàng khi được khai thác đúng cách. Muốn đạt hiệu quả tối đa, bạn cần hiểu và áp dụng một cấu trúc mô tả Shopee chuẩn SEO một cách rõ ràng, logic và thân thiện với cả người đọc lẫn thuật toán.

2. Cấu trúc mô tả shop Shopee chuẩn SEO, dễ viết - dễ nhớ

Hiểu được mô tả shop trên Shopee hiển thị ở đâu và tầm quan trọng của nó mới chỉ là bước khởi đầu. Điều then chốt tiếp theo là xây dựng được một cấu trúc mô tả hiệu quả, dễ viết, dễ nhớ và đúng chuẩn SEO. 

Chính cấu trúc này sẽ giúp nội dung bạn tạo ra sự chuyên nghiệp và đạt được hiệu suất cao trong tìm kiếm và thu hút khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên.

2.1. Nguyên tắc chung: Ngắn gọn, rõ ràng, có điểm nhấn

Shopee chỉ cho phép khoảng 300 đến 500 ký tự hiển thị trong phần mô tả shop nên bạn không thể viết lan man, cũng không nên “nhồi nhét” mọi thông tin vào một đoạn văn duy nhất mà cần tập trung vào lợi ích hoặc nội dung bạn muốn truyền tải đến khách hàng. 

2.2. Mô hình 3 phần dễ viết, dễ nhớ, dễ chuẩn SEO

Phần mở đầu: Giới thiệu ngành hàng & cam kết

Nơi bạn trả lời cho khách câu hỏi: Shop này chuyên về gì? Có uy tín không?

Gợi ý nên viết trong 1 đến 2 câu, chứa:

  • Gồm tên shop và lĩnh vực hoạt động.
  • Nêu rõ bạn đang cung cấp loại sản phẩm gì, dành cho đối tượng nào.
  • Lồng ghép cam kết chất lượng hoặc giá trị nổi bật của shop.

Gợi ý : “Shop Zuzu chuyên cung cấp thời trang nữ phong cách Hàn Quốc, cập nhật xu hướng mới nhất. Cam kết sản phẩm chính hãng, chất lượng cao.”

Phần mở đầu: Giới thiệu ngành hàng & cam kết
Phần mở đầu

Phân thân đoạn: Nhấn USP (lợi thế cạnh tranh)

“Vùng vàng” này đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện USP, điểm khác biệt giúp shop nổi bật giữa hàng ngàn đối thủ. Để khai thác tối đa hiệu quả, bạn nên:

  • Tập trung làm nổi bật điểm khác biệt so với đối thủ: sản phẩm độc quyền, dịch vụ nhanh, phản hồi tốt, giá cạnh tranh…
  • Sử dụng ngôn từ đơn giản, súc tích nhưng truyền tải được giá trị cốt lõi
  • Có thể trình bày dưới dạng bullet point để dễ nhìn, dễ nhớ hơn.
Phân thân đoạn: Nhấn USP (lợi thế cạnh tranh)
Phân thân đoạn

Gợi ý: 

  • Giao hàng hỏa tốc toàn quốc
  • Nhiều quà tặng kèm & ưu đãi độc quyền
  • Tư vấn 1:1 – hỗ trợ 24/7 qua chat Shopee
  • Đổi trả dễ dàng trong 7 ngày

Một shop thời trang nữ chuyển mô tả từ dạng mô tả liệt kê lộn xộn sang bullet point rõ ràng, tạo ra được kết quả là lượt follow tăng 3.000 chỉ trong 1 tháng, chưa kể doanh thu tăng gấp đôi nhờ khách hàng cảm thấy “shop chuyên nghiệp hơn rất nhiều” khi ghé xem.

Phần kết đoạn: Gắn CTA (kêu gọi hành động)

Đừng bỏ lỡ cơ hội “nhắc khéo” khách hàng hành động như theo dõi, ghé thăm gian hàng, hoặc kiểm tra sản phẩm mới bằng cách: Dùng từ ngữ nhẹ nhàng, không gây áp lực nhưng đủ thu hút.

2.3. Lưu ý SEO quan trọng

Để tối ưu mô tả shop trên Shopee cho cả người dùng và công cụ tìm kiếm, bạn nên áp dụng các mẹo sau:

  • Chèn từ khóa chính như “mỹ phẩm chính hãng”, “phụ kiện công nghệ”, “áo thun local brand”…một cách tự nhiên ở phần đầu mô tả.
  • Kết hợp từ khóa phụ hoặc cụm từ liên quan ở phần giữa như “hàng nhập khẩu”, “chính sách đổi trả”....
  • Không nhồi nhét từ khóa, tránh làm mất tính mạch lạc và khiến nội dung bị đánh giá là spam.

Nếu muốn tăng hiển thị tự nhiên, bạn cần nắm cách SEO Shopee hiệu quả.

Viết mô tả shop không đơn giản chỉ để “đẹp” mà còn để Shopee hiểu và đề xuất shop của bạn đúng khách hàng!
Nếu bạn chưa tự tin về cách viết mô tả chuẩn SEO hoặc chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy để Ecomcare hỗ trợ bạn trọn gói - từ nội dung mô tả, hình ảnh đến cách trình bày điểm mạnh của shop.

Đăng ký ngay

Một cấu trúc tốt là nền tảng nhưng để mô tả shop thực sự thu hút khách hàng, bạn còn cần cách viết linh hoạt và phù hợp với từng ngành hàng cụ thể. 

3. Hướng dẫn từng bước viết mô tả shop Shopee thu hút & đúng chuẩn

Đừng nghĩ mô tả shop trên Shopee chỉ là vài dòng giới thiệu cho có. Thực tế, đây là "mặt tiền" online”, nơi khách hàng quyết định có muốn dừng lại tìm hiểu thêm hay thoát khỏi gian hàng của bạn chỉ sau vài giây đầu tiên. 

Vậy làm thế nào để phần mô tả vừa thu hút người xem, vừa tuân thủ chuẩn hiển thị của Shopee, lại đáp ứng đầy đủ yêu cầu SEO? Câu trả lời nằm ở cách bạn xây dựng nội dung một cách chiến lược và có chủ đích.

Bước 1: Xác định rõ ngành hàng và chân dung khách hàng mục tiêu

Một trong những lỗi phổ biến là mô tả shop viết quá chung chung, ai đọc cũng được, nhưng không ai thấy phù hợp với mình. Hãy bắt đầu bằng việc xác định:

  • Shop của bạn bán gì?
  • Khách hàng của bạn là ai? (nam/nữ, độ tuổi, nhu cầu chính, hành vi mua sắm…)
Xác định rõ ngành hàng và chân dung khách hàng mục tiêu
Xác định rõ ngành hàng và chân dung khách hàng mục tiêu

Khi bạn hiểu rõ ai đang đọc mô tả của mình, nội dung viết ra sẽ “trúng” hơn và tỉ lệ họ follow hoặc mua hàng cũng cao hơn.

Bước 2: Soạn nội dung theo cấu trúc “3 lớp” dễ viết, dễ hiểu, dễ SEO

Áp dụng cấu trúc đã đề cập ở phần trước, bạn có thể bắt đầu viết bản nháp như sau:

  • Mở đầu: Nêu rõ ngành hàng + cam kết chất lượng
    “Shop [Tên Shop] chuyên cung cấp đồ gia dụng tiện ích – thiết kế thông minh, chất liệu an toàn. Cam kết sản phẩm chính hãng, hỗ trợ đổi trả nếu lỗi.”
  • Thân đoạn: Liệt kê điểm nổi bật
    • Giao hàng nhanh 24 – 48h
    • Ưu đãi mỗi tuần – giá cực tốt
    • Đổi trả miễn phí trong 7 ngày
    • Dịch vụ CSKH phản hồi trong 30 phút
  • Kết thúc: Gắn CTA mềm
    “Follow shop để nhận mã giảm giá và cập nhật sản phẩm mới mỗi ngày!”
Soạn nội dung theo cấu trúc “3 lớp” dễ viết, dễ hiểu, dễ SEO
Soạn nội dung theo cấu trúc “3 lớp” dễ viết, dễ hiểu, dễ SEO

Bước 3: Lồng ghép từ khóa một cách tự nhiên

Để mô tả hiển thị tốt trên Shopee và cả Google, bạn nên sử dụng:

  • Từ khóa chính: đặt ở câu đầu tiên (ví dụ: mỹ phẩm thiên nhiên, phụ kiện công nghệ chính hãng)
  • Từ khóa phụ: lồng ghép linh hoạt trong nội dung như đổi trả dễ dàng, giao nhanh, ưu đãi mỗi tuần…
Lồng ghép từ khóa một cách tự nhiên
Lồng ghép từ khóa một cách tự nhiên

Tuyệt đối không nhồi nhét từ khóa kiểu spam. Hãy để nội dung được viết ra cho người dùng, không phải cho bot.

Bước 4: Tuân thủ các yêu cầu và quy định hiển thị của Shopee

Dù bạn viết hay đến mấy, mô tả vẫn có thể bị ẩn, hạn chế hiển thị hoặc thậm chí vi phạm chính sách nếu không tuân thủ những quy định:

  • Không để lại thông tin liên hệ như số điện thoại, Zalo, link website ngoài Shopee.
  • Không dẫn dắt người dùng ra khỏi nền tảng, ví dụ “Inbox Facebook để nhận giá tốt”.
  • Không sử dụng từ ngữ vi phạm như “100% chính hãng” (khi chưa có chứng nhận), “cam kết trắng da sau 3 ngày”, “hàng xách tay”...
  • Gắn đúng hashtag sản phẩm, tránh tag sai ngành hàng, sai công dụng.

Bước 5: Đính kèm hình ảnh minh họa phù hợp (nếu có)

Shopee hiện cho phép shop chèn tối đa 12 ảnh trong phần mô tả sản phẩm để tăng tính trực quan. Nếu bạn đang mô tả sản phẩm cụ thể (như mô tả combo), đừng ngại bổ sung ảnh chất liệu, kích thước, hướng dẫn sử dụng hoặc ảnh chụp cận cảnh chi tiết nổi bật.

Một số mẹo nhỏ khi dùng ảnh:

  • Tỷ lệ ảnh nên trong khoảng 2:1, tối thiểu 1000px, < 2MB.
  • Ưu tiên dùng hình ảnh thật, ảnh tự chụp, ảnh thiết kế có thương hiệu.
  • Không lấy ảnh của shop khác để tránh khiếu nại và mất uy tín.

Bên cạnh phần mô tả shop, việc thiết kế và sắp xếp giao diện gian hàng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giữ chân khách hàng. Tham khảo ngay cách setup gian hàng Shopee chuẩn chỉnh cho người mới để tối ưu trải nghiệm mua sắm trên gian hàng của bạn.

Bước 6: Cập nhật mô tả định kỳ 

Shopee luôn thay đổi theo thời điểm, vì vậy, đừng để mô tả shop của bạn “cũ kỹ”. Hãy linh hoạt thêm các dòng như:

  • “Khuyến mãi hè 5.5, giảm đến 50% toàn gian hàng!”
  • “Tết 2025, Giao hàng nhanh, quà tặng hấp dẫn”

Một shop phụ kiện điện thoại từng tối ưu mô tả theo mùa lễ, kết quả là lượt hiển thị tăng 72% chỉ sau một tuần nhờ bổ sung dòng “Quà tặng công nghệ dịp 20/10, ưu đãi cực sốc!”

4. Mẫu mô tả shop Shopee chuẩn SEO theo từng ngành hàng

Việc tùy biến nội dung mô tả theo từng ngành hàng sẽ vừa giúp tăng tính thuyết phục vừa giúp thể hiện sự chuyên nghiệp, am hiểu sản phẩm và hiểu đúng nhu cầu khách hàng. 

4.1. Ngành hàng Thời trang (quần áo, phụ kiện)

Đặc trưng: Cần nhấn mạnh phong cách thiết kế, chất liệu vải, xu hướng thời trang, độ cập nhật sản phẩm.

Từ khóa gợi ý: thời trang nữ, hot trend, phong cách Hàn Quốc, chất liệu cao cấp, thời trang giá tốt...

Mẫu mô tả: Shop [Tên Shop] là điểm đến của thời trang nữ phong cách Hàn Quốc. Sản phẩm cập nhật xu hướng mới nhất, chất liệu cao cấp, đường may tỉ mỉ. Cam kết hàng như hình, hỗ trợ đổi trả trong 3 ngày. Theo dõi shop để không bỏ lỡ deal hot mỗi tuần!

Ngành hàng Thời trang
 Ngành hàng Thời trang

4.2. Ngành hàng Mỹ phẩm - Làm đẹp

Đặc trưng: Cần nhấn mạnh nguồn gốc, độ an toàn, sự chính hãng và cam kết đổi trả.

Từ khóa gợi ý: mỹ phẩm chính hãng, skincare Hàn Quốc, an toàn cho da, cam kết hoàn tiền...

Mẫu mô tả: Shop chuyên mỹ phẩm chính hãng 100% từ Hàn, Nhật, Mỹ. Sản phẩm an toàn, phù hợp nhiều loại da. Cam kết hoàn tiền nếu phát hiện hàng giả. Giao nhanh, tư vấn tận tâm. Theo dõi shop để nhận mã giảm giá 10% mỗi tuần!

Ngành hàng Mỹ phẩm - Làm đẹp
Ngành hàng Mỹ phẩm - Làm đẹp

Lưu ý: Với ngành mỹ phẩm, sử dụng các cụm từ như “phù hợp mọi loại da”, “cam kết hàng chuẩn” giúp khách hàng yên tâm hơn và dễ ra quyết định.

4.3. Ngành hàng Đồ gia dụng - Nhà cửa đời sống

Đặc trưng: Nhấn mạnh tiện ích, công năng sản phẩm, thiết kế thông minh, chất liệu an toàn.

Từ khóa gợi ý: đồ gia dụng thông minh, tiết kiệm diện tích, chất liệu an toàn, giao hàng toàn quốc...

Mẫu mô tả: Shop cung cấp đồ gia dụng thông minh, thiết kế tối ưu cho không gian sống hiện đại. Sản phẩm chất lượng cao, bảo hành đầy đủ. Giao hàng toàn quốc, hỗ trợ đổi trả trong 7 ngày. Theo dõi shop để nhận thông tin khuyến mãi mới nhất!

4.4. Ngành hàng Thiết bị - Phụ kiện điện tử

Đặc trưng: Tập trung vào thông số kỹ thuật, bảo hành, cam kết chính hãng.

Từ khóa gợi ý: phụ kiện điện thoại chính hãng, tai nghe bluetooth, bảo hành 12 tháng...

Mẫu mô tả: Shop chuyên sỉ lẻ phụ kiện điện tử, tai nghe, sạc, dây cáp chất lượng cao. Sản phẩm chính hãng, bảo hành 12 tháng, đổi trả trong 7 ngày. Giao nhanh toàn quốc. Theo dõi shop để nhận khuyến mãi độc quyền mỗi tháng!

4.5. Ngành hàng Mẹ & Bé

Đặc trưng: Ưu tiên an toàn, xuất xứ rõ ràng, chất liệu phù hợp trẻ nhỏ, thông tin dễ hiểu với phụ huynh.

Từ khóa gợi ý: đồ dùng cho bé, an toàn cho trẻ, chất liệu không độc hại, mẹ bỉm sữa tin dùng...

Mẫu mô tả: Shop chuyên đồ dùng cho bé an toàn với chất liệu không độc hại, phù hợp cho trẻ sơ sinh. Cam kết hàng chính hãng, được hàng ngàn mẹ bỉm tin dùng. Giao hàng nhanh, đổi trả dễ. Theo dõi shop để nhận ưu đãi cho bé yêu mỗi ngày!

Ngành hàng Mẹ & Bé
Ngành hàng Mẹ & Bé

4.6. Ngành hàng Bách hóa - Thực phẩm

Đặc trưng: Nhấn mạnh nguồn gốc, hạn sử dụng, thương hiệu rõ ràng, cam kết chất lượng.

Từ khóa gợi ý: thực phẩm sạch, đồ khô, snack Hàn Quốc, hàng nhập khẩu chính ngạch...

Mẫu mô tả: Shop chuyên thực phẩm sạch, đồ khô, snack nhập khẩu, hàng chính ngạch. Hạn sử dụng rõ ràng, bảo quản tiêu chuẩn. Giao nhanh toàn quốc. Theo dõi shop để nhận ưu đãi độc quyền dịp lễ Tết!

Lưu ý khi áp dụng mẫu mô tả theo ngành:

  • Không sao chép mô tả từ shop khác bởi Google và Shopee đều đánh giá thấp nội dung trùng lặp.
  • Luôn phải tùy biến theo đặc trưng riêng của shop như thêm USP, thông tin sản phẩm bán chạy hoặc dịch vụ nổi bật.
  • Ưu tiên độ chân thực, đúng sự thật luôn hiệu quả hơn hàng loạt từ “kêu” mà thiếu căn cứ.

Nếu bạn vẫn đang phân vân chọn ngành hàng để bắt đầu kinh doanh, hãy tham khảo ngay tiêu chí lựa chọn ngành hàng dễ bán giúp tăng doanh số trên Shopee để có quyết định đúng đắn hơn.

5. Những lỗi phổ biến cần tránh khi viết mô tả shop

Dù mô tả shop Shopee chỉ gói gọn trong vài trăm ký tự, nhưng viết sai cách, bạn có thể đánh mất ấn tượng đầu tiên với khách hàng, thậm chí khiến họ rời đi trước khi kịp xem sản phẩm.

5.1. Nhồi nhét từ khóa quá mức - SEO nhưng phản tác dụng

Một trong những sai lầm lớn nhất là lạm dụng từ khóa chính như “giày thể thao nam”, “mỹ phẩm chính hãng”, “đồ gia dụng giá rẻ” lặp đi lặp lại một cách thiếu tự nhiên, khiến mô tả trở nên kém hấp dẫn và giảm điểm đánh giá từ hệ thống Shopee lẫn Google.

Lưu ý: 

  • Cách viết sai: “Giày thể thao nam hot trend, giày thể thao nam giá rẻ, giày thể thao nam phong cách Hàn Quốc. Giày thể thao nam Shopee ưu đãi lớn.”
  • Cách viết đúng: “Tên shop chuyên giày thể thao nam phong cách trẻ trung, năng động. Mẫu mã đa dạng, phù hợp mọi độ tuổi. Ưu đãi độc quyền mỗi tuần, theo dõi ngay!”

5.2. Viết chung chung, thiếu điểm nhấn riêng của shop

Mô tả chung chung như “Shop bán nhiều sản phẩm giá rẻ, chất lượng tốt” không giúp khách hàng phân biệt bạn với hàng ngàn shop khác. Trong khi đó, một USP rõ ràng (Unique Selling Point) như “sản phẩm thủ công thiết kế riêng” hoặc “đổi trả trong 7 ngày” sẽ tạo lợi thế cạnh tranh mạnh hơn nhiều.

Viết chung chung, thiếu điểm nhấn riêng của shop
Viết chung chung, thiếu điểm nhấn riêng của shop

Lưu ý: 

  • Lỗi phổ biến: “Shop bán quần áo, mỹ phẩm, đồ gia dụng giá tốt.”
  • Cách viết gợi ý: “Shop chuyên thời trang nữ trẻ trung, thiết kế độc quyền, giá tốt – hàng mới về mỗi tuần. Theo dõi shop để cập nhật trend sớm nhất!”

Mô tả shop là phần “giới thiệu thương hiệu” đầu tiên mà khách nhìn thấy - nếu không rõ ràng, không có điểm nhấn, bạn sẽ dễ dàng bị lẫn giữa hàng ngàn shop tương tự. Muốn mô tả shop nổi bật, đúng ngành hàng và tăng cơ hội hiển thị? Hãy để Ecomcare đồng hành cùng bạn xây dựng phần mô tả nổi bật, đúng định hướng ngành hàng và chuẩn hiển thị Shopee.

Nhận tư vấn ngay

5.3. Dùng thông tin sai lệch hoặc vi phạm chính sách Shopee

Không hiếm shop đưa ra các tuyên bố như “hoàn tiền gấp đôi nếu không hài lòng” hoặc “chữa trị 100%” trong khi không có chính sách thực tế đi kèm, thậm chí là vi phạm chính sách quảng cáo hoặc y tế của Shopee. Những lỗi này khiến shop bị hạn chế hiển thị, hoặc thậm chí bị khóa vĩnh viễn.

Lưu ý : Cụm từ cần tránh:

  • "Đảm bảo trắng da sau 7 ngày"
  • "Hàng xách tay chính hãng"
  • "Hoàn tiền 200% nếu không hài lòng"

5.4. Không cập nhật mô tả khi có thay đổi sản phẩm, chính sách

Shop thay đổi mặt hàng hoặc chính sách giao hàng nhưng vẫn giữ mô tả cũ sẽ khiến khách hàng hiểu nhầm, gây trải nghiệm tiêu cực. 

Lưu ý: Xem lại mô tả shop ít nhất 1 lần mỗi quý. Khi có chương trình khuyến mãi, sản phẩm mới, đổi chính sách giao hàng, hãy cập nhật ngay.

5.5. Viết mô tả quá dài dòng, thiếu cấu trúc

Khách hàng đọc trên điện thoại. Một đoạn văn dài, không có bullet point, không phân đoạn rõ ràng sẽ khiến họ lướt qua không đọc. Hãy chia nội dung thành các ý rõ ràng, ưu tiên câu ngắn, dễ quét mắt, có thể bổ sung biểu tượng hợp lý nếu cần.

Viết mô tả quá dài dòng, thiếu cấu trúc
Viết mô tả quá dài dòng, thiếu cấu trúc

Lưu ý: 

Lỗi cần tránh: “Chúng tôi chuyên cung cấp các sản phẩm đa dạng từ thời trang, mỹ phẩm, đồ gia dụng… với giá cực kỳ cạnh tranh và chất lượng đảm bảo…”

Cách cải thiện: [Tên Shop] chuyên:

  • Thời trang nữ thiết kế mới nhất
  • Mỹ phẩm chính hãng 100%
  • Đồ gia dụng tiện lợi, an toàn
  • Cam kết: Giao nhanh – Đổi trả dễ – Giá tốt mỗi tuần!

Một mô tả shop tốt không nằm ở việc dùng nhiều mỹ từ, mà ở việc thể hiện được giá trị thật của shop một cách gọn gàng và trung thực. Nếu bạn đang bắt đầu hoặc đã vận hành shop lâu năm, hãy xem lại phần mô tả hiện tại: Liệu bạn có mắc 1 trong những lỗi trên?

Để shop của bạn được tối ưu một cách hoàn hảo, đừng bỏ qua toàn bộ quy định và chính sách bán hàng trên Shopee - nền tảng quan trọng giúp bạn kinh doanh đúng hướng và bền vững.

Chỉ cần tránh được các lỗi phổ biến này và tối ưu từ những điều đơn giản nhất, bạn đã đi được 50% chặng đường trong việc xây dựng uy tín và tăng doanh số trên Shopee rồi.

6. Mẹo tối ưu mô tả shop Shopee nâng cao hiệu quả

6.1. Cập nhật mô tả theo từng mùa, sự kiện

Thay vì để mô tả shop cố định cả năm, bạn nên tùy biến nội dung theo mùa bán hàng hoặc các dịp khuyến mãi lớn như Tết, 8/3, 11.11, Black Friday… như “Chào Xuân 2025, Shop giảm giá tới 50%, cập nhật hàng mới mỗi tuần. Follow ngay để không bỏ lỡ!”

Việc cập nhật mô tả sẽ tạo sự mới mẻ và sự gợi cảm giác cấp bách, thúc đẩy khách hàng theo dõi và mua sắm nhanh hơn.

6.2. Lồng ghép CTA (Call to Action) rõ ràng – nhưng đừng gượng ép

Đừng chỉ dừng lại ở việc giới thiệu, hãy hướng dẫn khách nên làm gì tiếp theo. Những CTA hiệu quả thường rất ngắn gọn, cụ thể và dễ thực hiện: 

  • “Theo dõi shop để nhận mã giảm giá ngay!”
  • “Chat ngay nếu cần tư vấn kích thước”
  • “Thêm sản phẩm vào giỏ để săn deal bất ngờ!”

6.3. Ưu tiên thông tin giá trị thay vì “khoe quá nhiều”

Khách hàng không muốn đọc một đoạn văn tự khen dài dòng. Họ muốn thông tin thiết thực: sản phẩm có gì nổi bật, chính sách mua hàng ra sao, có lợi ích gì dành cho họ.

Hạn chế mô tả kiểu: “Chúng tôi là shop số 1, dịch vụ hàng đầu, sản phẩm tốt nhất Shopee…”

Nên thay bằng: “Cam kết 100% chính hãng - Hoàn tiền nếu sản phẩm không đúng mô tả. Đổi trả trong 7 ngày. Giao nhanh toàn quốc.”

6.4. Chèn từ khóa tự nhiên, đúng mục đích SEO

Tối ưu mô tả shop không thể thiếu từ khóa chính nhưng cần lồng ghép mượt mà, tránh gây phản cảm hoặc mất tự nhiên.

Cách gợi ý chèn từ khóa:

  • Đặt từ khóa chính gần đầu mô tả (trong 100 ký tự đầu tiên).
  • Từ khóa phụ xuất hiện rải rác, linh hoạt theo nội dung.
  • Ưu tiên từ khóa liên quan trực tiếp đến ngành hàng (ví dụ: thời trang nữ công sở, đồ chơi thông minh, kem dưỡng da Hàn Quốc…).

Mẹo nhỏ: Tìm từ khóa theo gợi ý Shopee hoặc Google Suggest đó là chính xác những gì khách hàng đang tìm.

6.5. Sử dụng biểu tượng (icon) để nổi bật nội dung chính

Trong mô tả shop, Shopee cho phép sử dụng một số ký tự đặc biệt như icon ✅, 🔥, 💥... nếu không lạm dụng thì những công cụ này sẽ là một công cụ cực kỳ hữu ích để làm nổi bật thông tin chính.

Gợi ý sử dụng:

  • Sản phẩm chính hãng 100%
  • Giao hàng hỏa tốc trong 2H (nội thành HN, HCM)
  • Theo dõi shop để nhận ưu đãi mỗi tuần

Tuy nhiên, hãy dùng vừa đủ khoảng 2 đến 4 icon là lý tưởng cho mô tả dưới 500 ký tự.

6.6. Đặt mình vào góc nhìn của khách hàng

Quan trọng nhất là bạn cần xem lại mô tả bằng con mắt của người mua: Họ có hiểu được shop bán gì không? Có cảm thấy tin tưởng không? Có lý do gì để bấm theo dõi hoặc mua hàng?

Tối ưu mô tả shop Shopee không đơn thuần là để "cho đẹp", mà là để giao tiếp đúng cách với khách hàng tiềm năng trong vòng vài giây đầu tiên. 

Những mẹo trên không hề phức tạp, nhưng nếu bạn thực sự đầu tư áp dụng, tôi tin rằng hiệu quả sẽ rõ rệt qua lượt theo dõi, số đơn hàng và cả đánh giá tích cực. Và đôi khi, chỉ một dòng mô tả tốt… cũng có thể giúp bạn bán hàng nhiều hơn gấp đôi.

Tôi hy vọng những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn nâng cấp mô tả shop một cách bài bản và hiệu quả. Đừng quên rằng, bên cạnh mô tả, những yếu tố như hình ảnh, chăm sóc khách hàng và đánh giá sản phẩm cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng trong thành công lâu dài trên Shopee.

social
5/5 (1 vote)

Nhanh.vn - Phần mềm bán hàng đa kênh

Tốt nhất, được sử dụng nhiều nhất
Hơn 100.000 cửa hàng đã tin dùng
Dùng thử miễn phí

CÔNG TY CỔ PHẦN NHANH.VN

Địa chỉ: 170 Đê La Thành, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Số Giấy CNĐKDN: 0108824877, đăng kí lần đầu ngày 17/07/2019. Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội - Phòng đăng kí kinh doanh

Địa chỉ văn phòng:

Toà nhà GP Invest, 170 La Thành, Đống Đa, Hà Nội

Tầng 3, Số 70 Lữ Gia, Phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Tài khoản ngân hàng:

Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank)

Số tài khoản: 22823456666

Chủ tài khoản: Công ty cổ phần Nhanh.vn

Tải mobile app: Nhanh.vn

Nhanh.vn Android App Nhanh IOS App

Tài liệu cho developer

API Documentation

Lĩnh vực kinh doanh:

- Phần mềm quản lý bán hàng

- Thiết kế website

- Cổng vận chuyển

Điều khoản và chính sách và chính sách sử dụng các dịch vụ phần mềm