TIN TỨC
Danh mục
Bài viết mới nhất

Doanh số là gì? Phân biệt doanh số và doanh thu cực dễ hiểu

30/12/2023

Doanh số và doanh thu là gì? Có sự khác biệt gì giữa doanh thu và doanh số? Cả doanh số và doanh thu đều là yếu tố giúp doanh nghiệp xác định tình hình kinh doanh, năng lực tài chính… Bài viết này, Nhanh.vn sẽ chia sẻ Doanh số là gì? Phân biệt doanh số và doanh thu cực dễ hiểu cho mọi người cùng tham khảo.

Doanh số là gì? Phân biệt doanh số và doanh thu cực dễ hiểu

1. Doanh số là gì? Phân biệt doanh số và doanh thu

Doanh số bán hàng là tổng số lượng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp được bán ra trong một khoảng thời gian cụ thể. Tính doanh thu để xác định doanh số, chi phí, tiền thu được, tiền chưa thu được, tiền chưa thanh toán,...

Trong khi tổng doanh thu bao gồm tất cả các nguồn thu của doanh nghiệp: doanh số bán hàng, lợi nhuận từ đầu tư, các khoản thu nhập khác,... Doanh số bán hàng thì chỉ bao gồm số tiền mà doanh nghiệp nhận được từ kinh doanh hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ.

Phân biệt doanh số và doanh thu

Phân biệt doanh số và doanh thu

Doanh số bán hàng được sử dụng để đo lường hiệu suất bán hàng, là chỉ số để đánh giá thành công kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ hoặc dịch vụ.

Doanh thu

Doanh số

Thu nhập ròng của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi chi phí và thuế phải trảTổng thu nhập mà doanh nghiệp kiếm được trong thời gian kinh doanh cụ thể
Thu nhập mà doanh nghiệp có: tiền lãi, số tiền bán hàng hoặc thu nhập từ việc bán các loại tài sản khácChỉ bao gồm thu nhập từ bán hàng hóa chính doanh nghiệp kinh doanh, cung cấp
Lợi nhuận ròng trừ đi tổng chi phí trong khoảng thời gian cụ thể, cộng với thu nhập của doanh nghiệpDoanh số được tính trong một khoảng thời gian bán sản phẩm cụ thể
Có thể đến từ nhiều công ty/doanh nghiệp khác nhauThu nhập của công ty từ 1 hoạt động kinh doanh
Số tiền cuối cùng trong lợi nhuận ròng khi đã trừ hết tất cả mọi chi phí phải trảSố tiền lợi nhuận = Tổng Doanh số – Giá vốn hàng bán
Điểm cuối được xác định trong báo cáo lãi lỗ của doanh nghiệp sau khi khấu trừ được thực hiện từ tổng doanh thuĐiểm khởi đầu cho tất cả các báo cáo tài chính kinh doanh và phân tích.

Xem thêm: Mách nhỏ cách tính lương hiệu quả cho nhân viên theo doanh số bán hàng

2. Ý nghĩa và tầm quan trọng của doanh số đối với doanh nghiệp

Đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh

Doanh số là một chỉ số quan trọng để đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Con số này thể hiện tổng giá trị của các sản phẩm/dịch vụ bán ra trong khoảng thời gian nhất định. Dựa trên doanh số, chủ doanh nghiệp có thể đánh giá sự phát triể và hiệu quả trên thị trường.

Theo dõi doanh số theo thời gian, bạn có thể đánh giá mức độ tăng trưởng và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nếu doanh số tăng theo thời gian, thu hút được khách hàng, sẽ có khả năng cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành.

Ngược lại, nếu doanh số giảm, có thể doanh nghiệp cần giải quyết vấn đề để khắc phục khó khăn để thu hút khách hàng hơn, cạnh tranh trên thị trường. Doanh nghiệp cũng có thể cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ để tăng doanh số.

Xác định sự cạnh tranh và vị trí trên thị trường

Doanh số cũng giúp doanh nghiệp đánh giá được vị trí của mình trong ngành và so sánh với các đối thủ cạnh tranh có hiệu quả hay không. Nếu doanh số của doanh nghiệp vượt trội so với các đối thủ, nghĩa là doanh nghiệp đang đứng ở vị trí mạnh mẽ trên thị trường và khả năng cạnh tranh tốt hơn, người tiêu dùng biết đến nhiều hơn.

Xác định sự cạnh tranh và vị trí trên thị trường

Xác định sự cạnh tranh và vị trí trên thị trường

Ngược lại, nếu doanh số không đạt được mục tiêu hoặc thấp hơn so với đối thủ, doanh nghiệp cần xem xét lại chiến lược kinh doanh và điều chỉnh phù hợp để cải thiện hiệu suất.

Tạo nguồn tài chính cho doanh nghiệp

Doanh số cao đóng vai trò quan trọng trong việc lưu chuyển dòng tiền cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Dòng tiền vào giúp doanh nghiệp có tài chính để mua sắm thiết bị dụng cụ, các chiến dịch marketing, chi trả chi phí nguyên vật liệu, nhân công, chi phí quản lý,,... Doanh số cao cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp phát triển.

Lợi nhuận từ doanh số cao có thể được sử dụng để mở rộng quy mô hoặc phát triển sản phẩm/dịch vụ mới. Doanh số cao giúp thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, các đối tác kinh doanh,.. mở ra cơ hội cho doanh nghiệp phát triển, vay vốn, hợp tác,...

Đọc thêm: Top 7 phần mềm tính doanh thu bán hàng tốt nhất 2024

Thúc đẩy tăng trưởng doanh nghiệp

Doanh số cao đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng doanh nghiệp. Khi doanh số tăng, doanh nghiệp có thêm dòng tiền để đầu tư vào các hoạt động mở rộng kinh doanh: nhập thêm hàng hóa, mở rộng quy mô sản xuất, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, mở rộng thị trường, hợp tác và đầu tư vào các hoạt động khác nhằm nâng cao hiệu suất và tăng cường cạnh tranh.

Lợi nhuận từ doanh số cao cũng hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng. Khi doanh nghiệp đạt được doanh số cao và tạo ra lợi nhuận, khoản lợi nhuận này có thể được sử dụng để tái đầu tư mở rộng kinh doanh và tăng cường khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.

Ngoài ra, doanh số cao cũng góp phần tăng giá trị thương hiệu của doanh nghiệp. Đạt doanh số cao nghĩa là doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và có thương hiệu đáng tin cậy trong mắt khách hàng, thu hút khách hàng mới. Sự tăng trưởng và thành công trong doanh số sẽ tạo hình ảnh tích cực về doanh nghiệp, gia tăng giá trị thương hiệu đến với người tiêu dùng.

Tạo động lực cho nhân viên

Khi nhân viên làm việc hiệu quả và đạt mục tiêu doanh số, họ sẽ có cảm giác thành tựu khi làm việc. Đạt mục tiêu có thể tạo động lực cho nhân viên tiếp tục làm việc chăm chỉ và cố gắng đạt được kết quả tốt hơn trong tương lai. Đặc biệt, khi được công nhận những thành tích đó với phần thưởng xứng đáng, ghi nhận đóng góp, nhân viên sẽ có động lực, vui vẻ và tập trung làm việc hơn.

Tạo động lực cho nhân viên

Tạo động lực cho nhân viên

Doanh số cao thì doanh nghiệp sẽ có chính sách lương, thưởng cá nhân phù hợp. Khi nhân viên thấy được sự nỗ lực của họ trong công việc và được thưởng, tăng thu nhập, họ sẽ có động lực làm việc chăm chỉ, phát triển hơn trong tương lai. Điều này không chỉ mang lại lợi ích tài chính cho doanh nghiệp mà còn xây dựng sự tự tin cho từng nhân viên, giúp họ có sự tự tin giải quyết vấn đề, xử lý những thách thức mới và tìm cách giải quyết công việc bằng nhiều phương pháp tối ưu.

Tham khảo: Hiểu đúng về doanh thu thuần và những điều bạn không thể bỏ qua

Tạo sự khan hiếm

Sự khan hiếm trong sản phẩm/dịch vụ có thể tạo tâm lý khiến người tiêu dùng thấy sản phẩm hoặc dịch vụ đó độc đáo và có giá trị. Sự khan hiếm có thể kích thích khách hàng tìm hiểu, xem xét, mua hàng nhanh trước khi sản phẩm đó không còn có sẵn.

Sự khan hiếm khiến sản phẩm hoặc dịch vụ nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Khi một sản phẩm hoặc dịch vụ được quảng cáo là có số lượng hạn chế hoặc giá trị cao, có sẵn trong một thời gian nhất định sẽ gây tò mò và sự khao khát sở hữu sản phẩm từ phía khách hàng. Điều này vừa làm tăng giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ, đồng thời tạo ra một lợi thế bán hàng tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, khi sử dụng sự khan hiếm như chiến lược marketing, người quản lý cần đảm bảo rằng nó được áp dụng một cách minh bạch, công bằng và đặc biệt là mang lại lợi ích cho khách hàng. Việc tạo ra sự khan hiếm không nên gây ra sự hiểu nhầm, lừa đảo khách hàng hoặc tạo ra một tình huống không công bằng với mọi người. Thông tin về sự khan hiếm là phải truyền thông chính xác, nhất quán. Khách hàng nên biết được họ sẽ hưởng những lợi ích thực sự từ việc mua sắm hoặc sử dụng sản phẩm/dịch vụ như thế nào để tạo lòng tin và thu hút nhiều người tham gia.

Đảm bảo sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp

Doanh số là yếu tố quyết định để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nếu không có doanh số đáp ứng các chi phí hoạt động và tạo lợi nhuận, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn và đứng trước nguy cơ dẹp tiệm, phá sản. Doanh số cần đảm bảo và ổn định để có dòng tiền cho doanh nghiệp duy trì hoạt động, nguồn vốn đầu tư vào nâng cấp cơ sở hạ tầng, phát triển sản phẩm và mở rộng thị trường.

Tham khảo: TOP 8 app quản lý doanh thu, doanh số miễn phí trên điện thoại

3. Cách gia tăng doanh số bán hàng cho doanh nghiệp hiệu quả

Để tăng doanh số cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, có những bí quyết quan trọng mà bạn có thể tham khảo như sau:

Áp dụng chiết khấu đúng thời điểm để thúc đẩy hiệu quả kinh doanh. Chính sách giảm giá niêm yết với tỷ lệ phần trăm nhất định sẽ khuyến khích khách hàng chốt đơn, đặc biệt là khách hàng sỉ và nhà phân phối, các đại lý bán hàng. Tuy nhiên, các chính sách chiết khấu cần được lên kế hoạch theo sự kiện hoặc có chia giai đoạn để không làm cho khách hàng nghi ngờ về chất lượng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp hoặc bị chán vì giảm giá quá nhiều.

Áp dụng chiết khấu phù hợp

Áp dụng chiết khấu phù hợp

Quản lý cộng tác viên/đại lý bán hàng, chiết khấu riêng cho từng cộng tác viên/đại lý khác nhau để duy trì doanh thu, mở rộng mạng lưới phân phối, thu hút mọi người tham gia mạng lưới phân phối sản phẩm, dịch vụ.

Tạo giá bán sỉ cho khách sỉ mua số lượng lớn, giảm theo số tiền cố định hoặc cài đặt giá riêng dựa trên số lượng sản phẩm để mọi người thấy rõ số tiền chiết khấu khi nhập hàng. Bạn nên thiết lập điều kiện riêng để khách hàng được mua giá sỉ.

Bên cạnh việc bán hàng, áp dụng các dịch vụ đi kèm như giao hàng miễn phí, tặng kèm sản phẩm khi mua hóa đơn từ xxx VNĐ, tặng voucher cho lần mua sau với mức giá nhất định. Những chính sách này sẽ thúc đẩy khách hàng mua sắm nhiều hơn hoặc tiếp tục mua hàng trong tương lai.

Sử dụng hệ thống quản lý bán hàng hoặc các công cụ hỗ trợ tạo mã giảm giá trực tuyến để tạo mã giảm giá cho khách hàng sỉ. Mã giảm giá này khi khách hàng nhập vào để đặt đơn hàng sẽ được chiết khấu hoặc nhận được ưu đãi.

Quảng bá và phân phối mã giảm giá trên các kênh quảng cáo trực tuyến: Mạng xã hội Facebook, Email marketing, Trang web, Shopee, Lazada,.. để thông báo về chương trình khuyến mãi đến mọi người. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể cung cấp mã giảm giá cho khách hàng sỉ hiện tại qua email riêng, tin nhắn văn bản để khuyến khích các đợt đặt hàng.

Quảng cáo online

Quảng cáo online

Theo dõi và đánh giá hiệu quả các chương trình chiết khấu, mã giảm giá và đánh giá hiệu quả của chiến dịch khuyến mãi. Xem xét số lượng khách hàng mới, đơn hàng sỉ mới, doanh số bán hàng và lợi nhuận so với doanh thu để đánh giá xem chương trình có đạt được mục tiêu ban đầu hay không. Từ những báo cáo thực tế, bạn có thể điều chỉnh các chiến lược tiếp thị cho phù hợp với khách hàng, khu vực hoặc tùy chỉnh chương trình khuyến mãi để tối ưu hiệu quả.

Sự khan hiếm trong sản phẩm/dịch vụ có thể tạo tâm lý khiến người tiêu dùng thấy sản phẩm hoặc dịch vụ đó độc đáo và có giá trị. Sự khan hiếm có thể kích thích khách hàng tìm hiểu, xem xét, mua hàng nhanh trước khi sản phẩm đó không còn có sẵn.

Sự khan hiếm khiến sản phẩm hoặc dịch vụ nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Khi một sản phẩm hoặc dịch vụ được quảng cáo là có số lượng hạn chế hoặc giá trị cao, có sẵn trong một thời gian nhất định sẽ gây tò mò và sự khao khát sở hữu sản phẩm từ phía khách hàng. Điều này vừa làm tăng giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ, đồng thời tạo ra một lợi thế bán hàng tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Tăng tương tác và nhận diện thương hiệu bằng các chiến dịch như Giveaway, quay trúng thưởng để thu hút sự quan tâm của khách hàng và tạo ra một tương tác tích cực từ phía người tiêu dùng. Việc cung cấp phần thưởng với các giá trị hấp dẫn sẽ thu hút người tham gia chương trình. Số người tham gia đông giúp nâng cao nhận diện thương hiệu và tạo một hình ảnh tích cực, lan tỏa đến mọi người về doanh nghiệp của bạn.

Gia tăng khách hàng tiềm năng với các thông tin liên hệ hoặc thông tin đăng ký email, theo dõi trang mạng xã hội, chia sẻ bài viết từ người tiêu dùng trong các chiến dịch mà doanh nghiệp triển khai. Với những thông tin này, doanh nghiệp có thể chăm sóc, tương tác với khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả. Đây chính là cơ sở dữ liệu khách hàng quý giá mà doanh nghiệp sở hữu, thực hiện tiếp thị và quảng bá tới nhóm khách hàng rộng hơn.

Đọc thêm: Biên lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin) là gì? Cách tính, ví dụ

4. Các công thức tính doanh số, doanh thu thông dụng nhất

Doanh số là tổng giá trị của tất cả các sản phẩm hoặc dịch vụ đã được bán ra trong một khoảng thời gian nhất định.

Trong đó:

  • Số lượng sản phẩm, dịch vụ bán ra: Là số lượng sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp đã bán ra trong một khoảng thời gian cụ thể
  • Giá bán: Là giá tại thời gian cụ thể đó, doanh nghiệp bán sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng.

Doanh số = Giá bán sản phẩm x Dịch vụ/Số lượng sản phẩm bán ra

Doanh số bán hàng là tổng giá trị thu được từ tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài doanh số bán hàng, doanh thu tổng bao gồm các nguồn thu từ thuê, lợi nhuận từ đầu tư, bán tàn sản, doanh thu từ các dịch vụ phụ trợ

Doanh số bán hàng = Giá bán x Dịch vụ ghi nhận bán ra và đã thu tiền về, số lượng sản phẩm

Doanh thu tổng = Doanh thu từ tất cả hoạt động của doanh nghiệp + Doanh số bán hàng

Doanh thu thuần là doanh thu tổng sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ (như giảm giá, hoàn trả) và thuế phải trả. Doanh thu thuần thể hiện số tiền thực tế mà doanh nghiệp thu được sau khi đã trừ đi các yếu tố chi phí và thuế.

Doanh thu thuần = Doanh thu tổng – (các khoản giảm trừ + thuế)

Doanh thu ròng là doanh thu tổng sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ, thuế và các chi phí khác như chi phí vận chuyển, nhân viên, quảng cáo, điện nước,... Doanh thu ròng thể hiện số tiền thuần tuổi sau khi đã xử lý tất cả các yếu tố chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Doanh thu ròng = Doanh thu tổng – (các khoản giảm trừ + thuế + các chi phí khác)

Để đánh giá hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp cần theo dõi cẩn thận cả doanh số bán hàng và doanh thu. Nếu doanh số vượt mục tiêu và mức chênh lệch giữa doanh thu và chi phí là số dương thì doanh nghiệp đang đạt được lợi nhuận. Tuy nhiên, để duy trì lợi nhuận bền vững, doanh nghiệp cần xem xét cả doanh thu và cân đối chi phí để đảm bảo rằng hoạt động kinh doanh được tối ưu, năng suất.

Trên đây là bài viết chia sẻ Doanh số là gì? Phân biệt doanh số và doanh thu cực dễ hiểu giúp mọi người nắm kiến thức cơ bản. Cảm ơn các bạn đã đọc!

social
5/5 (1 vote)

Nhanh.vn - Phần mềm bán hàng đa kênh

Tốt nhất, được sử dụng nhiều nhất
Hơn 100.000 cửa hàng đã tin dùng
Dùng thử miễn phí

CÔNG TY CỔ PHẦN NHANH.VN

Địa chỉ: 102 Thái Thịnh, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Số Giấy CNĐKDN: 0108824877, đăng kí lần đầu ngày 17/07/2019. Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội - Phòng đăng kí kinh doanh

Địa chỉ văn phòng:

Toà nhà GP Invest, 170 La Thành, Đống Đa, Hà Nội

Tầng 3, Số 70 Lữ Gia, Phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Tài khoản ngân hàng:

Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank)

Số tài khoản: 22823456666

Chủ tài khoản: Công ty cổ phần Nhanh.vn

Tải mobile app: Nhanh.vn

Nhanh.vn Android App Nhanh IOS App

Tài liệu cho developer

API Documentation

Lĩnh vực kinh doanh:

- Phần mềm quản lý bán hàng

- Thiết kế website

- Cổng vận chuyển

Điều khoản và chính sách và chính sách sử dụng các dịch vụ phần mềm