TIN TỨC
Danh mục
Bài viết mới nhất

6 điều nhất định phải biết về cá nhân kinh doanh

10/08/2024

Cá nhân kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đại diện cho những doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Với sự linh hoạt và khả năng thích ứng cao, các cá nhân kinh doanh đã góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cùng Nhanh.vn khám phá 6 điều nhất định phải biết về cá nhân kinh doanh trong bài viết này.

6 điều nhất định phải biết về cá nhân kinh doanh

1. Cá nhân kinh doanh là gì? Sự khác biệt giữa cá nhân kinh doanh và doanh nghiệp

Cá nhân kinh doanh là hình thức hoạt động kinh doanh, thương mại mà không cần làm thủ tục đăng ký kinh doanh. Cá nhân kinh doanh là những cá nhân tự hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động được pháp luật cho phép nhằm mục đích sinh lợi khác. Cá nhân kinh doanh không phải là "thương nhân" theo định nghĩa của Luật Thương mại, nghĩa là họ không cần phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Cá nhân kinh doanh là gì? Sự khác biệt giữa cá nhân kinh doanh và doanh nghiệp

Cá nhân kinh doanh là gì? Sự khác biệt giữa cá nhân kinh doanh và doanh nghiệp

Tuy nhiên, cá nhân kinh doanh vẫn là một thành phần kinh tế trong xã hội, tham gia vào các hoạt động thương mại, kinh doanh nhưng không phải đăng ký kinh doanh như các doanh nghiệp. Cá nhân kinh doanh là một hình thức hoạt động thương mại, kinh doanh mà không cần phải tuân thủ các quy định về đăng ký kinh doanh như các doanh nghiệp.

Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 40/2021/TT-BTC, cá nhân kinh doanh là cá nhân cư trú có hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thuộc tất cả các ngành nghề theo quy định của pháp luật:

a) Hành nghề độc lập được cấp giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật. Ví dụ như các cá nhân hành nghề kế toán viên, luật sư, y bác sĩ,...

b) Hoạt động đại lý bán đúng giá đối với đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, đại lý bán hàng đa cấp của cá nhân trực tiếp ký hợp đồng với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp xổ số, doanh nghiệp bán hàng đa cấp.

c) Hợp tác hoạt động kinh doanh với tổ chức.

d) Sản xuất, kinh doanh nông - lâm - ngư nghiệp, làm muối, nuôi trồng không đáp ứng điều kiện được miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế TNCN, GTGT.

e) Hoạt động thương mại điện tử, bao gồm cả trường hợp cá nhân có thu nhập từ dịch vụ hay sản phẩm có chứa nội dung thông tin số theo quy định về pháp luật thương mại điện tử.

Như vậy, cá nhân kinh doanh là một thành phần kinh tế quan trọng, tham gia vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, hàng hóa nhưng không bắt buộc phải đăng ký kinh doanh.

Xem thêm: [Giải đáp] Buôn bán nhỏ lẻ có cần đăng ký kinh doanh không?

2. Ưu và nhược điểm của cá nhân kinh doanh so sánh với các hình thức kinh doanh khác

Hình thức cá nhân kinh doanh so với các hình thức khác cũng có nhiều ưu điểm nổi bật. Cá nhân kinh doanh sở hữu quyền ra quyết định độc lập trong quá trình phát triển và điều hành doanh nghiệp. Cá nhân kinh doanh có thể thay đổi chiến lược hoặc phương pháp kinh doanh để phù hợp linh hoạt ứng phó với sự thay đổi thị trường, bắt kịp cơ hội kinh doanh.

Việc thành lập một cá nhân kinh doanh thường có chi phí thấp hơn so với các hình thức doanh nghiệp khác như công ty cổ phần, công ty TNHH. Các cá nhân kinh doanh không cần bỏ ra số vốn lớn để thuê văn phòng, tuyển dụng nhân sự, góp vốn thành lập công ty.

Cá nhân kinh doanh không phải xử lý các vấn đề phức tạp như họp hội đồng quản trị, phân chia lợi nhuận hay báo cáo với nhiều cổ đông. Các cá nhân kinh doanh đơn giản quá trình quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh.

Ngoài ra, cá nhân kinh doanh thường được hưởng mức thuế suất ưu đãi hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác. Bạn chỉ phải nộp thuế cá nhân nên  sẽ tiết kiệm chi phí hơn.

Ưu và nhược điểm của cá nhân kinh doanh

Ưu và nhược điểm của cá nhân kinh doanh

Nhược điểm của hình thức cá nhân kinh doanh so với các hình thức khác:

  • Chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm pháp lý và tài chính không giới hạn đối với các hoạt động kinh doanh. Trường hợp công nợ không giải quyết xong, họ phải sử dụng cả tài sản cá nhân để thanh toán các khoản nợ.
  • Cá nhân kinh doanh thường hạn chế khả năng mở rộng quy mô kinh doanh và đầu tư do khó tiếp cận được các nguồn vốn từ ngân hàng hay vốn cổ phần.
  • Khi cá nhân kinh doanh gặp phải vấn đề hoặc muốn rút lui, việc chuyển giao doanh nghiệp cho người khác khá phức tạp và ảnh hưởng tới sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Với trình độ và kinh nghiệm quản lý hạn chế, cá nhân kinh doanh thường xây dựng và vận hành hệ thống quản lý không được chuyên nghiệp như các doanh nghiệp lớn.

Đọc thêm: Giải đáp các câu hỏi về thuế sàn TMĐT dành cho người bán từ A - Z

3. Chi tiết về quy định pháp luật về cá nhân kinh doanh

Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về cá nhân kinh doanh như sau:

Hộ kinh doanh do một nhóm người hoặc một cá nhân là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự, hoặc hộ gia đình làm chủ.

Điều kiện kinh doanh chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản, dưới 10 lao động hoạt động kinh doanh.

Quy định pháp luật về cá nhân kinh doanh

Quy định pháp luật về cá nhân kinh doanh

Đối tượng là hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, bán hàng rong, buôn chuyến, quà vặt, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp (do UBND tỉnh, thành phố quy định mức thu nhập thấp) trừ trường hợp kinh doanh các ngành có điều kiện.

Hộ kinh doanh phải đăng ký thành lập doanh nghiệp nếu có sử dụng thường xuyên từ 10 lao động trở lên.

4. Các loại thuế hộ kinh doanh cá thể phải nộp

Lệ phí môn bài

Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 139/2016/NĐ-CP, đối tượng phải nộp lệ phí môn bài là tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh và sản xuất hàng hóa, dịch vụ.

Tuy nhiên, có một số trường hợp cá nhân kinh doanh sẽ được miễn lệ phí môn bài như:

  • Cá nhân có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống từ kinh doanh, sản xuất.
  • Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không có địa điểm cố định, không thường xuyên.
  • Cá nhân, hộ gia đình làm nghề sản xuất muối.
  • Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và các dịch vụ hậu cần liên quan nghề cá.
Các loại thuế hộ kinh doanh cá thể phải nộp

Các loại thuế hộ kinh doanh cá thể phải nộp

Thuế thu nhập cá nhân và thuế (GTGT) giá trị gia tăng

Về đối tượng phải nộp thuế, theo quy định pháp luật, tất cả các cá nhân kinh doanh trong các ngành nghề sản xuất, kinh doanh đều phải thực hiện kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng. Nộp thuế là nghĩa vụ pháp lý đối với các chủ thể kinh doanh, doanh nghiệp nhằm đóng góp một phần thu nhập cho ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp pháp luật quy định cá nhân kinh doanh sẽ được miễn nộp thuế TNCN và thuế GTGT:

Các cá nhân kinh doanh có doanh thu một năm dưới 100 triệu đồng. Đây là mức khá thấp, do đó nhà nước ưu tiên tạo điều kiện cho các cá nhân kinh doanh quy mô nhỏ phát triển sản xuất, kinh doanh.

Bên cạnh đó, những cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy sản chưa qua chế biến hoặc sơ chế thông thường, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối cũng được miễn nộp thuế thu nhập cá nhân và thuế GTGT. Những hoạt động này chỉ là thuần túy sản xuất ban đầu, chưa có sự tham gia của các khâu công nghiệp chế biến nên sẽ không phải chịu các loại thuế này.

5. Hồ sơ khai thuế khoán dành cho cá nhân kinh doanh gồm những gì?

Theo quy định của Thông tư 40/2021/TT-BTC, hồ sơ khai thuế theo phương pháp khoán đối với cá nhân kinh doanh gồm:

  • Tờ khai thuế dành cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo mẫu 01/CNKD ban hành kèm với Thông tư 40/2021/TT-BTC.
  • Bản sao công chứng hợp đồng kinh tế cung cấp dịch vụ, hàng hóa cùng ngành nghề với hoạt động kinh doanh của chủ hộ khoán.
  • Bản sao công chứng biên bản nghiệm thu, hoặc thanh lý hợp đồng.
Hồ sơ khai thuế khoán dành cho cá nhân kinh doanh

Hồ sơ khai thuế khoán dành cho cá nhân kinh doanh

Các tài liệu chứng minh chất lượng, nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, dịch vụ: Bảng kê thu mua hàng nông sản nếu là nông sản trong nước, Hóa đơn của người bán hàng, bảng kê hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới nếu đó là hàng cư dân biên giới nhập khẩu, giấy tờ tài liệu liên chứng minh hàng hóa tự sản xuất, cung cấp.

6. Giải đáp câu hỏi về cá nhân kinh doanh

Cá nhân kinh doanh có cần thực hiện thủ tục đăng ký không?

Theo quy định tại Nghị định 39/2007/NĐ-CP, cá nhân kinh doanh không bắt buộc phải đăng ký kinh doanh.

Cụ thể, khoản 1 Điều 3 của Nghị định 39/2007/NĐ-CP ghi rõ:

"Cá nhân có hoạt động thương mại là cá nhân tự thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hàng ngày và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không cần đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đối tượng đăng ký kinh doanh và không gọi là "thương nhân" theo Luật Thương mại."

Từ quy định trên, nếu bạn là cá nhân kinh doanh thì không bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh. Bạn có thể tự mua bán, cung ứng dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi.

Phương pháp khoán sẽ được áp dụng đối với cá nhân kinh doanh gì?

Đối với cá nhân kinh doanh, phương pháp khoán sẽ được áp dụng trong 2 trường hợp.

Cá nhân kinh doanh không thuộc các đối tượng nộp thuế theo phương pháp kê khai:

  • Cá nhân có kinh doanh lưu động, chủ thầu công trình xây dựng tư nhân.
  • Cá nhân kinh doanh quy mô nhỏ, chưa đáp ứng được điều kiện nộp thuế theo phương pháp kê khai.
  • Cá nhân thực hiện chuyển nhượng tên miền ".vn" internet quốc gia Việt Nam.
  • Cá nhân có thu nhập từ dịch vụ, sản phẩm với nội dung thông tin số, nếu không chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai.

Cá nhân kinh doanh không thuộc đối tượng nộp thuế theo từng lần phát sinh: Cá nhân kinh doanh không thuộc các trường hợp nêu tại Điều 5 và Điều 6 của Thông tư 40/2021/TT-BTC.

Với 6 điều nhất định phải biết về cá nhân kinh doanh, tính và nộp thuế, các cá nhân kinh doanh sẽ có nền tảng vững chắc để vận hành doanh nghiệp và tuân thủ quy định pháp luật.

Hiểu rõ và thực hiện đúng các yêu cầu pháp luật sẽ giúp bạn tránh các rủi ro pháp lý, tối ưu hóa chi phí, quản lý tài chính hiệu quả, đồn thời xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp và uy tín.  Cảm ơn các bạn đã đọc!
 

- Các thông tin giải đáp và tư vấn ở trên được chúng tôi cung cấp cho khách hàng của EcomTax. Nếu quý khách có bất kỳ câu hỏi nào hay cần hỗ trợ, vui lòng liên hệ qua email: contact@nhanh.vn 

- Nội dung bài viết này chỉ nhằm mục đích tham khảo thông tin;

- Xin lưu ý các điều khoản được đề cập có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc.

social
5/5 (1 vote)

Nhanh.vn - Phần mềm bán hàng đa kênh

Tốt nhất, được sử dụng nhiều nhất
Hơn 100.000 cửa hàng đã tin dùng
Dùng thử miễn phí

CÔNG TY CỔ PHẦN NHANH.VN

Địa chỉ: 102 Thái Thịnh, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Số Giấy CNĐKDN: 0108824877, đăng kí lần đầu ngày 17/07/2019. Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội - Phòng đăng kí kinh doanh

Địa chỉ văn phòng:

Tầng 3, Hà Thành Plaza, 102 Thái Thịnh, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Hà Nội

Tầng 3, Số 70 Lữ Gia, Phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Tài khoản ngân hàng:

Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank)

Số tài khoản: 22823456666

Chủ tài khoản: Công ty cổ phần Nhanh.vn

Tải mobile app: Nhanh.vn

Nhanh.vn Android App Nhanh IOS App

Tài liệu cho developer

API Documentation

Lĩnh vực kinh doanh:

- Phần mềm quản lý bán hàng

- Thiết kế website

- Cổng vận chuyển

Điều khoản và chính sách và chính sách sử dụng các dịch vụ phần mềm