Hiện nay những xe đồ ăn, cửa hàng ăn vặt vỉa hè đang dần trở thành một hình ảnh vô cùng quen thuộc tại các đô thị lớn và hứa hẹn là một lĩnh vực kinh doanh “hái ra tiền”. Tuy nhiên, để kinh doanh quán ăn vặt vỉa hè thành công lại không phải điều dễ dàng. Vậy làm thế nào để kinh doanh đồ ăn vặt? Bỏ túi những bí quyết, kinh nghiệm mở quán ăn vặt qua những thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây Phần mềm bán hàng đa kênh Nhanh.vn chia sẻ nhé!
Nội dung chính [hide]:
1. Có nên kinh doanh đồ ăn vặt vỉa hè không?
2.1. Xác định khách hàng mục tiêu
2.2. Chọn địa điểm kinh doanh đồ ăn vặt
2.5. Thực đơn quán ăn vặt phong phú, đa dạng
2.7. Chế biến và trưng bày món ăn
3. Kinh nghiệm mở quán ăn vặt vỉa hè
3.1. Đảm bảo chất lượng nhân viên
3.3. Kết hợp bán đồ ăn vặt online
1. Có nên kinh doanh đồ ăn vặt vỉa hè không?
Mở cửa hàng ăn vặt vỉa hè đang dần trở thành một mô hình rất “hot” trong những năm trở lại đây. và dường như đã trở thành một hình ảnh đặc trưng tại Việt Nam cũng như nhiều quốc gia châu Á khác. Các món ăn vặt vỉa hè luôn hút khách nhờ giá cả bình dân, phù hợp với nhiều đối tượng, đặc biệt là giới trẻ, học sinh, sinh viên. Ngoài ra, việc được bày bán ngay tại vỉa hè các con phố cũng giúp những món quà vặt vỉa hè dễ dàng tiếp cận với nhiều thực khách qua đường. Đối với người bán, đồ ăn vặt vỉa hè là lựa chọn kinh doanh “béo bở”, “vốn ít, lãi nhiều”, không cần bỏ ra nhiều chi phí cho việc thuê mặt bằng, trang trí cửa hàng lại vô cùng linh động về mặt thời gian. Nhìn chung, mở cửa hàng bán đồ ăn vặt đặc biệt phù hợp với các bạn trẻ, những người muốn khởi nghiệp kinh doanh, kiếm tiền trong lĩnh vực ẩm thực nhưng chưa có nhiều vốn.
Có nên mở cửa hàng đồ ăn nhanh?
Đương nhiên, kinh doanh quán đồ ăn nhanh phải đối mặt với những hạn chế nhất định như dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Trời quá nắng nóng hay mưa lớn đều có thể làm gián đoạn hoạt động của quán. Thủ tục xin giấy phép kinh doanh cũng là một trở ngại đáng quan tâm với chủ kinh doanh. Bên cạnh đó, trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, các cửa hàng bán đồ ăn sẵn là đối tượng thường xuyên bị đóng cửa, tạm dừng hoạt động để phòng chống dịch bệnh.
Đọc ngay: 5 tình huống khó xử với khách hàng trong các quán ăn nhanh
2. Các bước mở quán ăn vặt:
2.1. Xác định khách hàng mục tiêu:
Đây là bước đầu tiên khi bắt đầu mở kinh doanh bất cứ mặt hàng gì. Bạn cần nghiên cứu xem mình sẽ hướng đến tệp khách hàng có sở thích như thế nào, độ tuổi là bao nhiêu. Theo nhiều khảo sát, đối tượng học sinh sinh viên, nhân viên văn phòng, người trong độ tuổi 10-30 có nhu cầu ăn vặt ăn vặt cao nhất. Những đối tượng này lại được chia thành 2 nhóm với những nhu cầu, khẩu vị, sở thích khác nhau.
Đối tượng học sinh, sinh viên dễ dàng bị thu hút bởi những món đồ ăn vặt vỉa hè giá rẻ, hình thức bắt mắt. Nếu muốn thu hút đối tượng này bằng những món đồ chơi, đồ tặng kèm khi ăn tại quán. Ngược lại, đối tượng dân văn phòng sẵn sàng trả giá cao hơn một chút cho các món ăn vặt vỉa hè để có một không gian ăn uống thoải mái và sạch sẽ một chút. Ngoài ra, đối tượng này cũng thường đi theo nhóm, chọn các quán ăn vặt làm nơi tụ tập vào giờ ăn trưa hay sau khi tan làm. Vì thế, nếu hướng tới phục vụ đối tượng này thì dù chỉ là quán ăn vỉa hè cũng nên chú ý đầu tư một không gian rộng rãi, thoáng mát.
2.2. Chọn địa điểm kinh doanh đồ ăn vặt:
Giống như khi kinh doanh bất kì một mặt hàng nào, địa điểm cũng vô cùng quan trọng khi quyết định mở một quán chè ăn vặt vỉa hè. Địa điểm thuận lợi nhất để mở quán ăn vỉa hè là trên những con phố ăn vặt nổi tiếng ở các đô thị lớn như: Tạ Hiện, ngõ Hàng Bông,... Tuy nhiên, để kinh doanh đồ ăn vặt vỉa hè ở những khu phố này không phải dễ dàng bởi đây là những khu phố “vàng” với giá mặt bằng cao và sự cạnh tranh vô cùng gay gắt.
Nếu hướng tới đối tượng khách hàng là học sinh, sinh viên thì bạn có thể lựa chọn mở cửa hàng ăn vặt ở khu vực cổng các trường học. Chỉ một chiếc xe đồ ăn vặt bán tại các cổng trường cấp 3, đại học cũng có thể đem lại cho người bán doanh thu cả chục triệu đồng 1 tháng. Nếu hướng tới đối tượng dân công sở, địa điểm lý tưởng là tại các khu phố nơi có nhiều các tòa nhà, văn phòng.
Nhìn chung, dù hướng tới đối tượng khách hàng nào đi nữa thì địa điểm mở quán đồ ăn nhanh vỉa hè cũng cần đáp ứng được tiêu chí: là khu vực đông người qua lại, giao thông thuận lợi. Bạn cũng cần tuyệt đối tránh các khu vực cấm kinh doanh hàng rong và quán vỉa hè để tránh nguy cơ bị xử phạt hành chính và công việc kinh doanh bị gián đoạn. Kinh nghiệm cho thấy kinh doanh đồ ăn vặt ở khu vực thành thị thường dễ dàng và đem lại lợi nhuận cao hơn ở khu vực nông thôn. Nếu có điều kiện, bạn nên lựa chọn địa điểm ở góc phố, vỉa hè, chỗ để xe, tạo thuận lợi tối đa cho khách đến quán ăn.
2.3. Trang trí quán ăn vặt:
Cho dù chỉ là một quán ăn vặt vỉa hè, bạn cũng không nên xem nhẹ việc trang trí cửa hàng bởi đây cũng là một yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng. Trang trí quán ăn vỉa hè không cần quá cầu kỳ nhưng phải đảm bảo thiết kế thân thiện, nội thất đẹp mắt, lưu ý lựa chọn nội thất sử dụng vật liệu tốt. Giấy dán tường, tranh trang trí với những họa tiết ngộ nghĩnh, bắt mắt là những gì đơn giản, tiết kiệm mà hiệu quả cho các quán ăn vỉa hè. Phần lớn khách hàng tìm đến các quán ăn vặt vỉa hè đều có độ tuổi khá trẻ vì thế trang trí nên đảm bảo sự tươi mới, trẻ trung, theo xu hướng thịnh hành. Bạn có thể tham khảo một số mô hình quán ăn vặt đẹp trên mạng internet.
Đối với những khu vực có khí hậu nắng nóng quanh năm như Sài Gòn, chủ quán nên tránh những gam màu nắng, họa tiết rườm rà tạo cảm giác ngột ngạt mà nên chọn các tone màu tươi mát như xanh da trời, xanh nước biển,...
Trang trí độc đáo khi mở cửa hàng đồ ăn sẵn
2.4. Chuẩn bị trang thiết bị:
Để bắt đầu kinh doanh đồ ăn vặt kho, chủ quán cần chuẩn bị những trang thiết bị cơ bản như sau:
- Bàn, ghế, quầy tính tiền
- Các đồ dùng nhà bếp
- Bát, đĩa
- Máy POS cầm tay (phục vụ cho các quán bán cả online qua các nền tảng ShopeeFood, Shopee)
Bạn nên hoạch định kế hoạch lựa chọn và mua sắm trang thiết bị cụ thể. Lời khuyên cho bạn là nên chọn những sản phẩm có thương hiệu, tiếng tăm, được chứng nhận và kiểm nghiệm nghiêm ngặt.
2.5. Thực đơn quán ăn vặt phong phú, đa dạng
Thực đơn mở quán ăn vặt là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp thu hút khách hàng đến với quán. Việc lên thực đơn có đặc sắc hay không phụ thuộc khá nhiều vào đối tượng khách hàng mục tiêu. Đối tượng học sinh, sinh viên thường chuộng các món ăn vặt nem chua rán, pho mai que, trà sữa, bánh tráng,... Trong khi đó, các chị em văn phòng lại thích dành thời gian nhâm nhi ốc, ngô khoai nướng ở các quán vỉa hè. Cũng có một số lượng không nhỏ đối tượng thích ăn những món đặc sản hấp dẫn, ấn tượng ở các vùng quê, hay của nước ngoài như: nem nướng Nha Trang, bánh ướt thịt nướng, bánh bạch tuộc Nhật Bản,...
Khách đến quán ăn vỉa hè thường dành nhiều thời gian để “nhâm nhi”, trò chuyện cùng bạn bè, người thân. Vì thế, sự đa dạng trong thực đơn quán ăn vặt sẽ tạo rất nhiều thuận lợi cho khách hàng, giúp họ có thêm nhiều lựa chọn. Ngoài ra, chủ quán cũng nên có sự linh động, thay đổi menu cửa hàng ăn vặt giữa các mùa trong năm để luôn đảm bảo doanh thu và hoạt động trơn tru của quán. Chẳng hạn, quán kinh doanh các các loại tào phớ, chè, đồ giải khát vào mùa hè có thể bổ sung các món chè nóng, bánh trôi tàu vào mùa đông để đảm bảo thu hút khách hàng.
Tuy sự đa dạng trong thực đơn là điều rất cần thiết, tuy nhiên, các quán ăn vặt vỉa hè cũng nên có những món ăn đặc trưng riêng. Những món ăn mới lạ, sáng tạo sẽ tạo ra nét đặc trưng riêng, thôi thúc tính tò mò, thích khám phá của các “thánh ăn vặt”, food reviewer, góp phần tăng doanh thu cho quán.
Thực đơn mở quán ăn vặt
2.6. Chuẩn bị nguyên liệu:
Để đảm bảo lãi, các chủ quán ăn vặt cần tìm kiếm được nguồn nguyên liệu có già thành phải chăng. Tuy giá cả phải chăng nhưng nguyên vật liệu nhập vào vẫn phải có nguồn gốc rõ ràng và tuyệt đối đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Kinh nghiệm mở quán ăn vặt của các chủ lựa chọn là mua nguyên liệu từ các chợ đầu mối lớn. Chợ đầu mối là nơi cung cấp nông sản tươi sống số lượng lớn, đem đến cho các chủ quán đa dạng các lựa chọn với giá cả vô cùng phải chăng so với các chợ dân sinh.
Bên cạnh đó, nhiều chủ quán ăn vặt cũng giữ quan hệ với nơi nuôi trồng, các trang trại lớn để nhập nông sản trực tiếp từ nguồn với giá gốc. Ngoài ra, các chủ hàng cũng có thể lựa chọn nhập hàng mới nhất từ các công ty thực phẩm lớn, uy tín như: Việt Đức, Masan, CP,...
Có thể bạn quan tâm:
- Chiến lược kinh doanh quán trà sữa không nên bỏ lỡ
2.7. Chế biến và trưng bày món ăn:
Đây là khâu cuối cùng trước khi phục vụ món ăn tới khách hàng. Trong quá trình chế biến, chủ quán ăn vặt cũng phải tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc về vệ sinh an toàn thực phẩm. Nguyên liệu phải được sơ chế kỹ lưỡng, bảo quản trong môi trường nhiệt độ, ánh sáng thích hợp. Các dụng cụ nấu nướng phải luôn được rửa, vệ sinh thường xuyên. Đặc biệt, đối với quán kinh doanh các loại đồ ăn chiên, rán, nên thay dầu ăn liên tục, hạn chế chiên đi, chiên lại quá nhiều lần gây ảnh hưởng đến vệ sinh và sức khỏe người tiêu dùng.
Sau khâu chế biến, việc trình bày món ăn không cần quá cầu kỳ song phải đảm bảo bắt mắt, tạo sự cảm giác lôi cuốn cho khách đến ăn.
Xem ngay: 10 điều cần biết khi mở quán ăn để có doanh thu cao nhất
3. Kinh nghiệm mở quán ăn vặt vỉa hè:
3.1. Đảm bảo chất lượng nhân viên:
Dù chỉ là quán ăn vỉa hè có giá thành tương đối rẻ thì chất lượng phục vụ vẫn phải được đảm bảo, nhằm đem đến cho cảm giác thoải mái cho khách hàng khi dùng đồ ăn tại quán. Trên thực tế, sẽ chẳng có ai muốn quay lại một quán ăn mà dịch vụ chăm sóc khách hàng quá tệ. Vì thế, chủ quán cần chú ý đào tạo, hướng dẫn đội ngũ nhân viên nhiệt tình, vui vẻ khi làm việc, duy trì thái độ phục vụ chuyên nghiệp.
Ngoài ra, quản lý nhân viên cũng là một vấn đề cũng khiến nhiều chủ quán ăn vặt vỉa hè đau đầu. Việc quản lý nhân viên không sát sao sẽ tiềm ẩn nguy cơ phát sinh những rắc rối như: nhân viên có thái độ không tốt với khách, nhân viên làm việc kém năng suất và nghiêm trọng nhất là nhân viên không tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh, an toàn thực phẩm. Vì thế, chủ quán cần đưa ra những yêu cầu tuyển dụng, mức lương và quy định hợp lý để tránh những rủi ro trên.
3.2. Đưa ra mức giá hợp lý:
Khách hàng tìm đến các quán ăn vặt vỉa hè phần lớn là học sinh, sinh viên, người trẻ tuổi có thu nhập hạn chế. Vì thế, các quán ăn vặt vỉa hè cần thể hiện được lợi thế về mặt giá cả của mình so với các loại hình nhà hàng khác để tạo ra lợi thế cạnh tranh và thu hút khách hàng. Thậm chí, đôi khi các quán ăn vặt vỉa hè cũng nên “lấy công làm lãi”, lấy số lượng lớn làm lãi. Tuy nhiên, dù giá thành rẻ để tạo lợi thế cạnh tranh cũng vẫn cần tuyệt đối đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không dùng các nguyên liệu ôi thiu, thực phẩm không rõ nguồn gốc. Thỉnh thoảng, chủ cửa hàng có thể tung ra những khuyến mãi khủng để thu hút khách hàng một cách nhanh chóng.
3.3. Kết hợp bán đồ ăn vặt online:
Kinh doanh ăn vặt online là một xu thế mới mà các quán ăn vặt vỉa hè cũng không thể đứng ngoài cuộc. Vai trò của kinh doanh đồ ăn online ngày càng trở nên quan trọng hơn trong bối cảnh dịch bệnh, các quán ăn vỉa hè đều phải đóng cửa hay vào những ngày mưa hay nắng nóng cao điểm, người dân có xu hướng ngại ra bên ngoài. Kinh doanh đồ ăn vặt online sẽ giúp quán của bạn dễ dàng tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng hơn, gia tăng doanh thu.
Có nhiều hình thức để kinh doanh đồ ăn online cho bạn lựa chọn. Hiện nay, nhiều quán ăn vặt lựa chọn bán online qua các trang mạng xã hội như Facebook hay Instagram với chi phí chỉ 0 đồng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cân nhắc các ứng dụng giao đồ ăn phổ biến như Shopee Food, Grab Food, Baemin. Với các ứng dụng này, tuy sẽ phải chiết khấu khoảng 20% giá bán cho app, tuy nhiên chủ quán sẽ không hề phải lo lắng đến vấn đề ship hàng hay tìm shipper mà chỉ tập trung chuẩn bị những món ăn ngon nhất tới cho khách hàng. Ngoài ra, các app giao đồ ăn cũng cung cấp rất nhiều những tiện ích khác cho cả người bán cũng như khách hàng.
3.4. Chú trọng hoạt động marketing:
Trước sức ép cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ trên thị trường đồ ăn vặt, các quán ăn vặt cũng không thể bỏ qua khâu quảng bá cho quán của mình. Bạn nên triển khai các chiến lược marketing bao gồm các hoạt động giảm giá, tặng quà, tặng phiếu giảm giá. Bên cạnh đó, xây dựng thông điệp bắt tai, thu hút để khách hàng biết đến nhiều hơn khi bạn mở cửa hàng ăn vặt.
Quảng cáo quán ăn vặt vỉa hè qua Facebook, Instagram, TikTok,... được xem là một trong những phương pháp thu hút khách hiệu quả nhất bởi các “thánh ăn vặt” thường có thói quen tìm kiếm quán ăn trên các mạng xã hội này. Bạn nên tích cực quảng cáo về quán trong các group, cộng đồng review đồ ăn lớn. Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo quan hệ tốt với các food reviewer nổi tiếng, tận dụng tầm ảnh hưởng của họ để đưa hình ảnh về quán ăn vặt vỉa hè của mình đến gần gũi hơn với khách hàng.
3.5. Phục vụ ban đêm:
Hiện nay, rất nhiều người lao động, thanh niên thường có nhu cầu ăn vặt vào ban đêm. Tuy nhiên, số lượng các quán ăn vặt phục vụ vào ban đêm lại rất ít. Vì thế, bán đồ ăn vặt vỉa hè trong khoảng thời gian từ 23h- 4h sáng là cơ hội rất tốt để tăng doanh thu bởi vào thời điểm này, quán ăn của bạn sẽ phải đối mặt với ít sự cạnh tranh và có thể dễ dàng tăng giá các món ăn lên một chút mà không làm mất lòng khách.
Mở cửa hàng ăn vặt phục vụ ban đêm
3.6. Chấp nhận rủi ro:
Cũng giống như kinh doanh bất cứ một mặt hàng nào khác, chủ kinh doanh quán ăn vặt vỉa hè cũng phải đối mặt với không ít rủi ro. Hạn chế lớn nhất của kinh doanh vỉa hè là sự phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Trời nắng nóng hay mưa to sẽ đều làm giảm đáng kể lượng khách đến quán. Thậm chí, hoạt động của quán còn có thể bị gián đoạn. Ngoài ra, trong tình hình dịch bệnh như hiện nay, các quán ăn vỉa hè cũng thường xuyên bị yêu cầu phải đóng cửa, tạm ngừng kinh doanh để đảm bảo giãn cách xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh chấp nhận những rủi ro, hạn chế thì chủ quán ăn vặt vỉa hè cũng cần linh hoạt áp dụng các biện pháp để khắc phục, hạn chế tối đa thiệt hại. Trong điều kiện thời tiết mùa hè oi nóng, tuy không thể trang bị điều hòa như các quán ăn trong nhà nhưng các quán ăn vặt vỉa hè cũng có thể đầu tư thêm quạt, bạt che để hạn chế bớt cái nóng cho người ngồi ăn trong quán. Trong điều kiện này, chủ quán ăn vặt vỉa hè cũng có thể tặng kèm các trà đá, các loại nước uống có đá để giúp khách giải khát, giải tỏa bớt nóng bức khi ăn các món ăn nhiều dầu mỡ như nem chua rán, pho mai que. Còn trong thời điểm dịch bệnh, các quán vỉa hè phải đóng cửa, chủ quán nên tăng cường hình thức bán online để hoạt động của quán không bị ngưng trệ hoàn toàn.
3.7. Sử dụng phần mềm quản lý quán ăn:
Sử dụng phần mềm quản lý quán ăn chuyên nghiệp thay thế cho phương pháp truyền thống sẽ giúp việc quản lý trở nên dễ dàng, việc vận hành thông suốt hơn, đem đến cho các cửa hàng ăn vặt vỉa hè nhiều lợi ích như:
- Giảm sai sót trong quá trình phục vụ: Phiếu order gọi món của khách hàng sẽ lập tức được chuyển đến người phụ trách bếp để chế biến, hạn chế trường hợp làm nhầm món, bỏ sót các yêu cầu đặc biệt của khách về món ăn.
- Tăng tốc độ phục vụ
- Quản lý từ xa: Chủ cửa hàng có thể dễ dàng theo dõi tình hình kinh doanh, báo cáo doanh thu mọi lúc, mọi nơi mà không cần trực tiếp có mặt tại cửa hàng.
Hy vọng tất tần tật những kiến thức trên được cung cấp bởi Nhanh.vn sẽ hữu ích trong quá trình mở cửa hàng ăn vặt của bạn. Chúc bạn thành công!
Bài viết cùng nội dung:
- Kinh nghiệm mở quán bán bánh mì cho người mới bắt đầu