Trong cuộc sống cũng như trong kinh doanh, bạn không thể tránh được những tình huống giao tiếp khó xử. Vậy phải ứng biến như thế nào để “vẹn cả đôi đường”, để quá trình quản lí kinh doanh của bạn trở nên tốt hơn, Nhanh.vn sẽ giúp bạn qua bài viết này.
Nội dung chính
1. Tình huống: Khách hàng xúc phạm bạn
“Khách hàng là thượng đế” mà thượng đế thì mỗi người một tâm lí khác nhau, để hài lòng tất cả khách hàng không phải là điều dễ dàng. Chính vì vậy đây là một trong những tình huống không khó để bắt gặp.
Có người còn nói vui rằng “chưa gặp khách hàng chửi mắng chưa phải đi bán hàng”. Khách hàng có thể phàn nàn vì vô vàn lý do, có khi chỉ là vì họ không biết cách sử dụng một thiết bị, hay đơn giản nhân viên bán hàng đến gặp khách hàng ngay khi tâm trạng họ không được thoải mái. Những lúc ấy, nhân viên bán hàng cũng có thể bị trút giận lên người. Với những sự cố luôn luôn có thể xảy ra ấy, một nhân viên bán hàng giỏi phải biết khéo léo ứng xử tình huống trong kinh doanh bán hàng này để thoát hiểm.
Dĩ nhiên, điều đó khiến máu bạn sôi lên và bạn muốn tranh cãi lại. Tuy nhiên đấy không phải là một cách ứng xử thông minh và phù hợp với công việc của bạn.
Vậy thì cách giải quyết như thế nào?
Xem xét tình huống một cách khách quan nhất có thể. Hãy thảo luận với sếp hoặc đồng nghiệp. Liệu đó là hành vi xúc phạm mang tính cá nhân hay là sự phàn nàn về chất lượng dịch vụ, sản phẩm, giá cả một cách quá khích? Hay vị khách hàng đó có vấn đề về tâm lý?
Nếu bạn biết rõ rằng khách hàng thực sự không ưa bạn, hãy đề nghị với họ một cách bình tĩnh và chuyên nghiệp rằng, vì lợi ích của cả hai bên, bạn sẽ tìm một người khác thay thế bạn tiếp tục làm việc với họ. Như thế, bạn giữ được sự tự tin, giảm căng thẳng và tránh gây hại cho công việc. Rất có thể, sự mạnh mẽ về tính cách của bạn sẽ khiến vị khách hàng đó phải tôn trọng bạn đồng thời làm đẹp thêm hình ảnh bạn trong mắt sếp và đồng nghiệp.
Xem thêm: Tổng hợp bộ câu hỏi xử lý tình huống dành cho nhân viên bán hàng
2. Tình huống: Nhân viên bán hàng làm mất hàng
Một trong những rủi ro khi đi bán hàng là xảy ra trường hợp để mất hàng, có thể do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Dù do bất kỳ nguyên nhân nào thì việc nhân viên bán hàng làm mất hàng cũng khiến họ phải “mất ăn mất ngủ”, sợ bị kỷ luật, phạt tiền hoặc tệ hơn là bị đuổi việc.
Vậy làm thế nào để giải quyết?
Khi lâm vào tình cảnh này, hầu hết các nhân viên bán hàng có kinh nghiệm đều cho rằng nên “thành khẩn khai báo”. Ứng xử tình huống trong kinh doanh với sự chân thật, tính chịu trách nhiệm bao giờ cũng được đánh giá cao. Hãy trình bày thật rõ ràng về việc để mất mát hay thất thoát hàng hóa với cấp trên và chấp nhận đền bù do công ty quyết định. Chính thái độ thành thật và dám nhận trách nhiệm sẽ được công ty đánh giá cao và nhận được sự hỗ trợ cũng như giúp đỡ của đồng nghiệp.
Kinh doanh hiệu quả hơn với phần mềm quản lý bán hàng Nhanh.vn
Quản lý chặt chẽ tồn kho, đơn hàng, khách hàng và dòng tiền
3. Tình huống: Khách hàng định quỵt nợ
Trường hợp này có lẽ không còn xa lạ đối với những nhân viên bán hàng. Việc để người mua trả sau hay trả góp rất dễ dẫn đến trường hợp người mua có ý định “quỵt nợ”.
Vậy làm như thế nào để giải quyết?
Dưới áp lực cạnh tranh khốc liệt của thị trường, kiếm được khách hàng đã khó, giữ được khách hàng đó còn khó hơn. Đòi nợ thô bạo không phải là cách giải quyết trong mọi trường hợp. Một trong những cách ứng xử tình huống trong kinh doanh mà nhân viên bán hàng phải biết là cần phải bắt đầu thu nợ từ khi bạn cho nợ.
Người bán hàng phải luôn luôn kiểm soát quá trình này. Nếu bạn muốn nhắc người mua trả nợ, hãy nhắc một cách gián tiếp. Chẳng hạn “Chúng tôi có lô hàng mới với giá cực kỳ ưu đãi, hoa hồng rất cao, và tất nhiên anh có thể mua khi thanh toán số tiền nợ cũ”. Trong thực tế, không phải khách hàng mắc nợ nào cũng vui vẻ trả tiền. Cách mà các nhân viên bán hàng thường làm là nhìn vào khả năng trả nợ của khách hàng. Nếu thực sự họ quá khó khăn không thể trả liền được một lúc thì có thể cho họ trả làm nhiều đợt, tùy vào số tiền nợ ít hay nhiều của mỗi khách hàng. Ứng xử tình huống trong kinh doanh theo cách như vậy, khách hàng vừa trả nợ được cho mình mà họ cũng lại vui vẻ mua hàng mà không bỏ đi mua nơi khác.
Mời bạn tham khảo: Một số tình huống khiếu nại của khách hàng và cách giải quyết
4. Tình huống: Bạn không thích ai đó trong công ty
Làm việc trong một công ty rất nhiều người, mỗi người một tính, bạn đôi khi sẽ không tránh được việc “dị ứng” với ai đó. Có thể họ làm cho bạn khó chịu, có thể họ nói xấu bạn với đồng nghiệp hay năng lực của họ không bằng bạn hay chỉ đơn giản bạn không thích tính cách của anh ta. Tất cả khiến bạn không muốn gặp mặt, luôn trong trạng thái khó chịu khi gặp mặt.
Vậy làm như thế nào để giải quyết?
Hãy bình tĩnh. Ngừng tập trung vào những điều khiến bạn khó chịu, và dù rất khó, nhưng bạn cố gắng tìm kiếm ở người đồng nghiệp ấy một điểm gì đó khiến bạn khâm phục. Cũng cần xem xét lại liệu cách nhìn nhận của bạn về anh ta có phải ít nhiều bị tác động bởi những lời bàn tán nói xấu của người ngoài hay vì điều gì đó mà anh ta đã làm trước đây.
Nếu anh ta vẫn làm bạn phát điên, hãy tiếp tục nhẫn nhịn và tha thứ cho anh ta. Cần phải hiểu rằng, anh ta không chỉ gây bực mình cho riêng bạn. Những nạn nhân khác của anh ta sẽ phải lên tiếng. Sếp sẽ ấn tượng vì bạn biết bình tĩnh vượt qua những bực tức nhỏ nhặt vì sự tốt đẹp của công ty.
Trên đây là một vài tình huống trong rất nhiều tình huống mà bạn có thể gặp phải trong khi làm việc. Mong rằng, Nhanh.vn đã cung cấp cho bạn một số cách giải quyết hiệu quả. Chúc bạn thành công!
Có thể bạn quan tâm: Cách để tránh các chiêu trò cạnh tranh của đối thủ trên Shopee