TIN TỨC
Danh mục
Bài viết mới nhất

Hiểu đúng về doanh thu thuần và những điều bạn không thể bỏ qua

12/08/2024

Doanh thu thuần là một khái niệm không còn mới mẻ đối với các nhà kinh doanh. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể định nghĩa một cách chính xác được doanh thu thuần là gì? Ở bài viết hôm nay, hãy cùng Nhanh.vn tìm hiểu những điều liên quan đến doanh thu thuần nhé.

Nội dung chính [hide]

1. Doanh thu thuần là gì?

Tên tiếng anh của doanh thu thuần là Net Revenue. Doanh thu thuần bạn đọc nên hiểu đơn giản đó là khoản doanh thu thực, là doanh thu bán hàng hóa sản phẩm khi không có sự cộng thêm của các khoản thuế, hay các khoản giảm trừ doanh thu khác.

Ví dụ trong hóa đơn của các siêu thị, doanh thu thuần (doanh thu thực) của họ chính là số lượng sản phẩm * đơn giá mà không phải chịu thêm bất cứ khoản phát sinh nào khác.

Trên đây là định nghĩa cơ bản nhất của doanh thu thuần,ngoài ra, còn có những định nghĩa khác giúp cho bạn có cái nhìn rõ ràng và cụ thể hơn về loại doanh thu này:

  • Doanh thu thuần là doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được tạo ra bằng công nghệ được chuyển giao, tính theo phần hóa đơn bán hàng, trừ đi thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu (nếu có được ghi trong hóa đơn bán hàng).
  • Doanh thu thuần là doanh thu không kèm thuế (có nghĩa là doanh thu trước thuế thu nhập của doanh nghiệp).

2. Doanh thu thuần dùng để làm gì?

Doanh thu thuần được sử dụng để xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được đánh giá bằng việc doanh nghiệp nhân được lỗ hay lãi để xác định phương hướng kinh doanh lại trong thời gian sắp tới. Doanh thu thuần là một trong những yếu tố tiên quyết để xác định kết quả của hoạt động của công ty như thế nào. Công thức để xác định được kết quả hoạt động kinh doanh = Doanh thu thuần - Giá vốn - Chi phí quản lý kinh doanh. 
Doanh thu thuần trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 
Theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC thì nội dung và kết cấu của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh như sau: 
Tại đây thì Doanh thu thuần có mã số 10, là phát sinh bên nợ của TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” với bên có của TK 911 "Xác định kết quả kinh doanh”.

3. Công thức tính doanh thu thuần

Theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC, công thức tính doanh thu thuần được tính như sau:

  • Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể của doanh nghiệp - Chiết khấu bán hàng - Hàng bán bị trả lại - Giảm giá hàng bán - Thuế gián thu.

Hoặc tổng quát như sau:

  • Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể của doanh nghiệp (doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ) - Các khoản giảm trừ doanh thu (bao gồm: thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, và thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp đối với những doanh nghiệp áp dụng thuế VAT theo phương pháp khấu trừ trực tiếp).

Lưu ý

Đây là lưu ý này đặc biệt quan trọng, có khá nhiều người còn đang mắc phải đó là: Doanh thu từ hoạt động tài chính là doanh thu thuần. Điều này sai hoàn toàn nhé, vì vậy hãy chú ý rằng không được liệt kê doanh thu từ hoạt động tài chính vào doanh thu thuần và hãy luôn nhớ rằng doanh thu từ hoạt động tài chính không là doanh thu thuần.

Tham khảo: TOP 8 app quản lý doanh thu miễn phí trên điện thoại tốt nhất

4. Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu thuần

4.1. Chất lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ tiêu thụ

Chất lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ tiêu thụ

Chất lượng sản phẩm được thể hiện qua kiểu dáng, mẫu mã, khả năng thỏa mãn nhu cầu của thị trường… Chất lượng của hàng hóa, dịch vụ ảnh hưởng đến giá thành của hàng hóa, dịch vụ. Vì vậy ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm.

Nếu chất lượng sản phẩm cao thì giá bán sẽ cao và ngược lại, chất lượng không đảm bảo thì giá thành thấp. Chất lượng sản phẩm như thế nào sẽ quyết định mức độ tín nhiệm đối với người tiêu dùng. Là một trong 3 yếu tố cơ bản tạo ra sự cạnh tranh, là yếu tố then chốt ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Đây là một yếu tố chủ quan của doanh nghiệp, thể hiện trình độ chất lượng nhân công của doanh nghiệp, khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, kinh nghiệm quản lý của chủ doanh nghiệp.

4.2. Khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ

Khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ

Khối lượng sản phẩm sản xuất ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Sản phẩm sản xuất ít, nhu cầu tiêu thụ lớn (cung < cầu). Điều này dẫn đến doanh thụ của doanh nghiệp cao. 

Sản phẩm sản xuất ra vượt quá nhu cầu của thị trường (cung > cầu). Sản phẩm không tiêu thụ hết, hàng tồn kho nhiều, gây ảnh hưởng xấu đến kết quả sản xuất kinh doanh. 

Do đó doanh nghiệp cần nắm rõ nhu cầu thị hiếu của thị trường, khả năng tiêu thụ các sản phẩm từ đó xác định khối lượng sản phẩm sản xuất cho phù hợp.

Đây là yếu tố mang tính chủ quan của đơn vị sản xuất, phản ánh quá trình tìm hiểu thị trường và công tác tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

4.3. Kết cấu mặt hàng tiêu thụ

Trong nền kinh tế hiện đại, nhu cầu của con người ngày càng đa dạng và phong phú. Mỗi doanh nghiệp có thể đồng thời sản xuất và kinh doanh nhiều mặt hàng với kết cấu khác nhau. Kết cấu mặt hàng là tỷ trọng về giá trị của một mặt hàng so với tổng giá trị toàn bộ các mặt hàng trong một kỳ cố định. 

Nếu tăng tỷ trọng của sản phẩm có mức sinh lời cao, giảm tỷ trọng của mặt hàng có mức sinh lời thấp (mức lợi nhuận cá biệt không đổi) thì tổng lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên, và ngược lại. 

Thay đổi kết cấu mặt hàng tiêu thụ sẽ khiến cho doanh thu của doanh nghiệp thay đổi. Trong thị trường cạnh tranh hiện nay thì việc giữ chữ “tín” với khách hàng là một điều quan trọng, quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp. 

Doanh nghiệp có thể thay đổi kết cấu mặt hàng để phù hợp với thị yếu và tăng doanh thu. Tuy nhiên cần đảm bảo chất lượng sản phẩm và  uy tín với khách hàng

Xem thêm: Lợi nhuận thuần là gì? Kiểm soát lợi nhuận tối ưu hiệu quả hoạt động kinh doanh

4.4. Thị trường tiêu thụ và chính sách bán hàng hợp lý

Thị trường tiêu thụ và chính sách bán hàng hợp lý

Đây là nhân tố ảnh hưởng lớn đến doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp. Nếu sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường, được thị trường chấp nhận việc tiêu thụ sẽ trở nên dễ dàng hơn. Nếu thị trường tiêu thụ cả ở trong và ngoài nước thì doanh nghiệp sẽ dễ dàng tăng khối lượng tiêu thụ từ đó giúp doanh thu tăng theo. 

Muốn nâng cao doanh thu bán hàng, phải biết vận dụng phương thức thanh toán hợp lý, chính sách bán hàng phù hợp. Cần đảm bảo đầy đủ kiểm kê xuất, nhập, tồn hàng hóa theo đúng nguyên tắc kế toán. 

Nếu thanh toán quốc tế, cần đảm bảo thu hồi tiền hàng một cách đầy đủ, an toàn. Doanh nghiệp cần tuân thủ các nguyên tắc, giấy tờ liên quan đến tiền tệ, địa điểm, thời gian và phương thức thanh toán.

4.5. Giá bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ

Giá bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ

Trong điều kiện các yếu tố không đổi, giá cả hàng hóa dịch vụ tăng đồng nghĩa doanh thu bán hàng sẽ tăng lên, và ngược lại.

Tuy nhiên, khi tăng giá cả của hàng hóa thì thường khối lượng tiêu thụ sản phẩm có xu hướng giảm. Còn nếu khi giảm giá cả thì khối lượng tiêu thụ có xu hướng tăng.

Trong một số trường hợp, tăng giá không phải biện pháp thích hợp để tăng doanh thu. Nếu giá cả tăng không hợp lý sẽ làm cho việc tiêu thụ sản phẩm khó khăn, tồn kho hàng hóa, doanh thu giảm xuống. Giá cả tăng hay giảm một phần do quan hệ cung – cầu trên thị trường quyết định. Chính vì thế doanh nghiệp cần đưa ra một chính sách giá hợp lý.

5. Cách quản lý doanh thu thuần của chủ shop

Quản lý theo thời gian thực

Người quản lý sẽ đánh giá kết quả kinh doanh bằng cách cập nhật theo thời gian thực, ngay khi các hóa đơn vừa được xuất ra, doanh số thanh toán,........ đều được gửi ngay tới người quản lý qua điện thoại.

Nếu người quản lý bận không kịp cập nhật tình hình kinh doanh hàng ngày thì phần mềm quản lý trên điện thoại sẽ tự động thông báo số lượng doanh thu và số lượng hóa đơn của ngày hôm trước vào 7h sáng (hoặc theo giờ người quản lý mặc định sẵn) dưới dạng tin báo “notification”.

Thông qua báo cáo đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh người quản lý cũng dễ dàng quản lý nhân viên một cách hiệu quả.

Quản lý theo đối tượng

Người quản lý sẽ tra cứu doanh số, lợi nhuận, hóa đơn, hàng tồn kho của từng cửa hàng trong chuỗi quản lý.

Thông qua đó để so sánh hoạt động kinh doanh giữa các cửa hàng với nhau nhằm tìm ra phương pháp hoạt động kinh doanh tốt nhất cho mỗi cửa hàng. Mọi dữ liệu kinh doanh có thể nắm bắt nhanh chóng, thuận tiện chỉ qua một chiếc điện thoại mà không cần báo cáo hay phải di chuyển.

6. Một số vấn đề liên quan đến doanh thu thuần

Bên cạnh những thông tin chính về doanh thu thuần, chúng tôi sẽ cung cấp thêm cho bạn những thông tin khác có liên quan đến phần doanh thu này như tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần, doanh thu ròng.

6.1. Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần (ROS)

Công thức tính: 

ROS = Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần. 

Ý nghĩa: 

  • Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần cho biết với một đồng doanh thu thuần từ bán hàng và công cấp dịch vụ sẽ tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận. 
  • Tỷ suất này càng lớn thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng cao. 

6.2 Doanh thu ròng

Chắc hẳn bạn đọc cũng đã nghe nhiều đến doanh thu ròng, doanh thu ròng là loại doanh thu có liên quan đến lãi suất, lãi vay. 

Doanh thu ròng chính là chênh lệch từ tổng doanh thu từ các nguồn liên quan tới thu nhập từ hoạt động và phi hoạt động và tổng tất cả các chi phí liên quan đến hoạt động kể cả hoạt động hành chính, bảo trì đầy đủ, thuế và thanh toán thay thế,nhưng trừ các khoản trích lập khấu hao, các khoản lãi và phí và tiền lãi  hoạt động phi tiền mặt và các khoản chi phí khác từ nợ. 

Công thức tính doanh thu ròng

Doanh thu ròng = (thu nhập từ bán hàng và các dịch vụ khác + thu nhập tài chính) - (chi phí bán hàng + chi phí tài chính + chi phí quản lý + thuế + thanh toán thay thế) + các khoản khấu hao + thanh toán lãi vay + tiền lãi hoạt động tiền mặt.

6.3 Lưu ý khi kết chuyển doanh thu thuần

- Kết chuyển doanh thu thuần: (theo Thông tư 200)

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.

- Khi cửa hàng của bạn áp dụng theo thông tư 200, thì ngoài việc hạch toán kết chuyển doanh thu thuần cần thêm bút toán là hạch toán kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu:

- Kết chuyển doanh thu các khoản chiết khấu giảm giá bán hàng, chiết khấu thương mại, hàng bán bị đổi trả, các khoản làm giảm doanh thu khác phát sinh trong kỳ trừ vào doanh thu thực tế trong kỳ để xác định doanh thu thuần:

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu.

7. Sự khác nhau giữa doanh thu thuần và doanh thu, doanh thu thuần và lợi nhuận

7.1. Sự khác nhau giữa doanh thu thuần và doanh thu

Định nghĩa

Doanh thu thuần là khoản doanh thu bán hàng, bán sản phẩm sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu như: thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, các khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại, hoặc doanh thu của hàng hóa bị trả lại. (như đã phân tích ở trên).
Doanh thu hay còn được gọi là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ giá trị được thực hiện bởi hoạt động bán hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm,...

Công thức tính

Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể của doanh nghiệp - Chiết khấu bán hàng - Hàng bán bị trả lại - Giảm giá hàng bán - Thuế gián thu.
Doanh thu = Tổng giá trị đơn hàng/sản phẩm bán ra * Đơn giá mỗi của sản phẩm + Các khoản thu phí phụ khác.

7.2. Sự khác nhau giữa doanh thu thuần và lợi nhuận

Như đã nói ở trên, đến phần này nhanh.vn xin được phân tích chi tiết, sâu sắc hơn về lợi nhuận bởi đã có không ít bạn nhầm lẫn về sự khác biệt này. Chúng ta tưởng chúng giống nhau, nhưng nó thực sự rất khác nhau đấy. Doanh thu thuần và kể cả là doanh thu không được coi là lợi nhuận. Công ty của bạn có thể có doanh thu cao, nhưng chưa chắc lợi nhuận cao đồng nghĩa với việc công ty đã thực sự có lãi chưa khi mà có thể vốn đầu tư kinh doanh của bạn cũng đã cao.

Định nghĩa:

Doanh thu thuần là khoản doanh thu bán hàng, bán sản phẩm sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu như: thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, các khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại, hoặc doanh thu của hàng hóa bị trả lại. (như đã phân tích ở trên).
Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trừ đi giá thành toàn bộ hàng hóa, sản phẩm đã tiêu thụ và thuế theo quy định của pháp luật (trừ thuế lợi tức). Có 02 (hai) loại loại lợi nhuận là lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận trước thuế.

Công thức tính:

  • Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể của doanh nghiệp - Chiết khấu bán hàng - Hàng bán bị trả lại - Giảm giá hàng bán - Thuế gián thu.
  • Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu thuần - Các khoản giá vốn bán hàng, chi phí bán hàng, chi phí doanh nghiệp.
  • Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho ngân sách nhà nước trong kỳ.

Có 02 (hai) trường hợp như sau.

  • Nếu lợi nhuận sau thuế >0 thì doanh nghiệp lãi.
  • Nếu lợi nhuận sau thuế <0 thì doanh nghiệp lỗ.

Vậy nên, căn cứ vào lợi nhuận mà có thể biết được tình hình lãi, lỗ của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần có những hành động, phương thức kinh doanh như thế nào trong thời gian tới để đạt được lợi nhuận cao.

Hy vọng rằng bài viết đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích cho công việc kinh doanh của mình.

social
5/5 (1 vote)

Nhanh.vn - Phần mềm bán hàng đa kênh

Tốt nhất, được sử dụng nhiều nhất
Hơn 100.000 cửa hàng đã tin dùng
Dùng thử miễn phí

CÔNG TY CỔ PHẦN NHANH.VN

Địa chỉ: 102 Thái Thịnh, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Số Giấy CNĐKDN: 0108824877, đăng kí lần đầu ngày 17/07/2019. Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội - Phòng đăng kí kinh doanh

Địa chỉ văn phòng:

Tầng 3, Hà Thành Plaza, 102 Thái Thịnh, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Hà Nội

Tầng 3, Số 70 Lữ Gia, Phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Tài khoản ngân hàng:

Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank)

Số tài khoản: 22823456666

Chủ tài khoản: Công ty cổ phần Nhanh.vn

Tải mobile app: Nhanh.vn

Nhanh.vn Android App Nhanh IOS App

Tài liệu cho developer

API Documentation

Lĩnh vực kinh doanh:

- Phần mềm quản lý bán hàng

- Thiết kế website

- Cổng vận chuyển

Điều khoản và chính sách và chính sách sử dụng các dịch vụ phần mềm