TIN TỨC
Danh mục
Bài viết mới nhất

Tổng hợp bí quyết mở shop bán đồ handmade "đắt như tôm tươi"

09/05/2022

Mở shop bán đồ handmade những năm gần đây đang dần trở thành một xu hướng khởi nghiệp được rất nhiều chủ kinh doanh lựa chọn. Số lượng cửa hàng bán đồ handmade tăng lên ngày càng nhiều, bởi lẽ, mô hình kinh doanh này không yêu cầu số vốn lớn mà khả năng quay vòng vốn lại nhanh. 

Vậy làm thế nào để có thể mở cửa hàng handmade thành công? Cần phải chuẩn bị những gì để xây dựng thương hiệu riêng cho cửa hàng đồ handmade của bạn? Hãy cùng Nhanh.vn tìm hiểu những bí quyết quý báu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Trang bị kiến thức về đồ handmade

Mở shop bán đồ handmade tưởng như đơn giản, tuy nhiên không phải bất cứ sản phẩm nào cũng được khách hàng chào đón và nếu như không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cửa hàng của bạn có thể nhanh chóng thất bại. Vì vậy, bước đầu tiên khi chuẩn bị mở cửa hàng handmade, bạn cần tìm hiểu và trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết về thị trường cũng như các loại sản phẩm handmade.

  • Tìm hiểu về cách làm đồ handmade

Có rất nhiều nguồn để bạn tìm hiểu cách thức làm đồ handmade, bạn có thể tham gia các khóa học, các câu lạc bộ và tham khảo từ các video hướng dẫn làm đồ handmade trên Youtube. Tùy vào thế mạnh của bản thân mà bạn có thể lựa chọn học làm đồ handmade từ giấy, len,... hay bất kỳ một chất liệu nào khác. Học làm đồ handmade sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về đặc thù riêng của các loại sản phẩm đó, trau dồi thêm kỹ năng làm đồ handmade, từ đó tự lựa chọn ra được sản phẩm độc đáo của riêng bạn để kinh doanh.

Học cách làm đồ handmade

Học cách làm đồ handmade sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn đặc thù của loại mặt hàng này

  • Nghiên cứu thị trường và các xu hướng đồ handmade hiện nay

Bên cạnh tìm hiểu về cách làm các sản phẩm handmade, bạn cũng cần tìm hiểu về tình hình thị trường hiện tại để nắm được nhu cầu tiêu dùng cũng như thị hiếu của khách hàng. Bạn có thể nhanh chóng cập nhật các xu hướng mới nhất thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram hay Pinterest,... Việc kinh doanh những sản phẩm đồ handmade bắt kịp xu hướng sẽ giúp bạn có thể dễ dàng tiếp cận với khách hàng và nhanh chóng xây dựng được chỗ đứng trên thị trường. Ngoài ra, bạn có thể tham gia các hội chợ để tiếp thị thương hiệu, tác phẩm và có cơ hội giao tiếp đến nhiều người có sở thích, đam mê đồ handmade hơn.

  • Học kỹ năng gói quà

Khi mở shop bán đồ handmade, bạn cũng nên học cách gói quà thật xinh. Ít ai biết đây chính là cách để bạn thể hiện sự độc đáo và ảnh hưởng đến sự ấn tượng khiến khách hàng nhớ tới cửa hàng của bạn lâu hơn. Kỹ năng này bạn cũng hoàn toàn có thể tự học thông qua các video hướng dẫn trên mạng hoặc tự sáng tạo tùy chỉnh cách gói quà của riêng bạn. Nếu có thể, bạn hãy lựa chọn những mẫu giấy gói được in ấn với họa tiết xinh đẹp và giá rẻ để tối ưu chi phí nhất.

Mở shop bán đồ handmade

Gói quà đẹp mắt chính là một cách hiệu quả để gấy ấn tượng và khiến khách hàng nhớ cửa hàng của bạn lâu hơn

2. Xác định nhóm đối tượng khách hàng có nhu cầu về đồ handmade

Bước tiếp theo trước khi mở shop bán đồ handmade bạn cần chuẩn bị đó là xác định nhóm khách hàng mục tiêu mà bạn hướng tới là ai, độ tuổi, thu nhập và thị hiếu thế nào. Việc xác định rõ nhóm khách hàng mục tiêu sẽ giúp bạn có định hướng rõ ràng hơn khi xây dựng kế hoạch kinh doanh, bởi lẽ mỗi nhóm khách hàng đều có nhu cầu và thị hiếu khác nhau.

Có thể chia thị trường đồ handmade thành 2 nhóm chính là hàng bình dân và hàng cao cấp:

  • Hàng handmade bình dân thường sẽ có mức giá khoảng vài chục đến vài trăm nghìn, có thể gồm các món đồ như gấu bông, kẹp tóc, băng đô, đồ lưu niệm, túi xách, vòng tay,... Đối tượng chủ yếu ưa chuộng những món đồ này sẽ là học sinh, sinh viên.
  • Hàng handmade cao cấp có thể có giá lên tới vài chục triệu hay vài trăm triệu như các loại trang sức đính đá, hàng gốm sứ hay đồ thêu,... Giá thành của các sản phẩm này sẽ phụ thuộc vào chất liệu, tay nghề thợ cũng như thương hiệu. Đối tượng khách hàng của dòng hàng cao cấp này sẽ là những người trong độ tuổi từ 30 - 40 có thu nhập cao, ưa chuộng những món đồ độc lạ và muốn thể hiện đẳng cấp.

Ngoài ra, đối với đồ handmade khách hàng cũng có những nhu cầu khác nhau. Một số khách sẽ chọn mua đồ có sẵn, trong khi một số khách hàng sẽ có yêu cầu tự thiết kế sản phẩm bằng vật liệu theo ý thích của mình. Bởi vậy, bạn nên nghiên cứu thật kỹ thị trường cũng như xem xét nguồn lực của bản thân để có thể chọn ra hướng phát triển phù hợp nhất cho cửa hàng đồ handmade của bạn.

Tìm hiểu thêm:

3. Chi phí mở shop bán đồ handmade

Sau khi đã có định hướng về loại sản phẩm kinh doanh và đối tượng khách hàng hướng tới, bạn cần lập kế hoạch chuẩn bị đủ nguồn tài chính và phân bổ cho hợp lý. Các khoản chi mà bạn cần phải đầu tư khi mới mở shop bán đồ handmade thường gồm chi phí thuê mặt bằng, thiết kế cửa hàng, mua sắm nguyên vật liệu, thuê nhân viên, quảng cáo,... Tùy vào quy mô và mô hình kinh doanh của bạn mà số vốn sẽ có sự khác biệt.

Theo kinh nghiệm của các chủ shop đồ handmade, thường bạn sẽ cần số vốn khoảng 100 - 150 triệu. Nếu chưa có nhiều vốn, bạn có thể mở shop bán đồ handmade online. Bởi với hình thức này, bạn sẽ không cần phải thuê cửa hàng và thiết kế nội thất nên số vốn ban đầu để bắt đầu kinh doanh chỉ cần khoảng 15 - 50 triệu.

Tuy nhiên, cho dù quy mô lớn hay nhỏ, bạn cũng cần xây dựng kế hoạch phân bổ nguồn vốn cho cụ thể và khoa học, đồng thời chuẩn bị một khoản vốn dự phòng để kịp thời ứng phó với những vấn đề có thể phát sinh để đảm bảo cửa hàng vận hành tốt và việc kinh doanh đạt hiệu quả cao. Nếu chưa có đủ nguồn vốn như trên, chủ kinh doanh có thể lựa chọn hình thức vay vốn kinh doanh.

Mở shop bán đồ handmade

Lên kế hoạch phân bổ nguồn vốn hợp lý sẽ việc kinh doanh đồ handmade của bạn có khởi đầu thuận lợi và nhanh chóng thu được lợi nhuận cao

4. Tìm kiếm nguồn hàng

Bạn có thể dễ dàng tìm nguồn hàng để nhập đồ handmade và các loại nguyên vật liệu tại các chợ đầu mối như chợ Đồng Xuân, chợ Bến Thành, chợ lớn Bình Tây,... Bên cạnh đó, một số loại sản phẩm handmade bạn cũng có thể tìm nguồn hàng tại các làng nghề như gốm sứ Bát Tràng, lụa Vạn Phúc,...

Ngoài ra, bạn cũng có thể nhập nguyên vật liệu trực tiếp từ Trung Quốc về. Tuy nhiên, nguồn hàng từ Trung Quốc rất đa dạng với nhiều mức giá khác nhau, bạn nên tìm hiểu kỹ và tham khảo nhiều nơi để lựa chọn được nguồn hàng ổn định với chất lượng tốt và mức giá hợp lý nhất.

Một vài địa chỉ gợi ý mua đồ handmade cho bạn lưu lại luôn nhé: 

  • Tại Hà Nội:

1. Đồ da, giả da: Phố Hà Chung (ở gần chợ hàng Da)

2. Các loại dây như dây dù , dây thừng (chất liệu giống quai túi đeo chéo) : Phố Hàng Chiếu

3. Các loại hạt gỗ : Phố Hàng Bồ

4. Các mặt hàng Đồ len : Phố Đinh Liệt (với vô số loại len và màu sắc khác nhau)

5. Giấy : Hầu như tất tần tật các loại giấy : giấy nhún, giấy nhăn, giấy Origami ... đều có ở Phố Hàng Mã. Có nhiều cửa hàng bán nên các bạn có thể tham khảo giá từng cửa hàng để mua được giá tốt nhất

6. Băng dính quấn hoa, ruy băng : nhiều màu và nhiều loại: Phố Hàng Mã

7. Phụ kiện làm trang sức: Phố Hàng Bạc 

8. Keo sữa: có thể mua ở bất kỳ nhà sách lớn nào hoăc các cửa hàng ở gần các trường như Mỹ Thuật Công nghiệp, Kiến trúc...

9.  Màu vẽ: các siêu thị sách hoặc các cửa hàng gần trường Mỹ Thuật Công nghiệp , Kiến trúc , Cao đẳng Sư phạm Nhạc Hoạ....

10. Dụng cụ xoắn giấy và rất rất nhiều đồ cần cho tín đồ Handmade: Dollfe 172 Xã Đàn 2

11. Phụ kiện trang trí: Ngõ 1A Tôn Thất Tùng, Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội

Phố Hàng Mã - Hà Nội là một nơi đầu mối cung cấp nguyên liệu làm đồ handmade

Phố Hàng Mã - Hà Nội là một nơi đầu mối cung cấp nguyên liệu làm đồ handmade

  • Tại Sài Gòn:

1.  Ngàn Thông: Cung cấp hầu hết các nguyên vật liệu để làm hàng handmade, rất đa dạng, giá cả hợp lý. Có 2 địa chỉ

- 64 Lê Lợi, Quận 1, TP.HCM

- 55A Pasteur, Quận 1, TP.HCM

2.  Hoa khô và những thứ liên quan: Dọc đường Hai Bà Trưng gần Công viên Lê Văn Tám : 

3.  Đối diện ĐH Kinh Tế (gần hồ Con Rùa): Dọc các cửa hàng cung cấp nguyên vật liệu da dạng như Ngàn Thông

4. Thương xá Đại Quang Minh: 33-35 Châu Văn Liêm, P.14, Q.5 - Hồ Chí Minh: Cung cấp các nguyên phụ liệu may vá thêu thùa.  Ngoài ra đây cũng là thiên đường của các loại mặt giả cổ, vải nỉ, nguyên vật liệu làm hoa nữa nhé.

5. Về hoa voan, nguyên phụ liệu các bạn có thể tìm ở

- 112/18, Ngô Gia Tự, Quận 10, Tp HCM. Ở đây giá khá rẻ 

- 35/ 28 Trần Quý, Phường 4, Quận 11, Tp HCM.

- Tổ hợp Thanh Sang : 3/6 Đề Thám P.Cô Giang Q.1 (Gần Bến Chương Dương)

Xem thêm: Bắt đầu kinh doanh đồ Handmade như thế nào?

5. Xác định danh mục mặt hàng đồ handmade

Một số loại đồ handmade được ưa chuộng trên thị trường hiện nay có thể kể tới:

  • Đồ handmade từ len: Thú nhồi bông, khăn len, móc khóa, túi xách,... 
  • Đồ handmade từ giấy: Hộp quà, thiệp chúc mừng, hoa giấy, tranh giấy,...
  • Đồ handmade từ vật liệu tái chế: Tận dụng các loại đồ tái chế như chai nhựa, chai thủy tinh, bóng đèn,... để sáng tạo thành những đồ trang trí, quà lưu niệm độc đáo. Đây là các loại sản phẩm được khá nhiều bạn trẻ hiện nay quan tâm, bởi lẽ chúng không chỉ lạ mắt, độc đáo mà còn có góp phần giảm thiểu rác thải, bảo vệ môi trường. Một số gợi ý dành cho bạn đó là thiết kế lọ cắm hoa từ vỏ lon, làm hộp bút từ chai nhựa, làm giá để đồ từ que kem, tranh từ phụ kiện công nghệ cũ, làm đồ chơi handmade,...
  • Một số ý tưởng bán chạy khác bạn nên học hỏi: bán lẻ trang phục quần áo thun vẽ tay, điêu khắc thủ công đồ nội thất, vẽ tranh biếm họa chân dung, xà phòng hay nến thơm, mỹ phẩm handmade,...

Ngoài ra, có rất nhiều các loại vật liệu khác có thể sáng tạo để trở thành những món đồ handmade thú vị. Nếu vẫn chưa biết nên kinh doanh sản phẩm handmade nào, bạn nên tham khảo thêm một trong những ý tưởng độc đáo từ Pinterest, Youtube,... để tạo ra sản phẩm độc đáo cho riêng cửa hàng của mình nhé.

6. Tiến hành marketing & quảng bá khi mở shop bán đồ handmade

Việc mở shop handmade của bạn có thành công hay không phụ thuộc một phần rất lớn vào kế hoạch marketing của bạn. Bởi lẽ, một sản phẩm handmade đẹp mắt, chất lượng tốt thì cũng sẽ không có ai biết đến nếu như bạn không quảng bá, giới thiệu nó tới khách hàng. 

Kênh đầu tiên mà bạn không nên bỏ qua khi lên kế hoạch quảng bá cho cửa hàng và sản phẩm của mình đó chính là các trang mạng xã hội trực tuyến. Dung lượng người dùng trên các nền tảng Facebook, Instagram, Zalo,... rất lớn, vì vậy thông qua các kênh này bạn có thể nhanh chóng thực hiện truyền thông cửa hàng của bạn tới gần với các khách hàng hơn. Bạn có thể tận dụng trang cá nhân của tổ chức trên các kênh này hoặc xây dựng page riêng kết hợp với chạy quảng cáo để có thể tiếp cận với đúng đối tượng khách hàng tiềm năng. Lưu ý rằng, để xây dựng các kênh này đạt hiệu quả cao nhất, bạn nên chau chuốt cho nội dung và hình ảnh sao cho hấp dẫn, thú vị và phù hợp với đối tượng mà bạn hướng tới.

Mở shop handmade

Tận dụng tốt các kênh mạng xã hội sẽ giúp bạn thu hút được nhiều khách hàng nhanh chóng

Bên cạnh đó, một nền tảng mạng xã hội đang phát triển mạnh mẽ hiện nay mà bạn có thể tận dụng đó là TikTok. Khi mở cửa hàng bán đồ handmade, bạn có thể phát triển kênh TikTok với hướng dẫn làm đồ handmade hoặc review đồ handmade,... để thu hút thêm khách hàng.

Đồng thời, khi mở shop bán đồ handmade, bạn cũng cần lên kế hoạch cho các chương trình giảm giá khuyến mãi, give away, mua 1 tặng 1, tri ân khách hàng,... để hấp dẫn khách mua hàng nhiều hơn.

7. Mô hình kinh doanh đồ handmade hiệu quả

7.1. Kết hợp bán hàng online

Kể cả khi đã mở cửa hàng bán đồ handmade, bạn vẫn có thể phát triển thêm các kênh bán hàng online. Bạn có thể bán hàng qua các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram,... hoặc mở gian hàng trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada,... Ngoài ra, bạn cũng có thể tự thiết kế website bán hàng riêng cho cửa hàng của mình.

Tuy nhiên, khi mở rộng nhiều kênh bán hàng, việc quản lý sẽ trở nên phức tạp hơn và nếu không kiểm soát được hiệu quả hoạt động bán hàng, bạn có thể sẽ thất bại nhanh chóng. Bởi vậy, để giảm bớt gánh nặng của việc quản lý cũng như đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi, bạn nên đầu tư cho cửa hàng của mình một phần mềm quản lý bán hàng. Với sự hỗ trợ của công cụ này, bạn sẽ có thể dễ dàng theo dõi được mọi khía cạnh của hoạt động bán hàng gồm cả sản phẩm, kho hàng, khuyến mại, nhân viên,...

Phần mềm quản lý bán hàng Nhanh.vn ngoài việc đáp ứng được những nhu cầu quản lý hoạt động bán hàng cơ bản còn cho phép bạn đồng bộ dữ liệu từ các sàn thương mại điện tử và quản lý đồng thời trên cùng một giao diện. Bởi vậy, phần mềm đã được hơn 10.000 doanh nghiệp lớn nhỏ trên cả nước tin dùng. Hãy đăng ký ngay hôm nay để được trải nghiệm 14 ngày dùng thử miễn phí cùng Nhanh.vn nhé!

7.2. Hợp tác với với nghệ sĩ, họa sĩ nổi tiếng

Một phương pháp khác để đẩy mạnh kinh doanh cho cửa hàng đồ handmade của bạn đó là kết hợp với các họa sĩ nổi tiếng, nhiếp ảnh gia nghệ thuật, nghệ sĩ nổi tiếng và ra mắt những bộ sưu tập sản phẩm kết hợp với họ. Chắc chắn các chiến dịch này sẽ giúp bạn thu hút thêm lượng lớn khách hàng và tăng thêm doanh thu đáng kể. 

Tổng kết, hy vọng rằng những thông tin chi tiết trên bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về việc kinh doanh loại mặt hàng đặc biệt này và có thể hiện thực hóa ý tưởng mở shop bán đồ handmade cực hút khách của mình. Chúc các bạn thành công và gặt hái nhiều lời lãi! Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi! 

Nhanh.vn cung cấp phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất hiện nay, được hơn 80.000 khách hàng tin tưởng sử dụng. Nếu cần tư vấn cách đăng ký như thế nào hay hướng dẫn sử dụng ra làm sao, xin hãy liên hệ hotline 1900 2812.

social
5/5 (1 vote)

Nhanh.vn - Phần mềm bán hàng đa kênh

Tốt nhất, được sử dụng nhiều nhất
Hơn 100.000 cửa hàng đã tin dùng
Dùng thử miễn phí

CÔNG TY CỔ PHẦN NHANH.VN

Địa chỉ: 102 Thái Thịnh, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Số Giấy CNĐKDN: 0108824877, đăng kí lần đầu ngày 17/07/2019. Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội - Phòng đăng kí kinh doanh

Địa chỉ văn phòng:

Toà nhà GP Invest, 170 La Thành, Đống Đa, Hà Nội

Tầng 3, Số 70 Lữ Gia, Phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Tài khoản ngân hàng:

Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank)

Số tài khoản: 22823456666

Chủ tài khoản: Công ty cổ phần Nhanh.vn

Tải mobile app: Nhanh.vn

Nhanh.vn Android App Nhanh IOS App

Tài liệu cho developer

API Documentation

Lĩnh vực kinh doanh:

- Phần mềm quản lý bán hàng

- Thiết kế website

- Cổng vận chuyển

Điều khoản và chính sách và chính sách sử dụng các dịch vụ phần mềm