TIN TỨC
Danh mục
Bài viết mới nhất

Bí quyết kinh doanh gạo thành công

-14/08/2024

Gạo là một sản phẩm thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta. Nhu cầu về mặt hàng này khá cao và ổn định, không có nhiều biến động, đặc biệt ở khu vực thành thị. Do đó, các cửa hàng kinh doanh gạo cũng trở nên phổ biến. Vậy có nên bắt đầu kinh doanh gạo? Và một khi đã kinh doanh thì làm thế nào để tăng sức cạnh tranh, thu hút được nhiều khách hàng? Sau đây, Phần mềm bán hàng đa kênh Nhanh.vn sẽ chia sẻ chi tiết những bí quyết không thể bỏ qua để kinh doanh gạo thành công.

bí quyết kinh doanh gạo thành công

1. Kinh doanh gạo có lời không? 

Chắc chắn đây là câu hỏi bạn quan tâm nhất và sẽ ảnh hưởng nhiều nhất đến quyết định có nên bắt đầu kinh doanh, buôn bán gạo của bạn. Bởi lợi nhuận là động lực lớn nhất để mỗi người bắt tay vào kinh doanh một mặt hàng nào đó. Vậy với gạo, để biết lợi nhuận của công việc kinh doanh sản phẩm này ra sao, chúng ta cùng phân tích những khía cạnh tác động đến lợi nhuận.

- Nguồn nhập hàng: 

Đây là yếu tố tác động khá nhiều đến lợi nhuận bạn đạt được. Để có thể tối đa hóa lợi nhuận thì bạn cần tìm được nguồn nhập hàng giá tốt. Nếu bạn kinh doanh theo mô hình nhỏ lẻ, mục đích chỉ để kiếm thêm thu nhập phụ từ cửa hàng, thì sẽ thường nhập ở những đại lý cấp 1, khá thuận tiện và không mất công tìm kiếm.

Ngược lại, nếu bạn muốn đầu tư có mô hình kinh doanh gạo rộng hơn, quy mô hơn thì chắc chắn để tạo được nhiều lợi nhuận thì bắt buộc cần tìm nguồn nhập tận gốc để có giá ưu đãi và chiết khấu cao. Nếu muốn mang lại nguồn thu nhập cao thì việc chọn lựa nhà cung cấp là một khâu vô cùng quan trọng. Điều này sẽ giúp cho việc kinh doanh của bạn lâu dài và tối ưu rất nhiều chi phí nếu bạn nhập được giá sỉ. Nếu bạn muốn kinh doanh các sản phẩm gạo hữu cơ, thì tất nhiên giá cả nhập vào cũng sẽ cao hơn những loại sản phẩm khác, thế nên, dự toán cũng sẽ có sự thay đổi so với các sản phẩm thông thường.

- Chi phí kinh doanh

Trong khoản chi phí này có chi phí cố định (ví dụ như tiền thuê mặt bằng, điện nước, thuê nhân viên,...) và chi phí không cố định (chi phí tiếp thị, bán hàng). Bạn cần ghi rõ từng mục. Và chi phí này cũng phụ thuộc vào quy mô đầu tư của bạn. Theo các chủ cửa hàng quy mô ở mức độ vừa và trung bình thì chi phí kinh doanh được tính toán bình quân sẽ khoảng 1500 đồng đến 2000 đồng trên 1 kg gạo. Phần chi phí này, bạn nên có dự tính cụ thể và nếu có thể, hãy nhờ đến sự tư vấn của các chuyên gia. Ngoài ra, trước khi bắt đầu, bạn nên hoàn thành tất cả các thủ tục đăng ký kinh doanh để không gặp những bất lợi gì sau này. 

- Giá bán ra

Thông thường bạn sẽ cần khảo sát thị trường để có mức giá hợp lý nhất, với sản phẩm gạo thì sự cạnh tranh về giá không cao mà chủ yếu cạnh tranh tạo nên từ chất lượng và dịch vụ chăm sóc khách hàng. Vì vậy, mức giá bán ra không nhiều biến động và khác biệt so với đối thủ. Tuy nhiên, ở đây nhiều khi mức giá sẽ thay đổi theo số lượng bán, nếu bạn bán cho người tiêu dùng nhỏ lẻ, số lượng ít thì có thể giá sẽ cao hơn so với việc bán số lượng lớn cho những cửa hàng ăn uống, căng tin của công ty, trường học. Và tuy bán với mức giá thấp hơn nhưng lãi trên một lần bán của bán sẽ cao hơn, vì số lượng đầu cân lớn.

Ngoài ra, vấn đề về bảo quản, chiến lược kinh doanh, bày trí cửa hàng, điều hướng khách hàng cũng cần được tìm hiểu thật kỹ để nâng cao khả năng bán chạy hàng hóa. Đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội hay Hồ Chí Minh, nhu cầu mua gạo đặc biệt cao nên tại thị trường này, bạn cần có chiến dịch cụ thể để tối ưu hóa hiệu quả kinh daonh của mình. 

Tổng kết:

Kinh doanh bất cứ mặt hàng gì đều có lợi nhuận, và kinh doanh gạo cũng không ngoại lệ, tuy nhiên mức lợi nhuận từ kinh doanh gạo sẽ phụ thuộc vào những yếu tố mình vừa nêu ra ở trên. Theo tính toán bình quân thì cửa hàng sẽ có lãi từ 1300 đồng đến 2200 đồng/ kg gạo bán ra, như vậy, nếu bán được 1 tấn thì sẽ lãi từ 1 triệu 300 nghìn đến 2 triệu 200 nghìn/ tấn gạo. Và một tháng bán được 5 tấn thì lợi nhuận rơi vào khoảng 6 đến 11 triệu đồng. Vậy lợi nhuận nhiều hay ít phần lớn do lượng khách hàng đến mua ở cửa hàng của bán là đông hay thưa, chính vì vậy nếu có ý định mở cửa hàng bán gạo thì bạn không thể bỏ qua những bí quyết kinh doanh gạo để thu hút và giữ chân nhiều khách hàng.

Kinh doanh gạo có lợi không?

Kinh doanh gạo có lợi không?

2. Các bước cần chuẩn bị khi bắt đầu kinh doanh gạo

2.1. Xác định khách hàng mục tiêu, quy mô kinh doanh

Đây là bước đầu tiên bạn cần suy nghĩ đến vì khách hàng mục tiêu sẽ chi phối tới sản phẩm gạo bạn nhập về, vị trí cửa hàng bạn chọn để kinh doanh, số lượng vốn bạn cần bỏ ra và các dịch vụ kèm theo. Thông thường, với kinh doanh gạo thì sẽ chia theo nhóm đối tượng cá nhân và nhóm đối tượng tập thể, ở mỗi nhóm, mình lại lựa chọn những phân khúc khách hàng nhỏ hơn, cụ thể hơn.

Thứ nhất, với nhóm khách hàng cá nhân, họ thường là những hộ gia đình nhỏ lẻ, mua với số lượng ít nhưng tần suất thường xuyên. Ở nhóm đối tượng này lại chia thành:

- Khách hàng là văn phòng, viên chức

Với nhóm khách hàng này thì tiêu chí chọn gạo của họ là chất lượng và an toàn. Họ thường cân nhắc tới nguồn gốc của các loại gạo, có sạch không, có truy xuất được nơi trồng không có tên tuổi không, hay có phải gạo organic không. Chính vì vậy, ưu tiên số một là những loại gạo chất lượng cao, giá thành cao, thương hiệu gạo có uy tín, đạt tiêu chuẩn VietGap hoặc Organic. Tệp khách hàng này tập trung chủ yếu ở thành thị, khu vực trung tâm.

- Khách hàng là lao động phổ thông

Với những người dân lao động phổ thông thì giá cả là yếu tố họ cân nhắc đầu tiên. Do vậy khi nhập gạo bán cho đối tượng này thì bạn cần nhập gạo có chất lượng tương đối và giá thành cạnh tranh. Những người dân lao động thì sẽ có mặt ở cả thị trường nông thôn và thành thị.

Thứ hai, đối với nhóm khách hàng tập thể thì bạn có thể hướng tới những tệp sau:

- Bếp ăn của các khu công nghiệp, công ty

Số lượng gạo tiêu thụ đối với nhóm khách hàng này rất lớn, mỗi tháng có thể lên tới hàng tấn. Mỗi công ty sẽ yêu cầu những loại gạo khác nhau, thông thường sẽ là loại gạo cơ bản, giá cả tầm trung. 

- Căng tin trường học hay các cơ quan

Số lượng tiêu thụ ít hơn so với các doanh nghiệp, tuy nhiên với đối tượng này thì yêu cầu về chất lượng sẽ khắt khe hơn, cần có giấy đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng hạt gạo cũng ngon hơn so với bếp ăn công nghiệp.

- Quán cơm, nhà hàng

Với mỗi quán cơm, nhà hàng họ cũng lựa chọn những tập khách hàng mục tiêu riêng của họ, nên ở đây bạn cần cân nhắc kỹ giữa sản phẩm mình cung cấp với nhu cầu của từng quán ăn để có được những hướng tiếp cận phù hợp nhất. Ví dụ như với cách tiếp cận những nhà hàng 3 sao chắc chắn sẽ khác hướng tiếp cận với các quán ăn bình dân.

Bước cơ bản đầu tiên này, bạn cần thực hiện thật kỹ càng, bởi nó sẽ có tác động đến cả quá trình kinh doanh về sau. Bởi bạn sẽ không thể kinh doanh thuận lợi nếu như bán gạo giá rẻ, chất lượng trung bình ở khu vực tập trung dân chủ yếu là quan chức, nhân viên văn phòng được. Hơn thế nếu xác định kinh doanh lớn với các nhóm khách hàng tập thể thì việc tạo dựng những mối quan hệ uy tín là điều không thể thiếu.

Xem thêm:

2.2. Chuẩn bị vốn

Sau khi đã xác định được khách hàng mục tiêu và quy mô kinh doanh thì bạn sẽ hiểu được mình sẽ nhập những sản phẩm gì về bán, số lượng bao nhiêu, từ đó khoanh vùng được khoản vốn bạn cần chuẩn bị để đầu tư. Nếu như bắt đầu kinh doanh, chưa có kinh nghiệm nhiều, thì không nên nhập hàng với số lượng quá lớn, mà hãy khảo sát thị trường bán lẻ xung quanh, xem họ tập trung bán những loại gạo gì, sau đó nhập một số lượng vừa phải để xem quá trình tiêu thụ diễn ra như thế nào. 

2.3. Tìm kiếm nguồn cung cấp gạo

Tìm được nguồn cung cấp gạo uy tín, chất lượng và giá thành hợp lý là điều cực kỳ quan trọng trong kinh doanh, vì nó vừa ảnh hưởng đến tên tuổi của cửa hàng bạn, vừa tác động đến doanh thu, lợi nhuận. Nếu ngay từ đầu bạn đã nhập hàng từ nơi cung cấp kém chất lượng, chuyên bán những gạo pha trộn, không đảm bảo, thì lượng khách hàng sẽ giảm dần và rất khó lấy lại lòng tin của khách hàng.

Nếu bạn nhập với số lượng lớn khoảng đầu chục tấn thì bạn có thể nhập từ các kho gạo là tốt nhất, vì nguồn cung uy tín, giá rẻ hơn rất nhiều so với các đại lý. 

Nếu bạn nhập với số lượng vừa phải và muốn đảm bảo nếu gạo có xảy ra vấn đề gì dễ giải quyết thì bạn nên nhập ở các đại lý cấp 1.

2.4. Chọn địa điểm kinh doanh

Với kinh nghiệm của những người kinh doanh gạo lâu năm thì họ nói rằng địa điểm kinh doanh chính là yếu tố quan trọng hàng nhất, nên bạn cần cân nhắc chọn địa điểm thật kỹ càng. Việc chọn địa điểm bị chi phối bởi đối tượng khách hàng bạn hướng đến, nếu bạn muốn bán cho nhóm khách hàng cá nhân thì cần chọn những nơi dân cư đông đúc, gần chợ thuận tiện mua bán. 

2.5. Lên kế hoạch về cách thức bán hàng và dịch vụ chăm sóc khách hàng

Cách thức bán hàng bạn có thể triển khai trên tại điểm bán, hoặc có thể phát triển thêm kênh bán hàng online để tận dụng công nghệ và  mạng xã hội. Trong thời đại số, không có gì là giới hạn cả, nếu bạn chịu khó học hỏi thì mạng xã hội sẽ là một kênh để bạn giới thiệu sản phẩm và tiếp cận nhiều hơn đến khách hàng của mình.

Đồng thời dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng là yếu tố tạo nên sự cạnh tranh trong kinh doanh gạo, do đó bạn hãy dành thời gian suy nghĩ về dịch vụ bạn có thể mang đến sự tiện lợi như thế nào cho khách hàng. Đó có thể là kế hoạch khuyến mại, hoặc có thể là ưu đãi vận chuyển, hay đổi trả hàng khi gặp vấn đề. Mục tiêu là làm thế nào để khách hàng hài lòng nhất về sản phẩm và thái độ phục vụ để giữ chân họ.

Nếu như bạn đã có bản kế hoạch bán hàng và dịch vụ chăm sóc khách hàng thì coi như bạn đã chuẩn bị xong tất cả những bước để bắt tay vào công việc kinh doanh của mình. Những bước cơ bản là thế, tuy nhiên chắc chắn thời gian đầu bạn sẽ gặp không ít những khó khăn vì cần cạnh tranh với các cửa hàng gạo ở khu vực xung quanh. Và để giảm thiểu những khó khăn này, bạn hãy tiếp tục theo dõi những lưu ý quan trọng mà Nhanh.vn chia sẻ dưới đây.

phần mềm bán hàng

3. Nguồn nhập hàng để kinh doanh gạo 

Tại sao nguồn nhập gạo lại quan trọng khi kinh doanh gạo? Như đã giải thích sơ qua ở trên thì nguồn nhập sẽ tác động đến chất lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm, uy tín cửa hàng và lợi nhuận bạn thu được. Không chỉ riêng gạo mà bất cứ kinh doanh mặt hàng gì thì nguồn hàng luôn là yếu tối đi đầu cần được quan tâm, đầu tư nghiên cứu.

Với kinh doanh gạo, thì nguồn hàng sẽ phụ thuộc khá nhiều vào quy mô kinh doanh của cửa hàng.

Lấy ví dụ cụ thể như sau. Nếu bạn chỉ định hướng kinh doanh gạo là dịch vụ kiếm thêm thu nhập kèm theo với cửa hàng kinh doanh tạp hóa, cửa hàng tiện lợi hay cửa hàng gas của bạn thì số lượng mỗi lần nhập tương đối ít, do đó bạn nên nhập ở những đại lý cấp 1 thì vốn nhập sẽ ít hơn và đổi trả cũng nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn những nơi đáng tin cậy, có nguồn gốc xuất xứ chính xác để tạo niềm tin cũng như kinh doanh có tâm. Như vậy, cửa hàng bạn mới có thể duy trì cũng như nhận được những gì mà bạn bỏ ra. 

Nguồn nhập gạo từ nhà máy

Nguồn nhập gạo từ nhà máy

Nếu bạn dự định có cửa hàng gạo riêng, kinh doanh bài bản thì bạn nên nhập ở các nhà máy gạo, khi đó các sản phẩm bạn nhập về cũng đa dạng, số lượng nhiều, nguồn hàng đảm bảo không sợ thiếu hụt, và lợi nhuận tăng do bạn sẽ nhập với giá thành rẻ hơn so với ở đại lý cấp 1.

Thêm vào đó, vì gạo là một loại thực phẩm nên với những loại gạo chất lượng cao, cần truy xuất nguồn gốc thì bắt buộc bạn phải chọn những nơi cung cấp đầy đủ giấy tờ chứng minh gạo an toàn thực phẩm hay đạt những tiêu chuẩn theo quy định. Quá trình nhập hàng số lượng lớn cũng khá rủi ro nên bạn cần nghiên cứu thật kỹ những nhà máy uy tín hàng đầu để có mối nhập hàng yên tâm nhất.

4. Cách chọn địa điểm và trưng bày gạo ở cửa hàng

Với địa điểm kinh doanh, bạn nên cân nhắc kỹ trong số vốn và đối tượng khách hàng bạn hướng tới. Gạo là mặt hàng thiết yếu, luôn có nhu cầu trong người dân, nên nếu kinh doanh hướng đến đối tượng khách hàng người tiêu dùng nhỏ lẻ thì bạn nên chọn những địa điểm/ địa chỉ có những tiêu chí như sau:

- Gần khu dân cư sinh sống, ở mặt đường, dễ nhìn thấy.

- Gần khu chợ dân sinh, tấp nập người qua lại.

- Gần những khu kinh doanh các dịch vụ đồ ăn, nhu yếu phẩm cần thiết.

- ...

Cách chọn địa điểm cho cửa hàng bán gạo

Cách chọn địa điểm cho cửa hàng bán gạo

Nói tóm lại là những khu tập trung rất nhiều người và dễ quan sát sẽ là một hình thức thúc đẩy sản phẩm tới tay người tiêu dùng nhanh hơn và đơn giản hơn.

Đồng thời, cửa hàng gạo cần chú ý đến cách trưng bày sao cho, vừa giới thiệu được sản phẩm của tôi uy tín, chất lượng, vừa thu hút để họ muốn bước chân vào mua hay dùng thử. Khi trưng bày, trang trí cửa hàng gạo, bạn cần cố gắng lưu ý những điều sau:

- Tạo không gian thoáng mát, rộng rãi, nên màu sơn tường thường là màu tông sáng, trần nhà cao, bảng hiệu thu hút, thiết kế giá để bắt mắt để đối với những vị khách khó tính, có thể dễ dàng nhìn thấy và mua sắm. 

- Gạo sẽ được đổ ra những thùng đựng sạch sẽ, trên mỗi thùng gạo là biển hiệu tên gạo để khách dễ dàng lựa chọn.

- Những bao gạo xếp theo thứ tự, gọn gàng, không được để lộn xộn, thiếu quy củ. Những loại gạo được ưa chuộng thì nên để ở nơi hấp dẫn, dễ nhìn thấy để 

- Tại cửa hàng nên có những bảng quảng cáo về một số loại gạo uy tín, được nhiều người sử dụng.

- Đặt gạo trưng bày tạo những nơi cao ráo, ngay đầu cửa ra vào nhưng cần tránh ánh nắng trực tiếp vì dễ làm ảnh hưởng đến độ trong của gạo mẫu.

Cách trưng bày gạo tại cửa hàng

Cách trưng bày gạo tại cửa hàng

Yếu tố quan trọng nhất khi trưng bày gạo đó là nhìn gọn gàng, sạch sẽ, trong đó việc sắp xếp có quy củ phải được ưu tiên hàng đầu, như vậy là bạn đã có được một thiện cảm lớn của khách hàng khi bước tới gian hàng của mình. Hơn nữa, tại cửa hàng bạn cũng có thể treo những giấy chứng nhận đạt yêu cầu của một số loại gạo bạn đang kinh doanh, để gia tăng uy tín cho cửa hàng. Và để tăng sự thúc đẩy khách vào xem gạo thì thông tin về những chương trình khuyến mại, những mặt hàng mới nhập cần được dán ở ngay đầu lối ra vào.

5. Kinh nghiệm bán hàng

- Muốn bán hàng hiệu quả, thông minh thì tiếp thị phải thật xuất sắc

Phải công nhận rằng trong kinh doanh thì vị trí, địa điểm rất quan trọng vì đó là một trong những hình thức tiếp thị trực quan nhất. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn rất nhiều cách thức bạn có thể áp dụng để quảng bá sản phẩm để mặc dù nhiều cửa hàng ở vị trí không mấy thuận mắt nhưng họ vẫn bán hàng rất tốt.

+ Tạo ra chương trình dùng thử sản phẩm

Cách thức này đặc biệt phù hợp khi bạn mới bắt đầu kinh doanh gạo, đó là việc bạn có chương trình dùng thử gạo miễn phí tại chính cửa hàng hoặc bạn sẽ đến từng nhà tiếp thị sản phẩm dùng thử. Đây là phương thức Tuy cần đầu tư chút vốn và công sức nhưng hiệu quả khá cao. Chỉ cần nhận túi gạo miễn phí từ bạn, và dịch vụ ship hàng tận nhà thì chắc chắn số lượng khách hàng biết và sẵn sàng mua thử gạo từ cửa hàng bạn sẽ tăng cao. Tuy nhiên, một lưu ý là sản phẩm phải phù hợp với đối tượng bạn tiếp thị (chất lượng, giá cả).

+ Tận dụng những mối quan hệ có sẵn

Đây chính là nguồn khách hàng sẵn sàng đến ủng hộ bạn trong những ngày mở cửa đầu tiên và cũng là lượng khách hàng trung thành nếu sản phẩm và sự phục vụ của bạn thỏa mãn họ. Đồng thời những mối quan hệ này cũng nguồn quảng bá sản phẩm của bạn đến những người họ quen biết để tăng độ nhận diện, tin cậy đến với cửa hàng gạo của bạn. 

+ Tiếp thị vào nhóm đối tượng tập thể (doanh nghiệp, trường học, cơ quan) - phương án tiềm năng tăng doanh thu cũng như đẩy mạnh việc tìm đối tác phát triển.

Để tiếp thị tốt ở những nơi như vậy bạn cần có mối quan hệ và những giấy tờ chứng minh sản phẩm bạn cung cấp thật sự phù hợp với nhu cầu của họ. Mối quan hệ sẽ đến từ những người bạn quen biết hoặc do chính bạn tạo dựng. Giấy tờ chứng minh cần có đó là giấy chứng minh an toàn thực phẩm, hóa đơn xuất, chứng nhận về chất lượng gạo,...

Tiếp thị thành công sẽ tạo bước đà cho doanh số của bạn tăng nhanh chóng, chính vì vậy đừng giữ tư tưởng rằng gạo ngọn khách sẽ tự đến. Không, trong thời đại cạnh tranh như hiện nay, khách hàng cần được tiếp cận và chăm sóc càng chu đáo, càng tỉ mỉ thì họ mới biết bạn là ai để đến mua tại cửa hàng bạn. Tuy nhiên, với cách này thì bạn sẽ nhận thanh toán không theo hàng ngày mà theo quý và bạn cần phải có số vốn ổn để nhập sản phẩm. 

- Thúc đẩy nhu cầu bằng những khuyến mại - tuyệt chiêu cho mọi dự án kinh doanh

Khuyến mại để tăng nhu cầu của khách hàng và tăng sự cạnh tranh với những đối thủ xung quanh. Thông thường ở những cửa hàng gạo, những khuyến mãi có thể là: giảm giá sản phẩm, giảm giá khi mua với số lượng nhiều, hoặc tặng kèm (mua 10 kg gạo tặng 2 kg),... Những chương trình như vậy sẽ được ấn định áp dụng vào một số thời điểm để tăng doanh thu và tăng tiêu dùng nếu như bạn thấy kho còn nhiều hàng tồn và muốn nhập hàng mới. Ngoài ra, vấn đề về bao bì, đóng gói cũng cần được quan tâm, đây là cách để gây ấn tượng và phân biệt bạn với những cửa hàng khác mà khách hàng có thể tìm ra. 

Kết luận: Kinh doanh gạo sẽ tạo ra lợi nhuận nếu như bạn biết cách đầu tư thời gian, công sức và tiền bạc tìm hiểu thị trường, khách hàng để nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ. Nhanh.vn hi vọng bài viết này sẽ đem lại tất tần tật những thông tin thực sự giúp ích cho công việc kinh doanh gạo của bạn và cho bạn phương hướng để bắt đầu kinh doanh. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc hay câu hỏi, hãy để lại thông tin cho chúng tôi. Chúng tôi cam kết sẽ đưa ra những câu trả lời nhanh chóng cho các bạn!

Chúc bạn thành công!

social
5/5 (1 vote)

Nhanh.vn - Phần mềm bán hàng đa kênh

Tốt nhất, được sử dụng nhiều nhất
Hơn 100.000 cửa hàng đã tin dùng
Dùng thử miễn phí

CÔNG TY CỔ PHẦN NHANH.VN

Địa chỉ: 102 Thái Thịnh, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Số Giấy CNĐKDN: 0108824877, đăng kí lần đầu ngày 17/07/2019. Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội - Phòng đăng kí kinh doanh

Địa chỉ văn phòng:

Toà nhà GP Invest, 170 La Thành, Đống Đa, Hà Nội

Tầng 3, Số 70 Lữ Gia, Phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Tài khoản ngân hàng:

Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank)

Số tài khoản: 22823456666

Chủ tài khoản: Công ty cổ phần Nhanh.vn

Tải mobile app: Nhanh.vn

Nhanh.vn Android App Nhanh IOS App

Tài liệu cho developer

API Documentation

Lĩnh vực kinh doanh:

- Phần mềm quản lý bán hàng

- Thiết kế website

- Cổng vận chuyển

Điều khoản và chính sách và chính sách sử dụng các dịch vụ phần mềm