Ngày Quốc tế Thiếu nhi là một dịp bán hàng tiềm năng, nhưng để việc bán hàng diễn ra hiệu quả, doanh nghiệp cũng phải chú trọng vào content để thu hút khách hàng. Content không có điểm nhấn thì khách hàng rất dễ lướt qua dù sản phẩm của bạn có tốt đến đâu. Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ về tầm quan trọng của content bán hàng trong doanh và các mẫu content bán hàng hấp dẫn cho các doanh nghiệp ngày 1/6.
- 1. Tầm quan trọng của việc viết content bán hàng trong kinh doanh
- 1.1. Content đóng vai trò như một người bán hàng cho doanh nghiệp
- 1.2. Content bán hàng giúp doanh nghiệp tiếp cận nhanh chóng khách hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi
- 1.3. Content giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí Marketing
- 2. Mẫu content bán hàng hấp dẫn ngày 1/6
- 2.1. Mở bài kích thích sự quan tâm của khách hàng
- Cách viết mở bài hiệu quả theo hành vi khách hàng dịp 1/6
- 2.2. Giới thiệu sản phẩm/quà tặng phù hợp dịp 1/6
- Cách viết content giới thiệu sản phẩm, quà tặng phù hợp, hiệu quả dịp 1/6
- 2.3. Chương trình khuyến mãi hấp dẫn
- Vì sao nhất định phải có thông tin khuyến mãi trong content của doanh nghiệp?
- Cách trình bày phần khuyến mãi trong content
- 2.4. Kêu gọi hành động mạnh mẽ (CTA)
- Một CTA phù hợp là như thế nào?
- Gợi ý cấu trúc CTA áp dụng cho content dịp 1/6
- 2.5. Kết hợp yếu tố xã hội (Social Proof) để tăng độ tin cậy
- Social Proof là gì? Vì sao lại đặc biệt quan trọng trong dịp 1/6?
- Những mẹo nhỏ giúp Social Proof trong content hiệu quả hơn
- Gợi ý tích hợp Social Proof khéo léo vào bài viết
1. Tầm quan trọng của việc viết content bán hàng trong kinh doanh
Content bán hàng trong thời đại số hiện nay không còn đơn thuần là văn bản giới thiệu sản phẩm mà là một công cụ xúc tiến để thu hút khách hàng, dẫn dắt hành vi mua sắm và tạo ra chuyển đổi cho doanh nghiệp. Và đặc biệt trong các dịp cao điểm như Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, khi nhu cầu mua sắm tăng cao và sự cạnh tranh giữa các cửa hàng trở nên khốc liệt, content bán hàng là một trong những nhân tố quyết định bạn là người khách hàng nhớ đến hay bị lướt qua chỉ trong vài giây.
1.1. Content đóng vai trò như một người bán hàng cho doanh nghiệp
Content bán hàng thực chất giống như một người bán hàng nhưng điều đặc biệt người nhân viên này sẽ “làm việc 24/7” không ngơi nghỉ. Một bài viết giới thiệu giá trị từ sản phẩm mang lại cho khách hàng, với những hình ảnh, video sinh động và xuất hiện ở khắp nơi: website, mạng xã hội, sàn thương mại điện tử, email hay Zalo OA giúp khách hàng có thể dễ dàng nắm bắt thông tin về sản phẩm và ra quyết định mua.
1.2. Content bán hàng giúp doanh nghiệp tiếp cận nhanh chóng khách hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi
Content bán hàng là cầu nối giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng một cách tự nhiên và hiệu quả. Thay vì phải giới thiệu trực tiếp, nội dung bán hàng được truyền tải qua hình ảnh, lời văn, cảm xúc và thông điệp rõ ràng, giúp khách hàng nhanh chóng hiểu sản phẩm là gì, có phù hợp với nhu cầu hay không. Một bài viết đúng trọng tâm, tiêu đề cuốn hút và gợi được lợi ích thực tế sẽ thu hút được sự chú ý của khách hàng. Bên cạnh đó, content bán hàng còn giúp doanh nghiệp tăng tỷ lệ chuyển đổi. Content bán hàng dẫn dắt khách hàng đi từ sự quan tâm, mong muốn rồi cuối cùng đến hành động. Một bài viết có cấu trúc tốt từ mở bài thu hút khách hàng, hiểu được vấn đề của khách hàng đang gặp phải và cung cấp giá trị cho khách hàng, kêu gọi khách hàng động sẽ tác động đến hành vi mua sắm của khách hàng.

1.3. Content giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí Marketing
Làm content góp phần giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí Marketing. Thay vì phải tốn chi phí chạy quảng cáo doanh nghiệp có thể kết hợp đầu tư vào nội dung content. Khi bạn sở hữu một bài viết hay, hữu ích, đem lại giá trị cho khách hàng, kết hợp với việc chạy quảng cáo, khách hàng tự nhiên sẽ tìm đến. Ngoài ra, content còn tận dụng được các kênh miễn phí để phân phối nội dung như Facebook, Zalo, Instagram. Nếu content của bạn đủ ấn tượng, khách hàng sẽ tiếp cận được với bài viết một cách tự nhiên mà không cần phải tốn các chi phí bán hàng để tiếp cận khách hàng.

2. Mẫu content bán hàng hấp dẫn ngày 1/6
Trong thời đại mà đa số các phụ huynh thường rất bận rộn, không có thời gian lên mạng Internet để tìm kiếm thông tin và mua sắm, vai trò của content ngày càng quan trọng. Content bán hàng cần vừa hấp dẫn, vừa có khả năng chuyển đổi. Đặc biệt trong dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6, khi cảm xúc và hành vi mua sắm của phụ huynh thay đổi rõ rệt, việc tạo ra một mẫu content hiệu quả phải xuất phát từ hiểu rõ tâm lý khách hàng và đặt mình vào hành trình mua hàng của họ. Quan sát khá nhiều trường hợp của những doanh nghiệp kinh doanh mùng 1/6 thành công nhờ việc đầu tư vào content, tôi rút ra được 5 yếu tố không thể thiếu trong một mẫu content thành công
2.1. Mở bài kích thích sự quan tâm của khách hàng
Có thời gian tôi làm cho một chiến dịch ra mắt sản phẩm mới, mọi người cứ đổ công đổ sức vào phần nội dung chi tiết. Nhưng rồi tôi nhận ra, khách chưa đọc đến phần đó. Họ chỉ dừng lại khoảng 3–5 giây đầu tiên, lướt một vòng rồi thoát. Chỉ vì phần mở đầu chưa đủ níu họ ở lại. Từ đó tôi hiểu, mở bài không phải để “khởi động”, mà là nơi khách quyết định dừng lại hay đi tiếp.
Cách viết mở bài hiệu quả theo hành vi khách hàng dịp 1/6

- Đặt câu hỏi gợi vấn đề thường gặp của phụ huynh
Câu hỏi không chỉ dừng ở “bạn đã mua gì cho bé?”, mà cần tinh tế hơn, ví dụ:
“Bé nhà bạn có đang dành quá nhiều thời gian trước màn hình?”
“Bạn còn nhớ lần cuối cùng tặng quà khiến bé reo lên vì vui là khi nào?”
Những câu hỏi này chạm đúng vào tâm lý nhiều bậc cha mẹ hiện nay, khi họ luôn muốn dành điều tốt đẹp cho con nhưng lại thường thiếu thời gian hoặc chẳng biết nên làm gì cho ý nghĩa.
- Mở đầu bằng hình ảnh cảm xúc gần gũi
Một cách mở đầu mà nhiều doanh nghiệp hay dùng là gợi lại cảnh khi bé nhận quà, tiếng cười vang lên, ánh mắt háo hức khi bóc hộp quà. Hình ảnh đó luôn tạo được sự đồng cảm, nhất là với các bậc cha mẹ đang đọc.
“Sáng 1/6, bé Na bật dậy, mắt sáng rỡ khi thấy hộp quà đặt bên gối.”
- Gợi nhắc ký ức tuổi thơ
Nhiều bậc phụ huynh mua quà cho con, nhưng đâu đó trong món quà ấy là hình ảnh tuổi thơ của chính họ. Có người từng mê một cuốn truyện tranh, từng ao ước có con gấu bông, vì vậy họ mua vì muốn con có được những gì mình từng ao ước mà chưa có.
“Tuổi thơ của bạn có phải cũng từng hạnh phúc vì một chiếc xe đồ chơi đơn giản? Vậy tại sao không trao lại cảm xúc ấy cho bé yêu nhà mình?”
Lưu ý khi viết mở bài cho content dịp 1/6
- Tránh mở bài rập khuôn kiểu “Nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi…” vì không tạo được cảm giác mới lạ cho khách hàng
- Ưu tiên câu chuyện, hoặc ngữ cảnh có thật. Càng gần với đời sống gia đình, càng dễ chạm cảm xúc. Ví dụ như cảnh một bé thức dậy sáng 1/6 thấy hộp quà đặt sẵn cạnh gối, hay một ông bố kể lại lần đầu tự tay gói quà cho con.
- Cuối phần mở đầu nên có một câu dẫn nhẹ để kết nối sang phần giới thiệu sản phẩm. Một câu chuyển tiếp như “Và đây là món quà mà rất nhiều ba mẹ đã chọn tặng con dịp 1/6 năm ngoái…” sẽ giúp cho khách hàng có cảm xúc liền mạch.
2.2. Giới thiệu sản phẩm/quà tặng phù hợp dịp 1/6
Giới thiệu sản phẩm trong content bán hàng không nên chỉ dừng lại ở việc kể tính năng hay liệt kê ưu điểm. Đặc biệt với dịp 1/6, người mua thường là ba mẹ, mà ba mẹ thì ngoài quan tâm đến giá, họ còn mua vì một lý do khác: muốn con vui, muốn con có ký ức đẹp, muốn con cảm nhận được tình yêu thương.
Vì vậy, thay vì nói nhiều về công dụng, hãy bắt đầu từ cảm xúc. Một món quà có thể khiến bé bật cười, khiến cả nhà có một buổi tối đáng nhớ, đó mới là điều ba mẹ đang tìm kiếm.
Cách viết content giới thiệu sản phẩm, quà tặng phù hợp, hiệu quả dịp 1/6
Khi viết content giới thiệu về sản phẩm gấu bông, có những doanh nghiệp sẽ có cách viết như sau: “Gấu bông cao 40cm, lông mềm, không rụng, thích hợp cho bé từ 3 tuổi.” Cách viết này tuy đầy đủ thông tin nhưng những từ ngữ sử dụng không tạo được cảm xúc, người đọc chỉ cảm thấy đây là một câu giới thiệu thông tin kỹ thuật của sản phẩm.

Thay vào đó, bạn có thể thử cách viết sau: “Một món quà vừa tay, đủ mềm để bé ôm suốt cả ngày mà không thấy chán. Gói gọn yêu thương của ba mẹ trong từng sợi lông mềm mịn, chú gấu bông này sẽ là người bạn đồng hành lý tưởng cho bé từ 3 tuổi.” Ở đây, cách viết đã chạm đến cảm xúc. Sự khác biệt giữa hai câu văn ở đây là, thay vì chỉ mô tả thông số kỹ thuật của sản phẩm như thông thường, doanh nghiệp sẽ khơi gợi cảm xúc cho khách hàng bằng câu từ. Điều này sẽ giúp khách hàng hiểu rõ được tính năng của sản phẩm hơn.
Tôi từng có dịp đồng hành cùng một chủ doanh nghiệp trong lĩnh vực giáo dục trẻ em. Trong chiến dịch truyền thông Marketing ngày 1/6 dành cho combo sản phẩm “Sách tô màu chủ đề nghề nghiệp, môi trường, kỹ năng sống + Bộ trò chơi xếp hình, thẻ học chữ, đồ chơi STEM
+ đèn pin chiếu tranh”
Thay vì đi theo lối giới thiệu quen thuộc, nhấn mạnh vào chức năng học tập hay rèn luyện ngôn ngữ cho bé, cô ấy đã đề xuất nhân viên viết content đăng lên trên nền tảng Facebook theo hướng sau: Nội dung được xây dựng xoay quanh một khoảnh khắc rất đời thường nhưng đầy cảm xúc: ba mẹ và con cùng nhau kể chuyện trước giờ đi ngủ. Kết quả là có những khách hàng sau khi thấy bài đăng, họ đã chia sẻ các hình ảnh “khoảnh khắc kể chuyện cùng con” mặc dù trong bài viết không có đề cập gì đến việc kêu gọi khách hàng chia sẻ hình ảnh, có những khách hàng còn chia sẻ bài viết vào trang cá nhân của mình, tạo hiệu ứng truyền miệng.
Lưu ý khi trình bày phần giới thiệu sản phẩm trong content
Nguyên tắc | Cách áp dụng |
Đặt sản phẩm trong bối cảnh thực tế | “Dành cho bé trai chuẩn bị vào lớp 1”, “Phù hợp cho bé chơi trong nhà dịp hè” |
Mô tả ngắn, cảm xúc, đúng insight | “Không đơn thuần là gấu bông – đây là món quà giúp bé cảm thấy mình được yêu” |
Tập trung lợi ích, không chỉ tính năng | Thay “lông mịn” → “bé ôm ngủ không muốn rời” |
Gợi ý thời điểm sử dụng | “Tặng dịp 1/6 – bé có thể mang đi lớp, khoe với bạn” |
Tối ưu từ khóa SEO tự nhiên | Chèn các từ: quà tặng cho bé, sản phẩm 1/6, đồ chơi giáo dục, quà Quốc tế Thiếu nhi |
2.3. Chương trình khuyến mãi hấp dẫn
Chương trình khuyến mãi là một trong những công cụ xúc tiến hiệu quả để thúc đẩy khách hàng tiến đến hành động mua sản phẩm. Trong viết content cũng vậy, việc chèn những thông tin khuyến mãi của sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng.
Vì sao nhất định phải có thông tin khuyến mãi trong content của doanh nghiệp?
Ưu đãi như giảm giá, tặng quà, freeship… tạo cảm giác cấp bách, thúc đẩy tâm lý “mua ngay kẻo lỡ”. Hình thức này rất hiệu quả với phụ huynh, nhóm khách hàng dễ bị cuốn theo cảm xúc khi mua quà cho con.
- Tăng khả năng lan truyền – Thu hút khách hàng mới
Nội dung khuyến mãi hấp dẫn có khả năng lan tỏa rất nhanh. Người dùng thường chia sẻ những chương trình họ thấy “hời” cho bạn bè, đồng nghiệp, hoặc trong các hội nhóm.
- Tăng traffic và lượt tương tác
Các bài viết có khuyến mãi thường thu hút lượng click, lượt xem và tương tác cao hơn hẳn. Điều này đặc biệt đúng khi triển khai trên nền tảng mạng xã hội hoặc email marketing.
- Tạo lợi thế cạnh tranh, sự khác biệt trong mắt khách hàng
Khi sản phẩm và chất lượng tương đương đối thủ, ưu đãi chính là yếu tố mang tính quyết định khiến khách chọn bạn. Điều này càng trở nên quan trọng trong những ngành có mức độ cạnh tranh cao như thời trang hoặc thực phẩm trẻ em. Vì thế, việc tích hợp thông tin khuyến mãi trong bài viết là chiến lược không thể thiếu nếu doanh nghiệp muốn tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Cách trình bày phần khuyến mãi trong content
- Dẫn dắt bằng lý do tặng ưu đãi (VD: “Vì bé xứng đáng được yêu thương dịp 1/6…”)
- Nêu rõ ưu đãi – càng cụ thể càng tốt (sản phẩm, giá, thời gian)
- Gợi cảm xúc hoặc khan hiếm (VD: “Chỉ 100 set, tặng thêm gói quà từ shop”)
- Chuyển mượt sang CTA (VD: “Click đặt hàng hôm nay để bé kịp nhận quà 1/6”)
Một doanh nghiệp bán sản phẩm lego cho bé gái có quà tặng là một hộp sticker miễn phí và nhận gói quà và viết thiệp cho phù huynh.
Thay vì chỉ viết: “Tặng ngay một hộp sticker miễn phí cho bé khi mua sản phẩm và nhận gói quà miễn phí kèm theo lời nhắn của ba mẹ. Hãy inbox để được shop hỗ trợ mua sản phẩm các mẹ nhé”.
Hãy diễn giải một cách cảm xúc và thuyết phục hơn: “Chỉ trong tuần lễ Quốc tế Thiếu nhi, bạn sẽ được tặng ngay một hộp sticker siêu dễ thương khi đặt bộ sách tô màu cho bé. Ngoài ra, shop gói quà miễn phí + viết thiệp theo lời nhắn của ba mẹ, để bé không chỉ nhận được quà, mà còn cảm nhận được tình yêu thương từ bạn. Hãy inbox để được shop hỗ trợ mua sản phẩm các mẹ nhé”
2.4. Kêu gọi hành động mạnh mẽ (CTA)
Một content bán hàng dù có sản phẩm hấp dẫn, khuyến mãi tốt hay mô tả cảm xúc tuyệt vời, nhưng nếu thiếu một lời kêu gọi hành động (Call To Action - CTA) rõ ràng và đúng lúc, thì khả năng chuyển đổi cũng sẽ giảm đi đáng kể.

Một CTA phù hợp là như thế nào?
Rõ ràng và hành động cụ thể
Tránh những cụm từ chung chung như “xem thêm”, “tìm hiểu ngay”. Thay vào đó, hãy dùng hành động cụ thể gắn với mong muốn khách hàng:
- “Đặt ngay để bé kịp nhận quà trước 1/6”
- “Chọn combo cho bé – nhận gói quà miễn phí hôm nay”
- “Inbox shop – nhận tư vấn chọn quà phù hợp độ tuổi”
Có yếu tố thời gian hoặc số lượng để thúc đẩy
Việc tạo cảm giác “nếu không hành động ngay sẽ bỏ lỡ” là cách thúc đẩy cực kỳ hiệu quả, đặc biệt trong dịp khuyến mãi.
- “Chỉ còn 72 set quà – giao hàng trước 1/6”
- “Ưu đãi kết thúc trong 48 giờ – nhanh tay đặt trước”
- “Chỉ tặng thiệp viết tay cho 100 đơn đầu tiên”
Gắn CTA liền mạch với nội dung
CTA không nên tách rời khỏi câu chuyện đang kể. Thay vì chèn lệnh hành động một cách đột ngột, hãy để nó là phần tiếp nối tự nhiên.
“Bạn muốn con mình cũng reo lên vì bất ngờ như bé Na sáng nay chứ?
Vậy thì đừng chần chừ – click chọn ngay set quà 1/6 xinh xắn này nhé.”
Gợi ý cấu trúc CTA áp dụng cho content dịp 1/6
Thành phần | Mục đích | Ví dụ |
Động từ hành động | Thúc đẩy hành vi rõ ràng | “Chọn”, “Đặt”, “Inbox”, “Gọi” |
Lý do hấp dẫn | Gợi cảm xúc hoặc giá trị | “để bé kịp nhận quà 1/6”, “nhận gói quà miễn phí” |
Giới hạn thời gian/số lượng | Tăng cấp độ khẩn trương | “trong hôm nay”, “chỉ còn 100 suất” |
Lưu ý khi đặt CTA trong content
- Không đặt CTA nhiều lần trong cùng một nội dung. 1–2 CTA ở điểm “mạch cảm xúc cao” là đủ.
- Luôn đặt CTA sau đoạn mô tả giá trị, không chèn vào đầu bài.
- Chọn động từ tích cực, rõ ràng, gần gũi với người mua (VD: “Đặt”, “Chọn”, “Inbox”, “Tư vấn”)
- Cá nhân hóa nếu có thể, ví dụ: “Mẹ chọn set quà nào cho bé hôm nay?” sẽ hiệu quả hơn “Mua ngay”.
2.5. Kết hợp yếu tố xã hội (Social Proof) để tăng độ tin cậy
Trong thời đại mà khách hàng có vô số lựa chọn và bị bủa vây bởi các thông điệp quảng cáo mỗi ngày, niềm tin lại trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất tác hành vi mua sắm của khách hàng. Một nội dung bán hàng dù thuyết phục đến đâu, nếu thiếu bằng chứng xã hội (Social Proof), thì vẫn sẽ khiến khách hàng lưỡng lự và chọn cách bỏ qua bài viết
Social Proof là gì? Vì sao lại đặc biệt quan trọng trong dịp 1/6?
Social Proof là những bằng chứng cho thấy người khác đã tin tưởng và hài lòng khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ.
Với các chiến dịch bán hàng hướng đến phụ huynh, nhóm khách hàng thường cẩn trọng, thích tham khảo ý kiến cộng đồng trước khi mua thì đây chính là yếu tố tạo niềm tin và thúc đẩy quyết định rất mạnh mẽ.
Những mẹo nhỏ giúp Social Proof trong content hiệu quả hơn
- Chọn feedback có chi tiết cụ thể, càng cá nhân càng tốt “Bé Bi nhà mình mê sách tô màu, cứ tối là lấy ra tô rồi khoe với bà nội.”
- Ưu tiên hình ảnh tự nhiên, đời thường, không cần quá đẹp, chỉ cần thật
- Nếu chưa có ảnh thật, có thể dùng dạng: “Hơn 1.500 ba mẹ đã chọn…” + mô tả combo
- Tận dụng highlight của Facebook/Zalo để lưu trữ Social Proof theo chủ đề (VD: “Feedback 1/6”)

Gợi ý tích hợp Social Proof khéo léo vào bài viết
Bạn có thể triển khai một content có yếu tố Social Proff như sau:
🎁Combo sách tô màu + hộp bút 12 màu.
📦Tặng thiệp viết tay + gói quà miễn phí
💬 “Mình tặng combo này cho cháu – bé ôm hộp quà đi khắp nhà vì vui quá. Shop gói cực xinh luôn!” – chị T (Q.3, TP.HCM)
👉Đặt ngay – chỉ còn 62 set cuối cùng trước 1/6
Một content tốt là khi khách hàng cảm nhận được giá trị mà bạn mang lại cho khách hàng, chứ không phải chỉ là một lời chào hàng. Ngày Quốc tế Thiếu nhi là thời điểm mà content nên khơi gợi được cảm xúc của khách hàng, thấu hiểu được tâm lý của cha mẹ, chính vì vậy hãy tạo ra những content thật sự có ý nghĩa dành cho khách hàng của bạn nhé!