TIN TỨC
Danh mục
Bài viết mới nhất

Cách trang trí bàn thờ ngày Tết 2024 và những kiêng kỵ cần lưu ý

12/01/2024

Bạn đã chuẩn bị bày ban thờ ngày Tết Nguyên Đán chưa. Có những nguyên tắc và vật dụng thiết yếu nào cần bày trên bàn thờ? Bài viết này, Nhanh.vn sẽ giới thiệu Cách trang trí bàn thờ ngày Tết 2024 và những kiêng kỵ cần lưu ý.

Cách trang trí bàn thờ ngày Tết 2024 và những kiêng kỵ cần lưu ý

1. Ý nghĩa khi trang trí bàn thờ ngày Tết

Truyền thống quý báu của người Việt Nam là "Uống nước nhớ nguồn - Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Từ bao đời nay, truyền thống này vẫn không hay đổi theo thời gian. Chúng ta có thể thấy được qua tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, các phong tục văn hoá Việt vào dịp lễ, Tết. Đặc biệt, vào cuối năm và đầu năm mới, việc tôn vinh ông bà tổ tiên trở nên đặc biệt quan trọng.

Ý nghĩa khi trang trí bàn thờ ngày Tết

Ý nghĩa khi trang trí bàn thờ ngày Tết

Khi năm cũ sắp kết thúc và năm mới đang đến gần, mọi người trong gia đình đều hướng về gia đình của mình. Chúng ta bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, sửa soạn bàn thờ như một nghi thức mà gia đình nào cũng làm trong dịp Tết. Lễ nghi này được xem như một cách báo cáo về một năm vừa trải qua, cầu nguyện và hy vọng cho năm mới tốt đẹp.

Bàn thờ gia tiên trong nhà được coi là nơi linh thiêng nhất, không chỉ thể hiện sự kính trọng của con cháu đối với các bậc tiền nhân, mà còn được coi là nơi tổ tiên phù hộ cho gia đình. Vì vậy, việc trang trí bàn thờ ngày Tết rất quan trọng.

Thường thì, các gia đình bắt đầu lau dọn và trang trí bàn thờ khoảng sau 20 tháng Chạp và chuẩn bị chu tất mọi thứ trước đêm Giao thừa. Tuy nhiên, mọi người thường dọn dẹp sau khi đã tổ chức lễ cúng ông Công, ông Táo. Quan niệm xưa tin rằng từ ngày 23 tháng Chạp đến đêm Giao thừa là thời gian "Ông Bà đi chầu Trời". Do đó, mọi người trong gia đình có thể sắm sửa và trang trí bàn thờ Tết chỉn chu, trang nghiêm nhất, để đón chào ông bà trở về năm mới.

Đọc thêm: 15+ ý tưởng trang trí phòng khách ngày Tết đón tài lộc đầu xuân

2. Cách trang trí bàn thờ ngày Tết

2.1 Các vật dụng thiết yếu bày trên bàn thờ

Trên bàn thờ vào ngày Tết, các vật dụng và đồ trang trí sẽ được bố trí khác nhau tùy theo vùng miền và truyền thống của từng gia đình. Tuy nhiên, những đồ vật cơ bản mà nhiều gia đình thường dùng để trang trí bàn thờ vào dịp Tết đến xuân về gồm có:

Bát hương: Trên bàn thờ thường có ba bát hương, mọi người sẽ thắp hương cho Thần linh chủ quản ở bát lớn chính giữa, một bát hương nhỏ bên trái cho Bà Cô Ông Mãnh, và một bát hương nhỏ bên phải cho các gia tiên trong gia đình.

Đèn dầu/chân nến: Trên bàn thờ thường được đặt hhai đèn dầu hoặc hai chân nến hai bên, tượng trưng cho mặt trời và mặt trăng. Đèn dầu sẽ soi sáng, xua đuổi những điều xui xẻo, tối tăm và mang lại những điều may mắn.

Đài thờ: Vật đại diện cho sự hòa thuận, sung túc của các anh em trong gia đình. Đài thờ thường có 3 lọ để chứa rượu, muối, gạo. Đi kèm với đài thờ là bộ 3 chén kỷ làm bát nước.

Lọ hoa: Cắm hoa cúng cho bàn thờ ngày Tết, một số gia đình sẽ để  2 lọ hoa đặt 2 bên.

Mâm bồng thường được dùng để bày biện hoa quả, đồ cúng lên bàn thờ mỗi khi cúng bái. Mâm bồng là tấm lòng biết ơn của gia chủ đối với tổ tiên.

Bộ bát cơm và đũa thờ: Bộ bát cơm và đũa chỉ dùng cho việc mời cơm cúng gia tiên vào mỗi mùng 1, 2, 3 và tới mùng 7, tùy theo quan niệm của mỗi gia đình.

Các vật dụng thiết yếu bày trên bàn thờ

Các vật dụng thiết yếu bày trên bàn thờ

Ngoài các vật dụng trên, bàn thờ của các gia đình có thể có thêm bài vị, lư hương, tranh/ảnh thờ, hoành phi, tượng thờ, câu đối, hạc thờ...

Đọc ngay: Bài cúng tất niên 2024 - Văn khấn trong nhà, ngoài trời, cơ quan

2.2 Sơ đồ bày biện và trang trí bàn thờ

Trước khi trang trí và sắp xếp bàn thờ thì chúng ta cần biết đồ dùng thờ cúng đặt ở vị trí nào là hợp lý trên bàn thờ.

Bát hương: Bạn nên đặt bát hương ở phía trước ảnh thờ và để ở chính giữa bàn, cách mép rìa bàn thờ một khoảng đủ rộng để đảm bảo đủ chỗ cho các chén/bát nước cúng đặt lên khi cúng trước bát hương. Đặt khoảng cách phù hợp để bát hương không bị rơi.

Đèn dầu/chân nến: Đặt đèn dầu hoặc một số gia đình sử dụng chân nến ở hai bên sát mép rìa ngoài của bàn thờ. Không gian ở giữa để bố trí các vật dụng khác.

Đài thờ thường sẽ đặt bên trái phía sau của đèn dầu hoặc chân nến.

Lọ hoa: Bạn có thể đặt 2 bình hoa hai bên để cắm hoa trang trí bàn thờ.

Mâm bồng: Đặt trước bát hương để chưng mâm ngũ quả. Một số gia đình có thể chia làm ba mâm bồng nhỏ nếu bàn có diện tích rộng.

Bát cơm và đũa thờ: Đặt bên phải, bên cạnh và đặt phía sau bát hương một khoảng cách vừa đủ.

Sơ đồ sắp xếp các vật dụng thờ cúng trên bàn thờ gia tiên tùy mỗi vùng miền, gia dình khác nhau sẽ có thêm hoặc bớt đồ dùng. Tuy nhiên, bát hương, đài thờ, lọ hoa, đèn thờ/chân nến, mâm bồng, bát cơm và đũa thờ là những thứ không thể thiếu.

Sơ đồ bày biện và trang trí bàn thờ

Sơ đồ bày biện và trang trí bàn thờ

Nếu trên bàn thờ có đặt Ngai thờ và Lư hương, bạn có thể bố trí thêm:

  • Ngai thờ đặt ở vị trí trung tâm, cao hơn các đồ thờ cúng khác và không bị che. Ngai thờ thường đại diện cho tổ tiên hoặc vị thần để thờ cúng trong gia đình.
  • Lư hương thường đặt đối diện, ở phía sau bát hương. Lư hương sẽ được đặt cao hơn so với bát hương. Việc đặt lư hương cao hơn bát hương nhằm thể hiện sự tôn trọng và tôn vinh vị trí đó trong nghi lễ thờ cúng.

2.3 Hướng dẫn lau dọn

Lau dọn bàn thờ

Việc lau dọn bàn thờ trong các gia đình có quan niệm tín ngưỡng thường có trình tự cụ thể. Thời gian lau dọn là sau ngày 23 tháng Chạp cho đến trước đêm giao thừa. Đầu năm mới giao thừa phải chỉn chu mọi thứ, tuân thủ kiêng kỵ quét dọn trong ngày đầu năm để tránh mất tài lộc và may mắn trong nhà.

Trước khi bắt đầu lau dọn, bạn nên tắm rửa sạch sẽ và tự làm không nhờ người khác giúp đỡ. Đồng thời, bạn có thể thắp nén nhang thông báo, xin phép tổ tiên và lau dọn sau khi hương cháy hết.

Lau dọn bàn thờ

Lau dọn bàn thờ

Khi lau dọn, cần mở rộng cửa trong nhà, dùng khăn sạch và đồ dùng lau riêng. Lau dọn từ phía trên xuống dưới để tránh bụi rơi xuống, dọn đến đâu sạch đến đó. Bạn có thể chuẩn bị thêm bàn để đặt các đồ thờ cúng xuống trong quá trình lau dọn. Nếu gia đình có bài vị thần linh và bài vị gia tiên thì để riêng, sau khi dọn xong xếp lại ngay ngắn, đúng vị trí, thứ tự và không xê dịch quá nhiều.

Sắp xếp, trang trí bàn thờ ngày Tết

Trang trí bàn thờ trong ngày Tết, chúng ta có thể sử dụng hoa, trái cây, bánh chưng:

  • Trang trí bàn thờ bằng hoa: Trong ngày Tết, chúng ta nên chọn các loại hoa phù hợp để trưng bày trên bàn thờ. Một số loài hoa phù hợp: hoa cúc vàng, hoa cúc vạn thọ, hoa lay ơn (hoa huệ ta),  hoa đồng tiền, hoa đào và hoa mai. Người ta quan niệm rằng những loài hoa có màu sắc đỏ hoặc vàng sẽ mang lại may mắn và tài lộc.
  • Trang trí bàn thờ bằng trái cây: Mỗi khi cúng vào dịp quan trọng, bàn thờ không thể thiếu các loại trái cây. Ngoài mâm ngũ quả, các gia chủ thường trang trí thêm dưa hấu, dưa vàng hoặc quả phật thủ để cầu sự giàu có và sung túc. Bạn có thể sắp xếp cân đối và có thể trưng theo cặp trên bàn thờ.

Xem ngay: Hướng dẫn cách cúng thần tài đúng phong thuỷ và chuẩn nhất 2024

3. Những nguyên tắc bày bàn thờ ngày Tết

Trên bàn thờ trong ngày Tết, chúng ta cần sắp xếp các đồ để thờ và đồ cúng cẩn thận. Đồ để thờ là những vật phẩm cố định trên bàn thờ và không di chuyển lư hương, bát hương. Các đồ để thờ bao gồm trái cây, các đĩa, vàng mã, bát, chén, hình tượng thần linh, và các vật phẩm thờ khác,...

Mâm ngũ quả ngày Tết

Mâm ngũ quả ngày Tết

Khi trang trí mâm ngũ quả, mọi người thường chọn 5 màu sắc khác nhau, tượng trưng cho 5 hành trong Ngũ hành: Kim - Mộc Thủy - Hỏa - Thổ. Hoặc một số gia đình có thể chọn các loại quả có cách phát âm tương tự để thể hiện sự mong muốn đạt được trong năm mới, ví dụ như mãng cầu, đu đủ, sung, dừa, xoài,...

Trước hết, để trang trí bàn thờ ngày Tết, chúng ta cần xác định vị trí sắp xếp phù hợp:

  • Ngai thờ: Ngai thờ được đặt ở vị trí trung tâm và cao nhất trên bàn thờ, không bị che lấp bởi các đồ khác.
  • Bát hương: Bát hương được đặt trước ảnh thờ và nằm chính giữa.
  • Lư hương: Lư hương được đặt đối diện, phía sau bát hương.
  • Đèn dầu hoặc chân nến đặt ở hai bên sát rìa bàn thờ.
  • Đài thờ và chóe thờ: Đài thờ và chóe thờ được đặt phía sau đèn dầu hoặc chân nến, phía bên trái.
  • Mâm bồng: Mâm bồng để trước bát hương để chưng ngũ quả.
  • Bát cơm và đũa thờ: Bát cơm và đũa thờ đặt bên phải, phía sau bát hương  một chút.
  • Lọ hoa đặt 2 bên bàn thờ, để tạo điểm nhấn và thêm sắc màu.

Lưu ý:

  • Khi trang trí bàn thờ bằng hoa, chúng ta nên chọn các loại hoa đào, hoa mai, lay ơn, hoa cúc vàng, đồng tiền.
  • Các gia chủ có thể đặt bánh chưng để thể hiện lòng biết ơn đối với các bậc cha mẹ. Bánh chưng thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn.

Tham khảo: 10 bí quyết phong thuỷ thu hút tài lộc của dân kinh doanh

4. Những điều kiêng kỵ khi trang trí bàn thờ đón Tết Nguyên Đán

Khi dọn dẹp và bày biện bàn thờ Tết, chúng ta cần lưu ý những vấn đề sau để tránh những điều kiêng kỵ gây ảnh hưởng đến năm mới, tổ tiên:

Vị trí đặt bàn thờ

Kê bàn thờ dựa sát tường để đảm bảo vững chắc và trang nghiêm. Phòng đặt bàn thờ là phòng yên tĩnh, ít người qua lại để không ảnh hưởng không gian thờ cúng. Tuyệt đối không đặt bàn thờ đối diện với bếp và giường ngủ hay gần nhà tắm, nhà vệ sinh.

Về phương hướng phong thủy, không đặt bàn thờ ở vị trí Đông Bắc hướng ra Tây Nam và ngược lại để tránh những điều không may mắn. Bàn thờ không đặt quay ngược hướng so với cửa chính, không đặt tại cửa ra vào nhà.

Vị trí đặt bát hương

Đặt bát hương ở chính giữa bàn thờ tượng trưng cho việc tổ tiên chứng giám cho gia đình, dẫn dắt hương linh, thần thánh cai quản.

Đặc biệt lưu ý khi dọn dẹp hoặc trang trí bàn thờ là tránh xê dịch bát hương trong quá trình dọn dẹp hoặc sắp xếp lại bàn thờ. Đối với vật thờ cúng như bát hương, cần cẩn thận và hạn chế làm đổ vỡ.

Rút bớt chân nhang ra khỏi bát hương khi dọn dẹp. Tuy nhiên, chúng ta nên để lại một ít chân nhang với số lẻ như 3, 5, 7... Những chân nhang đã rút ra bạn có thể hóa vàng hoặc rải đi trên sông, không vứt vào thùng rác.

Hoa trang trí bàn thờ Tết

Sử dụng hoa tươi đã cắt tỉa, cắm vào bình để trang trí bàn thờ. Bạn nên cắm hoa sao cho xung quanh đối xứng, có thể điều chỉnh độ cao phù hợp. Tránh sử dụng chậu cây vì đất trong chậu có thể làm bẩn mặt bàn thờ.

Hạn chế sử dụng hoa giả và hoa nhựa vì đây được coi là điều tối kỵ trong văn hóa truyền thống. Hãy chú ý khi chọn loại hoa để trang trí bàn thờ. Tránh sử dụng các loại hoa như phù dung, phong lan, hoa dâm bụt, hoa nhài. Hãy lựa chọn những loại hoa mang ý nghĩa tích cực và phù hợp trong ngày Tết.

Lễ vật, đồ cúng trên bàn thờ Tết

Trang trí bàn thờ trong ngày Tết là một nghi lễ trọng đại và mang ý nghĩa sâu sắc trong văn hóa truyền thống của người Việt Nam.

Chuẩn bị đồ cúng và lễ vật đầy đủ gồm mâm ngũ quả, rượu, nước, tiền vàng. Rượu và nước đại diện mời gọi linh hồn tổ tiên về, tiền vàng tượng trưng cho sự phú quý và thịnh vượng, còn mâm ngũ quả thể hiện sự tôn trọng và cảm tạ đối với tổ tiên.

Lễ vật, đồ cúng trên bàn thờ Tết

Lễ vật, đồ cúng trên bàn thờ Tết

Nến được xem là nguồn sáng, tượng trưng cho sự sống. Trong ngày Tết, các gia chủ nên thắp nến trên bàn thờ và duy trì ánh sáng từ đêm Giao thừa đến hết 3 mồng ngày Tết.

Đồ cúng sau khi thắp hương xong, gia  chủ cần xin phép lấy xuống để tạ lễ và thụ lộc. Điều này thể hiện sự tôn trọng và hoàn tất nghi lễ.

Trên đây là những điều kiêng kỵ khi trang trí bàn thờ đón Tết Nguyên Đán 2024. Ngoài đảm bảo những nguyên tắc trên, bạn có thể tìm hiểu thêm về phong thủy, mệnh tuổi cũng như thẩm mỹ riêng để bố trí không gian thờ phù hợp nhất.

5. Một vài ý tưởng tham khảo trang trí bàn thờ ngày Tết

Trang trí bàn thờ trong ngày Tết với bánh chưng là một truyền thống quan trọng và mang ý nghĩa văn hóa Việt Nam. Hầu như gia đình nào cũng không thể thiếu bánh chưng trên bàn thờ vì nó mang theo một thông điệp đặc biệt - tri ân công ơn sinh thành của cha mẹ.

Trang trí bàn thờ ngày Tết sẽ khác nhau trải dài trên khắp vùng miền ở Việt Nam. Ví dụ như:

Miền Bắc: Trang trí bàn thờ ở miền Bắc thường cầu kỳ và có nguyên tắc riêng. Họ thường đặt lọ hoa bên trong, đèn ở phía ngoài. Đồ cúng thường có 3 chén rượu, 3 chén nước, nhang, hoa tươi. Mâm ngũ quả tại miền Bắc thường có đào, hồng, bưởi, chuối, quất, thanh long... được xếp xen kẽ và cân đối. Mỗi loại quả tượng trưng cho một vị trí thuộc ngũ hành tương sinh. Tùy truyền thống hoặc điều kiện gia đình, các bạn có thể mua thêm những loại quả khác để bày trí bàn thờ ngày Tết thêm sung túc, đẹp và đủ đầy.

Mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc

Mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc

Miền Trung: Trang trí bàn thờ ở đây thường gồm mâm ngũ quả và các loại bánh truyền thống, hoa tươi, rượu, nước, vàng mã, nhang... Các đồ cúng khác thì cũng tương tự như miền Bắc và miền Trung. Những đồ cúng này đều thể hiện lòng thành kính đối với bề trên và mong muốn một năm mới sung túc, đủ đầy, sức khỏe, an khang, thịnh vượng.

Miền Nam: Trang trí bàn thờ ở miền Nam không yêu cầu quá phức tạp và nguyên tắc nghiêm ngặt cụ thể nào. Tuy nhiên, gia đình nào cũng có mâm ngũ quả: mãng cầu, quả dừa, đu đủ, sung, giàu... Những loại quả này thể hiện tâm nguyện của mọi người trong năm mới, mong muốn có đủ, thuận lợi trong cuộc sống và năm mới nhiều điều may mắn.

Như vậy, trang trí bàn thờ trong ngày Tết không chỉ được bày biện chỉn chu, đầy đủ theo truyền thống và phong tục của từng vùng miền, mà còn thể hiện ý nghĩa tôn trọng, tri ân đối với tổ tiên, thần linh và mong muốn cho một năm mới phát tài, tràn đầy may mắn và thành công.

Trên đây là bài viết chia sẻ Cách trang trí bàn thờ ngày Tết 2024 và những kiêng kỵ cần lưu ý. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn trang trí bàn thờ một cách chỉn chu, trang nghiêm và đủ đầy. Cảm ơn các bạn đã đọc!

Đọc thêm: Địa chỉ nhập hàng bán tết: Top 5 nguồn hàng sỉ giá tốt, chất lượng 2024

social
5/5 (1 vote)

Nhanh.vn - Phần mềm bán hàng đa kênh

Tốt nhất, được sử dụng nhiều nhất
Hơn 100.000 cửa hàng đã tin dùng
Dùng thử miễn phí

CÔNG TY CỔ PHẦN NHANH.VN

Địa chỉ: 102 Thái Thịnh, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Số Giấy CNĐKDN: 0108824877, đăng kí lần đầu ngày 17/07/2019. Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội - Phòng đăng kí kinh doanh

Địa chỉ văn phòng:

Toà nhà GP Invest, 170 La Thành, Đống Đa, Hà Nội

Tầng 3, Số 70 Lữ Gia, Phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Tài khoản ngân hàng:

Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank)

Số tài khoản: 22823456666

Chủ tài khoản: Công ty cổ phần Nhanh.vn

Tải mobile app: Nhanh.vn

Nhanh.vn Android App Nhanh IOS App

Tài liệu cho developer

API Documentation

Lĩnh vực kinh doanh:

- Phần mềm quản lý bán hàng

- Thiết kế website

- Cổng vận chuyển

Điều khoản và chính sách và chính sách sử dụng các dịch vụ phần mềm