TikTok hiện đang là nền tảng được nhiều doanh nghiệp, shop online lựa chọn để chạy quảng cáo. Thế nhưng, chúng ta đã biết và hiểu rõ hết về trình quản lý quảng cáo TikTok chưa? Hôm nay, Nhanh.vn sẽ giới thiệu chi tiết hướng dẫn sử dụng mới nhất và những điều cần biết về trình quản lý quảng cáo TikTok nhé.
Nội dung chính [hide]
1. Trình quản lý quảng cáo TikTok là gì?
2. Chức năng của TikTok Ads Manager?
3. Phân nhóm các cấp độ quảng cáo trong TikTok Ads Manager - Trình quản lý quảng cáo TikTok
4. Trình quản lý kinh doanh TikTok hay TikTok Business Center là gì?
5. Một số thuật ngữ liên quan đến trình quản lý quảng cáo của TikTok
6. Một số lưu ý khi bắt đầu sử dụng trình quản lý quảng cáo TikTok
7. Tìm hiểu các bước thiết lập và triển khai một chiến dịch quảng cáo
1. Trình quản lý quảng cáo TikTok là gì?
Trình quản lý quảng cáo TikTok hay TikTok Ads Manager, hiểu khái quát là nơi giúp chúng ta thiết lập và quản lý các chiến dịch quảng cáo. Tất cả các công cụ hữu ích đều được cập nhật tại đây để giúp bạn quản lý quảng cáo của mình.
Bằng việc sử dụng trình quản lý quảng cáo, bạn có thể tiếp cận với các tệp khách hàng rõ ràng, phù hợp nhất với mục tiêu. Tại đây, sau khi quảng cáo của mình được duyệt, bạn hoàn toàn có thể theo dõi các chỉ số, số liệu và hiệu suất quảng.
Trình quản lý quảng cáo TikTok là gì?
2. Chức năng của TikTok Ads Manager?
Khi muốn tạo một chiến dịch quảng cáo mới, bạn sẽ lựa chọn các thông số chiến dịch như đối tượng, mục tiêu hay vị trí quảng cáo trong trình quản lý quảng cáo. Do đó nó có thể quản lý nội dung như tải nội dung lên hay xem lại giao diện quảng cao trên các thiết bị.
Không những vậy, TikTok Ads Manager còn có chức năng chỉnh sửa để lựa chọn ngân sách, vị trí quảng cáo hay đối tượng, nội dung. Đồng thời, bạn có thể chỉnh sửa hàng loạt quảng cáo, tạm dừng, copy hoặc return lại các quảng cáo TikTok.
Trình quản lý còn giúp bạn biết quảng cáo của mình có hiệu quả, có đúng mục tiêu hay không. Khi xác định được xu hướng, thời gian thì bạn có thể điều chỉnh lại vị trí, mục tiêu hay ngân sách, đối tượng, từ đó cải thiện và nâng cao hiệu quả quảng cáo.
Bắt đầu kinh doanh trên TikTok Shop ngay bằng cách mở gian hàng của bạn - đơn giản và tiện lợi!
3. Phân nhóm các cấp độ quảng cáo trong TikTok Ads Manager - Trình quản lý quảng cáo TikTok
Hiện tại, TikTok Ads cũng giống như trên Facbook, có ba cấp độ phân nhóm: chiến dịch > nhóm quảng cáo > quảng cáo. Mỗi phân nhóm khác nhau thì trình quản lý sẽ có phương thức báo cáo khác nhau.
3.1 Cấp độ chiến dịch quảng cáo
Tik Tok bao gồm bốn mục tiêu chiến dịch để bạn lựa chọn:
- Lượng truy cập – Website Conversions.
- Chuyển đổi – Website Traffic.
- Cài đặt ứng dụng – App Installs.
- Quảng cáo tạo khách hàng tiềm năng – Lead Generation (một tính năng mới được TikTok thêm vào)
Cấp độ chiến dịch quảng cáo TikTok
Bạn nên đặt tên cho các chiến dịch, xây dựng riêng các cấu trúc đặt tên cho mình sao cho khoa học, dễ nhớ. Ví dụ: Ngày - Mục tiêu – Sản phẩm
3.2 Cấp độ nhóm quảng cáo
3.2.1 Vị trí và nhắm mục tiêu quảng cáo
Có hai loại vị trí quảng cáo:
- Vị trí sắp xếp tự động (hay auto placement): tức TikTok tự động xếp vị trí.
- Chọn vị trí (select placement) : Bạn là người chọn vị trí.
Ở Việt Nam mới chỉ hỗ trợ 2 loại vị trí. Nếu như bạn chọn vị trí khác như chuỗi ứng dụng, Vigo,…. thì không được hỗ trợ, do đó quảng cáo sẽ không hiển thị ở vị trí này.
3.2.2 Phần danh sách chọn
Bạn mặc định là tắt đi.
3.2.3 Nội dung hiển thị
- URL: bạn để link website bán hàng hay landing page nhưng kèm theo http:// hoặc https:// nhé.
- Tên hoạt động chuyển đổi: chọn sự kiện pixel với tên đã đặt
- Tên hiển thị: phải được đặt tên giống như tên của landing page, bạn nên lưu ý. Hiển thị phải giống với tên công ty hay thương hiệu ở landing page. Nếu bạn không đặt tên trùng thì quảng cáo sẽ không được phê duyệt.
- Ảnh hồ sơ: tùy do bạn lựa chọn.
- Danh mục: Có nhiều sự lựa chọn, bạn nên chọn sát hoặc đúng với sản phẩm, dịch vụ của mình. Để sử dụng trình quản lý quảng cáo TikTok hiệu quả, bạn nên chọn một cách chính xác
- Từ khóa: Chọn những từ liên quan đến sản phẩm, dịch vụ. Ví dụ như #spa, #vay, #ao,…..
- Cài đặt TikTok: Tăt hay bật là do bạn lựa chọn. Nếu tắt thì khách hàng không bình luận được, còn bật thì ngược lại.
3.2.4 Nhân khẩu học
- Địa điểm: Nơi bạn muốn hiển thị quảng cáo, ví dụ: Việt Nam, Hà Nội.
- Giới tính: Nam hay nữ.
- Tuổi: có nhiều nhóm tuổi khác nhau cho bạn lựa chọn.
- Ngôn ngữ: Bạn chọn hay không đều được.
- Danh mục quan tâm: Tương tự với Target Facebook, bạn chọn danh mục gần sát với sản phẩm của mình.
Nhân khẩu học trong quảng cáo TikTok
3.2.5 Ngân sách và lịch chạy
Với tài khoản quảng cáo Agency TikTok nên chọn đơn vị tiền tệ là USD. Loại tiền này được nhiều người chấp nhận với ngân sách tối thiểu là 20$/ngày.
3.2.6 Đấu thầu và tối ưu quảng cáo
Bạn nên chú ý đến phần này để TikTok Ads Manager được đầy đủ chi tiết.
- Mục tiêu tối ưu hóa: không nên nhấp chuột, chỉ chọn chuyển đổi.
- Tối ưu hóa thông minh: để mặc định.
- Đấu thầu: Tối thiểu là 20$ và 1$/chuyển đổi.
- Loại phân phối: chọn tiêu chuẩn.
- Cài đặt theo dõi với bên thứ ba: không cần chú ý.
Sau khi thiết lập xong, thì bạn bấm tiếp tục.
Xem thêm:
Cập nhật chính sách quảng cáo TikTok mới nhất năm 2022
TikTok Ads là gì? 8 điều cần biết khi chạy quảng cáo trên TikTok
3.3 Cấp độ quảng cáo
Ở phần này, TikTok cho phép bạn lựa chọn hình ảnh hay video. Nhưng nếu bạn muốn hiệu quả cao thì nên chọn video nhé.
Nội dung thì có thể thêm từ máy tính, thư viện hay mẫu của TikTok. Kho nội dung của mẫu TikTok vô cùng đa dạng và phong phú, bạn hoàn toàn có thể tận dụng tối đa cho việc thiết kế và sáng tạo.
Để đơn giản hơn, bạn nên chú ý tới video được TikTok chấp nhận.
Cấp độ quảng cáo TikTok
Ở nhóm quảng cáo trong TikTok Ads Manager, TikTok tự động kết hợp thay đổi giữa các video, văn bản với nhau tìm ra quảng cáo và văn bản nào hiệu quả nhất và chỉ tập trung vào đó. Trong nội dung khi bạn chọn sản phẩm động thì cần chú ý:
- Tải tối đa 5 hình ảnh hoặc video.
- Tối đa 80 ký tự với 5 văn bản khác nhau.
- Còn kêu gọi hành động: chọn tìm hiểu thêm, mua ngay hay đăng ký, liên hệ với chúng tôi,… tùy vào mục đích của quảng cáo.
Sau khi bạn hoàn thành các bước trên, thì bạn chọn gửi để TikTok duyệt quảng cáo và bắt đầu chạy quảng cáo.
4. Trình quản lý kinh doanh TikTok hay TikTok Business Center là gì?
Cũng tương tự giống với trình quản lý kinh doanh (BM) của Facebook, trình quản lý kinh doanh của TikTok sẽ là nơi hầu hết chứa các tài sản quảng cáo của doanh nghiệp hay thương hiệu trong đó có cả các tài khoản quảng cáo.
Những tính năng cơ bản của trình quản lý kinh doanh TikTok có thể kể đến như:
- Quản lý các thành viên hiện đang phụ trách các hoạt động quảng cáo.
- Quản lý tất cả các tập đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp.
- Quản lý tất cả các tài khoản quảng cáo hiện có của doanh nghiệp bao gồm cả các tài khoản được chia sẻ quyền từ các bên thứ 3.
- Quản lý tài khoản TikTok của doanh nghiệp.
Bạn muốn quảng cáo sản phẩm trên TikTok bằng cách chạy quảng video để lấy lượt tiếp cận, sau đó ai có nhu cầu sẽ liên hệ mua hàng. Tuy nhiên, cách đó chưa được tối ưu nhất, tốt nhất cho người tiêu dùng, vì vậy lời khuyên của tôi là bạn hãy tạo ra shop riêng của mình gắn vào video. Đăng ký TikTok Shop tại đây https://seller-vn.tiktok.com/account/register?channel=nhanhvn_TSP
5. Một số thuật ngữ liên quan đến trình quản lý quảng cáo của TikTok
- Campaign: Các chiến dịch quảng cáo.
- Ad Group: Các nhóm quảng cáo thuộc chiến dịch.
- Ad: Các mẫu quảng cáo là nơi chứa nội dung quảng cáo.
- Advertiser accounts: Các tài khoản quảng cáo được dùng để bắt đầu chạy các chiến dịch quảng cáo. Một trình quản lý kinh doanh bao gồm nhiều tài khoản quảng cáo với các tài khoản thuộc sở hữu của doanh nghiệp lẫn cả tài khoản được chia sẻ quyền từ các bên thứ 3 khác.
- TikTok account: Là tài khoản TikTok được dùng để phân phối các mẫu quảng cáo.
- Dashboard: Trang tổng quan hiển thị hiệu suất quảng cáo trong TikTok Ads Manager.
Bạn đang kinh doanh trên sàn TMĐT, rắc rối bạn gặp phải là:
- Xử lý đơn hàng chậm
- Gặp nhiều tình trạng sót đơn, mất hàng
- Kiểm soát tồn kho khó khăn
- Không nắm rõ các loại chi phí trên sàn
Ở đây, phần mềm quản lý bán hàng trên sàn TMĐT của Nhanh.vn sẽ giải quyết tất cả những rắc rối trên và hơn thế nữa.
6. Một số lưu ý khi bắt đầu sử dụng trình quản lý quảng cáo TikTok
Cũng tương tự với các nền tảng khác, trước khi bắt đầu chạy chiến dịch quảng cáo, bạn cần thiết lập các sự kiện theo dõi quảng cáo
Trong giao diện của trình quản lý quảng cáo từ phần Tài sản (Assets), bạn bắt đầu thiết lập các mã theo dõi sự kiện dành cho website hoặc ứng dụng (App).
Mục tiêu hướng tới cuối cùng là bạn theo dõi được các hành động hay chuyển đổi sau khi khách hàng nhấp vào các mẫu quảng cáo.
Hiện TikTok đang cung cấp 2 tuỳ chọn TikTok Pixel và TikTok API để bạn theo dõi sự kiện đó. Để thiết lập các mã theo dõi sự kiện lên website hay ứng dụng của mình, bạn có thể dùng trình quản lý thẻ của Google là Google Tag Manager
Đọc thêm:
Tất tần tật về các dạng quảng cáo TikTok phổ biến tại Việt Nam
Chi tiết 15 lỗi khiến quảng cáo TikTok không cắn tiền và cách khắc phục
7. Tìm hiểu các bước thiết lập và triển khai một chiến dịch quảng cáo
7.1 Chọn mục tiêu
Đầu tiên, bạn cần phải chọn mục tiêu cho chiến dịch quảng cáo trong TikTok Ads Manager. Có các mục tiêu cơ bản dưới đây đây:
- Brand Awareness: Nhận diện thương hiệu
- Traffic: Tăng lượt truy cập vào website
- App Install: Tăng lượt cài đặt phần mềm
- Lead Generation: Tiếp cận tệp khách hàng tiềm năng
- Tăng trưởng doanh số bán hàng online
- Conversion: Tăng tỷ lệ chuyển đổi website
Về cơ bản, để chọn được mục tiêu chính xác, phù hợp với chiến lược của mình, bạn cần xác định rõ ràng nhu cầu và hành động của khách hàng mà bạn muốn họ thao tác khi nhìn thấy quảng cáo của mình. Ví dụ, bạn sẽ chọn mục tiêu Tăng lưu lượng truy cập trên website khi mong muốn họ ấn vào website của bạn
7.2 Chọn đối tượng mục tiêu
Hiện nay, TikTok có các tùy chọn đối tượng mục tiêu theo phân loại như sau:
- Chọn đối tượng mục tiêu theo địa điểm, sở thích và hành vi
- Nhắm tới các nhóm đối tượng tùy chỉnh
- Nhắm đến các nhóm đối tượng tương tự
- Nhắm vào các nhóm đối tượng tích hợp
7.3 Thiết lập ngân sách
Ở mục này, bạn có thể lựa chọn dùng ngân sách theo ngày hoặc trọn đời tùy thuộc nhu cầu của mình. Đồng thời, để lên được mức ngân sách hiệu quả nhất, bạn cần lưu ý:
- Nên để ngân sách mở
- Nên chọn ngân sách hàng ngày
- Bạn nên thiết lập ngân sách min gấp 20 lần CPA mục tiêu, trong khi chọn Giới hạn giá thầu hay Giới hạn chi phí làm chiến lược đấu thầu.
7.4 Đăng quảng cáo và chờ duyệt
Sau khi đã hoàn tất các bước trên, bạn bấm xuất bản quảng cáo. Quảng cáo của bạn sẽ được gửi tới hệ thống kiểm duyệt của TikTok và sẽ được chính thức đăng lên sau từ 1-2 tiếng.
7.5 Theo dõi kết quả quảng cáo
Bước cuối cùng là bạn theo dõi kết quả rồi điều chỉnh chiến lược sao cho tối ưu hiệu quả quảng cáo. Bạn hoàn toàn có thể quản lý và phân tích được xem quảng cáo của mình có đang hoạt động tốt hay không. Nếu không thì cần phải chỉnh sửa ở đâu.
Có các chỉ số mà bạn cần lưu ý
- Chi phí trên mỗi lần nhấp chuột (CPC).
- Chi phí trên mỗi 1000 lần hiển thị quảng cáo (CPM)
- Tỷ lệ nhấp chuột (CTR)
- Số lượt chuyển đổi (Conversion),...
Trên đây là toàn bộ các thông tin liên quan tới trình quản lý quảng cáo TikTok. Hy vọng rằng với bài viết này, bạn đọc có thể áp dụng những kiến thức đó vào công việc kinh doanh của mình. Chúc các bạn thành công nhé!
Đọc thêm:
Hướng dẫn A-Z cách tạo tài khoản quảng cáo TikTok cho người mới
Chi phí chạy quảng cáo TikTok là bao nhiêu? Cách tối ưu chi phí quảng cáo TikTok