Ngày nay, khi mà nhu cầu ăn uống của con người ngày càng tăng cao, hàng loạt những nhà hàng, quán cà phê được mở ra trên thị trường. Tuy nhiên, đối với học sinh, sinh viên hoặc những người có thu nhập thấp, những nơi như quán cà phê sang trọng là không phù hợp. Chính vì vậy, họ thường lựa chọn những quán nước bình dân hơn để tụ tập bạn bè như quán trà chanh. Chính vì lẽ đó, ngày nay, kinh doanh trà chanh là một cơ hội lớn cho những ai muốn khởi nghiệp.
Vậy, cần kinh doanh trà chanh như thế nào? Dưới đây là một số kinh nghiệm mở quán trà chanh không sợ lỗ vốn các chủ kinh doanh có thể tham khảo.
Nội dung chính [hide]:
1. Tiềm năng phát triển của thị trường kinh doanh trà chanh
2. Kinh nghiệm mở quán trà chanh không sợ lỗ vốn
2.1. Lựa chọn mô hình kinh doanh quán trà chanh
2.2. Chi phí mở tiệm trà chanh
2.3. Lựa chọn vị trí kinh doanh
2.4. Thiết kế, trang trí không gian quán
1. Tiềm năng phát triển của thị trường kinh doanh trà chanh
Mùa hè đang dần kéo đến, nhu cầu uống nước của con người ngày càng tăng cao, cùng với đó là nhu cầu tìm nơi bình dân để trò chuyện, chia sẻ với nhau của những người trẻ tuổi. Vì vậy trong vòng một vài năm gần đây, ngoài những hàng loạt quán trà chanh bắt đầu phát triển mạnh mẽ hơn. Trước đó, từ những năm 2012, trà chanh đã có cái tên là trà chanh “chém gió”. Tuy nhiên, đến năm 2014, mô hình các quán trà chanh vỉa hè dần dần bị thu hẹp do cạnh tranh trực tiếp với các loại đồ uống mới mẻ, ngọt ngào hơn như trà sữa, sữa tươi trân châu đường đen… Vào thời điểm đó, các cửa hàng trà chanh đã bị lãng quên trong một thời gian khá lâu và mới trở lại thị trường vào những năm 2018.
Một số thương hiệu trà chanh nổi bật nhất thị trường hiện nay có thể kể đến như: trà chanh Bụi Phố, trà chanh T-more, trà chanh Hịn,... và hàng ngàn các quán trà chanh không tên khác do tư nhân tự thành lập. Có thể nói, mở quán trà chanh là một trong những lựa chọn kinh doanh cần bỏ rất ít vốn nhưng thu về siêu lợi nhuận. Mọi người, đặc biệt là giới trẻ thích những không gian mở, đơn giản, thoải mái để ngồi nói chuyện với nhau.
Dưới đây là một vài lý do khiến thị trường kinh doanh trà chanh tuy không mới nhưng thu hút được đông đảo khách hàng:
- Giá rẻ
- Thức uống hợp khẩu vị của nhiều người
- Không gian thoáng mát, thoải mái, gần gũi, không quá sang chảnh như các quán cà phê, nhưng cũng không quá bụi bặm như những quán trà đá vỉa hè truyền thống.
Tiềm năng phát triển của thị trường kinh doanh trà chanh
Đọc thêm: Muốn quán Trà sữa đông khách, nhất định phải nhớ 7 điều này
2. Kinh nghiệm mở quán trà chanh không sợ lỗ vốn
Nếu đang có ý định khởi nghiệp cùng một số vốn nhỏ, kinh doanh tiệm trà chanh là vô cùng phù hợp mà chắc chắn tỉ lệ lỗ vốn là rất thấp. Để kinh doanh tiệm trà chanh, các chủ cửa hàng cần chú ý những mục dưới đây.
2.1. Lựa chọn mô hình kinh doanh quán trà chanh
Để kinh doanh quán trà chanh, các chủ kinh doanh có thể lựa chọn một trong 2 hình thức:
- Trà chanh tư nhận: tự mở quán trà chanh mang thương hiệu cá nhân. Với mô hình kinh doanh kiểu này, các chủ kinh doanh sẽ có cơ hội tự do sáng tạo hơn bởi có thể tự do lựa chọn mặt bằng, thiết kế không gian quán, xây dựng thực đơn đồ uống, phát triển thương hiệu theo phong cách, sở thích của cá nhân mình. Tuy nhiên, đối với trường hợp này sẽ phát sinh khá nhiều chi phí, vì thế, trong trường hợp có ít vốn, các chủ cửa hàng hoàn toàn có thể cân nhắc nhắc mở quán theo mô hình quán nước nhỏ tại nhà hoặc thậm chí bán hàng ở vỉa hè.
- Trà chanh nhượng quyền: mua nhượng quyền thương hiệu từ các thương hiệu có sẵn trên thị trường. Đối với hình thức nhượng quyền, các chủ kinh doanh sẽ không cần phải quá lo về nhiều vấn đề đi kèm như tất cả các vấn đề về thương hiệu, logo, công thức pha chế, tuy nhiên, cửa hàng sẽ phải tuân thủ theo quy định của người sáng lập và đặc biệt, sẽ mất phí nhượng quyền. Điểm mạnh của hình thức kinh doanh này chính là cửa hàng đã có nguồn khách hàng trung thành nhất định từ thương hiệu. Việc cần làm chỉ là làm tốt những gì đang có và kéo thêm khách về để tăng doanh thu nhờ chất lượng và dịch vụ Marketing.
Hãy cân nhắc thật kỹ càng trước khi lựa chọn đi theo bất kì con đường kinh doanh mở quán trà chanh nào. Mỗi mô hình kinh doanh đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng, điều quan trọng là làm thế nào để cân bằng chúng và mở ra một quán trà chanh hoàn hảo.
Dùng thử miễn phí phần mềm quản lý bán hàng đa kênh Nhanh.vn
2.2. Chi phí mở tiệm trà chanh
So với các ngành nghề khởi nghiệp khác, số vốn các chủ kinh doanh cần bỏ ra cho một cửa hàng trà chanh là thấp hơn rất nhiều. Thông thường, để mở quán trà chanh, chủ kinh doanh cần sở hữu số vốn chỉ từ 5 triệu. Đương nhiên, số tiền cụ thể cần có còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như địa điểm mở quán trà chanh ở đâu, mô hình kinh doanh quán trà chanh,...
Nếu như tính sơ những chi phí bạn phải trả khi mở quán trà chanh, danh sách sẽ bao gồm:
- Mặt bằng: nếu có sẵn địa điểm như nhà riêng ở mặt tiền, hoặc thậm chí là có thể mở quán ở ngay trên vỉa hè thì sẽ là phương án tiết kiệm chi phí nhất.
- Bàn ghế: tại các quán trà chanh, hầu hết bàn ghế phục vụ được làm bằng nhựa và có giá cả phải chăng, chỉ từ 5.000 đồng cho 1 chiếc
- Tiền trang trí quán: ví dụ như bóng đèn, tranh ảnh, sơn tường, giấy dán,....
- Dụng cụ pha chế: bao gồm ly uống nước, thìa, đồ vắt chanh, máy xay,....
- Nguyên liệu pha trà chanh: bao gồm chanh, đường, nước,...
- Một số mặt hàng bán chung khác như hướng dương, nước đóng chai,...
- Tiền thuê nhân viên chạy bàn làm thêm
Nếu chưa có đủ nguồn vốn như trên, chủ kinh doanh có thể lựa chọn hình thức vay vốn kinh doanh.
Để có thể tối ưu hóa chi phí kinh doanh tiệm trà chanh, hãy sắp xếp thứ tự quan trọng của các món đồ trên và cân nhắc những thứ cần thiết, cắt giảm những đồ chưa dùng đến. Như vậy, các chủ kinh doanh sẽ có thể dễ dàng nhận ra lỗi lầm để tiết kiệm chi phí cho quán của mình.
Chi phí mở tiệm trà chanh
Bạn nên đọc: Top 5 phần mềm bán hàng trà sữa được ưa chuộng nhất hiện nay
2.3. Lựa chọn vị trí kinh doanh
Vị trí kinh doanh cũng là 1 trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc mở một quán trà chanh. Từ những năm đầu, mô hình kinh doanh quán trà chanh chỉ phát triển tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,... Tuy nhiên, cho đến sau này, quán được mở ở hầu khắp các địa phương, tạo cơ hội cho bất kì ai muốn khởi nghiệp ở bất kì đâu.
Tuy nhiên, bên cạnh việc lựa chọn tỉnh thành, các chủ kinh doanh còn cần phải lựa chọn địa điểm cụ thể hợp lý. Các vị trí thích hợp sẽ không phải là nơi quá xa xôi, không ai muốn lái xe một quãng đường quá dài, đến một nơi vắng vẻ để uống trà chanh. Vì thế, quán trà chanh nên được mở ở những khu vực phát triển, đông dân cư, nhiều người trẻ tuổi như các trung tâm thành phố, các khu vực gần trường đại học, hội chợ, công viên, trung tâm thương mại,...
Xem thêm: 7 cách thu hút khách hàng đến cửa hàng hiệu quả nhất
2.4. Thiết kế, trang trí không gian quán
Hiện nay, thị trường kinh doanh trà chanh ngày càng cạnh tranh khốc liệt, có hàng loạt những quán trà chanh được mở ra đồng loạt theo thời đại. Vì thế, để tạo dấu ấn khác biệt cũng như trụ vững trên thị trường, các chủ kinh doanh cần phải đầu tư, thiết kế không gian cho quán sao cho thoải mái, gần gũi nhưng vẫn có nét độc đáo, sáng tạo riêng.
Các chủ kinh doanh hoàn toàn có thể tìm đến một công ty thiết kế nội thất nếu như có kinh phí. Hãy tham khảo một vài phong cách thiết kế, trang trí quán trà chanh độc đáo. Đó có thể là phong cách hiện đại, tối giản, không gian ngoài trời hay phong cách vintage cổ xưa,... Dù là bất kì phong cách nào, hãy đảm bảo là thiết kế được làm đến nơi đến chốn. Và ngoài ra, để thu hút khách hàng hơn qua hình thức, hãy xây dựng cho quán trà chanh một chủ đề thiết kế trang trí phù hợp. Cùng với đó là một cái tên quán trà chanh độc đáo nếu như lựa chọn tự mở quán. Hãy sử dụng nhiều thể loại đồ trang trí khác nhau như đèn biển, đèn trang trí,... Một điểm cộng khiến cho khách hàng thường xuyên ghé vào quán của bạn chính là những bài nhạc bắt tai mà chủ kinh doanh lựa chọn để phát nhạc trong quán. Biết đâu, đây sẽ trở thành nơi quen thuộc của một khách hàng trung thành nào đó yêu thích mục trình phát nhạc của cửa hàng.
Thiết kế, trang trí không gian quán
2.5. Chọn nguyên liệu cho quán trà chanh đúng cách
Trà chanh là một thức uống vô cùng đơn giản, vì thế, nguyên liệu của trà chanh vô cùng đơn giản bao gồm:
- Trà đen: có thể sử dụng trà tươi hoặc trà túi lọc hay trà khô
- Chanh tươi: chọn chanh tươi, mọng nước, vị chua thanh và vỏ mịn
- Đường trắng
Tuỳ vào công thức mà bạn sử dụng, có thể thêm chút sả hoặc quất để tạo hương vị phong phú hơn.
Quan trọng nhất trong ngành ẩm thực chính là hương vị của thức ăn, thức uống trà chanh cũng vậy. Vì thế, các chủ kinh doanh cần xác định rõ nguồn nguyên liệu, nhập những nguyên liệu uy tín nhất, không vì ham rẻ mà hại khách hàng.
Xem ngay: Chiến lược kinh doanh quán trà sữa cho người mới bắt đầu
3. Lưu ý khi mở quán trà chanh
Để mở quán trà chanh thành công, các chủ kinh doanh cần ghi nhớ một số lưu ý như:
- Vào mùa hè, trà chanh sẽ rất được ưa chuộng bởi đây là một thức uống giải khát hữu hiệu. Tuy nhiên, vào mùa đông, nhu cầu tiêu dùng trà chanh của khách hàng sẽ giảm. Đừng vội nản chí bởi sau cơn mưa, trời sẽ lại sáng, cái nóng ập đến và con người sẽ lại tìm đến những ly trà chanh mát lạnh.
- Đảm bảo tuân thủ quy tắc an toàn vệ sinh thực phẩm: Các chủ kinh doanh cần tập trung vào một số ít các đồ uống bạn cung cấp như trà chanh, thêm một số loại nước đóng chai và đồ ăn kèm khác. Hãy nhớ rằng chất lượng quán trà chanh cần phải được đặt lên hàng đầu và món chính là trà chanh thì phải là món chủ đạo, và ngon nhất, có khả năng gây ấn tượng với khách hàng.
- Đảm bảo an ninh tại quán trà chanh: Quán trà chanh thường là nơi tụ tập đông người, mọi người ngồi sát nhau, nói chuyện ồn ào nên đã có không ít vụ việc xung đột hoặc va chạm xảy ra ở các cửa hàng trà chanh. Hãy lường trước điều đó và học cách kìm nén lại an ninh, đảm bảo uy tín cho cửa hàng và an toàn cho khách hàng.
- Đừng ngại trở nên khác biệt: Các chủ kinh doanh bên cạnh làm tốt những ly trà chanh theo công thức, hãy cố gắng tự nghiên cứu để tìm ra công thức pha chế trà chanh của riêng quán. Sự khác biệt này sẽ gây ấn tượng trực tiếp và là con đường dẫn tới thành công.
Trên đây là kinh nghiệm mở quán trà chanh không sợ lỗ vốn chỉ những người dân trong nghề mới biết. Hy vọng bài viết đã giúp được bạn trên con đường khởi nghiệp quán trà chanh. Chúc các bạn thành công!
Xem thêm:
- Top 5 điều cần biết trước khi mở cửa hàng bán rượu ngâm
- 12 kinh nghiệm kinh doanh nước giải khát không nên bỏ lỡ