TIN TỨC
Danh mục
Bài viết mới nhất

Top 10+ địa chỉ cầu tài lộc dân kinh doanh không thể bỏ qua

-22/02/2024

Đi lễ chùa đầu năm được xem là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam ta. Bên cạnh việc cầu bình an, may mắn và sức khỏe cho cả gia đình thì mọi người còn cầu cho một năm mới công danh, sự nghiệp phát triển, thuận buồm xuôi gió. Bài viết hôm nay, Nhanh.vn sẽ chia sẻ tới bạn đọc top 10+ địa chỉ cầu tài lộc dành cho dân kinh doanh mà bạn không thể bỏ qua. Cùng nhau khám phá ngay dưới đây nhé!

Top 10+ địa chỉ cầu tài lộc dân kinh doanh không thể bỏ qua

1. Lưu ý khi đi cầu tài lộc

Nguyên tắc ra vào

Đền, chùa là nơi linh thiêng, thanh tịnh vì vậy cần phải đi nhẹ, nói khẽ và giữ gìn trật tự. Khi đi qua cổng tam quan nên vào cửa Giả quan (bên phải) và ra cửa Không quan (bên trái). Còn cửa Trung quan là chỉ dành cho Thiên tử, bậc cao tăng, bậc khoa bảng đi vào và đi ra.

Sau đó, các phật tử có thể gặp sư trụ trì. Bởi chùa là do sư trụ trì cai quản. Có nhà sư, tăng ni, chùa mới được giữ gìn và Đạo Phật mới được lưu truyền.

Cách xưng hô

Về cách xưng hô, thông thường nhà sư sẽ xưng bạch thầy, A di đà Phật… và xưng mình là con. Với cách xưng hô này, nghĩa là nhìn thấy tăng mà tưởng nhớ thầy Thích Ca Mâu Ni và bản thân phật tử đang xưng hô với Đức Thích Ca.

Bên cạnh đó, nếu bản thân đang tu tập thì việc xưng hô thầy với nhà sư còn mang ý nghĩa là thầy dạy học đạo. Khi thưa gửi với nhà sư thì đều cần phải chấp tay hình búp sen.

Lưu ý khi đi cầu tài lộc

Lưu ý khi đi cầu tài lộc

Sắm sửa lễ vật

Sắm sửa lễ vật để dâng hương ở đền, chùa thì nên mua lễ chay như nhang hương, hoa tươi, quả,… Không đặt sắm đồ lễ mặn ở khu vực Phật điện tức là chính điện, nơi thờ tự chính của ngôi chùa.

Đồng thời, cũng không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại đền, chùa. Đối với tiền thật nên bỏ vào hòm công đức chứ không nên đặt lên hương án của chính điện.

Trang phục lịch sự, kín đáo

Đền, chùa là chốn linh thiêng, chính vì vậy khi đi lễ thì các bạn tránh ăn mặc trang phục hở hang, gợi cảm và không phù hợp. Thay vào đó, hãy chọn cho mình một trang phục gọn gàng và lịch sự thể hiện sự nhã nhặn và phù hợp với sự trang nghiêm nơi cửa chùa.

Một lưu ý nữa cũng rất quan trọng đó chính là khi đi lễ chùa các bạn cần giữ cho tâm mình thật thanh tịnh. Đồng thời khi khấn vái, thỉnh cầu cũng cần thể hiện tấm lòng chân thành. Như vậy là bản thân đã đắc được bình an trong những ngày đầu năm.

Xem thêm: 10 bí quyết phong thuỷ thu hút tài lộc của dân kinh doanh

2. Top 10+ địa chỉ cầu tài lộc dân kinh doanh không thể bỏ qua

2.1 Phủ Tây Hồ - Hà Nội

Đầu tiên, chúng ta phải kể đến đó chính là Phủ Tây Hồ. Đây được coi là một trong những chốn linh thiêng nhất của Hà thành. Tại đây thờ bà chúa Liễu Hạnh – vị Chúa mẫu quyền năng vô lượng trong Tứ Bất Tử. Phủ tọa lạc trên đồi đất hình Kim quy, thuộc phường phường Quảng An, quận Tây Hồ, bên trái có long chầu, bên phải có hổ phục.

Theo quan niệm dân gian, Phủ Tây Hồ là nơi mọi người tới cầu bình an, sức khỏe, công danh và tài lộc. vô cùng linh thiêng. Không chỉ riêng vào dịp Tết Nguyên Đán, mà vào các ngày rằm, mùng 1 hàng tháng, Phủ Tây Hồ luôn tấp nập người đến dâng lễ. Nếu lựa chọn đi lễ tại Phủ thì cần chú ý thời gian mở cửa, đóng cửa để không bị lỡ dở công việc.

Phủ Tây Hồ - Hà Nội

Phủ Tây Hồ - Hà Nội

Và cũng theo quan niệm Tam phủ, thiên phủ có thiên quan ban phúc lộc cho con người, cai quản địa phủ có địa quán xá bỏ tội lỗi cho con người, cai quản thủy phủ có thủy quan cởi bỏ mọi chướng ngại, khó khăn cho con người. Với sức mạnh huyền bí ban phúc, xá tội và giải ách, tín ngưỡng Tam phủ rất hấp dẫn mọi người.

2.2 Chùa Hương - Hà Nội

Chùa Hương, tọa lạc tại Mỹ Đức, Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 70km về phía Tây. Đây là một trong những điểm đến vô cùng tâm linh và du lịch nổi tiếng của người dân Việt Nam, hàng năm thu hút hàng triệu lượt khách du lịch và người hành hương.

Chùa Hương được xây dựng trên dãy núi Hương Sơn, nằm bên bờ sông Yến, tạo nên một bức tranh thiên nhiên rất hùng vĩ. Chùa Hương còn có nhiều ngôi chùa và đền thờ lịch sử từ thời kỳ Trấn Thành Hầu, kết nối giữa tôn giáo và lịch sử của Việt Nam. Đến với chùa Hương, du khách phải trải qua một chuyến hành trình đầy thử thách, từ đi bằng thuyền đến dạo bộ qua rừng núi. tạo nên sức hút đặc biệt của nơi đây.

Chùa Hương - Mỹ Đức, Hà Nội

Chùa Hương - Mỹ Đức, Hà Nội

Mọi người đến chùa Hương với nhiều mục tiêu khác nhau. Trước hết, đây được xem là một nơi mọi người lễ kính Phật, cầu nguyện và tìm kiếm sự tĩnh lặng, thanh thản. Đồng thời, du khách đến chùa có thể xin lộc làm ăn, lễ chùa và lễ Phật, cầu ơn lành cùng sự bảo trợ từ các vị thần linh.

Đọc thêm: Top 5 vật phẩm phong thủy hút tài lộc 2024 kinh doanh thuận lợi

2.3 Đình Bia Bà - Hà Nội

Đình Bia Bà là một trong những nơi cầu lộc nổi tiếng ở Hà Nội. Nằm ở làng La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội, nơi đây đang thờ Bà Đệ Nhị Cung Phi triều Mạc Thái Tông. Tên thật của bà là Trần Thị Hiền - Hoàng phi của Vua Mạc Đăng Doanh. Sau khi mất, bà đã được là Đông cung Hoàng hậu. Bà đã có công với triều đình nhà Mạc và nhân dân địa phương.

Đồng thời, đặt cùng khuôn viên Đình La Khê nơi thờ hai vị thành hoàng là Hắc Diện Đại Vương và Thiên Tiên Bảo Hoa Công chúa (gọi là nhị vị Đại vương). Đây là những người đã giúp dân trừ ác, có nước để cày cấy, chăn nuôi, giúp vùng đất này trở nên trù phú. Bên cạnh đó, tại đây cũng thờ các vị Thánh sư đã có công dạy dân trong vùng làm nghề lụa vì trước đây vùng này nổi tiếng với nghề dệt lụa. Toàn bộ khu Đình và Bia Bà đã được Bộ Văn Hóa xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1998.

Qua rất nhiều thời gian, đình Bia Bà vẫn là nơi được người dân tới hành lễ cầu may cầu lộc. Và đối với dân làm ăn kinh doanh còn ví Bia Bà như “Bà Chúa Kho” của Hà Nội.

2.4 Đền Bà Chúa Kho - Bắc Ninh

Đền Bà Chúa Kho được xây dựng từ thời nhà Lý, đây là một trong những điểm tâm linh và vô cùng nổi tiếng tại tỉnh Bắc Ninh. Khi xưa, Bà Chúa Kho là người đã giúp dân lập ấp, khai khẩn đất đai và cũng như phát triển nông nghiệp sau chiến thắng tại trận Như Nguyệt 1076 dưới sự chỉ đạo của danh tướng Lý Thường Kiệt. Thời nhà Lý, bà được phong làm hoàng hậu và đã cống hiến hết mình để giúp vua trong việc cai quản đất nước, đảm bảo cung ứng lương thực.

Đền Bà Chùa Kho - Bắc Ninh

Đền Bà Chùa Kho - Bắc Ninh

Đền Bà Chúa Kho được xem là “ngân hàng địa phủ”, chính vì thế mỗi dịp tết đến xuân về, các chủ kinh doanh, buôn bán đều sẽ ghé tới để xin lộc làm ăn. Khi tới đây, mọi người đều cầu mong Bà Chúa mở kho vàng kho bạc với hy vọng khởi đầu cho một năm công việc thuận buồm xuôi gió.

2.5 Đền Trần - Nam Định

Điểm đến tâm linh tiếp theo mà bạn không thể bỏ qua chính là quần thể di tích Đền Trần (Trần Miếu). Tọa lạc tại xã Mỹ Lộc, cách trung tâm Thành Phố Nam Định khoảng 4km, Đền Trần cũng là một ngôi chùa xin lộc làm ăn nổi tiếng linh thiêng ở khu vực phía Bắc.

Tại đây, đang thờ 13 vị vua nhà Trần cùng tất cả các vương công, công chúa và văn võ bá quan - những người đã có công trong việc phát triển triều Trần hưng thịnh. Người dân đến với Đền Trần, có người là để tôn vinh tổ tiên trong các dịp lễ hội và ngày kỷ niệm quan trọng. Một số người là đến đây để xin lộc làm ăn, cầu nguyện cho sức khỏe, may mắn và bình an. Chính vì thế, vào các ngày lễ truyền thống, đền Trần luôn thu hút đông đảo người dân và du khách khắp nơi tới tham quan.

Tham khảo: Cách cúng vía thần tài đúng phong thuỷ và chuẩn nhất 2024

2.6 Chùa Bái Đính - Ninh Bình

Chùa Bái Đính có lẽ đã không còn quá xa lạ với nhiều người. Tọa lạc tại xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, Bái Đính là một trong những ngôi chùa có diện tích lớn nhất ở miền Bắc với khuôn viên rộng 539 ha. Những ngày đầu xuân năm mới, chùa luôn tấp nập người đến dâng hương, lễ bái cũng như thưởng ngoạn phong cảnh.

Theo quan niệm dân gian, chùa nổi tiếng linh ứng với cầu sức khỏe, bình an và tài lộc. Vì vậy, có hàng chục vạn lượt người đổ về Bái Đính – Tràng An để dâng hương lễ Phật mỗi năm.

Chùa Bái Đính - Ninh Bình

Chùa Bái Đính - Ninh Bình

Bạn hoàn toàn có thể đến chùa Bái Đính vào nhiều thời điểm trong năm. Tuy nhiên, thích hợp nhất vẫn là những ngày đầu xuân năm mới, khoảng từ sau Tết Nguyên đán đến tháng 3 âm lịch. Bởi lẽ thời tiết ở miền Bắc lúc này đang là mùa Xuân, khí hậu ấm áp, nắng vừa phải, có mưa phùn rất hợp với đi lễ chùa cầu may.

2.7 Đền Cô Chín Giếng - Thanh Hóa

Đền Cô Chín Giếng là một trong những địa điểm tâm linh nổi tiếng bậc nhất Xứ Thanh. Đền có địa chỉ tại phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa vang danh bởi sự linh thiêng, cùng giai thoại rất huyền bí xung quanh nơi này.

Tương truyền, đền thờ Cửu Huyền Thiên Nữ - Con gái của Vua Cha Ngọc Hoàng Thượng Đế. Trong 1 lần Cô Chín Giếng đã cứu Chúa Liễu Hạnh Thánh Mẫu thoát khỏi sự truy sát của quân địch, kể từ đó hai người đã kết nghĩa chị em.

Khi đến đền, du khách nên sắm những mâm vàng mã, cây tiền cây bạc. Và đặc biệt, đặt lên mâm hoa tươi hoặc những bộ vàng mã màu hồng tươi (màu áo ngự đồng của Cô Chín Giếng). Khi đi lễ tại đây, hầu hết mọi người đều mong cầu công danh, sự nghiệp thăng tiến, cũng như làm ăn buôn bán phát tài phát lộc.

2.8 Đền Ông Hoàng Mười - Nghệ An

Đền Ông Hoàng Mười - Nghệ An

Đền Ông Hoàng Mười - Nghệ An

Điểm đến tiếp theo chính là Đền Ông Hoàng Mười ở Xuân Am, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Đền Ông Hoàng Mười còn có 1 tên gọi khác là Mỏ Hạc Linh Từ. Nơi đây đang thờ các Phúc Thần như: Tứ Phủ công đồng cùng Song Đồng Ngọc Nữ, Lê Khôi, Quận công Trịnh Trung, Mẫu Liễu Hạnh,…

Tương truyền rằng, Ông Hoàng Mười khi xưa làm quan dưới thời Vua Lê. Trong một lần đi thuyền trên sông Hồng Lĩnh, không may thuyền bị chìm và ông hy sinh. Vì quá tiếc thương một vị quan tài ba, người dân đã lập nên đền thờ nơi ông nằm xuống.

Từ đó, người dân truyền tai nhau về sự linh ứng của Đền ông Hoàng Mười. Đặc biệt là vào dịp đầu năm mới, người dân khắp nơi đổ về đây đảnh lễ để xin công danh, tình duyên và cầu tài lộc, cầu bình an.

Xem thêm: 12 loại cây phong thuỷ theo tuổi - thu hút tài lộc thịnh vượng

2.9 Đền Ông Hoàng Bảy - Lào Cai

Đền Ông Hoàng Bảy là một khu di tích thuộc về lịch sử văn hóa nằm ở xã Bảo Hà - huyện Bảo Yên cách thành phố Lào Cai tầm 60km về hướng nam. Nơi đây được mọi người biết đến bởi một người anh hùng miền sơn cước, đã có công dẹp giặc loạn phương Bắc và hy sinh vô cùng anh dũng cho nước nhà. Trong một trận chiến không cân sức, ông đã bị giặc sát hại dã man rồi ném xuống sông Hồng, tới Bảo Hà thì dừng lại. Người dân sau đó đã chôn cất và lập đền thờ dưới chân núi Cấm, quay mặt ra sông Hồng để trấn yểm cho vùng đất biên giới, được bình yên, thịnh vượng.

Người dân mỗi khi đi qua đây đều dừng lại rồi thắp hương cầu khấn xin việc làm ăn buôn bán hanh thông,  mọi sự đều thuận lợi. Từ đó, danh tiếng ngôi đền linh thiêng được đồn đi khắp, người dân tứ xứ thập phương đều tìm đến để cầu may và xin tài lộc.

Đền Ông Hoàng Bảy - Lào Cai

Đền Ông Hoàng Bảy - Lào Cai

2.10 Chùa Bà Đen - Tây Ninh

Núi Bà Đen được mọi người biết đến là một trong ba huyệt đạo thiêng nhất của Việt Nam. Đồng thời nơi đây cũng là biểu tượng tâm linh của người Nam bộ. Nơi này không chỉ gắn liền với huyền tích Linh Sơn Thánh Mẫu, mà còn là miền đất thiêng liêng với bức tượng Phật Tây Bổ Đà Sơn bằng đồng cao nhất châu Á, cùng cả một quần thể tâm linh kỳ vĩ trên đỉnh núi.

Hàng năm du khách thập phương tới chùa Bà Đen để cầu tài lộc, cầu may mắn, cầu duyên, cầu con và cả xả xui. Một nghi thức mà hầu hết ai đến đây cũng thực hiện chính là thoa tay hoặc chùm áo choàng của tượng Quan  Âm Bồ Tát lên đầu. Điều này mang ý nghĩa là để cầu sức khỏe và may mắn. Đồng thời, rất nhiều người dân thỉnh cánh hoa thờ trong điện bà về để tắm.

Trên đây là bài viết top 10+ địa chỉ cầu tài lộc dân kinh doanh không thể bỏ qua. Chúc các bạn chọn địa điểm phù hợp để cầu tài lộc và bắt đầu một năm mới với năng lượng tích cực. Đừng quên kiểm tra thông tin cập nhật và thời gian tổ chức nghi thức để bạn có một trải nghiệm tốt nhất nhé. Hy vọng bài viết đã mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã đọc!

social
5/5 (1 vote)

Nhanh.vn - Phần mềm bán hàng đa kênh

Tốt nhất, được sử dụng nhiều nhất
Hơn 100.000 cửa hàng đã tin dùng
Dùng thử miễn phí

CÔNG TY CỔ PHẦN NHANH.VN

Địa chỉ: 102 Thái Thịnh, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Số Giấy CNĐKDN: 0108824877, đăng kí lần đầu ngày 17/07/2019. Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội - Phòng đăng kí kinh doanh

Địa chỉ văn phòng:

Toà nhà GP Invest, 170 La Thành, Đống Đa, Hà Nội

Tầng 3, Số 70 Lữ Gia, Phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Tài khoản ngân hàng:

Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank)

Số tài khoản: 22823456666

Chủ tài khoản: Công ty cổ phần Nhanh.vn

Tải mobile app: Nhanh.vn

Nhanh.vn Android App Nhanh IOS App

Tài liệu cho developer

API Documentation

Lĩnh vực kinh doanh:

- Phần mềm quản lý bán hàng

- Thiết kế website

- Cổng vận chuyển

Điều khoản và chính sách và chính sách sử dụng các dịch vụ phần mềm