TIN TỨC
Danh mục
Bài viết mới nhất

Cách tối ưu sản phẩm Shopee chuẩn SEO để lên top tìm kiếm

-10/05/2025

Có hàng nghìn lượt tìm kiếm mỗi ngày trên Shopee nhưng chỉ một số ít sản phẩm được xuất hiện ở vị trí đầu. Nếu sản phẩm của bạn không nằm trong số đó, bạn đang đánh mất cơ hội bán hàng một cách thụ động. Vậy làm sao để lên top một cách bền vững mà không tốn nhiều chi phí?

Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ cách tối ưu sản phẩm Shopee chuẩn SEO, giúp bạn khai thác tốt hơn tiềm năng từ chính gian hàng của mình.

Cách tối ưu sản phẩm Shopee chuẩn SEO để lên top tìm kiếm

1. Shopee hoạt động theo thuật toán tìm kiếm nào?

Khi người dùng nhập từ khóa vào thanh tìm kiếm Shopee, mục tiêu của họ không phải là lướt qua một danh sách dài dằng dặc sản phẩm mà là tìm được lựa chọn khớp với mong muốn và thói quen mua sắm cá nhân. 

Chính vì vậy, hệ thống tìm kiếm trên Shopee không hoạt động một cách ngẫu nhiên. Nó vận hành theo một cơ chế phân tích phức hợp để xác định sản phẩm nào nên được ưu tiên hiển thị. Nắm bắt được cơ chế này là nền tảng để xây dựng một chiến lược tối ưu sản phẩm vững chắc nơi mọi nỗ lực đều có mục tiêu và có thể đo lường được.

1.1. Mức độ liên quan của sản phẩm (Relevance of Listings)

Mức độ liên quan giữa từ khóa người dùng nhập vào và thông tin trong sản phẩm là yếu tố nền tảng mà thuật toán luôn ưu tiên. 

Mức độ liên quan của sản phẩm
Mức độ liên quan của sản phẩm

Hệ thống Shopee sẽ đánh giá mức độ phù hợp của sản phẩm so với từ khóa người dùng tìm kiếm. Hai điểm quan trọng cần tối ưu:

  • Từ khóa trong tiêu đề và mô tả: Tiêu đề sản phẩm nên chứa từ khóa chính mà người mua thường dùng. Từ khóa này cũng cần xuất hiện một cách tự nhiên trong phần mô tả. Nhồi nhét quá nhiều từ khóa sẽ phản tác dụng, khiến thuật toán đánh giá là spam.
  • Danh mục sản phẩm chính xác: Không ít người bán chọn sai ngành hàng hoặc phân loại quá rộng, khiến sản phẩm hiển thị sai chỗ và không đến được đúng khác hàng. Chọn đúng danh mục là bước đầu tiên để thuật toán “đọc hiểu” sản phẩm của bạn.

1.2. Hiệu suất bán hàng (Sales Performance)

Shopee đánh giá rất cao các sản phẩm có hiệu suất bán tốt. Những yếu tố này thường mang tính chứng minh độ uy tín của sản phẩm:

  • Số lượng đơn hàng: Sản phẩm đã có lịch sử bán ổn định sẽ được ưu tiên hiển thị hơn sản phẩm mới.
  • Tỷ lệ chuyển đổi (CVR): Tỉ lệ giữa số lượt xem và số lượt mua hàng. Sản phẩm có tỷ lệ chuyển đổi cao đồng nghĩa với việc nó đúng nhu cầu, từ đó được Shopee đề xuất nhiều hơn.

Gợi ý: Hãy theo dõi chỉ số CVR trong Shopee Business Insights để điều chỉnh tiêu đề, ảnh đại diện và mô tả nhằm tăng khả năng chuyển đổi.

1.3. Tương tác của người dùng (User Engagement)

Shopee theo dõi cách người dùng phản hồi với sản phẩm của bạn:

  • Đánh giá tích cực và phản hồi nhanh: Những sản phẩm có nhiều đánh giá 5 sao, phản hồi nhanh sẽ được đánh giá cao hơn nhờ chỉ số thể hiện độ tin cậy.
  • Lượt click vào sản phẩm, lượt thả tim, lượt thêm vào giỏ hàng: Nếu hình ảnh nổi bật, tiêu đề hấp dẫn, tỷ lệ người dùng nhấp vào sản phẩm cao sẽ làm tăng điểm chất lượng (quality score).
  • Đặc biệt, phản hồi nhanh qua chat, hoặc có chương trình theo dõi, tích điểm sẽ giúp gian hàng của bạn được ưu tiên hơn khi hiển thị ở các tab “Gợi ý hôm nay” hay “Shopee gợi ý cho bạn”.

Lưu ý: Shopee luôn đo sự quan tâm tức thời của khách hàng và sự ưu tiên các sản phẩm có tương tác đều đặn theo thời gian.

Trong quá trình theo dõi hành vi người mua, tôi nhận thấy các sản phẩm có nội dung mô tả gần gũi, trả lời đánh giá của khách nhanh và tích cực thường có lượt giữ chân lâu hơn. Điều này cho thấy thuật toán rất nhạy với trải nghiệm người dùng.

1.4. Các hoạt động khuyến mãi (Promotional Activities)

Một trong những cách nhanh nhất để tăng tần suất hiển thị sản phẩm là tham gia vào các chương trình khuyến mãi và quảng cáo:

  • Flash Sale, mã giảm giá, combo: Những hoạt động này vừa giúp tăng doanh thu, vừa giúp Shopee “nhìn thấy” sản phẩm của bạn tích cực hơn.
  • Shopee Ads: Công cụ mạnh giúp bạn đưa sản phẩm lên top theo từ khóa mục tiêu. Khi chạy Ads chuẩn thì đi kèm với đó là đơn hàng sẽ tăng cao, chỉ số hiệu suất cũng cải thiện một cách đáng kể, từ đó đẩy mạnh hiển thị tự nhiên sau quảng cáo.
Các hoạt động khuyến mãi
Các hoạt động khuyến mãi 

1.5. Hành vi khách hàng (Customer Behavior)

Shopee rất coi trọng hành vi duyệt và mua sắm của người dùng. Thuật toán sẽ:

  • Đề xuất sản phẩm tương tự với những gì khách hàng từng xem/mua
  • Ưu tiên sản phẩm đến từ những shop có lượt theo dõi cao, tỷ lệ phản hồi nhanh và đánh giá tích cực

Để có được một chiến lược bền vững bạn đừng chỉ tối ưu sản phẩm một lần. Hãy xây dựng gian hàng chỉn chu, phản hồi khách hàng nhanh chóng và liên tục cập nhật mô tả, hình ảnh sản phẩm để phù hợp với xu hướng tìm kiếm.

Hiểu rõ thuật toán Shopee hoạt động thế nào là bước nền tảng để bạn tối ưu sản phẩm đúng hướng. Khi bạn biết rõ các yếu tố ảnh hưởng đến thứ hạng: từ độ liên quan, hiệu suất bán hàng, đến hành vi người dùng, bạn không còn tối ưu theo cảm tính, mà có thể xây dựng chiến lược bài bản giúp sản phẩm lên top tự nhiên và giữ vị trí lâu dài.

Bạn đã sẵn sàng tối ưu sản phẩm Shopee theo chuẩn thuật toán mới chưa?

Để sản phẩm được Shopee ưu tiên hiển thị đúng tệp khách hàng, việc đặt tên sản phẩm chuẩn xác là yếu tố không thể bỏ qua. Tham khảo ngay cách đặt tên sản phẩm Shopee chuẩn chỉnh nhất để tăng độ liên quan, phù hợp hành vi tìm kiếm của người dùng và cải thiện thứ hạng tự nhiên trên sàn.

2. Top 7 yếu tố cần tối ưu để sản phẩm Shopee lên top tìm kiếm

Hiểu rõ cách thuật toán Shopee vận hành sẽ vô nghĩa nếu bạn không tối ưu hóa từng chi tiết trong sản phẩm. Mỗi yếu tố trong nội dung sản phẩm đều là điểm chạm giữa shop và khách hàng, đồng thời là tín hiệu quan trọng để thuật toán đánh giá mức độ phù hợp.

2.1. Tiêu đề sản phẩm chứa từ khóa chính

Tiêu đề sản phẩm là yếu tố quan trọng bậc nhất, vừa ảnh hưởng đến thứ hạng tìm kiếm, vừa quyết định khách có click vào hay không. Một tiêu đề tốt cần:

  • Chèn từ khóa chính đầu tiên, sau đó là thuộc tính sản phẩm, thương hiệu, công dụng hoặc phân loại.
  • Giới hạn trong 120 ký tự, tránh nhồi nhét từ khóa lặp lại, không viết hoa toàn bộ, không dùng ký tự lạ.
  • Viết tự nhiên, dễ đọc và đánh đúng nhu cầu khách hàng.
  • Cấu trúc tên lý tưởng nên có: [Loại sản phẩm] + [Thương hiệu/Nhu cầu sử dụng] + [Tính năng/Phân loại]
Tiêu đề sản phẩm chứa từ khóa chính
Tiêu đề sản phẩm chứa từ khóa chính

Tối ưu sản phẩm sẽ hiệu quả hơn nhiều nếu bạn bắt đầu ngay từ bước đăng sản phẩm đúng chuẩn. Tham khảo hướng dẫn đăng sản phẩm Shopee đúng chuẩn, tối ưu hiển thị 2025 để tránh các lỗi phổ biến và giúp sản phẩm dễ dàng xuất hiện trên kết quả tìm kiếm.

Một shop mỹ phẩm từng đặt tên “Son đỏ lì lâu trôi - Hot trend 2025” đã được tôi tối ưu lại thành “Son kem lì lâu trôi Merzy - Đỏ lạnh - Bám màu 12h”, kết quả: tăng 70% lượt click chỉ sau 5 ngày.

2.2. Mô tả sản phẩm chi tiết, có từ khóa phụ

Phần mô tả giúp Shopee hiểu rõ hơn về sản phẩm, đồng thời giúp khách hàng dễ ra quyết định hơn.

  • Nên chia mô tả thành 2 phần: mô tả ngắn (giới thiệu tổng quan) và mô tả chi tiết (tính năng, chất liệu, hướng dẫn sử dụng).
  • Chèn từ khóa phụ và đồng nghĩa một cách tự nhiên, không máy móc.
  • Sử dụng bullet points để làm nổi bật lợi ích.
Mô tả sản phẩm chi tiết, có từ khóa phụ
Mô tả sản phẩm chi tiết, có từ khóa phụ

Gợi ý: Viết mô tả như đang nói chuyện với khách. Nếu khách offline cần tư vấn điều gì, bạn hãy đưa điều đó vào mô tả. Bạn có thể tham khảo những điều nên và không nên qua bảng sau:

Cập nhật sản phẩmTiêu chí
Giới hạn tên sản phẩm

- Giới hạn tên sản phẩm trong vòng 80 ký tự và bao gồm các thông tin cơ bản như thương hiệu, kiểu dáng, màu sắc và phân loại hàng.

- Không nên sao chép phần mô tả sản phẩm chung có sẵn trên internet.

Sử dụng từ khóa

- Sử dụng các từ khóa bạn đã xác định vào tên sản phẩm của mình.

- Không nên spam từ khóa

Tên sản phẩmNếu sản phẩm của bạn có tên in trên bao bì, hãy thiết lập tên sản phẩm trùng với tên trên bao bì.
Thương hiệuBắt đầu tên sản phẩm bằng tên thương hiệu của Shop, nếu có.
Mô tả sản phẩmĐảm bảo phần mô tả cho từng sản phẩm đăng bán là chính xác và chi tiết (ít nhất 300 từ).
Mô tả sản phẩm cho quần áoĐối với các sản phẩm như đồ may mặc không có dây dù thuộc tính, phần mô tả nên từ 125 - 150 từ.
Sử dụng từ khóa trong mô tảThêm từ khóa bạn đã xác định ít nhất 1-2 lần trong phần mô tả của sản phẩm có liên quan.
Đặt sản phẩm đúng ngành hàngĐặt sản phẩm của Shop vào đúng Ngành hàng và thêm thuộc tính sản phẩm, bao gồm cả Tên thương hiệu, nếu có.
Thêm câu hỏi thường gặpThêm các câu hỏi thường gặp của Người mua.

2.3. Hình ảnh sản phẩm đẹp, đúng chuẩn Shopee

Hình ảnh là yếu tố đầu tiên thu hút khách. Tuy nhiên, đẹp thôi chưa đủ, bạn cần đúng định dạng và chiến lược.

Ảnh sản phẩm cần:

  • Dùng ảnh nền trắng, rõ sản phẩm, đủ các góc (mặt trước, mặt sau, chi tiết chất liệu...)
  • Tối thiểu 3 ảnh, khuyến nghị 5 đến 8 ảnh
  • Tên file ảnh nên có chứa từ khóa (ví dụ: quan-jean-rong-nu-2025.jpg)

Bạn có thể tham khảo chi tiết qua bảng sau: 

Cập nhật hình ảnh sản phẩm và ShopTiêu chí
Đăng tải hình ảnh và video- Đăng tải hình ảnh và video chất lượng cao và có liên quan đến sản phẩm.
- Không nên sử dụng hình ảnh bị mờ hoặc bị vỡ
Kích thước hình ảnhHình ảnh phải có chiều rộng tối đa 1080px (tối thiểu 600 px).
Tên tệp hình ảnhThêm từ khóa có liên quan đến sản phẩm vào tên tệp hình ảnh.
Tối ưu tải trangNén hình ảnh để thời gian tải trang nhanh hơn.

Ảnh sản phẩm là yếu tố đầu tiên thu hút ánh nhìn của người mua, và một khung ảnh bắt mắt sẽ tăng đáng kể tỷ lệ click. Tham khảo ngay cách tạo khung Shopee cho sản phẩm chuẩn nhất - nhìn là muốn mua để thiết kế hình ảnh nổi bật, chuyên nghiệp và đúng chuẩn sàn.

2.4. Thuộc tính và danh mục chính xác

Shopee sử dụng thuộc tính và ngành hàng để đưa sản phẩm vào nhóm phù hợp. Nếu bạn chọn sai, dù tiêu đề hay cỡ nào, sản phẩm vẫn... “mất hút”.

  • Chọn đúng ngành hàng cụ thể nhất (không chọn “Khác” trừ khi bắt buộc)
  • Điền đầy đủ các thuộc tính như chất liệu, size, màu sắc, xuất xứ, v.v.
  • Không tạo phân loại trùng hoặc tên quá chung chung (“Loại 1”, “Loại 2”...)

Vì sao thuộc tính và danh mục lại quan trọng? Shopee sử dụng thuộc tính để phân phối sản phẩm theo thói quen mua sắm. Nếu không điền đúng, sản phẩm của bạn sẽ “lạc trôi”.

Lưu ý: Nhiều shop bỏ qua bước này vì nghĩ không bắt buộc nhưng đây là điểm phân loại mà Shopee ưu tiên để “match” sản phẩm với hành vi tìm kiếm của khách.

2.5. Giá bán hợp lý & chương trình khuyến mãi

Shopee có cơ chế ưu tiên hiển thị những sản phẩm có giá cạnh tranh, đặc biệt là khi có gắn tag Flash Sale, Freeship, Voucher…

  • So sánh giá với đối thủ cùng ngành hàng để định vị rõ ràng
  • Thường xuyên cập nhật chương trình khuyến mãi: deal sốc, giảm giá theo khung giờ, tặng kèm quà nhỏ…

Khi gắn voucher Xtra hoặc Freeship Xtra sẽ giúp sản phẩm của bạn tăng chỉ số CTR và khiến thuật toán ưu ái hơn. 

Hiện nay đã có rất nhiều sản phẩm chỉ nhờ điều chỉnh giảm giá nhẹ + thêm voucher 5K là bật top gợi ý ngay sau 24 giờ.

Lưu ý: Tăng giá cao rồi giảm mạnh chỉ để “trưng bày giảm giá ảo” có thể bị hạn chế hiển thị.

Đừng để sản phẩm rớt top chỉ vì không kiểm soát được giá, tồn kho hay chương trình khuyến mãi đúng lúc.
Nhanh.Ecom cho phép bạn:

  • Đồng bộ sản phẩm từ Shopee, Lazada, TikTok Shop chỉ trong vài bước
  • Tự động lấy và khởi tạo sản phẩm trên phần mềm - kể cả khi không trùng mã SKU
  • Ghép nối sản phẩm thông minh để theo dõi chính xác hiệu suất từng mặt hàng
  • Cập nhật tồn kho tự động theo đơn hàng phát sinh - tránh hết hàng, sai tồn
dung-thu-mien-phi-23.png

2.6. Đánh giá và phản hồi từ người mua

Đánh giá tốt vừa tạo được niềm tin cho khách, vừa là tín hiệu chất lượng gửi đến thuật toán Shopee.

Hãy đảm bảo rằng bạn:

  • Chủ động nhắn tin xin đánh giá sau khi giao hàng
  • Hạn chế tình trạng khiếu nại, tỷ lệ hoàn/trả cao sẽ ảnh hưởng thứ hạng
  • Duy trì tỷ lệ phản hồi chat trên 85%, trả lời phản hồi nhanh chóng, thể hiện shop luôn hoạt động tốt
  • Trả lời đánh giá cả tốt lẫn xấu một cách chuyên nghiệp
  • Khuyến khích khách để lại đánh giá có ảnh/video thực tế
Đánh giá và phản hồi từ người mua
Đánh giá và phản hồi từ người mua

Đánh giá 5 sao không đơn giản chỉ tăng độ uy tín cho shop mà còn cải thiện thứ hạng hiển thị sản phẩm. Nếu bạn đang tìm cách tăng đánh giá một cách tự nhiên và an toàn, hãy tham khảo 7 cách tăng đánh giá 5 sao trên Shopee hiệu quả và an toàn.

Gợi ý: Bạn có thể dùng tin nhắn cảm ơn với quà tặng nhỏ để tăng cơ hội nhận đánh giá 5 sao.

2.7. Tối ưu quảng cáo Shopee Ads

Dù bạn không chạy quảng cáo, thì việc hiểu cách Shopee Ads hoạt động cũng giúp bạn tối ưu sản phẩm tự nhiên hơn.

  • Chạy thử Ads từ khóa để biết khách tìm kiếm cụm nào và dùng lại cụm đó để SEO
  • Dùng Ads để “đẩy chỉ số” cho sản phẩm mới ra mắt
  • Tăng lượt click, chuyển đổi để cải thiện điểm chất lượng giúp sản phẩm dễ lên top tự nhiên hơn

Tối ưu sản phẩm Shopee không phải là công việc làm một lần rồi xong. Đó là quá trình cải thiện liên tục từ tiêu đề, mô tả, hình ảnh cho đến trải nghiệm mua hàng. Khi bạn tối ưu đủ 7 yếu tố trên, sản phẩm không đơn giản chỉ là tăng khả năng hiển thị mà còn thu hút đúng người, đúng lúc, đúng nhu cầu.

3. Những sai lầm thường gặp khi tối ưu sản phẩm Shopee

Tối ưu sản phẩm Shopee là một quá trình cần kỹ năng, tư duy chiến lược và sự am hiểu về cách hoạt động của thuật toán. Nhưng, hiện nay nhiều người bán dù có kinh nghiệm vẫn mắc phải những lỗi tưởng chừng như nhỏ nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hiển thị và tỷ lệ chuyển đổi.

3.1. Nhồi nhét từ khóa trong tiêu đề

Một trong những lỗi “kinh điển” mà nhiều người bán mắc phải là cố gắng nhồi nhét quá nhiều từ khóa vào tiêu đề với hy vọng sản phẩm sẽ dễ hiển thị hơn. Tuy nhiên, thuật toán Shopee ngày nay đã thông minh hơn: ưu tiên tiêu đề tự nhiên, dễ hiểu, có cấu trúc rõ ràng thay vì tiêu đề kiểu spam.

Chẳng hạn như:

  • Shop A đặt tiêu đề: “Đầm nữ đầm đẹp đầm dự tiệc cao cấp sang trọng giá rẻ freesize”
  • Shop B đặt tiêu đề: “Đầm dự tiệc nữ cao cấp - Thiết kế sang trọng - Freesize”

Cả hai cùng bán một loại sản phẩm, nhưng Shop B sẽ có cơ hội hiển thị cao hơn trên trang kết quả tìm kiếm.

Vì sao lại như vậy?

Shopee không đánh giá cao việc nhồi nhét từ khóa lặp lại như “đầm nữ, đầm đẹp, đầm dự tiệc…” một cách rối rắm. Thay vào đó, thuật toán ưu tiên các tiêu đề rõ ràng, mạch lạc, thể hiện đúng ý định tìm kiếm của người dùng.

Tiêu đề của Shop A khiến hệ thống khó hiểu chính xác sản phẩm đang bán là gì. Ngược lại, tiêu đề của Shop B thể hiện đầy đủ loại sản phẩm, phân khúc, đối tượng khách hàng một cách logic, giúp Shopee dễ dàng phân loại và đề xuất đúng tệp người dùng.

3.2. Mô tả sản phẩm sơ sài, không tối ưu từ khóa phụ

Mô tả là phần giúp Shopee và khách hàng hiểu sản phẩm, nhưng nhiều shop chỉ viết vài dòng cho có. Thậm chí, có shop còn copy y nguyên mô tả từ nhà cung cấp mà không điều chỉnh cho phù hợp với người mua lẻ trên sàn.

Mô tả sản phẩm sơ sài, không tối ưu từ khóa phụ
Mô tả sản phẩm sơ sài, không tối ưu từ khóa phụ

Lời khuyên: Bạn hãy viết mô tả theo mindset tư vấn, giúp khách “tưởng tượng” sản phẩm trong tay họ. Đừng chỉ liệt kê tính năng mà hãy nói về lợi ích và cảm xúc khi dùng sản phẩm.

3.3. Hình ảnh không đạt chuẩn hoặc lấy từ Google

Hình ảnh là yếu tố quyết định đến tỷ lệ click (CTR), nhưng nhiều shop vẫn sử dụng: hình ảnh bị mờ, không đúng kích thước hoặc ảnh lấy từ các trang khác (thậm chí có logo đối thủ) là điều tối kỵ khi bán hàng trên Shopee.

Hệ lụy: Sản phẩm có thể bị ẩn hiển thị, mất uy tín hoặc bị người mua đánh giá kém vì không phản ánh đúng thực tế.

3.4. Chọn sai ngành hàng và không khai báo thuộc tính đầy đủ

Shopee sử dụng ngành hàng và thuộc tính sản phẩm như “bản đồ định vị”, để đưa sản phẩm đến đúng nhóm khách hàng đang tìm kiếm. Nếu bạn chọn sai ngành hàng, sản phẩm sẽ bị đặt nhầm “ngăn tủ”, khiến nó hiển thị cho sai đối tượng, hoặc thậm chí không hiển thị chút nào.

Điều quan trọng là: thuật toán Shopee sẽ không tự sửa lỗi này giúp bạn. Nó đơn giản hiểu rằng: “À, đây là sản phẩm thuộc danh mục X” và xử lý theo đúng logic đã được lập trình.

Giải pháp: Luôn chọn ngành hàng cụ thể nhất có thể, và điền đầy đủ các thuộc tính như chất liệu, xuất xứ, khối lượng, màu sắc...

Chọn đúng ngành hàng là yếu tố then chốt giúp sản phẩm được phân phối đến đúng tệp khách hàng trên Shopee. Để tránh sai sót ngay từ bước đầu, bạn nên tham khảo tiêu chí lựa chọn ngành hàng đang bán giúp tăng doanh số trên Shopee để định vị sản phẩm chính xác và tăng cơ hội hiển thị.

3.5. Không theo dõi và cải tiến hiệu suất sản phẩm

Tối ưu sản phẩm không phải là làm một lần rồi xong. Nhiều người đăng sản phẩm lên rồi “bỏ đó”, không theo dõi dữ liệu và điều chỉnh khi hiệu suất giảm.

Lưu ý: Bạn hãy dành 30 phút mỗi tuần để xem lại Business Insights, xem sản phẩm nào hiển thị tốt, CTR cao, tỷ lệ chuyển đổi tốt. Nếu thấy chỉ số giảm, hãy thử A/B test ảnh đại diện, tiêu đề hoặc mô tả để cải thiện.

3.6. Thiếu các chương trình khuyến mãi và chiến dịch đẩy sản phẩm

Shopee có rất nhiều công cụ hỗ trợ người bán, từ mã giảm giá, Flash Sale, chương trình của sàn đến Shopee Ads. Nhưng không ít shop bỏ qua, hoặc sử dụng không hiệu quả.

Thực tế cho thấy: Những sản phẩm có voucher, flash sale và lượt tương tác cao sẽ được thuật toán Shopee ưu tiên hiển thị hơn, ngay cả khi bạn không chạy quảng cáo.

Việc tránh những sai lầm phổ biến khi tối ưu sản phẩm Shopee là bước quan trọng để xây dựng nền tảng bán hàng vững chắc. 

Việc không tận dụng tốt các công cụ đẩy sản phẩm là một trong những nguyên nhân khiến shop khó ra đơn đều. Để hiểu rõ cách triển khai hiệu quả hơn, bạn nên tham khảo cách đẩy sản phẩm Shopee giúp ra đơn nhanh và đều nhằm tận dụng tối đa ưu đãi sàn và tăng lượt hiển thị tự nhiên.

Dù bạn là người mới bắt đầu hay đã kinh doanh lâu năm trên Shopee, thì tối ưu sản phẩm vẫn luôn là yếu tố bắt buộc nếu muốn tăng hiển thị và nâng cao doanh số. Nhưng, nếu tối ưu mà mắc phải những sai lầm cơ bản, thì toàn bộ nỗ lực có thể trở nên lãng phí.

Hãy xem mỗi sai sót như một bài học cần thiết, và mỗi lần điều chỉnh là một bước tiến tới một gian hàng chuyên nghiệp, hiệu quả và bền vững hơn. Tối ưu không phải là hoàn hảo ngay từ đầu mà là một quá trình liên tục, thông minh và có chiến lược.

Tôi tin rằng khi bạn chủ động nhận diện và cải thiện những lỗi trên, sản phẩm của bạn sẽ vừa lên top bền vững vừa tạo dựng được uy tín lâu dài trên Shopee.

4. Gợi ý công cụ hỗ trợ tối ưu sản phẩm hiệu quả

Việc tối ưu sản phẩm Shopee không còn là câu chuyện cảm tính hay làm thủ công một cách mơ hồ. Hiện nay, có rất nhiều công cụ có thể hỗ trợ người bán tối ưu hoá tiêu đề, mô tả, từ khóa, hình ảnh và đo lường hiệu suất sản phẩm một cách bài bản, chuyên nghiệp hơn, đặc biệt phù hợp cho cả người mới lẫn các shop đang muốn mở rộng quy mô.

4.1. Shopee Business Insights - Công cụ phân tích chính chủ từ Shopee

Một “trợ lý số” cực kỳ quan trọng để bạn hiểu được hiệu suất của từng sản phẩm, từ đó tối ưu theo dữ liệu thay vì cảm tính. 

Shopee Business Insights
Shopee Business Insights

Shopee Business Insights giúp bạn:

  • Theo dõi lượt hiển thị, lượt click, tỷ lệ chuyển đổi (CVR), doanh thu từng sản phẩm
  • So sánh hiệu quả giữa các sản phẩm trong gian hàng để biết nên A/B test phần nào: tiêu đề, ảnh, mô tả hay giá bán

4.2. Keywordtool.io - Phân tích từ khóa theo xu hướng

Keywordtool.io là công cụ cực kỳ hữu ích khi bạn muốn biết khách hàng đang tìm gì trên Shopee (và cả Google).

  • Gợi ý từ khóa có lượt tìm kiếm cao liên quan đến sản phẩm
  • Hỗ trợ tìm từ khóa dài (long-tail keyword), rất phù hợp để SEO tiêu đề
  • Có thể lọc theo nền tảng Shopee để chính xác hơn
Keywordtool.io
Keywordtool.io

Gợi ý: Hãy chọn 1–2 từ khóa chính và 2–3 từ khóa phụ để phân bổ vào tiêu đề, mô tả, ảnh và thẻ hashtag (nếu có).

4.3. Nhanh.Ecomcare

Khi bạn bắt đầu mở rộng quy mô bán hàng trên Shopee, quá trình tối ưu sản phẩm sẽ trở thành một bài toán phức tạp. 

Nhanh.Ecomcare sẽ hỗ trợ bạn: 

  • Nhập liệu sản phẩm nhanh chóng, chính xác
  • Thiết kế, trang trí gian hàng chuyên nghiệp hơn
  • Tăng thứ hạng hiển thị của sản phẩm lên trang chủ
  • Sản phẩm có đầy đủ thông tin, giảm tỉ lệ thoát trang
  • Tăng giá trị trải nghiệm khách hàng
  • Tăng tỉ lệ thêm vào giỏ hàng và tỉ lệ chuyển đổi 
  • Tối ưu chi phí, thời gian quảng cáo và xây dựng gian hàng
  • Vận hành gian hàng từ A -> Z
Dùng thử miễn phí

4.4. Canva / Photopea - Thiết kế ảnh sản phẩm chuẩn & thu hút

Hình ảnh là thứ đầu tiên khách hàng nhìn thấy. Có một hình ảnh đẹp, bố cục rõ, thông điệp mạnh sẽ giúp tăng CTR đáng kể.

  • Canva: dễ dùng, có sẵn template ảnh sản phẩm, có thể thêm khung, chữ, giá bán nổi bật
  • Photopea: công cụ chỉnh sửa ảnh chuyên sâu hơn, tương tự Photoshop nhưng miễn phí trên web

4.5. Shopee Ads Manager - Quản lý và tối ưu chiến dịch quảng cáo

Shopee Ads không để “đốt tiền chạy đơn” mà là công cụ dò insight khách hàng cực kỳ giá trị.

  • Chạy test từ khóa → biết từ nào đang được tìm kiếm nhiều
  • Tối ưu CPC, tăng hiển thị sản phẩm mới
  • Dùng song song với SEO tự nhiên để tăng hiệu quả cả ngắn hạn và dài hạn

Lưu ý: Chạy quảng cáo không phải là thay cho tối ưu, mà là để khuếch đại sức mạnh của sản phẩm đã tối ưu tốt.

Dù bạn là người mới bắt đầu hay đã có gian hàng hoạt động ổn định, thì việc sử dụng các công cụ hỗ trợ tối ưu sản phẩm Shopee sẽ giúp tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu suất và tối đa hóa lợi nhuận. Các công cụ không thay thế được tư duy chiến lược nhưng chắc chắn sẽ giúp bạn thực hiện chiến lược đó một cách chính xác và hiệu quả hơn.

Tôi tin rằng, nếu biết kết hợp giữa “dữ liệu, công cụ, hành động”, sản phẩm của bạn sẽ lên top tìm kiếm Shopee và giữ vững phong độ trong một thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Từ tiêu đề, mô tả đến hình ảnh và đánh giá, mỗi chi tiết trong sản phẩm đều là một điểm chạm với thuật toán và người mua. Tôi hy vọng những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn tối ưu sản phẩm Shopee hiệu quả hơn, bền vững hơn và chuyên nghiệp hơn. Thành công không nằm ở thủ thuật, mà nằm ở sự hiểu đúng và làm đúng.

social
5/5 (1 vote)

Nhanh.vn - Phần mềm bán hàng đa kênh

Tốt nhất, được sử dụng nhiều nhất
Hơn 100.000 cửa hàng đã tin dùng
Dùng thử miễn phí

CÔNG TY CỔ PHẦN NHANH.VN

Địa chỉ: 170 Đê La Thành, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Số Giấy CNĐKDN: 0108824877, đăng kí lần đầu ngày 17/07/2019. Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội - Phòng đăng kí kinh doanh

Địa chỉ văn phòng:

Toà nhà GP Invest, 170 La Thành, Đống Đa, Hà Nội

Tầng 3, Số 70 Lữ Gia, Phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Tài khoản ngân hàng:

Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank)

Số tài khoản: 22823456666

Chủ tài khoản: Công ty cổ phần Nhanh.vn

Tải mobile app: Nhanh.vn

Nhanh.vn Android App Nhanh IOS App

Tài liệu cho developer

API Documentation

Lĩnh vực kinh doanh:

- Phần mềm quản lý bán hàng

- Thiết kế website

- Cổng vận chuyển

Điều khoản và chính sách và chính sách sử dụng các dịch vụ phần mềm