TIN TỨC
Danh mục
Bài viết mới nhất

Bí quyết thành công với dropshipping Shopee từ A đến Z [Mới 2025]

-28/04/2025

Dropshipping Shopee đang mở ra cơ hội lớn cho những ai muốn khởi nghiệp online mà không cần vốn lớn. Tuy nhiên kéo theo đó là có rất nhiều nhà bán hàng thất bại vì thiếu kinh nghiệm kinh doanh trong hình thức này. Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ các kiến thức cơ bản về dropshipping Shopee, giúp các bạn tự tin hơn khi bắt đầu kinh doanh. 

Bí quyết thành công với dropshipping Shopee từ A đến Z [Mới 2025]

 
Nội dung chính

1. Dropshipping Shopee là gì? Ưu điểm và hạn chế cần biết

Dropshipping trên Shopee là hình thức bán hàng mà bạn không cần nhập hàng tồn kho, không cần trực tiếp quản lý kho bãi hay vận chuyển sản phẩm. Vai trò của bạn là tìm kiếm nguồn hàng uy tín, chất lượng trên Shopee, sau đó quảng bá và bán sản phẩm trên trang cá nhân. 

Khi nhận được đơn hàng, bạn sẽ chuyển thông tin đến nhà cung cấp, thanh toán giá sỉ và chờ sản phẩm được giao tới tay khách. Phần chênh lệch giữa giá sỉ và giá bán lẻ chính là lợi nhuận mà bạn sẽ nhận được.

Ưu điểm của dropshipping Shopee

Để hiểu vì sao dropshipping Shopee trở thành lựa chọn phổ biến, chúng ta cùng phân tích những lợi ích nổi bật mà mô hình này mang lại:

  • Không cần vốn lớn: Bạn không phải nhập hàng trước, không cần đầu tư chi phí kho bãi, rất phù hợp với những bạn muốn thử sức kinh doanh mà chưa có nhiều vốn.
  • Không lo tồn kho, quản lý vận chuyển: Nhà cung cấp sẽ lo toàn bộ quy trình đóng gói và giao hàng. Bạn có thể tập trung vào hoạt động bán hàng và chăm sóc khách hàng.
  • Tiếp cận lượng khách hàng khổng lồ từ Shopee: Shopee là một trong những nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam, với hàng triệu người dùng truy cập mỗi ngày, sản phẩm của bạn sẽ dễ dàng tiếp cận khách hàng tiềm năng hơn.
  • Linh hoạt thời gian và sản phẩm: Bạn có thể làm dropship trên Shopee cho nhiều ngành hàng khác nhau, từ thời trang, mỹ phẩm đến đồ gia dụng, thực phẩm. Đồng thời, bạn cũng có thể làm việc bất cứ lúc nào, chỉ cần có thiết bị kết nối internet.
Dropshipping Shopee là gì? Ưu điểm và hạn chế cần biết
Dropshipping Shopee là gì? Ưu điểm và hạn chế cần biết

Hạn chế khi làm dropshipping Shopee  

  • Cạnh tranh cao: Việc ai cũng có thể dễ dàng làm dropship trên Shopee khiến thị trường trở nên cạnh tranh, đặc biệt ở các ngành hàng phổ biến. Nếu bạn không tìm được điểm khác biệt hoặc chiến lược marketing hiệu quả, rất dễ bị "chìm" giữa vô vàn đối thủ.
  • Chất lượng nguồn hàng không ổn định: Vì không trực tiếp kiểm soát sản phẩm, bạn phải chọn nhà cung cấp thật uy tín. Chỉ cần vài lần giao trễ, hàng lỗi, khách hàng sẽ đánh giá xấu shop, ảnh hưởng đến điểm chất lượng và xếp hạng gian hàng trên Shopee.
  • Ảnh hưởng từ chính sách Shopee: Shopee yêu cầu nghiêm ngặt về thời gian giao hàng và chất lượng dịch vụ. Nếu đơn hàng giao chậm, bị hủy nhiều hoặc có nhiều đánh giá tiêu cực, gian hàng của bạn dễ bị giới hạn quyền lợi. 

Một cách để hạn chế những sai lầm trên Shopee, hãy hiểu biết về các lỗi bán hàng thường gặp trên Shopee.

2. Hướng dẫn cách làm dropshipping trên Shopee từ A đến Z

Nếu bạn thực sự “nghiêm túc” với việc làm dropship trên Shopee trong năm 2025, đừng bắt đầu một cách tùy hứng. Hãy bắt đầu từ việc lên kế hoạch cụ thể từng bước. Điều này sẽ quyết định đến khả năng kinh doanh thành công của bạn. 

2.1. Nghiên cứu và lựa chọn sản phẩm phù hợp

Bạn không thể nào kinh doanh một sản phẩm mà sản phẩm đó lại không đáp ứng được nhu cầu cho khách hàng. Nghiên cứu sản phẩm là bước quan trọng để xác định mặt hàng có tiềm năng bán chạy hay không?

Trước hết, bạn có thể tham khảo các loại sản phẩm sau để lựa chọn kinh doanh. Đây là những loại sản phẩm rất dễ bán vì khách hàng thường có lượt tìm mua cao. 

  • Sản phẩm chủ đạo là các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu được khách hàng tìm mua quanh năm như thực phẩm, kem đánh răng, giấy vệ sinh 
  • Sản phẩm cá nhân là những mặt hàng có thể tùy chỉnh theo ý thích của từng khách hàng như  vòng tay handmade, móc khóa len thủ công, đồ DIY. Các sản phẩm cá nhân mang tính độc đáo cao, giúp bạn tạo sự khác biệt so với đối thủ.
  • Sản phẩm theo mùa vụ là những mặt hàng chỉ bán chạy vào các thời điểm nhất định trong năm như nón cói, kính mát, đồ bơi hot vào mùa hè; áo khoác lông, khăn len bán chạy mùa đông. 
  • Sản phẩm hot trend là những mặt hàng theo xu hướng và thu hút sự chú ý lớn trong thời gian ngắn. Kẹp tóc hoa sứ, túi đeo chéo phong cách Y2K là các sản phẩm hot trend từng gây sốt. 

Tuy nhiên, có một điểm cần lưu ý là sản phẩm có nhu cầu cao thì việc cạnh tranh giữa các của hàng online cũng rất cao. Vì vậy, bạn cần phải sử dụng các công cụ phần mềm hỗ trợ bạn tìm kiếm các thông tin liên quan đến sản phẩm. 

  • Công cụ Simple Shopee: Phân tích lượt bán, giá bán, số lượng sản phẩm trong kho, số lượng sản phẩm trong kho, số lượng sản phẩm bán trung bình mỗi ngày.
  • Sử dụng Tính năng Quân Sư Bán Hàng của Shopee:  Cung cấp những gợi ý xác thực và chuyên sâu về chiến lược sản phẩm cho Shop.
  • Theo dõi báo cáo ngành hàng uy tín, từ các group cộng đồng về Shopee: Cung cấp các số liệu về nhu cầu của các ngành hàng cụ thể.

Một sản phẩm là một ngành hàng. Bởi vậy, để tìm được sản phẩm phù hợp, hãy bắt đầu từ việc tìm hiểu các tiêu chí chọn ngành hàng phù hợp. 

2.2. Tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp uy tín

Khi đã xác định sản phẩm, việc tìm nhà cung cấp là bước quan trọng tiếp theo. Một nhà cung cấp tốt cần đảm bảo:

  • Thời gian giao hàng đúng hạn.
  • Sản phẩm đúng mô tả, chất lượng ổn định.
  • Có quy trình xử lý đổi trả nhanh chóng.

Shopee tập trung hàng triệu sản phẩm thuộc đa dạng ngành hàng như đồ gia dụng, điện tử, thời trang, phụ kiện, đồ chơi trẻ em... Đây là kênh tìm kiếm nguồn hàng Dropshipping nhanh chóng và hiệu quả. 

Để tìm nguồn hàng trên Shopee, bạn làm như sau:

Bước 1: Truy cập ứng dụng hoặc website Shopee, nhập từ khóa sản phẩm cần tìm
Bước 2: Tham khảo các nhà bán dựa trên số lượng bán ra, đánh giá khách hàng và dịch vụ chăm sóc khách hàng. Chọn nhà cung cấp uy tín, phù hợp với tiêu chí kinh doanh Dropshipping của bạn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm nguồn hàng qua nhiều kênh khác như Google, Facebook (nhóm, fanpage về Dropshipping), hoặc nền tảng như PingGo, Netsale. Các sàn thương mại điện tử khác cũng là lựa chọn tiềm năng. Tuy nhiên, hãy so sánh kỹ các nguồn cung để chọn được nhà cung cấp uy tín, phù hợp với mô hình kinh doanh của bạn.

Tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp uy tín
 Tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp uy tín

2.3. Xây dựng gian hàng Shopee chuyên nghiệp

Để bán dropshipping trên Shopee hiệu quả, bạn cần:

  • Đặt tên shop dễ nhớ, có chứa từ khóa ngành hàng
  • Thiết kế avatar, banner chuyên nghiệp, rõ ràng
  • Mô tả shop hấp dẫn, cam kết chất lượng, giao hàng nhanh
  • Đăng sản phẩm với hình ảnh đẹp (ưu tiên ảnh tự chụp nếu được), kích thước chuẩn và mô tả chi tiết, đúng thực tế

Lưu ý: Địa chỉ của shop cần để địa chỉ của nhà cung cấp để đúng địa chỉ giao hàng và yêu cầu nhà cung cấp giao hàng đúng kho của Shopee Express.

Khi là nhà bán hàng mới trên Shopee, bạn có thể thắc mắc: “Một bức ảnh hiển thị chuyên nghiệp, thu hút khách hàng trên Shopee là như thế nào?”. Hãy tham khảo thêm Cập nhật kích thước ảnh Shopee đúng chuẩn, hiển thị đẹp nhất để hiểu đúng về kích thước tiêu chuẩn cùng với cách thiết kế một tấm ảnh “chuẩn chỉnh” trên Shopee. 

2.4. Thực hiện truyền thông marketing và tối ưu hiển thị sản phẩm

Khi sản phẩm đã đăng tải, bạn cần chủ động xúc tiến sản phẩm thay vì "ngồi đợi đơn". Trong môi trường TMĐT, những cách phổ biến mà các chủ shop hay áp dụng là: 

  • Mở rộng kênh bán hàng đa nền tảng: Để tiếp cận thêm nhiều khách hàng tiềm năng và gia tăng doanh thu, bạn nên mở rộng kênh bán hàng ra ngoài Shopee, như Facebook, Zalo, TikTok hay website cá nhân. Hãy gắn link gian hàng Shopee vào bài đăng Facebook hoặc phần bio TikTok để khách hàng dễ dàng truy cập mua sắm. 
  • Tận dụng các chương trình khuyến mãi Shopee: Shopee thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi lớn vào các ngày như 1/1, 2/2, 3/3,... Đây là dịp lượng khách truy cập tăng đột biến. Tham gia flash sale, chương trình giảm giá trong các sự kiện này sẽ giúp bạn tăng lượng đơn hàng đáng kể.
  • Tạo mã freeship, giảm giá độc quyền: Tâm lý khách hàng luôn thích mua hàng được miễn phí vận chuyển và sử dụng mã giảm giá. Hãy cân nhắc chi phí và đăng ký các gói voucher freeship, mã giảm giá phù hợp để kích thích hành vi mua sắm và giữ chân khách hàng lâu dài.
Thực hiện truyền thông marketing và tối ưu hiển thị sản phẩm
Thực hiện truyền thông marketing và tối ưu hiển thị sản phẩm

2.5. Theo dõi và tối ưu liên tục

Kinh doanh mà không đánh giá xem quy trình của mình đang mạnh và cần cải thiện ở điểm nào là một điều hết sức nguy hiểm. Nó có thể làm cho việc kinh doanh của bạn bị ảnh hưởng bất ngờ và nghiêm trọng hơn là không thể kiểm soát. Bạn nên: 

  • Theo dõi hiệu quả sản phẩm: Xem báo cáo lượt xem, lượt thêm giỏ, đơn hàng thành công trong mục Phân Tích Bán Hàng Shopee.
  • Liên tục theo dõi các đối thủ cạnh tranh và đổi mới theo từng mốc thời gian: Đổi ảnh mô tả, điều chỉnh giá sản phẩm phù hợp vào mỗi dịp sale Shopee
  • Tiếp nhận các ý kiến đánh giá của khách hàng: Ý kiến khách hàng luôn là một nguồn thông tin khách quan dành cho doanh nghiệp. Có thể thu thập các ý kiến của khách hàng qua phần đánh giá sản phẩm, thông qua cả những nền tảng khác. 

Ngoài việc theo dõi các chỉ số đơn hàng trên nền tảng Shopee, bạn cũng có thể sử dụng phần mềm bán hàng chuyên nghiệp giúp cung cấp đầy đủ các báo cáo tài chính chuyên nghiệp gồm doanh thu, lợi nhuận, chi tiết chi phí trên sàn, so sánh doanh thu giữa các giai đoạn trên đa đạng các sàn TMĐT như phần mềm Nhanh.vn

tim-hieu-them-10.png

3. Mẹo tăng doanh thu khi làm dropshipping Shopee

3.1. Chăm chút hình ảnh và video sản phẩm

Hình ảnh đẹp, chuyên nghiệp sẽ nâng cao tỉ lệ click và chốt đơn đáng kể. Nếu có thể, bạn nên yêu cầu nhà cung cấp gửi ảnh gốc chất lượng cao, hoặc tự dàn dựng bối cảnh và chụp lại để hình ảnh trông chuyên nghiệp hơn. 

  • Ảnh cần rõ ràng, nền sáng, ít chi tiết rối. 
  • Ưu tiên thêm video 10 - 30 giây quay sản phẩm thực tế
  • Có những ảnh mô tả chi tiết sản phẩm 

3.2. Tham gia các chương trình khuyến mãi đúng thời điểm

Shopee thường xuyên tổ chức những chương trình Sale quy mô lớn như 3/3, 4/4, 5/5,... với lưu lượng truy cập và nhu cầu mua sắm tăng đột biến. Đây chính là thời điểm vàng để các shop dropshipping Shopee đẩy mạnh doanh thu.

Để tận dụng tốt các đợt sale này, bạn nên:

  • Chuẩn bị trước 1- 2 tuần: Cập nhật sản phẩm mới, tối ưu tiêu đề, mô tả, hình ảnh để sản phẩm có độ hiển thị tốt hơn.
  • Đăng ký tham gia chương trình khuyến mãi: Tham gia các chiến dịch như Flash Sale, Siêu Sale Freeship, hoặc tự tạo combo giảm giá hấp dẫn cho gian hàng của mình.
  • Cài đặt sẵn voucher ưu đãi: Những mã giảm giá như giảm 5k, 10k đơn từ 99k tuy nhỏ nhưng lại cực kỳ hiệu quả trong việc thúc đẩy hành vi mua sắm nhanh của khách hàng.
Mẹo tăng doanh thu khi làm dropshipping Shopee
Mẹo tăng doanh thu khi làm dropshipping Shopee

3.3. Tạo combo sản phẩm và gợi ý mua kèm

Một cách hiệu quả để tăng giá trị đơn hàng trung bình (Average Order Value - AOV) khi làm dropshipping Shopee là chủ động gợi ý khách mua combo hoặc sản phẩm liên quan.

Thay vì khách chỉ mua một sản phẩm đơn lẻ, bạn có thể thiết kế những gói combo hấp dẫn. Nếu bạn đang bán tai nghe, hãy gợi ý thêm một bộ "Tai nghe + Bao đựng chống sốc" với mức giá ưu đãi nhẹ. Việc này không chỉ gia tăng doanh thu mỗi đơn hg mà còn mang lại cho khách hàng cảm giác mua sắm "hời" hơn.

Mẹo triển khai hiệu quả:

  • Tạo các combo từ 2- 3 sản phẩm có liên quan, kèm theo mức giảm giá nhẹ từ 5- 10% để kích thích quyết định mua thêm.
  • Tận dụng tính năng "Mua Kèm Deal Sốc" trong Shopee, cho phép bạn gợi ý sản phẩm bán thêm ngay khi khách hàng thêm sản phẩm chính vào giỏ hàng.

3.4. Chủ động chăm sóc khách hàng sau bán

Một sai lầm phổ biến mà nhiều người làm dropshipping Shopee mắc phải là chỉ tập trung bán được hàng, mà quên mất việc giữ chân khách hàng cũ trong khi đây lại là tệp khách mang lại giá trị lâu dài cao nhất.

Cách chăm sóc hiệu quả:

  • Gửi lời cảm ơn sau mỗi đơn hàng: Một tin nhắn ngắn gọn, chân thành sẽ để lại ấn tượng tốt và tăng khả năng khách quay lại mua lần sau.
  • Phản hồi lại những bình luận đánh giá chưa tốt của khách hàng: Khi khách hàng phản hồi chưa tốt cho doanh nghiệp của bạn, bạn nên khiêm tốn tiếp nhận những phản hồi đó và nếu phù hợp, bạn sẽ lấy phản hồi đó để cải thiện cho việc kinh doanh của bạn. 
  • Tặng voucher riêng cho khách hàng thân thiết: Thiết lập các mã giảm giá dành riêng cho nhóm khách đã mua từ 2 lần trở lên để thúc đẩy hành vi mua tiếp.

4. Những sai lầm thường gặp khi làm dropshipping Shopee

Kinh doanh thất bại với hình thức dropshipping thường đến từ những sai lầm rất cơ bản ngay trong quy trình kinh doanh của bạn. Đây là những lỗi phổ biến nhất mà bạn cần đặc biệt lưu ý để tránh "vấp ngã" khi kinh doanh dropshipping.

4.1. Chọn sai nhà cung cấp

Một trong những sai lầm chí mạng khi làm dropshipping Shopee là hợp tác với nhà cung cấp không đảm bảo chất lượng. Việc sản phẩm giao chậm, sai mẫu mã, kém chất lượng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm khách hàng và uy tín của shop bạn trên Shopee. Chính vì vậy, hãy luôn kiểm tra kỹ nguồn hàng trước khi hợp tác, ưu tiên những nhà cung cấp có lịch sử bán hàng tốt, đánh giá từ khách hàng cao và chính sách đổi trả rõ ràng.

4.2. Định giá sản phẩm không hợp lý

Một sai lầm khác là đặt giá bán quá cao (mất sức cạnh tranh) hoặc quá thấp (không đủ lợi nhuận, không bù được chi phí phát sinh như quảng cáo, voucher...). Định giá sai làm mất cân bằng tài chính và khó duy trì kinh doanh dài hạn. Bạn nên tham khảo giá của các shop cùng ngành hàng để thiết lập mức giá phù hợp.

Những sai lầm thường gặp khi làm dropshipping Shopee
Những sai lầm thường gặp khi làm dropshipping Shopee

Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ ràng các thông tin về các khoản chi phí, cách định giá trên Shopee.  Hãy tham khảo Cách tính giá bán trên Shopee chuẩn nhất 2025 cho người mới

4.3. Bỏ bê chăm sóc khách hàng

Khi đã quen với quy trình dropshipping, nhiều người mắc lỗi chủ quan, chậm trả lời tin nhắn hoặc xử lý đơn hàng. Để shop của bạn luôn mang hình ảnh chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp và tránh mất thời gian trả lời nhiều bình luận cùng lúc, bạn nên cài đặt trả lời tin nhắn tự động và phân công người trực chăm sóc khách trong giờ cao điểm để đảm bảo tốc độ phản hồi và giữ vững tỷ lệ chuyển đổi.

4.4. Không xây dựng thương hiệu cá nhân cho shop

Chỉ bán hàng mà không tạo sự khác biệt khiến shop của bạn bị "hoà tan" giữa hàng nghìn đối thủ. Một gian hàng có hình ảnh nhận diện tốt, mô tả hấp dẫn, feedback khách hàng thật sẽ luôn có lợi thế hơn trong mắt người mua.

5. Dropshipping Shopee có bền vững không? 

Dropshipping Shopee luôn được xem là mô hình kinh doanh hấp dẫn nhờ chi phí khởi nghiệp thấp, vận hành linh hoạt và khả năng tiếp cận nhanh đến thị trường. Tuy nhiên, câu hỏi quan trọng mà rất nhiều người mới bắt đầu và cả những người đã vận hành một thời gian luôn trăn trở, đó là: Dropshipping Shopee có thực sự bền vững không?

5.1. Những yếu tố làm cho Dropshipping Shopee khó bền vững nếu chủ shop không cẩn thận

  • Cạnh tranh ngày càng khốc liệt: Khi rào cản gia nhập thấp, ngày càng nhiều người cùng bán những sản phẩm giống nhau. Nếu không xây dựng được giá trị riêng (giá tốt, chăm sóc khách tốt, thương hiệu riêng), rất dễ bị đào thải.
  • Phụ thuộc vào nhà cung cấp: Khi bạn không kiểm soát kho hàng, vận chuyển, chất lượng sản phẩm, chỉ cần đối tác trục trặc là toàn bộ trải nghiệm khách hàng sẽ bị ảnh hưởng, kéo theo mất uy tín shop.
Dropshipping Shopee có bền vững không?
 Dropshipping Shopee có bền vững không? 

5.2. Điều kiện để Dropshipping Shopee bền vững

  • Chọn sản phẩm ngách, ít cạnh tranh: Thay vì chọn sản phẩm quá đại trà (như ốp điện thoại, đồng hồ thời trang), nhiều shop chuyển sang các ngách nhỏ như đồ handmade, phụ kiện trang trí xe hơi, sản phẩm xanh - thân thiện môi trường... giúp giảm đối thủ trực tiếp.
  • Xây dựng thương hiệu cá nhân cho gian hàng:Nhiều shop đầu tư vào hình ảnh shop, chăm sóc khách hàng để gây ấn tượng với khách hàng, giúp khách hàng nhanh chóng nhớ đến thương hiệu. 
  • Chủ động tìm nhiều nguồn cung uy tín: Không phụ thuộc vào một nhà cung cấp duy nhất, luôn có phương án B để đảm bảo nguồn hàng ổn định.

Điều mà các nhà bán hàng mới trên Shopee thường sẽ gặp phải là cách để vận hành gian hàng thật hiệu quả, cụ thể là nên thiết kế gian hàng này thế nào, áp dụng chương trình khuyến mãi nào cho thu hút? Hãy chia sẻ những khó khăn của bạn với dịch vụ hỗ trợ vận hàng gian hàng Ecomcare của Nhanh.vn chúng tôi . 

Nhận tư vấn ngay

6. Câu hỏi thường gặp về dropshipping Shopee

6.1. Thu nhập từ dropshipping Shopee trung bình bao nhiêu?

Thu nhập từ dropshipping Shopee không cố định, mà sẽ căn cứ theo số lượng sản phẩm mà bạn bán được. Những người có khả năng kinh doanh có thể kiếm 5 - 10 triệu đồng mỗi tháng. Tuy nhiên, nếu như bạn không biết cách kinh doanh Dropshipping hiệu quả thì rất có thể bạn sẽ không có thu nhập. 

6.2. Trả tiền từ dropshipping như thế nào? 

Khi khách hàng mua sản phẩm từ gian hàng của bạn trên Shopee, toàn bộ quá trình xử lý đơn hàng sẽ diễn ra như sau:

  • Bạn nhận được thông tin đặt hàng từ Shopee.
  • Sau đó, bạn gửi đơn đặt hàng cho nhà cung cấp đã liên kết.
  • Nhà cung cấp sẽ trực tiếp đóng gói và giao sản phẩm đến tay khách hàng.
  • Khách hàng sẽ trả tiền với giá bán lẻ bạn đặt, bạn sẽ trả giá bán sỉ cho nhà cung cấp, phần chênh lệch còn lại sẽ là khoản lợi nhuận bạn được hưởng

6.3. Bao lâu thì có đơn hàng đầu tiên khi làm dropshipping Shopee?

Khoảng thời gian để có đơn hàng đầu tiên phụ thuộc vào:

  • Mức độ tối ưu gian hàng: tiêu đề, mô tả, hình ảnh sản phẩm có thu hút không.
  • Chiến lược xúc tiến: tham gia Flash Sale, tạo voucher phù hợp, tích hợp quảng cáo trên các nền tảng khác như thế nào? 
  • Sản phẩm có đáp ứng nhu cầu thị trường không.

Dropshipping Shopee vẫn luôn là mô hình tiềm năng đối với những bạn mong muốn khởi nghiệp, kinh doanh cá nhân. Tôi hy vọng những kiến thức trong bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu biết hơn về mô hình kinh doanh này và hạn chế được những sai lầm cơ bản để việc kinh doanh dropshipping được thuận lợi, hiệu quả hơn. 

social
5/5 (1 vote)

Nhanh.vn - Phần mềm bán hàng đa kênh

Tốt nhất, được sử dụng nhiều nhất
Hơn 100.000 cửa hàng đã tin dùng
Dùng thử miễn phí

CÔNG TY CỔ PHẦN NHANH.VN

Địa chỉ: 170 Đê La Thành, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Số Giấy CNĐKDN: 0108824877, đăng kí lần đầu ngày 17/07/2019. Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội - Phòng đăng kí kinh doanh

Địa chỉ văn phòng:

Toà nhà GP Invest, 170 La Thành, Đống Đa, Hà Nội

Tầng 3, Số 70 Lữ Gia, Phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Tài khoản ngân hàng:

Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank)

Số tài khoản: 22823456666

Chủ tài khoản: Công ty cổ phần Nhanh.vn

Tải mobile app: Nhanh.vn

Nhanh.vn Android App Nhanh IOS App

Tài liệu cho developer

API Documentation

Lĩnh vực kinh doanh:

- Phần mềm quản lý bán hàng

- Thiết kế website

- Cổng vận chuyển

Điều khoản và chính sách và chính sách sử dụng các dịch vụ phần mềm