TIN TỨC
Danh mục
Bài viết mới nhất

Cách tính giá bán trên Shopee chuẩn nhất 2025 cho người mới

-05/05/2025

Bán hàng có đơn nhưng không thấy tiền về? Đây là vấn đề gây “đau đầu” cho các chủ các shop mới. Có một sai lầm thường gặp là nguyên nhân của vấn đề này chính là định giá bán nhưng không có công thức tính giá bán trên Shopee chuẩn xác. Vì vậy trong bài viết này, tôi sẽ giúp bạn biết cách tính đủ - tính đúng giá bán sản phẩm trên Shopee chính xác nhất

Cách tính giá bán trên Shopee chuẩn nhất 2025 cho người mới

1. Các chi phí cấu thành giá bán trên Shopee bạn cần biết

Một trong những bước quan trọng nhất khi bán hàng trên Shopee chính là hiểu rõ tất cả các khoản chi phí mà bạn phải trả cho sàn. Nếu không nắm kỹ, bạn có thể rơi vào tình trạng tưởng bán có lãi nhưng thực chất lại bị “ăn mòn” lợi nhuận bởi những khoản phí ẩn.

1.1. Phí thanh toán 

Đây là khoản phí mặc định mà Shopee thu trên mỗi đơn hàng thành công (nằm ở mục “Đã giao”) hoặc đơn được người bán/Shopee chấp nhận “Hoàn tiền ngay” trong chính sách trả hàng/hoàn tiền.

Mức phí hiện tại (áp dụng từ 2025): 5% tổng giá trị đơn hàng, đã bao gồm VAT.

Nếu bạn bán một sản phẩm giá 100.000đ, thì phí thanh toán sẽ là 5.000đ.

Áp dụng cho tất cả các phương thức:

  • Thẻ tín dụng/ghi nợ
  • COD
  • ShopeePay
  • SPayLater
  • Apple Pay
  • Chuyển khoản ngân hàng
  • Các phương thức thanh toán khác khả dụng trên Sàn Shopee trong từng thời điểm
Các chi phí cấu thành giá bán trên Shopee bạn cần biết
Các chi phí cấu thành giá bán trên Shopee bạn cần biết

1.2. Phí cố định 

Đây là khoản hoa hồng cố định mà Shopee thu của bạn cho mỗi đơn hàng hoàn tất. Nói cách khác, đây là phần trăm doanh thu mà Shopee nhận được khi bạn bán được hàng trên nền tảng của họ. Phí cố định được áp dụng cho các trường hợp sau:

  • Đơn hàng được giao thành công (“Đã giao”)
  • Đơn hàng được chấp nhận “Hoàn tiền ngay” (trừ trường hợp “Chưa nhận được hàng”).

Từ ngày 01/04/2025, Shopee chính thức tăng hàng loạt phí cố định, cụ thể một số loại phí cố định :

Với Người bán không thuộc Shopee Mall:

Ngành hàngTrước 1/4/2025Sau 1/4/2025
Voucher & Dịch vụ3%9%
Sức khỏe, Mẹ & bé, Nhà cửa & Đời sống4%9.5%
Thể thao & Dã ngoại, Đồng hồ, Du lịch4%9%
Thời trang, Mỹ phẩm, Sách4%10%
Điện thoại, Máy tính & Laptop1%1.5%

Lưu ý: Tỷ lệ phí này đã bao gồm VAT và Shopee sẽ thông báo trực tiếp trong Trung tâm người bán.

Tham khảo thêm các loại phí cố định của các ngành dịch vụ tại bài viết Bán hàng trên Shopee mất phí bao nhiêu? Cách kiểm tra phí ra sao?

Với người bán thuộc Shopee Mall:

Tỷ lệ phí cố định sẽ khác nhau theo từng ngành hàng và Shopee sẽ thông báo trực tiếp trong Trung tâm người bán. Tỷ lệ phí cố định sẽ được tính theo công thức: 

Phí cố định = Giá trị sản phẩm x Tỷ lệ phần trăm phí cố định theo ngành hàng (đã bao gồm thuế VAT)

1.3. Phí dịch vụ 

Nếu bạn tham gia các chương trình như Voucher Xtra, bạn sẽ phải trả thêm phí dịch vụ, một khoản thường bị bỏ sót khi định giá.

Trước đây các shop tham gia Freeship Xtra phải trả thêm 6%/sản phẩm, nhưng từ 01/04/2025, gói này đã được Shopee ngừng cung cấp, đồng nghĩa với thay đổi lớn trong cấu trúc phí dịch vụ.

Tóm tắt các loại phí bạn cần tính vào giá bán Shopee

Loại phíMức phí áp dụng 2025
Phí thanh toán5%
Phí cố định1.5% - 10% tùy ngành hàng
Phí dịch vụ (Voucher Xtra)Tùy từng chương trình khuyến mãi
Tổng phí 6.5% - 15% (chưa bao gồm các gói khuyến mãi khác)

Bạn bán một chiếc áo thun với giá 120.000đ, thuộc ngành Thời trang

Tổng phí sàn bạn cần tính là:

  • Phí thanh toán: 5% x 120.000đ = 6.000đ
  • Phí cố định: 10% x 120.000đ = 12.000đ
  • Phí dịch vụ Voucher (nếu áp dụng): ví dụ thêm 6% = 7.200đ

→ Tổng phí Shopee thu: Khoảng 25.200đ

2. Công thức tính giá bán trên Shopee [Áp dụng 2025]

Rất nhiều người mới bán hàng trên Shopee thường đưa ra mức giá khá cảm tính, ví dụ như chỉ cần cao hơn giá nhập vài chục nghìn là thấy "ổn". Nhưng trên thực tế, cách tính giá bán Shopee nếu không dựa trên công thức chuẩn thì sẽ dễ gặp tình trạng "bán càng nhiều, càng lỗ". 

Công thức tính giá bán sản phẩm trên Shopee:

  • Giá bán tối thiểu = Giá nhập + Phí bán hàng (phí sàn) + Chi phí nội bộ + Lãi mong muốn
  • Giá niêm yết = Giá bán tối thiểu + Giá trị các voucher bạn dự kiến áp dụng

2.1. Giá nhập

Là mức chi phí gốc để nhập sản phẩm từ nhà cung cấp. Đây là yếu tố đầu tiên bạn cần nắm rõ ràng. Nếu bạn có chiết khấu theo số lượng lớn, hãy tính trung bình trên mỗi đơn vị để sát thực tế nhất.

Giá nhập

2.2. Phí bán hàng (phí sàn Shopee)

Gồm:

  • Phí thanh toán (5%)
  • Phí cố định (1.5% - 10%) tùy ngành hàng
  • Phí dịch vụ (nếu tham gia các chương trình như Voucher Xtra, Mã giảm giá,...)

2.3. Chi phí nội bộ 

Đây là phần nhiều người bán bỏ qua, nhưng thực chất chi phí nội bộ ảnh hưởng cực lớn đến dòng tiền.

Một số khoản phổ biến cần tính vào:

Loại chi phíGợi ý cụ thể
Nhân sựLương nhân viên bán hàng, chốt đơn, CSKH
Vật tư đóng góiTúi niêm phong, băng keo, giấy in, tem
Kho bãiThuê kho, chi phí vận hành kho
MarketingChi phí chạy ads, mã giảm giá, KOL,...
Thiết bị, khấu haoMáy in đơn, máy quét mã vạch, điện thoại
Chi phí vận hành khácĐóng gói, điều phối đơn, phần mềm quản lý

2.4. Lãi mong muốn

Bạn nên đặt mục tiêu lợi nhuận cụ thể trên mỗi đơn hàng, ví dụ muốn lãi 25.000đ/sản phẩm, hãy đưa con số này vào công thức để đảm bảo tỷ suất lợi nhuận rõ ràng, tránh kỳ vọng mơ hồ.

Gợi ý cho người mới:

  • Sử dụng file tính tự động trên Google Sheets hoặc phần mềm quản lý bán hàng có tích hợp tính năng định giá để đỡ sai sót.
  • Luôn cập nhật biểu phí mới của Shopee, nhất là vào đầu mỗi quý  

Nếu bạn vận hành đa kênh (offline + online), có thể cân nhắc dùng các phần mềm quản lý bán hàng như Nhanh.vn để tự động tính toán & đồng bộ giá trên Shopee, giúp tiết kiệm thời gian và kiểm soát lợi nhuận hiệu quả hơn. 

Dùng thử miễn phí

3. Các yếu tố cần cân nhắc khi định giá trên Shopee

Sau khi đã nắm được công thức chuẩn để tính giá bán trên Shopee, bạn vẫn chưa thể “vội vàng” niêm yết sản phẩm nếu chưa xem xét đến các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi mua hàng và hiệu quả kinh doanh thực tế. Vậy các yếu tố mà bất kỳ nhà bán nào cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra mức giá chính thức là gì? 

3.1. Giá thị trường 

Trên Shopee, người mua có thể so sánh giá chỉ sau 1 - 2 cú chạm. Vì vậy, định giá quá cao so với mặt bằng thị trường sẽ khiến sản phẩm của bạn bị loại khỏi “vòng gửi xe” ngay cả khi chất lượng tốt.

Chính vì vậy, trước khi chốt giá bán, hãy khảo sát 5 - 10 shop cùng ngành hàng đang bán tốt, lọc theo Lượt bán cao, Đánh giá tốt để tìm mức giá trung bình thị trường. Sau đó điều chỉnh giá của bạn phù hợp với vị thế shop (shop mới - shop uy tín - Shopee Mall…).

3.2. Tâm lý người mua 

Người tiêu dùng online thường bị chi phối bởi “giá tâm lý”. Ví dụ, thay vì bán 120.000đ, nhiều shop đặt giá 119.000đ, trông có vẻ “mềm” hơn dù chỉ cách nhau 1.000đ.

Gợi ý:

  • Dùng giá số lẻ thông minh để tạo cảm giác “tiết kiệm”
  • Tránh dùng số tròn nếu không cần thiết (trừ các combo bán buôn, dễ so sánh đơn giá)
Tâm lý người mua
Tâm lý người mua

3.3. Chiến lược giá theo vòng đời sản phẩm

Không phải lúc nào cũng giữ nguyên một mức giá cố định từ khi ra mắt đến khi dừng bán. Trên thực tế, bạn nên áp dụng chiến lược giá linh hoạt theo từng giai đoạn của sản phẩm:

Giai đoạnChiến lược giá đề xuất
Mới ra mắtGiá thấp hơn thị trường để thu hút lượt mua & đánh giá
Giai đoạn bán ổn địnhĐiều chỉnh tăng nhẹ để tối ưu lãi
Giai đoạn cạnh tranh mạnhTận dụng Flash Sale, mã giảm giá thay vì hạ giá gốc
Sắp ngưng bán / xả khoChiết khấu sâu hoặc combo để đẩy hàng nhanh

3.4. Vị thế thương hiệu và chỉ số shop

Shop có xếp hạng cao, phản hồi tốt, đánh giá 5 sao nhiều hoàn toàn có thể định giá cao hơn thị trường mà vẫn bán chạy. Ngược lại, shop mới nên linh hoạt và mềm giá hơn để thu hút khách ban đầu.

Nếu bạn đang thắc mắc một shop có xếp hạng cao, phản hồi tốt, đánh giá 5 sao là như thế nào? Hãy tìm hiểu thêm về cách trở trành shop uy tín trên Shopee.

4. Sai lầm phổ biến của người mới khi định giá sản phẩm Shopee

Không phải ai cũng kinh doanh thành công ngay từ lúc đầu. Khi định giá sản phẩm., có rất nhiều nhà bán mới trên Shopee vẫn rơi vào những “bẫy định giá” khá cơ bản, dẫn đến việc kinh doanh bị lỗ. Để giúp các bạn chủ động phòng tránh được những rủi ro khi định giá, tôi sẽ chia sẻ các sai lầm mà bạn rất dễ gặp phải khi mới bắt đầu.

Sai lầm 1: Chỉ tính giá dựa trên “giá nhập + lời mong muốn”

Đây có lẽ là cách tính giá bán sản phẩm trên Shopee “nguy hiểm” nhất. Người mới thường nghĩ đơn giản: nhập 50.000đ, lời 20.000đ là bán 70.000đ. Tuy nhiên, họ quên rằng Shopee sẽ trừ ít nhất 10 - 15% tổng đơn hàng cho các loại phí sàn.

Bạn nên áp dụng công thức định giá chuẩn đã đề cập ở mục 2 của bài viết

Sai lầm 1: Chỉ tính giá dựa trên “giá nhập + lời mong muốn”
Sai lầm 1: Chỉ tính giá dựa trên “giá nhập + lời mong muốn”

Sai lầm 2: Không dự trù ngân sách cho mã giảm giá & voucher

Khi chạy khuyến mãi, rất nhiều người mới bị cuốn theo tâm lý “bán cho vui” hoặc “đẩy đơn lấy đánh giá”, dẫn đến việc áp mã giảm giá quá sâu mà không điều chỉnh giá gốc kịp thời.

Vì vậy, bạn phải luôn tính trước phần trăm khuyến mãi và cộng vào giá niêm yết. Đừng để việc “chạy doanh số” làm tiêu hao lợi nhuận.

Sai lầm 3: Định giá theo cảm tính, không khảo sát thị trường

Nhiều shop mới định giá theo cảm nhận cá nhân, hoặc tham chiếu từ một sản phẩm không cùng phân khúc. Kết quả là giá bán quá cao không có lượt thêm giỏ hàng, lượt mua , hoặc quá thấp gây nghi ngờ chất lượng.

Để tránh rơi vào trường hợp này, bạn nên dành thời gian khảo sát 5 - 10 sản phẩm cùng loại đang bán tốt, đặc biệt chú ý tới mức giá và chương trình khuyến mãi mà họ đang áp dụng.

Định giá theo cảm tính, không khảo sát thị trường
Định giá theo cảm tính, không khảo sát thị trường

Sai lầm 4: Không cập nhật thay đổi phí sàn định kỳ

Shopee thường cập nhật biểu phí bán hàng. Người mới nếu không theo dõi sẽ định giá theo mức phí cũ, dẫn đến sai lệch lợi nhuận sau mỗi lần Shopee nâng phí. Điển hình như lần cập nhật từ 01/04/2025, phí cố định ở nhiều ngành hàng đã tăng mạnh (Thời trang từ 4% đến 10%), nếu bạn không cập nhật sẽ dẫn đến việc bị lỗ vốn khi bán hàng. 

Để sai lầm này không xảy ra, bạn nên chú ý:

  • Theo dõi mục “Thông báo của Shopee” mỗi tháng
  • Cập nhật bảng phí mới vào file tính giá hoặc sử dụng phần mềm bán hàng.

Để trở thành một nhà bán hàng thành công trên nền tảng Shopee, giá là một yếu tố quan trọng bạn cần lưu ý. Bên cạnh yếu tố giá, bán hàng trên Shopee cũng là tổng hòa của những yếu tố khác như lựa chọn sản phẩm, trang trí gian hàng, chương trình khuyến mãi

5. Phần mềm để quản lý giá bán của Shopee 

Một cách thông minh để tính toán và quản lý giá bán hiệu quả chính là sử dụng phần mềm bán hàng có chức năng báo cáo chi phí bán hàng trên sàn. Đây là cách giúp bạn tiết kiệm thời gian, tránh nhầm lẫn, đồng thời kiểm soát sát sao được biên lợi nhuận cho từng sản phẩm. 

Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh Nhanh.vn chính là một giải pháp hiệu quả cho những chủ doanh nghiệp mới đang đồng thời kinh doanh trên các sàn TMĐT Shopee, Lazada, Sendo, Tiktok Shop. Phần mềm giúp đồng bộ các đơn hàng từ các sàn TMĐT, đồng thời hiện có tính năng đưa ra các báo cáo tài chính sàn, cụ thể là: 

  • Báo cáo doanh thu lãi lỗ trên Shopee, Lazada, Tiktok Shop
  • Chi tiết mọi chi phí trên sàn và Tiktok Shop
  • Lập biểu đồ so sánh doanh thu, chi phí trong các thời điểm khác nhau
  • Báo cáo doanh thu, lợi nhuận theo kênh bán

Khi theo dõi được các khoản chi phí cụ thể, bạn sẽ dễ dàng phát hiện và điều chỉnh được các chi phí còn chưa tối ưu. Từ đó giúp bạn đưa ra giá bán hiệu quả hơn cho những chiến dịch sau. 

Tìm hiểu thêm

6. Câu hỏi thường gặp về cách tính giá bán trên Shopee

Trong quá trình mới kinh doanh, bạn sẽ không khó để gặp những câu hỏi liên quan đến cách tính giá bán trên Shopee từ những nhà bán hàng mới. Nếu bạn cũng có những thắc mắc về chủ đề tính giá bán trên Shopee, bạn có thể tham khảo những câu hỏi sau đây. 

6.1. Tôi mới bán hàng thì có nên để giá rẻ nhất để thu hút khách không?

Không nên cố gắng trở thành shop “rẻ nhất thị trường” nếu bạn không có chiến lược rõ ràng về định vị, marketing và bù đắp chi phí. Việc để giá rẻ quá mức có thể khiến bạn:

  • Mất lợi nhuận, hoặc lỗ mà không biết
  • Khách nghi ngờ chất lượng sản phẩm
  • Khó điều chỉnh giá về sau

Thay vào đó, bạn có thể để giá “vừa đủ cạnh tranh” và tập trung vào việc đầu tư mô tả sản phẩm, đánh giá, và hình ảnh. Đây cũng là các yếu tố giúp bạn thu hút khách hàng kéo đến gian hàng của bạn.

Câu hỏi thường gặp về cách tính giá bán trên Shopee
Câu hỏi thường gặp về cách tính giá bán trên Shopee

6.2. Tôi có cần tính cả chi phí đóng gói, vận hành vào giá bán không?

Có. Đây là một trong những lỗi nghiêm trọng mà người mới thường mắc phải. Những khoản chi tưởng chừng nhỏ như túi niêm phong, giấy in, lương đóng gói… nếu cộng dồn trong 1 tháng có thể lên đến vài triệu đồng, ảnh hưởng trực tiếp đến dòng tiền.

6.3. Phí cố định và phí dịch vụ Shopee khác nhau thế nào?

  • Phí cố định: Là phí hoa hồng Shopee thu theo phần trăm mỗi đơn hàng, tùy ngành hàng. Ví dụ: Mỹ phẩm là 10%, Thời trang là 9.5%.
  • Phí dịch vụ: Là phí chỉ áp dụng khi bạn tham gia các chương trình như Freeship Xtra, Voucher Xtra,… Shopee sẽ trừ thêm theo % hoặc số tiền cụ thể cho từng đơn hàng.

Trong quá trình mới kinh doanh sàn TMĐT Shopee, có những trường hợp các shop "càng bán càng lỗ" vì tính sai chi phí. Để điều đó lặp lại, hãy chú trọng đến việc định giá hợp lý. Đây chính là bước cơ bản để bán hàng thành công.

social
5/5 (1 vote)

Nhanh.vn - Phần mềm bán hàng đa kênh

Tốt nhất, được sử dụng nhiều nhất
Hơn 100.000 cửa hàng đã tin dùng
Dùng thử miễn phí

CÔNG TY CỔ PHẦN NHANH.VN

Địa chỉ: 170 Đê La Thành, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Số Giấy CNĐKDN: 0108824877, đăng kí lần đầu ngày 17/07/2019. Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội - Phòng đăng kí kinh doanh

Địa chỉ văn phòng:

Toà nhà GP Invest, 170 La Thành, Đống Đa, Hà Nội

Tầng 3, Số 70 Lữ Gia, Phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Tài khoản ngân hàng:

Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank)

Số tài khoản: 22823456666

Chủ tài khoản: Công ty cổ phần Nhanh.vn

Tải mobile app: Nhanh.vn

Nhanh.vn Android App Nhanh IOS App

Tài liệu cho developer

API Documentation

Lĩnh vực kinh doanh:

- Phần mềm quản lý bán hàng

- Thiết kế website

- Cổng vận chuyển

Điều khoản và chính sách và chính sách sử dụng các dịch vụ phần mềm