Shopee là một trong những nền tảng bán hàng có độ cạnh tranh cao nhất hiện nay. Ngày càng nhiều nhà bán hàng tham gia bán hàng trên nền tảng này. Bên cạnh số lượng đang tặng mạnh, không ít chủ shop nản lòng chỉ sau vài tuần mở gian hàng vì “không có đơn”, “quảng cáo không ra đơn”. Một trong những nguyên nhân dẫn đến vấn đề này chính là quy trình bán hàng chưa chuẩn chỉnh. Vậy cách bán hàng trên Shopee từ A đến Z hiệu quả là như thế nào?
1. Bán hàng trên Shopee là gì? Mô hình hoạt động cơ bản
Shopee là một trong những nền tảng thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam, cho phép người bán đăng sản phẩm và tiếp cận hàng triệu người tiêu dùng mỗi ngày mà không cần đầu tư lớn vào mặt bằng hay đội ngũ bán hàng truyền thống. Việc bán hàng trên Shopee có thể hiểu đơn giản là bạn mở một “gian hàng online” trên nền tảng này, sau đó thực hiện các bước như đăng sản phẩm, xử lý đơn hàng, chăm sóc khách hàng và phát triển thương hiệu cá nhân hoặc doanh nghiệp.
Tuy nhiên, để bán hàng hiệu quả, việc hiểu rõ mô hình hoạt động cơ bản của Shopee là điều kiện tiên quyết. Shopee hiện tại phát triển dựa trên ba mô hình kinh doanh chính: C2C, B2C và B2B. Mỗi mô hình đều có đặc thù riêng, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của người bán.
Mô hình C2C
Shopee khởi đầu với mô hình C2C (Consumer to Consumer) tức là người tiêu dùng bán hàng cho người tiêu dùng. Đây là cơ hội tuyệt vời cho cá nhân hoặc hộ kinh doanh nhỏ lẻ thử sức kinh doanh mà không cần vốn lớn. Chỉ cần một chiếc điện thoại và vài bước đăng ký tài khoản, bạn có thể bắt đầu bán hàng ngay trong ngày.
Bán hàng trên Shopee là gì? Mô hình hoạt động cơ bản
Mô hình B2C
Khi gian hàng đã ổn định và có định hướng phát triển lâu dài, bạn có thể chuyển sang mô hình B2C (Business to Consumer). Đây là hình thức phổ biến trong Shopee Mall, nơi quy tụ các thương hiệu chính hãng, được kiểm duyệt kỹ càng từ Shopee. Những gian hàng B2C luôn nhận được sự tin tưởng lớn từ khách hàng.
Mô hình B2B
Shopee cũng đang từng bước mở rộng mô hình B2B (Business to Business), nơi các doanh nghiệp, nhà phân phối và đại lý có thể hợp tác mua bán với nhau trên quy mô lớn. Hình thức này thường phù hợp với các đơn vị đã có sản lượng ổn định và muốn mở rộng kênh phân phối trên nền tảng số.
Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về quyết định bán hàng của mình trên Shopee, bạn có thể tham khảo bài viết Có nên bán hàng trên Shopee hay không? để tìm ra được câu trả lời phù hợp.
2. Điều kiện cần có để bắt đầu bán hàng trên Shopee
Một câu hỏi quen thuộc của những người bán hàng khi mới tìm hiểu kinh doanh trên nền tảng Shopee là: “Muốn bắt đầu bán hàng trên Shopee, cần chuẩn bị những gì?”. Đúng như vậy, hiểu biết được những điều cần chuẩn bị khi bán hàng trên Shopee sẽ giúp cho bạn không bỡ ngỡ khi bước vào kinh doanh.
2.1. Thiết bị kết nối internet ổn định
Đầu tiên, bạn cần có một thiết bị có thể truy cập internet ổn định, chẳng hạn như điện thoại thông minh, máy tính bảng hoặc laptop. Dù Shopee hỗ trợ cả nền tảng web và app di động, nhưng việc sử dụng laptop để đăng sản phẩm, chỉnh sửa mô tả, xử lý đơn hàng sẽ giúp thao tác dễ dàng, nhanh chóng và chuyên nghiệp hơn đặc biệt nếu bạn có ý định phát triển gian hàng nghiêm túc.
2.2. Tài khoản Shopee cá nhân
Để bán hàng trên Shopee, bạn sẽ cần tạo tài khoản bán hàng trên Shopee bằng cách đăng ký Kênh Người bán Shopee, sau đó đăng nhập vào Kênh Người bán và bắt đầu thiết lập gian hàng để bán hàng.
Điều kiện cần có để bắt đầu bán hàng trên Shopee
2.3. Có kế hoạch kinh doanh rõ ràng
Trước khi làm bất cứ một thứ gì cũng vậy, phải lên kế hoạch thật rõ ràng cho việc kinh doanh trên sàn TMĐT của bạn. Trên hết, bạn phải xác định được bạn đang định kinh doanh sản phẩm gì, rồi thực hiện từng bước nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu môi trường kinh doanh, nghiên cứu khách hàng, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Khi đã xác định rõ ràng các yếu tố đó, hãy xác định ngân sách và lập kế hoạch rõ ràng, liên kết từng hoạt động như thiết kế, bán hàng, Marketing với nhau để tạo thành một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh. Trong bản kế hoạch của bạn cũng phải có các dự phòng rủi ro khi kinh doanh.
==> Feedback: Phần này ko liên nhiều đến phần 2.3 → nên chuyển nó xuống phần 2.4 cho dễ nhìn hơn
2.4. Tư duy nghiêm túc và tinh thần học hỏi
Một yếu tố quan trọng không kém các điều kiện kỹ thuật là tư duy nghiêm túc và tinh thần học hỏi. Bán hàng trên Shopee không phải là “làm chơi” rồi chờ đơn đến. Những người bán hàng thành công đều có điểm chung là kiên trì, linh hoạt, sẵn sàng học và thử. Đó là tinh thần mà bất kỳ nhà bán hàng nào cũng phải sở hữu nếu muốn theo đuổi nghề bán hàng online.
3. Hướng dẫn bán hàng trên Shopee từ A đến Z [2025]
Bán hàng hiệu quả cần điều gì? Câu trả lời là bạn cần nắm chắc quy trình bán hàng của một người bán hàng trên Shopee là gì? Vậy quy trình bán hàng cụ thể trên Shopee là như thế nào?
Bước 1: Tạo tài khoản Shopee cá nhân hoặc doanh nghiệp
Bạn có thể đăng ký tài khoản Shopee theo các bước sau:
Tại Trang web chính thức của Shopee, chọn mục Đăng ký.
Tại Trang web chính thức của Shopee, chọn mục Đăng kýGiao diện đăng ký
Nhập số điện thoại hợp lệ tại Việt Nam > chọn Tiếp theo.
Nhập số điện thoại hợp lệ tại Việt Nam > chọn Tiếp theo
Hoàn thành xác thực bằng cách kéo mảnh ghép sang phải để hoàn thiện hình ảnh.
Hoàn thành xác thực bằng cách kéo mảnh ghép sang phải để hoàn thiện hình ảnh
Nhập Mã xác thực OTP được gửi về Số điện thoại đăng ký bằng hình thức tin nhắn Zalo/tin nhắn SMS/Cuộc gọi tự động (tùy theo bạn lựa chọn) > chọn Xác nhận.
Chọn hình thức Shopee gửi Mã OTP đến bạn và chọn GửiNhập mã OTP và xác thực
Thiết lập Mật khẩu tài khoản Shopee > chọn Đăng ký
Thiết lập Mật khẩu tài khoản Shopee > chọn Đăng ký
Ngoài Kênh Người Bán, bạn cũng có thể tạo và đăng bán sản phẩm Shopee thông qua trang Shop của tôi trên Ứng dụng Shopee.
Bước 2: Thiết lập gian hàng trong Kênh Người Bán
Sau khi tạo tài khoản, hãy đăng nhập vào Kênh Người Bán để thiết lập các yếu tố cơ bản:
Hồ sơ shop: Tên shop, ảnh đại diện, mô tả ngắn.
Thiết lập Cài đặt Vận Chuyển: Chọn phương thức vận chuyển
Điền thông tin thuế: Chọn Loại hình kinh doanh phù hợp, điền thông tin Địa chỉ Đăng ký Kinh doanh và địa chỉ E-mail để nhận Hóa đơn điện tử
Điền Thông tin định danh: Người bán lựa chọn 1 trong 3 loại CCCD, CMND hoặc Hộ chiếu để điền thông tin xác minh.
Thiết lập gian hàng trong Kênh Người Bán
Bước 3: Đăng sản phẩm chi tiết và chuẩn SEO
Việc đăng sản phẩm đúng cách sẽ giúp bạn tăng hiển thị, tối ưu tỷ lệ chuyển đổi và tránh bị Shopee đánh giá là spam.
Khi đăng sản phẩm, bạn cần nhập đầy đủ:
Tên sản phẩm: Có chứa từ khóa chính (ví dụ: Áo hoodie nam form rộng cá tính)
Danh mục và ngành hàng: Phân loại đúng để được đề xuất trong tìm kiếm.
Mô tả chi tiết: Nêu rõ chất liệu, công dụng, hướng dẫn sử dụng, bảo hành,...
Hình ảnh rõ nét: Từ 3–9 ảnh, có nền trắng, không chứa thông tin liên hệ.
Giá bán và tồn kho: Chính xác và rõ ràng, có thể đặt giá khuyến mãi để thu hút.
Thông tin vận chuyển: Trọng lượng, kích thước, và đơn vị vận chuyển.
Đăng sản phẩm chi tiết và chuẩn SEO
Bước 4: Trang trí gian hàng để tạo ấn tượng ban đầu
Khách hàng có ấn tượng tốt ngay từ lần truy cập đầu tiên sẽ dễ ra quyết định mua hàng hơn. Vì vậy, bạn nên đầu tư vào:
Banner shop bắt mắt: Nên thiết kế đúng kích thước Shopee đề xuất (ví dụ: 1200x300px), thể hiện phong cách sản phẩm, các chương trình khuyến mãi.
Phân loại sản phẩm rõ ràng: Giúp khách hàng dễ tìm kiếm và khám phá.
Video giới thiệu shop hoặc sản phẩm: Tăng độ tin cậy và thời gian ở lại trang.
Nếu bạn mới là người bán hàng mới trên Shopee. Bạn còn bỡ ngỡ vì chưa biết trang trí gian hàng thế nào để trông thật chuyên nghiệp. Hãy tìm đến dịch vụ hỗ trợ nhà bán hàng phát triển Shopee như Ecomcare của Nhanh.vn để được hỗ trợ về:
Thiết kế banner theo yêu cầu
Thiết kế nội dung giới thiệu gian hàng
Thiết kế và đóng khung ảnh đại diện sản phẩm đang có trên gian hàng
Bước 5: Xử lý đơn hàng và giao hàng đúng cam kết
Khi có đơn hàng, Shopee sẽ gửi thông báo qua app hoặc email. Lúc này bạn cần:
Xác nhận đơn hàng và chuẩn bị gói hàng trong thời gian cho phép.
In phiếu gửi hàng từ Kênh Người Bán và dán lên gói hàng.
Chuyển hàng cho đơn vị vận chuyển: Có thể đặt lịch lấy hàng tận nơi hoặc mang ra bưu cục.
Mẹo nhỏ: Sử dụng hộp đóng gói riêng, ghi rõ bên ngoài nếu sản phẩm dễ vỡ hoặc cần hướng dẫn mở hộp. Điều này không chỉ giảm rủi ro khi giao mà còn nâng cao hình ảnh thương hiệu.
Bước 6: Theo dõi đơn, phản hồi khách và xử lý sự cố
Ngay cả sau khi đã giao hàng, hành trình bán hàng chưa kết thúc. Bạn cần:
Theo dõi tình trạng đơn trong mục “Đơn hàng”.
Trả lời tin nhắn khách hàng nhanh chóng để tăng điểm chat.
Xử lý yêu cầu đổi trả hoặc khiếu nại, đảm bảo chính sách rõ ràng để tránh bị trừ điểm uy tín.
4. Mẹo tối ưu hiệu quả bán hàng trên Shopee (cho người mới)
Sau khi đã thiết lập gian hàng, đăng sản phẩm và xử lý đơn hàng đầu tiên, bước tiếp theo bạn cần làm là tối ưu hiệu quả bán hàng. Đây là giai đoạn chuyển từ “có đơn” sang “tăng trưởng” .Nhiều người mới thường dừng lại khi thấy có vài đơn đầu tiên, nhưng nếu bạn muốn tạo thu nhập đều đặn từ Shopee, đừng bỏ qua các mẹo dưới đây.
4.1. Tối ưu tiêu đề sản phẩm theo từ khóa người dùng tìm kiếm
Shopee là một nền tảng tìm kiếm, điều đó có nghĩa là tiêu đề sản phẩm chính là yếu tố quyết định hiển thị. Một tiêu đề tốt cần bao gồm:
Tên sản phẩm cụ thể
Từ khóa chính mà khách hàng hay tìm
Một đặc điểm nổi bật (chất liệu, công dụng, kiểu dáng...). Nên tìm ở các bình luận đánh giá của các shop cùng ngành hàng, cùng sản phẩm.
Viết hoa chữ cái đầu của mỗi từ trong tiêu đề
Một ví dụ cơ bản cho bạn dễ hình dung như bạn đang bán sản phẩm “Áo len cổ lọ”. Thay vì đặt “Áo len cổ lọ”, bạn nên viết là: “Áo Len Cổ Lọ Nữ Hàn Quốc Form Rộng Giữ Ẩm Mùa Đông Màu Be”.
Tối ưu tiêu đề sản phẩm theo từ khóa người dùng tìm kiếm
4.2. Dùng ảnh sản phẩm chất lượng cao, bối cảnh tự nhiên
Hình ảnh là thứ đầu tiên khách hàng nhìn thấy, nên ảnh sản phẩm cần rõ ràng, chân thật và thu hút. Bạn nên:
Sử dụng nền sáng, bố cục rõ ràng
Chụp nhiều góc độ (trước - sau - chi tiết)
Có ít nhất 1 ảnh thể hiện sản phẩm khi sử dụng (ví dụ: người mẫu mặc, ảnh đặt trong phòng...)
Nếu không có điều kiện chụp ảnh chuyên nghiệp, bạn có thể dùng các công cụ miễn phí như Canva, Remove.bg để chỉnh sửa nhẹ và làm nổi bật sản phẩm.
Hãy tham khảo thêm các mẹo thiết kế ảnh Shopee để tạo nên những bức ảnh phù hợp với gian hàng của bạn, chuẩn chỉnh kích thước, gọn gàng, đẹp mắt.
4.3. Kích hoạt các chương trình ưu đãi của Shopee
Shopee có rất nhiều chương trình nội sàn giúp bạn tăng hiển thị và đơn hàng mà không tốn phí ban đầu như:
Mua kèm deal sốc
Flash Sale nội bộ shop
Freeship Xtra
Shopee Feed & Livestream
4.4. Tận dụng công cụ đấu thầu từ khóa Shopee
Đây là công cụ quảng cáo giúp sản phẩm của bạn xuất hiện ở top kết quả tìm kiếm có trả phí. Người mới nên bắt đầu với ngân sách thấp (khoảng 50.000 - 100.000đ/ngày) để thử nghiệm.
Cách thiết lập đấu thầu từ khóa trên Shopee là:
Tại trang người bán của Shopee > Chọn sản phẩm
Chọn từ khóa liên quan đến sản phẩm
Thiết lập giá thầu cho từng sản phẩm
Thiết lập ngân sách và thời gian đấu thầu
Bạn nên chọn các từ khóa có lượt tìm kiếm trung bình, ít cạnh tranh để có giá click rẻ hơn, đồng thời lãng phí ngân sách
4.5. Trả lời chat và đánh giá khách hàng nhanh chóng
Một yếu tố quan trọng nhưng thường bị người mới bỏ qua: phản hồi chat và đánh giá khách hàng. Điều này giúp bạn tăng điểm uy tín shop, giữ tỷ lệ phản hồi cao là yếu tố Shopee đánh giá để đề xuất sản phẩm.
Bạn có thể bật tin nhắn tự động trong Kênh Người Bán và tạo kịch bản trả lời nhanh cho các câu hỏi phổ biến như: phí vận chuyển, thời gian nhận hàng, đổi trả,...
Trả lời chat và đánh giá khách hàng nhanh chóng
4.6. Đăng bài Shopee Feed & livestream định kỳ
Feed và livestream rất phù hợp để tiếp cận khách hàng cho các doanh nghiệp mới. Với một shop mới, bạn có thể dùng Feed để:
Giới thiệu sản phẩm mới
Đăng feedback khách hàng
Chia sẻ ưu đãi đang diễn ra
Gắn link sản phẩm vào mỗi bài viết
Livestream cũng là hình thức dễ tiếp cận với khách hàng đối với các doanh nghiệp mới. Nhưng để livestream hiệu quả thì nên chọn các thời điểm khách hàng truy cập đông nhất như từ 10h - 12h, 20h - 22h, 22h - 24h. Thời điểm của một phiên live từ 45 đến 60 phút để đảm bảo duy trì lượt tương tác của khách hàng.
Thị trường Việt Nam hiện tại cũng có những gói dịch vụ hỗ trợ nhà bán hàng trên Shopee các công việc như:
Setup gian hàng chuẩn Shopee
Thiết kế banner cho các chương trình, ngày hội khuyến mãi
Tư vấn chiến lược sản phẩm
Tối ưu trang đích cho sản phẩm chạy quảng cáo
Bạn có thể tham khảo những gói dịch vụ như gói Ecomcare của Nhanh.vn
5. Những lỗi thường gặp khiến shop không có đơn và cách khắc phục
Không ít người bán hàng mới trên Shopee cảm thấy nản lòng sau vài tuần mở shop vì “không có đơn”. Nguyên nhân chính đến từ một số sai lầm cơ bản trong cách vận hành gian hàng. Vậy các nhà bán hàng mới thường gặp những lỗi vận hành cơ bản nào dẫn đến việc không có đơn?
5.1. Lỗi 1: Lựa chọn sai sản phẩm kinh doanh
Việc chọn sản phẩm sai từ đầu giống như xây nhà trên nền cát. Nhiều người bán chọn hàng theo cảm tính, chạy theo xu hướng mà không hiểu nhu cầu thật của thị trường. Để lựa chọn sản phẩm đúng, bạn nên:
Sử dụng công cụ Shopee Analytics, Google Trends, hoặc phần “Sản phẩm bán chạy” trong Shopee Mall để xác định nhu cầu. Nên bán những sản phẩm ngách để dễ cạnh tranh.
Bắt đầu từ ngành hàng quen thuộc với bạn (ví dụ: nếu bạn yêu thời trang, hãy chọn phân khúc ngách như đồ công sở hoặc đồ mặc nhà).
Ưu tiên sản phẩm tiêu hao, giá bán trung bình (100.000đ - 300.000đ), dễ nhập - dễ ship.
5.2. Lỗi 2: Không hiểu rõ khách hàng mục tiêu
Có đơn hàng còn phụ thuộc vào cách bạn đang tiếp cận khách hàng mục tiêu. Một shop bán đồ mẹ và bé nhưng lại chọn tặng sticker khi mua sản phẩm sữa. Khi đó, nhiều khách hàng sẽ không lựa chọn sản phẩm này vì họ chưa cảm nhận được món quà này giúp ích gì cho nhu cầu của họ. Điều bạn cần làm để chọn được cách tiếp cận khách hàng mục tiêu hiệu quả là xác định chân dung khách hàng: họ bao nhiêu tuổi, sống ở đâu, nhu cầu và “nỗi đau” là gì để thực hiện các kế hoạch Marketing thật hiệu quả.
5.3. Lỗi 3: Không tối ưu hình ảnh và mô tả sản phẩm
Ảnh mờ, không đủ góc chụp; mô tả sơ sài, thiếu thông tin là những lỗi cực kỳ phổ biến, khiến sản phẩm không nổi bật giữa hàng trăm sản phẩm tương tự trên Shopee.
Cách khắc phục:
Dùng điện thoại có camera tốt + ánh sáng tự nhiên để chụp ảnh sản phẩm (hoặc tận dụng ảnh từ nhà cung cấp nếu được phép).
Viết mô tả sản phẩm chi tiết, liệt kê ngắn gọn nhưng rõ ràng lợi ích, đối tượng phù hợp, cách dùng, bảo hành chính xác.
Các ảnh nên là ảnh thực tế của sản phẩm để đảm bảo sự tin cậy cho khách hàng.
Những lỗi thường gặp khiến shop không có đơn và cách khắc phục
5.4. Lỗi 4: Sử dụng những mã giảm giá ồ ạt
Một trong những sai lầm nữa mà nhiều nhà bán hàng đang gặp phải chính là sử dụng rất nhiều chương trình khuyến mãi trên Shopee nhưng sử dụng theo cảm tính, không có mục đích và không lựa chọn những mã giảm giá phù hợp với sản phẩm.
Sản phẩm áp mã giảm giá thường là sản phẩm chính, có nhiều lượt bán và nhu cầu tìm kiếm sản phẩm này của khách hàng ổn định. Còn nếu bạn chỉ chọn những sản phẩm có lượt bán ít để thúc đẩy nhu cầu của khách hàng thì sẽ không hiệu quả do nhu cầu ít, khách hàng không cảm nhận được sản phẩm này thực sự mang lại lợi ích gì cho mình.
5.5. Lỗi 5: Không phân tích thị trường và đối thủ
Nhiều shop mới chỉ tập trung vào sản phẩm của mình, mà không nhìn xem đối thủ đang làm gì, giá bao nhiêu, feedback ra sao. Điều này dẫn đến việc đặt giá không cạnh tranh, hoặc trình bày gian hàng thiếu hấp dẫn so với mặt bằng chung. Vì vậy, trước khi bán, nhất định bạn phải hiểu biết được đối thủ của mình đang có những điểm mạnh gì.
Tìm 5 - 10 shop top đầu trong cùng ngành hàng rồi phân tích: ảnh, mô tả, giá, đánh giá, ưu đãi, v.v.
So sánh và cải tiến điểm yếu của mình để khác biệt hơn.
Cập nhật giá thường xuyên nếu đang kinh doanh sản phẩm phổ thông.
6. Gợi ý ngành hàng dễ bán và phù hợp với người mới 2025
Chọn đúng ngành hàng ngay từ đầu cũng là cách để giúp một shop mới dễ bán hàng hơn. Một ngách hàng có nhu cầu tìm kiếm ổn định, dễ nhập hàng, giá trị đơn hàng trung bình, mức độ cạnh tranh vừa phải sẽ là sự lựa chọn thích hợp dành cho một shop mới.
6.1. Nhà cửa và đời sống
Ngành hàng nhà cửa - đời sống thường có tính thiết yếu cao, khách mua để sử dụng hàng ngày như: hộp nhựa, kệ đựng đồ, móc treo, khăn lau,... Đây là thị trường rộng, dễ tiếp cận, đặc biệt phù hợp với khách sinh viên, người đi làm hoặc các bà nội trợ.
Đặc điểm của ngành hàng này là:
Dễ đóng gói, ít hư hỏng.
Mỗi khách thường mua nhiều món. Dễ tạo combo tăng giá trị đơn hàng.
Không cần nhiều kiến thức chuyên sâu về sản ph
Gợi ý ngành hàng dễ bán và phù hợp với người mới 2025
6.2. Mẹ & bé
Dù không mới, nhưng ngành hàng mẹ và bé vẫn luôn tăng trưởng tốt, đặc biệt ở các sản phẩm như: tã/bỉm, sữa bột, đồ dùng ăn dặm, đồ chơi phát triển trí tuệ,...
Đây là ngành hàng có:
Tệp khách mua rất “chịu chi”, miễn là sản phẩm uy tín.
Shopee thường xuyên có chương trình khuyến mãi riêng cho ngành này.
Tỷ lệ quay lại cao nếu bạn chăm sóc khách tốt.
Lưu ý: Bạn cần chọn sản phẩm rõ nguồn gốc, có thể bổ sung thêm hình ảnh thực tế, chứng nhận hoặc feedback thật để tạo niềm tin.
6.3. Phụ kiện điện thoại
Ốp lưng, giá đỡ, dây sạc đến tai nghe bluetooth, phụ kiện điện thoại là nhóm sản phẩm có tính cập nhật liên tục, khách hàng đa dạng (mọi độ tuổi, mọi giới tính) và đặc biệt là vốn đầu tư thấp, dễ xoay vòng.
Điểm mạnh ngành này:
Nhu cầu lớn, đặc biệt khi có model điện thoại mới ra.
Nhiều sản phẩm dưới 100.000đ, dễ tạo đơn impulse (mua vì thích).
Dễ triển khai combo + miễn phí vận chuyển để tăng giá trị đơn.
Lưu ý: Bạn nên theo dõi lịch ra mắt điện thoại mới (Samsung, iPhone, Xiaomi...) để đón đầu nhập mẫu phụ kiện ăn theo.
Bán hàng trên Shopee cần có sự hiểu biết về quy trình bán hàng và biết cách lên kế hoạch kinh doanh phù hợp với hành vi của khách hàng, giải quyết đúng các vấn đề của khách hàng. Với những chia sẻ về cách bán hàng trên shopee từ A đến Z , hy vọng bạn đã có nền tảng vững chắc để phát triển gian hàng bài bản hơn.