Bạn đang có ý định bắt đầu kinh doanh gạo chất lượng nhưng bạn gặp khó khăn trong việc xác định đối tượng khách hàng? Bạn mông lung bước đầu trong việc tìm kiểm địa điểm kinh doanh và nhà cung cấp để bắt tay vào xây dựng cơ sở bán gạo sạch riêng của mình? Hãy để Nhanh.vn đưa ra 4 gợi ý quan trọng giúp bạn "hốt bạc" trong lĩnh vực kinh doanh loại mặt hàng này.
Nội dung chính [hide]
1. Xác định khách hàng của bạn là ai
Bước đầu tiên khi bạn muốn mở một cửa hàng bán lẻ mặt hàng gạo đó chính là xác định xem bạn muốn bán cho đối tượng khách hàng như thế nào, để từ đó tìm địa điểm kinh doanh, các loại gạo và chiến lược kinh doanh phù hợp. Có hai nhóm khách hàng chính, đó là:
Nhóm khách hàng lẻ - chỉ mua với số lượng ít dùng trong gia đình
- Người lao động: Nhóm khách hàng này chiếm số lượng lớn vì có mặt ở rất nhiều nơi, họ sử dụng và có thói quen mua gạo thường xuyên. Đối với họ, giá rẻ là mối quan tâm lớn nhất để ra quyết định mua hàng. Vì vậy muốn đáp ứng được nhu cầu của đối tượng này thì cửa hàng của bạn phải có các mức giá thực sự cạnh tranh, chất lượng gạo cũng phải tương đối.
- Nhân viên văn phòng, công chức: Ở nhóm khách hàng này họ lại lựa chọn tiêu chí chất lượng lên trên, vì với mức thu nhập trung bình như hiện nay để so với giá gạo trên thị trường thì giá không phải vấn đề quá e ngại. Để đáp ứng được nhu cầu của họ chất lượng sản phẩm của bạn phải đạt được mức tốt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bao bì có đầy đủ thông tin NSX, HSD và nguồn gốc xuất xứ.
- Người có thu nhập cao: Có thể nói ở nhóm này thì tiêu chí giá không còn là vấn đề quyết định đến hành vi mua hàng nữa mà họ hướng đến sản phẩm gạo có chất lượng ở mức cao. Ví dụ gạo phải đạt được các tiêu chuẩn như VietGAP, HACCP, tiêu chuẩn Global, gạo hàm lượng dinh dưỡng cao, gạo hữu cơ organic,vv và vẫn không thể thiếu được yếu tố bao bì đẹp có thương hiệu, có đầy đủ thông tin NSX, HSD và nguồn gốc xuất xứ.
Khách sỉ - Khách hàng nhập số lượng lớn thường xuyên
Các quán ăn, nhà hàng, bếp ăn công nghiệp, căng tin trường học, căng tin cơ quan chính là nhóm khách hàng phổ biến sẽ mua một lượng gạo rất lớn và thường xuyên. Tùy vào mức kinh phí khác nhau của những khách hàng cụ thể trong nhóm này cũng sẽ lựa chọn các loại gạo khác nhau, ví dụ các nhà hàng muốn chế biến món ăn từ cơm gạo nên họ cần các sản phẩm đa dạng hơn, nhưng nhìn chung, ngoài mối quan tâm về giá và chất lượng gạo ra thì họ bắt buộc cần thêm một số giấy tờ về vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy sản xuất nông sản an toàn và khả năng cung ứng số lượng lớn.
Việc xác định đối tượng khách hàng rất quan trọng với cơ sở kinh doanh
2. Lựa chọn sản phẩm kinh doanh và nhà cung cấp
Sau khi xác định được đối tượng khách hàng, bạn có thể cân nhắc xem nên kinh doanh loại gạo nào phù hợp để thu được lợi nhuận cao cũng như dễ bán nhất. Dưới đây là một vài gợi ý về các loại gạo phổ biến và giá bán lẻ trên thị trường Việt Nam cho bạn tham khảo:
Phân loại theo hình dáng các loại gạo
- Gạo nếp: Chứa hàm lượng amylopectin cao và không chứa amylose. Loại này có độ dính và độ dẻo nên thường dùng để nấu xôi nếp, làm bánh chưng, bánh giầy hoặc nghiền thành bột, và những ngày giáp tết là thời điểm để bán gạo nếp rất chạy.
- Gạo tẻ: là loại gạo thông dụng và được dùng nhiều nhất, phục vụ trong các bữa ăn hàng ngày từ gia đình tới bếp ăn tập thể.
- Gạo lứt: Là loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu, chưa được xát bỏ lớp cám gạo. Gạo lứt rất giàu dinh dưỡng với các nguyên tố và nguyên tố vi lượng, đặc biệt là có hàm lượng chất xơ gấp 2 lần so với gạo thường, nên khi ăn gạo lứt cơ thể sẽ tiêu hóa chậm hơn và mang lại cảm giác no lâu, là liệu pháp giảm cân hiệu quả. Vì vậy đối tượng khách tiềm năng chính là hội các chị em phụ nữ.
Gạo lứt trở thành mặt hàng "hot" vì có tác dụng duy trì cân nặng
Phân loại theo thương hiệu các loại gạo
Ngoài ra còn có một số thương hiệu gạo ngon khác như gạo tám thơm Điện Biên, gạo thơm dứa, gạo thơm cò trắng, gạo Bắc Hương… đều được nhiều người dùng yêu thích.
Đi kèm với tiêu chí quan trọng nhất là chất lượng sản phẩm ra thì không thể bỏ qua việc lựa chọn nhà cung ứng sản phẩm cho cửa hàng, bạn phải hợp tác được với nhà cung cấp vừa đảm bảo được các yếu tố: uy tín, chất lượng, giá cả hợp lý và cung ứng được hàng lâu dài. Chủ yếu hiện nay các cửa hàng gạo sẽ nhập gạo trực tiếp từ các công ty, và nhà máy sản xuất gạo.
Bạn có thể tìm thông tin liên hệ với các công ty đó thông qua các website doanh nghiệp uy tín như Trangvangvietnam.com, Thongtincongty.com, Hosocongty.vn hoặc trên mạng xã hội LinkedIn. Nếu cơ hội hãy thử tham quan nhà máy chế biến và đóng gói của họ để chắc chắn rằng đối tác của bạn đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu bạn mong muốn.
Một dây chuyền sản xuất gạo sạch tại Đồng Tháp
Xem thêm: Bí quyết kinh doanh gạo thành công
3. Xác định phương thức bán hàng
Dựa vào số vốn ban đầu tư để quyết định quy mô cửa hàng của bạn, có thể bạn chọn hình thức kinh doanh bán lẻ cho các nhóm khách hàng số lượng ít dùng trong gia đình, còn nếu đủ khả năng làm việc với nhóm khách hàng mua với số lượng lớn thì có thể đăng ký kinh doanh theo hình thức đại lý hoặc trở thành bên thứ ba môi giới cung cung ứng cho khách hàng nếu cửa hàng của bạn không đủ khả năng dự trữ một lượng gạo lớn.
Vậy mở cửa hàng kinh doanh gạo có cần trang trí hay không? Trên thực tế thì khi kinh doanh cửa hàng bán gạo cũng không cần phải trang trí nhiều, tuy nhiên phải thiết kế cửa hàng bán gạo sao cho cửa hàng luôn sạch sẽ, gọn gàng và đặc biệt là tránh ẩm mốc là một cách ghi điểm rất cao trong trải nghiệm của khách hàng. Nên trưng bày đa dạng các loại gạo để khách có thể có nhiều lựa chọn, bố trí gạo trên các kệ và nên bố trí các kệ phân theo khu vực các sản phẩm có đặc điểm chung. Có thể trang trí một số hình ảnh của các loại gạo phổ biến trên tường để tạo sự thu hút và trông chuyên nghiệp hơn.
Một cửa hàng gạo được bố trí cơ bản nhưng vẫn sạch sẽ và đẹp mắt
4. Bán gạo có cần phải quảng cáo không
Kinh doanh gạo cũng không kém cạnh tranh như các mặt hàng khác, nếu bạn không phải là một thương hiệu riêng đã quá nổi tiếng thì việc khách hàng biết đến gian hàng của bạn vẫn là một điều hạn chế.
Vậy nên bắt đầu quảng cáo như thế nào cho sản phẩm gạo?
- Tạo một Website, Facebook page bán hàng: hoặc có thể đăng trực tiếp bằng tài khoản Facebook cá nhân để khách hàng dễ ghé thăm địa chỉ online của bạn và dễ dàng lựa chọn hơn. Ở đó bạn sẽ cung cấp đầy đủ các loại gạo bạn đang kinh doanh, địa chỉ cụ thể cửa hàng bạn, số điện thoại và đặc biệt là đăng các tin khuyến mãi. Chụp hình sản phẩm bên ngoài và hình ảnh cửa hàng,vv.
- Tiếp thị trực tiếp: Sau khi bạn đã xác định đáp ứng được của nhóm khách hàng tiềm năng thì bạn có thể tiếp cận họ bằng cách phát tờ rơi quảng cáo ở gần khu dân cư và chợ. Đến tận nhà hoặc gọi điện cho người thân, bạn bè để giới thiệu và chào bán sản phẩm.
- Áp dụng các chương trình khuyến mãi: Ban đầu mới mở hàng bạn có thể vừa bán, vừa giới thiệu sản phẩm gạo và vừa tặng khách dùng thử xem và xin lại cảm nhận của khách hàng. Áp dụng chương trình khi khách hàng mua số lượng lớn, ví dụ mua 10 kg thì được tặng 1 - 2kg. Kết hợp dịch vụ giao hàng tận nơi cho khách bằng cách chỉ cần để lại số điện thoại, loại gạo và số lượng cần mua...
Truyền thông quảng cáo giúp sản phẩm của bạn được khách hàng biết tới nhiều hơn
Trên đây là những gợi ý mà bạn hoàn toàn có thể áp dụng khi bắt đầu xây dựng thương hiệu kinh doanh gạo sạch. Là mặt hàng đặc trưng bởi là nhu yếu phẩm của mọi gia đình nên có thể nói rằng gạo rất dễ bán trên thị trường. Kinh doanh bước đầu sinh lãi hay lỗ không chỉ dựa vào khách hàng mà bản thân người bán cũng phải là người chủ động là linh hoạt xử lý các tình huống và tự tin cam kết chất lượng với khách nữa. Hy vọng rằng bài viết trên sẽ giúp bạn có những thành công bước đầu trong kinh doanh mặt hàng này!