TIN TỨC
Danh mục
Bài viết mới nhất

Tổng hợp kinh nghiệm kinh doanh hải sản đông lạnh

-14/08/2024

Đi cùng với nhu cầu tiêu thụ thực phẩm ngày càng cao của thị trường, hiện nay, có rất nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm được mở ra. Vậy, nên kinh doanh gì để có khả năng cạnh tranh trên thị trường và thu lại lợi nhuận cao? Được đánh giá là một trong những ngành kinh doanh tiềm năng, kinh doanh hải sản đông lạnh sẽ là một gợi ý cho những ai đang muốn bước chân thị trường kinh doanh thực phẩm. Bài viết dưới đây của Nhanh.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về ngành kinh doanh thực phẩm này. Đừng bỏ qua bài viết này nếu bạn muốn kiếm lời từ việc kinh doanh hải sản đông lạnh nhé!

Nội dung chính [hide]

1. Tiềm năng của kinh doanh hải sản đông lạnh

Khi nhắc đến hải sản đông lạnh nhiều người sẽ có tâm lý e ngại bởi so với thực phẩm tươi sống, thực phẩm đông lạnh được đánh giá là ít chất dinh dưỡng hơn cũng cùng với đó là giá thành thực phẩm cũng rẻ hơn. Chính bởi vậy hiện nay, nhiều doanh nghiệp khi bước chân vào ngành kinh doanh thực phẩm thường lựa chọn những thực phẩm sống thay vì thực phẩm đông lạnh. Nhưng liệu với giá cả rẻ hơn, thực phẩm đông lạnh có thật là thu về ít lợi nhuận hơn so với thực phẩm sống hay không? Câu trả lời là không! Thực chất, thực phẩm đông lạnh lại đang cho thấy thế mạnh của mình trong việc kinh doanh thu lợi nhuận.

Kinh doanh hải sản đông lạnh

Kinh doanh hải sản đông lạnh

Hải sản đông lạnh cũng chính là một trong số đó. Vậy, tại sao kinh doanh hải sản đông lại lại được đánh giá cao về doanh thu?

- Thứ nhất, hải sản đông lạnh có hạn sử dụng lâu hơn so với hải sản tươi sống: Thông thường, hải sản tươi sống thường chỉ có thể bảo quản trong 1-2 ngày với yêu cầu rất cao về môi trường và cách bảo quản. Tuy nhiên với hải sản đông lạnh, hạn sử dụng của những thực phẩm này có thể kéo dài từ 2-3 tuần thậm chí là lâu hơn. Đây chính là lợi thế rõ ràng nhất của việc kinh doanh hải sản đông lạnh so với kinh doanh hải sản tươi sống.

- Thứ hai, hải sản đông lạnh có nguồn cung cao hơn và rẻ hơn so với hải sản tươi sống. Khác với hải sản đông lạnh, việc vận chuyển và bảo quản hải sản tươi sống khó khăn hơn rất nhiều. Ngoài ra, do nhu cầu thị trường về hải sản tươi sống cao hơn nên giá thành của chúng cũng cao hơn. Mặc dù vậy, không phải ở bất cứ đâu ta cũng có thể tìm thấy được nguồn nhập hải sản tươi. Chính vì vậy việc kinh doanh hải sản đông lạnh được đánh giá cao hơn về lợi nhuận cũng như mục đích kinh doanh lâu dài.

Xem thêm: 

2. Kinh doanh hải sản đông lạnh cần bao nhiêu vốn?

“Kinh doanh hải sản đông lạnh cần bao nhiêu vốn?” – Đây chắc hẳn là băn khoăn của rất nhiều người mới bắt đầu tìm hiểu và có ý định kinh doanh mặt hàng này. Cũng giống như các sản phẩm khác, kinh doanh hải sản đông lạnh, bạn cần bỏ ra một số tiền khá lớn để chi trả cho các hoạt động nhập hàng, thuê mặt bằng, đầu tư trang thiết bị, quảng cáo thương hiệu. Ngoài ra bạn cũng cần chuẩn bị thêm một ít vốn dự phòng để đề phòng các trường hợp xấu có thể xảy ra đối với doanh nghiệp.

2.1. Vốn nhập hàng

Việc đầu tiên khi quyết định mở cửa hàng kinh doanh hải sản đông lạnh bạn nên cân nhắc về vốn nhập hàng. Mặc dù giá cả của hải sản đông lạnh có giá trị thấp hơn so với hải sản tươi sống tuy nhiên con số để nhập hàng cũng không phải một con số nhỏ. Tùy vào nguồn hàng và chất lượng sản phẩm mà bạn lựa chọn nhập hàng, chi phí cho việc nhập hàng sẽ là khác nhau. Một lời khuyên dành cho bạn để tiết kiệm tối đa chi phí nhập hàng đó chính là đi đến tận nơi các cơ sở đánh bắt và tham khảo giá cả cũng như chất lượng từ đó tìm ra nguồn hàng giá rẻ nhưng chất lượng đảm bảo để có thể thu được lợi nhuận cao hơn. Thông thường tùy vào quy mô của cửa hàng cũng như các sản phẩm nhập vào, mà con số nhập hàng mà bạn phải bỏ ra sẽ giao động từ 20 triệu đồng đến 80 triệu đồng hoặc hơn.

2.2. Vốn thuê mặt bằng

Bên cạnh chi phí để nhập hàng bạn cũng nên cân nhắc về chi phí dành để thuê mặt bằng. Đầu tiên bạn nên xác định được mô hình kinh doanh của mình. Nếu bạn quyết định kinh doanh hải sản đông lạnh theo hình thức online thì sẽ không cần đầu tư quá nhiều vào vốn thuê mặt bằng tuy nhiên như vậy cũng đồng nghĩa với việc việc kinh doanh sẽ mang về ít lợi nhuận hơn. Ngược lại, với kinh doanh offline, lợi nhuận thu về sẽ cao hơn nếu bạn tìm được địa điểm tốt để đặt cửa hàng cũng như biết áp dụng các chương trình quảng cáo hợp lý.

2.3. Vốn đầu tư trang thiết bị bảo quản hải sản đông lạnh

Bên cạnh các chi phí nêu trên, khi kinh doanh hải sản đông lạnh bạn cũng nên cân nhắc về chi phí đầu tư các trang thiết bị. Để đảm bảo sản phẩm không bị hỏng do các tác động của môi trường bạn nên lựa chọn các tủ đông để bảo quản. Tùy vào quy mô của cửa hàng cũng như số lượng sản phẩm mà bạn muốn nhập, bạn có thể lựa chọn số lượng tủ đông cũng như dung tích và giá cả sao cho phù hợp. Thông thường giá của một tủ đông sẽ giao động từ 4 triệu đồng đến 50 triệu đồng tùy vào thương hiệu và dung tích tủ.

Đầu tư trang thiết bị bảo quản hải sản đông lạnh

Đầu tư trang thiết bị bảo quản hải sản đông lạnh

2.4. Vốn đầu tư cho quảng cáo

Hiện tại có rất nhiều cửa hàng kinh doanh hải đông lạnh tuy nhiên không phải bất cứ cơ sở kinh doanh nào cũng có được doanh thu khả quan. Nguyên nhân chính cho vấn đề này là do doanh nghiệp không thể thu hút được khách hàng. Để khắc phục tình trạng này các cửa hàng kinh doanh hải sản đông lạnh nên đầu tư để đẩy mạnh quảng cáo nhất là trong thời kỳ công nghệ mạng lên ngôi như ngày nay. Chi phí cho quảng cáo thường không nhỏ tuy nhiên lợi nhuận mà nó mang đến cho cửa hàng cũng không hề thấp nhất là trong thời kỳ Covid này.

2.5. Vốn thuê nhân viên

Chi phí để thuê nhân viên cũng là một trong những điều mà bạn cần cân nhắc nếu muốn mở cửa hàng kinh doanh hải sản với quy mô lớn. Việc có thêm nhân viên sẽ giúp ích rất nhiều cho quản lý cửa hàng cũng như kinh doanh cửa hàng, nhất là đối với các cửa hàng kinh doanh hải sản đông lạnh. Bởi vì hải sản đông lạnh mặc dù có hạn sử dụng lâu hơn hải sản tươi sống tuy nhiên cũng chính bởi vì vậy mà nếu không để ý, bạn sẽ có thể bỏ sót một số sản phẩm hết hạn nếu không thường xuyên kiểm tra. Sẽ chẳng có ai muốn quay lại cửa hàng mà mình mua phải sản phẩm hết hạn sử dụng đúng không nào? Chính vì vậy, hãy cân nhắc việc đầu tư chi phí cho nhân công để giúp việc kinh doanh hải sản đông lạnh hiệu quả hơn. Tùy vào quy mô cửa hàng mà bạn có thể cân nhắc về số lượng nhân viên sao cho phù hợp.

2.6. Vốn dự phòng

Vốn dự phòng là một trong những phần không thể thiếu bởi việc kinh doanh không phải lúc nào cũng diễn ra theo đúng kế hoạch. Vì vậy bạn cần chuẩn bị trước cho các tình huống xấu có thể xảy ra. Ví dụ khi bạn đang cần gấp một số lượng lớn tôm đông lạnh để cung cấp cho đối tác nhưng hiện tại lượng sản phẩm của kho đã hết và bạn bắt buộc phải nhập thêm sản phẩm này ở cơ sở khác với giá cao hơn, đây chính là lúc vốn dự phòng phát huy tác dụng. Như vậy việc doanh nghiệp đã có sự chuẩn bị trước sẽ dễ dàng vượt qua khó khăn hơn so với doanh nghiệp chưa có sự chuẩn bị đúng không nào?

3. Nên nhập hải sản đông lạnh ở đâu?

Hiện tại trên thị trường có rất nhiều cơ sở chế biến cho phép bạn nhập hải sản đông lạnh, tuy nhiên không phải bất cứ cơ sở nào cũng an toàn và uy tín. Khi kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm, vấn đề về an toàn thực phẩm luôn là một trong những yếu tố quan tâm hàng đầu. Vì vậy, trước khi quyết định hợp tác kinh doanh với bất cứ cơ sở cung cấp nào, bạn cũng nên quan tâm tới vấn đề này. Để đánh giá mức độ uy tín của một cơ sở cung cấp hải sản đông lạnh bạn có thể dựa trên một số tiêu chí ví dụ như: Đơn vị cung cấp có đầy đủ chứng từ chứng nhận nguồn gốc xuất xứ và chứng nhận chất lượng, đơn vị cung cấp hải sản được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, cửa hàng trưng bày sạch sẽ, kho lạnh chứa hàng bảo quản thực phẩm đông lạnh tiêu chuẩn,...

Tìm hiểu thêm:

Bí quyết kinh doanh hải sản khô - thành công 100%

4. Cách chọn địa điểm và bày trí cửa hàng kinh doanh hải sản đông lạnh 

Bên cạnh việc lựa chọn được nguồn hàng chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, việc chọn địa điểm và trang trí cửa hàng cũng là một trong những vấn đề mà những ai đang muốn kinh doanh hải sản đông lạnh cần quan tâm. Nếu bạn quyết định kinh doanh cửa hàng offline thì bạn nên lựa chọn những địa điểm đông đúc, gần mặt đường hoặc các ngã ba, ngã tư lớn để thuê mặt bằng kinh doanh. Ngoài ra bạn cũng nên lựa chọn cửa hàng có diện tích rộng rãi để có thể dễ dàng bày trí cửa hàng. Bạn có thể bày trí các sản phẩm theo chủng loại hoặc theo khu vực đánh bắt sao cho hợp lý và dễ tìm khi khách hàng có nhu cầu tư vấn. Bên cạnh đó bạn cũng nên sử dụng tủ kính để trưng bày một số sản phẩm hải sản đông lạnh nổi bật mà cửa hàng đang kinh doanh để khách hàng có thể dễ dàng quan sát.

5. Những lưu ý khi kinh doanh hải sản đông lạnh

5.1. Nghiên cứu nhu cầu của thị trường

Để có thể kinh doanh hiệu quả, việc đầu tiên mà bạn cần làm đó chính là xác định đúng nhu cầu của thị trường và thị hiếu của khách hàng. Đối với kinh doanh hải sản đông lạnh, không phải bất cứ loại nào cũng có mức tiêu thụ cao. Vì vậy để tránh rơi vào tình trạng tồn đọng hàng hóa bạn nên tìm hiểu thật kỹ nhu cầu của khách hàng để có thể cân bằng lượng hàng hóa nhập vào. Ví dụ khi cảm thấy lượng tiêu thụ sản phẩm cá hồi trong 2 tháng trước của cửa hàng là cao nhất còn lượng tiêu thụ ghẹ sữa lại ít hơn thì bạn có thể lựa chọn nhập thêm sản phẩm cá hồi và đẩy mạnh lượng tiêu thụ sản phẩm ghẹ thông qua một số chương trình khuyến mại.

5.2. Tìm kiếm nguồn hàng chất lượng, giá cả hợp lý

Bên cạnh việc nắm rõ nhu cầu của khách hàng, việc tìm được nguồn hàng chất lượng cũng là một trong những vấn đề mà bạn cần quan tâm khi kinh doanh hải sản đông lạnh. Mặc dù hải sản đông lạnh dễ bảo quản và có hạn sử dụng lâu hơn tuy nhiên không phải bất cứ loại hải sản nào cũng đạt chuẩn chất lượng. Vì vậy bạn nên tìm hiểu kỹ về nguồn hàng để có thể có được những sản phẩm chất lượng và phù hợp với giá tiền. Bạn nên đến tận các cơ sở đánh bắt và sản xuất hải sản đông lạnh trước khi đưa ra quyết định nhập hàng.

5.3. Lựa chọn phương thức kinh doanh

Đối với kinh doanh hải sản đông lạnh bạn có thể lựa chọn kinh doanh bán lẻ hoặc hợp tác kinh doanh trở thành nguồn cung cấp hải sản cho các cơ sở kinh doanh ăn uống ví dụ như quán lẩu, quán nướng, quán cơm văn phòng,... 

Với kinh doanh bán lẻ, khách hàng sẽ trực tiếp tìm tới bạn tại địa chỉ kinh doanh hoặc đặt hàng trực tiếp qua các trang mạng xã hội hoặc các trang kinh doanh dịch vụ như Now, Grab, Baemin,... Với phương thức kinh doanh này, lợi nhuận thu về sẽ không cao nhưng nếu sản phẩm của bạn chất lượng và có giá cả hợp lý thì có thể giữ chân được khách hàng và tạo ra một nguồn thu nhập ổn định.

Ngược lại, khi trở thành đối tác cung cấp thực phẩm cho các cơ sở ăn uống, lợi nhuận thu về sẽ cao hơn. Để tìm được các đối tác này, bạn có thể lên các trang mạng xã hội và tìm kiếm thông tin để liên hệ hợp tác.

5.4. Xây dựng thương hiệu 

Xây dựng thương hiệu là một trong những điều mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần quan tâm. Việc xây dựng được một thương hiệu gần gũi với khách hàng sẽ giúp tăng độ nhận biết cũng như niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp. Đối với kinh doanh hải sản đông lạnh cũng vậy. Việc xây dựng thương hiệu riêng sẽ giúp khách hàng nhận ra bạn trong vô vàn các doanh nghiệp cùng ngành. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc tạo nên lượng khách hàng trung thành nhất định từ đó tăng doanh thu bán hàng.

5.5. Áp dụng mô hình 4P vào kinh doanh

Nếu bạn là người đã và đang có ý định kinh doanh thì ắt hẳn mô hình 4P đã không còn quá xa lại. 4P là một mô hình phổ biến trong marketing bao gồm 4 yếu tố cơ bản:  Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Địa điểm), Promotion (Quảng bá). Đây là những yếu tố cơ bản mà bạn cần quan tâm để có thể kinh doanh hải sản đông lạnh một cách hiệu quả. 

- Product (Sản phẩm) là yếu tố đầu tiên mà bạn cần quan tâm khi quyết định kinh doanh. Với kinh doanh hải sản đông lạnh, sản phẩm phải thực sự an toàn và chất lượng có như vậy mới có thể giữ chân được các khách hàng.

- Price (Giá cả) là yếu tố tiếp theo giúp bạn cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác bởi chi phí sản phẩm mà bạn bán ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng sản phẩm bán được. Nếu giá của bạn quá thấp, điều đó có thể khiến khách hàng nghĩ sản phẩm có chất lượng kém. Ngược lại, nếu giá sản phẩm quá cao, khách hàng có thể sẽ lựa chọn những sản phẩm khác có giá thấp hơn của các đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra bạn cũng có thể áp dụng chiến lượng giá ví dụ mua sản phẩm tôm hùm đông lạnh từ 5kg trở lên sẽ được khuyến mãi 0.5kg ghẹ sữa hoặc áp dụng mua combo nhiều sản phẩm để được giảm giá.

- Place (Địa điểm) là một trong những yếu tố bạn nên cân nhắc khi quyết định kinh doanh theo hình thức offline. Việc lựa chọn được địa điểm hợp lý sẽ giúp thu hút được sự chú ý của khách hàng. Ngoài ra “Place” còn có thể được hiểu là cách phân phối. Với kinh doanh hải sản đông lạnh bạn có thể phân phối sản phẩm theo hình thức bán lẻ hoặc phân phối cho các chuỗi cửa hàng, nhà hàng chế biến.

- Promotion (Quảng bá) là yếu tố cuối cùng của quy trình 4P quyết định doanh thu của một doanh nghiệp. Để khách hàng biết đến doanh nghiệp và sản phẩm của bạn, việc đầu tư cho quảng bá là một trong những việc không thể thiếu. Tùy vào ngân sách và nhu cầu, bạn có thể cân nhắc hình thức quảng cáo sao cho phù hợp.

6. Quy trình mở cửa hàng kinh doanh hải sản đông lạnh

Để có thể mở cửa hàng kinh doanh hải sản đông lạnh hiệu quả bạn nên tuân thủ quy trình 5 bước dưới đây.

6.1. Tiến hành lập kế hoạch kinh doanh

Việc đầu tiên cần làm khi quyết định kinh doanh hải sản đông lạnh chính là lên kế hoạch kinh doanh chi tiết. Để kinh doanh hiệu quả bạn cần xác định rõ mục tiêu kinh doanh cũng như thông tin về mặt hàng và số lượng cần nhập (ví dụ nhập 50kg tôm, 60kg mực,...), phương hướng, cách quảng bá, mô hình kinh doanh,... Để làm được điều này bạn có thể tham khảo các doanh nghiệp hiện đang có trên thị trường hoặc nhờ các chuyên gia tư vấn.

6.2. Chuẩn bị vốn mở cửa hàng

Chuẩn bị vốn kinh doanh là bước thứ 2 của quy trình chuẩn bị. Tùy theo quy mô, điều kiện kinh doanh của từng chủ kinh doanh mà mức vốn này sẽ khác nhau. Nếu bạn muốn mở đại lý hải sản đông lạnh với quy mô nhỏ thì mức vốn bỏ ra sẽ ít hơn so với khi mở cửa hàng với quy mô lớn. Giống như vậy, kinh doanh online sẽ tốn ít chi phí hơn so với kinh doanh online.

6.3. Xây dựng bộ nhận diện cho cửa hàng

Việc xây dựng bộ nhận diện cho cửa hàng là một trong những khâu vô cùng quan trọng khi bạn muốn kinh doanh hiệu quả. Bộ nhận diện bao gồm tên cửa hàng, logo, màu sắc cửa hàng,... Việc tạo ra một bộ nhận diện riêng và độc đáo sẽ giúp thu hút được nhiều khách hàng hơn từ đó tăng hiệu quả của việc kinh doanh. 

6.4. Tiến hành nghiên cứu và thuê mặt bằng kinh doanh

Nếu bạn không có sẵn mặt bằng hay địa điểm kinh doanh thì việc tiếp theo của quy trình mở cửa hàng chính là nghiên cứu và tiến hành thuê mặt bằng. Như đã phân tích ở trên, việc thuê được một mặt bằng đẹp ở nơi đông đúc, dễ tìm như ngã tư, mặt đường sẽ giúp bạn thu hút được khách hàng hơn. Tuy nhiên chi phí thuê cũng sẽ không hề rẻ với những địa điểm này. Vì thế bạn cần cân nhắc để có thể thuê được mặt bằng phù hợp với với ngân sách dự tính.

6.5. Tiến hành các thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh

Để có thể kinh doanh hải sản đông lạnh bạn cần có giấy phép kinh doanh. Vậy thủ tục xin giấy phép kinh doanh được diễn ra như thế nào?

Đầu tiên, bạn cần làm giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh và gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện/quận, nơi mà bạn lựa chọn mở cửa hàng kinh doanh hải sản đông lạnh. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ đủ điều kiện thì doanh nghiệp sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong vòng 3 ngày. Ngược lại, nếu hồ sơ không hợp lệ, bạn cần sửa đổi thông tin sao cho phù hợp. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hải sản đông lạnh, việc tiếp theo mà bạn cần làm là mang giấy này đến các cơ quan có thẩm quyền để xin cấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Trên đây là những chia sẻ của Nhanh.vn về những kinh nghiệm kinh doanh hải sản đông lạnh. 

Chúc các bạn thành công!

social
5/5 (1 vote)

Nhanh.vn - Phần mềm bán hàng đa kênh

Tốt nhất, được sử dụng nhiều nhất
Hơn 100.000 cửa hàng đã tin dùng
Dùng thử miễn phí

CÔNG TY CỔ PHẦN NHANH.VN

Địa chỉ: 102 Thái Thịnh, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Số Giấy CNĐKDN: 0108824877, đăng kí lần đầu ngày 17/07/2019. Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội - Phòng đăng kí kinh doanh

Địa chỉ văn phòng:

Toà nhà GP Invest, 170 La Thành, Đống Đa, Hà Nội

Tầng 3, Số 70 Lữ Gia, Phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Tài khoản ngân hàng:

Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank)

Số tài khoản: 22823456666

Chủ tài khoản: Công ty cổ phần Nhanh.vn

Tải mobile app: Nhanh.vn

Nhanh.vn Android App Nhanh IOS App

Tài liệu cho developer

API Documentation

Lĩnh vực kinh doanh:

- Phần mềm quản lý bán hàng

- Thiết kế website

- Cổng vận chuyển

Điều khoản và chính sách và chính sách sử dụng các dịch vụ phần mềm