TIN TỨC
Danh mục
Bài viết mới nhất

Bí quyết tăng giá trị đơn hàng trung bình trong kinh doanh online 2024

-01/01/2024

Thông thường, khi khách hàng mua sắm trực tuyến, họ sẽ chỉ mua chính xác những gì họ đang tìm kiếm. Thế nên một số người nghĩ rằng chỉ cần làm mọi cách để có được lượng truy cập thật nhiều vào website, chạy quảng cáo để thu hút khách hàng thật nhiều rồi cố gắng tăng tỉ lệ chuyển đổi đơn hàng thì sẽ làm tăng doanh thu. Tuy nhiên, với một số chiến lược tăng giá trị đơn hàng trung bình mà mình sẽ chia sẻ trong bài viết này, bạn sẽ biết thêm nhiều cách mang những gói sản phẩm tuyệt vời hơn cho khách hàng để tạo thêm doanh số từ mỗi đơn hàng

1. GIÁ TRỊ ĐƠN HÀNG TRUNG BÌNH LÀ GÌ?

 Công thức: Tổng doanh thu/ Số lượng đơn hàng = Giá trị đặt hàng trung bình (AOV)

Giá trị đơn hàng trung bình (AOV) là số tiền trung bình mà khách hàng bỏ ra khi đặt hàng trên cửa hàng của bạn.

Và mục tiêu của bạn tất nhiên sẽ là làm cho AOV ngày càng cao hơn.

Ví dụ đơn giản: giả sử bạn có 100 đơn hàng với tổng trị giá là 100.000.000 đồng, như vậy thì AOV của bạn sẽ là 1.000.000 đồng.

Công thức này tính một cách rất dễ dàng như vậy thôi và nó không tính đến chi phí marketing.

Xem thêm: Cách thiết kế phiếu gửi hàng vừa đẹp, vừa đủ thông tin

2. LỢI ÍCH CỦA VIỆC TĂNG GIÁ TRỊ ĐƠN HÀNG TRUNG BÌNH

2.1. Tăng doanh thu và lợi nhuận

Khi giá trị đơn hàng trung bình tăng, bạn sẽ thấy doanh thu và lợi nhuận tăng. Bạn càng kiếm được nhiều trên mỗi đơn hàng, doanh nghiệp của bạn càng kiếm được nhiều tiền. Nếu bạn có thể thấy một sự thay đổi tích cực trong giá trị đơn hàng trung bình, bạn sẽ có thể tái đầu tư nhiều tiền hơn vào tăng trưởng kinh doanh của mình và cũng bỏ túi nhiều hơn.

2.2. Lợi nhuận tiếp thị hiệu quả về chi phí

Nếu bạn chi 400.000 đồng cho marketing và giá trị đơn hàng trung bình chỉ là 1.000.000 đồng, bạn đã không kiếm được nhiều tiền sau khi bạn khấu trừ chi phí sản phẩm và thuế. Tuy nhiên, khi bạn thấy một sự thay đổi tích cực trong giá trị đơn hàng trung bình, chi tiêu marketing của bạn sẽ có lợi hơn. Đó là lý do tại sao phải có chiến lược tăng giá trị đơn hàng trung bình.

Kinh doanh hiệu quả hơn với phần mềm quản lý bán hàng Nhanh.vn 

Quản lý chặt chẽ đơn hàng, nhân viên, khách hàng và dòng tiền

Tìm hiểu thêm

3. 10 CÁCH ĐỂ TĂNG GIÁ TRỊ ĐƠN HÀNG TRONG BÌNH

3.1. Cung cấp ngưỡng vận chuyển miễn phí

Tâm lý con người luôn thích miễn phí và giảm giá, nên cách dễ nhất để tăng giá trị đơn hàng trung bình là cung cấp ngưỡng vận chuyển miễn phí. Minh nhớ cộng đồng mạng đã từng share bức ảnh về mua 1 cái áo 150k + 30k tiền ship thì không mua nhưng 180k freeship thì các chị em cứ xúm lại mà mua nườm nượp. Và đây chính là 1 trong những cách tăng giá trị đơn hàng trung bình phổ biến nhất thường được áp dụng.

Vậy cách bạn áp dụng cách này ntn?

Ví dụ: giao hàng miễn phí cho tất cả các đơn hàng trên 750.000 đồng.

Khi bạn đã tính giá trị đơn hàng trung bình của mình, hãy thêm 30% cho nó. Ví dụ: nếu giá trị đơn hàng trung bình của bạn là 1.000.000đ, với mức tăng 30%, nó sẽ trở thành 1.300.000. Số mới này là số bạn sẽ đặt ngưỡng vận chuyển miễn phí của mình tại - ví dụ: giao hàng miễn phí cho tất cả các đơn hàng trên 1.300.000.

3.2. Giảm giá sản phẩm

Có một sự mâu thuẫn ở đây nhỉ! Muốn tăng doanh thu thì phải tăng giá để tăng AOV chứ sao lại giảm???

Tuy nhiên, nếu bạn có chiến thuật giảm giá hợp lý chắc chắn đẻ thêm một chi tiêu từ khách hàng của bạn. Ví dụ: nhận 100.000 đồng khi bạn chi 750.000 đồng trở lên.

Một số thương hiệu còn áp dụng giảm giá theo từng mức khác nhau. Ví dụ: nhận 100 khi bạn chi 750.000 đồng, nhận 150.000 đồng khi bạn tiêu 1.000.000 và nhận 250.000 đồng khi bạn tiêu 1.500.000 đồng trở lên.

Giảm giả sản phẩm

 

3.3. Cung cấp gói ưu đãi/ quà tặng kèm

Cung cấp các gói ưu đãi hoặc tặng thêm quà tặng kèm cho khách hàng khi họ mua hàng có thể làm tăng giá trị đơn hàng trung bình. Ví dụ: ưu đãi của bạn có thể là mua hai và nhận quà tặng miễn phí hoặc mua ba và nhận khuyến mãi sp miễn phí thứ tư.

Bạn sẽ cần đảm bảo bạn chọn quà tặng miễn phí sẽ không ảnh hưởng đến lợi nhuận sản phẩm của bạn quá nhiều. Ví dụ: nếu bạn bán sản phẩm của phụ nữ, món quà miễn phí của bạn có thể là một chiếc vòng tay 100.000 đồng. Nếu bạn đề nghị mua ba tặng một giao dịch miễn phí thứ tư, bạn cần chắc chắn rằng bạn định giá sản phẩm của mình theo cách bạn có thể đủ khả năng trang trải chi phí của thứ tư trong khi vẫn kiếm được nhiều lợi nhuận hơn từ giao dịch đó.

Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về công việc quản lý đơn hàng trong doanh nghiệp

3.4. Tặng thẻ quà tặng

Thẻ quà tặng là một cách tuyệt vời để tăng giá trị đơn hàng trung bình, ngay cả khi tặng một chiếc nhỏ miễn phí. Ví dụ: nếu giá bán lẻ của bạn là 750.000 đồng trở lên, bạn có thể cung cấp thẻ quà tặng 100.000 đồng miễn phí cho khách hàng sử dụng với lần mua hàng tiếp theo của họ. Vì họ có thẻ quà tặng, họ sẽ có nhiều khả năng chi tiêu lại.

Và ngay cả khi bạn không tặng thẻ quà tặng miễn phí 100.000 đồng, thẻ quà tặng vẫn giúp tăng giá trị đơn hàng trung bình vì hầu hết khách hàng không chi tiêu đầy đủ thẻ hoặc cuối cùng trả nhiều hơn số thẻ mà họ cung cấp.

Tuy nhiên, bạn cần phải chắc chắn rằng giá sản phẩm của bạn đủ cao mà thẻ quà tặng của bạn không dẫn đến lần sau khách hàng mua hàng miễn phí 1 sp nào đó, như vậy có thể gây ra một tổn thất lợi nhuận. Ngoài ra, hãy nhớ đảm bảo rằng khách hàng biết rằng họ không thể sử dụng thẻ quà tặng khi mua hoặc giao hàng hiện tại mà dành cho lần mua tiếp theo.

Việc tạo nên những thẻ quà tặng mua hàng sẽ khuyến khích khách hàng quay lại lần sau, giúp giảm chi tiêu quảng cáo trong tương lai. Đây là cách mà mình thấy các thương hiệu thời trang thường áp dụng khi doanh số đang thấp trong mua kinh doanh không cao. Và bạn đừng lạm dụng cách này quá nhiều, đừng áp dụng thẻ quả tặng quanh năm vì nó sẽ mất hiệu lực theo thời gian. Nhìn chung thì không nên lạm dụng các hình thức quảng cáo liên tục vì khách hàng sẽ nghĩ không mua đợt giảm giá này thì chắc chắc tháng sau cũng có đợt giảm giá tiếp theo

3.5. Thực hiện ưu đãi lần đầu

Đây là cách mình thấy thường áp dụng thường xuyên ở các store mỹ phẩm mà mình đã mua như Innisfree, Hasaki,...Nếu bạn là một thương hiệu tương đối mới (dưới sáu tháng tuổi), hoặc sản phẩm của bạn ra mắt thường xuyên. Hầu hết khách hàng của bạn sẽ là khách đầu tiên mua hàng. Việc bạn thêm ưu đãi cho lần mua đầu có thể giúp tăng giá trị đơn hàng trung bình. Có rất nhiều cách để bạn áp dụng như giảm giá cho khách hàng mua hàng đầu tiên, hoặc tặng thêm bộ sản phẩm cho khách hàng mua hàng đầu tiên, hoặc những giao dịch độc quyền như

Cách này sẽ giúp giữ chân khách hàng tạo ấn tượng đầu tiên là họ nhận được quá nhiều gia trị từ thương hiệu này và sẽ lôi kéo họ mua sắm lại càng dễ dàng hơn. Ví dụ nhưu mình đã tải app Inisfree thì mình sẽ càng có cơ hội quay lại mua hàng để nhận thêm tích điểm và ưu đãi hơn.

3.6. Hiển thị các mặt hàng Cross-sell và Up-sell

Hình thức cross-sell (bán chéo) là một cách bán mà khách hàng có thể thích đó là khác biệt so với các sản phẩm mà họ đang xem. Ví dụ: nếu khách hàng của bạn đang nhìn vào một chiếc váy, bạn có thể có một sản phẩm được đề nghị là một đôi bông tai kết hợp với nó.

Một ý tưởng tuyệt vời để bán chéo là thêm các sản phẩm mà người mẫu đang mặc vào các sản phẩm được đề xuất. Ví dụ: nếu ảnh sản phẩm đang bán áo crop top, bạn có thể thêm chân váy để bán chéo. Vì khách hàng nhìn thấy món có sự kết hợp thành 1 bộ với nhau thật đẹp nên họ sẽ có nhiều khả năng mua chúng cùng lúc.

Việc bán tăng giá là khi bạn khuyến khích khách hàng mua các mặt hàng đắt tiền hoặc bổ sung để tăng giá trị đơn hàng hoặc lợi nhuận trung bình. Ví dụ: nếu bạn bán máy khuếch tán hương, bạn có thể bán với các các lọ tinh dầu khác nhau để kích thích mua hàng.

Một cách hiệu quả để tăng giá trị trung bình của sp là bán nhiều sản phẩm tương tự. Ví dụ, nếu bạn bán tinh dầu, bạn sẽ bán hàng bằng cách giới thiệu cùng một mùi hương và một vài mùi hương phổ biến khác cho khách hàng, hoặc mỗi mùi hương sẽ có ý nghĩa riêng biệt gì đó cho từng người chẳng hạn. Thực tế là, mọi người có khả năng mua nhiều hơn những gì họ yêu thích. Cách này thường áp dụng nhiều nhất cho các sản phẩm như mỹ phẩm, thời trang, làm đẹp,...

3.7. Có chương trình khách hàng thân thiết/ thẻ thành viên

Có một chương trình khách hàng thân thiết tại chỗ có thể giúp tăng giá trị đơn hàng trung bình. Mỗi lần khách hàng đặt hàng, họ có thể kiếm được điểm tích lũy hoặc giảm giá chỉ vì là khách hàng trung thành. Ví dụ: thương hiệu mỹ phẩm Inisfree mình hay dùng đang áp dụng là tải app mobile của họ thì cho khách hàng mua hàng đầu tiên sẽ đc tích 10.000 điểm thưởng và tăng thêm bộ dưỡng da gồm 3 món. Ngoài ra, khi mình tham gia cuộc khảo sát của họ sẽ được tặng thêm 50.000 điểm thương nữa.

Khách hàng sẽ tiếp tục quay lại trang web của bạn để mua sắm. Theo báo cáo của Adobe, 40% doanh thu của một cửa hàng đến từ các khách hàng thường xuyên. Chỉ 8% của tất cả khách truy cập cửa hàng là khách hàng lặp lại. Nhưng khách hàng lặp lại có nhiều khả năng mua nhiều hơn từ cửa hàng của bạn hơn những người không quen thuộc với thương hiệu của bạn.

Bằng cách khuyến khích bán hàng lặp lại, bạn sẽ giúp tạo ra một lượng fan đông đảo hơn, những người có khả năng sẽ đặt hàng số lượng lớn sản phẩm. Chúng cũng rẻ hơn để quảng cáo thông qua retargeting, phương tiện truyền thông xã hội hoặc tiếp thị qua email. Vì vậy đây là một cách hữu hiểu để giúp bạn tăng giá trị trung bình trên mỗi đơn hàng của mình.

3.8. Cung cấp các ưu đãi kèm thời gian có hạn

Bạn có thể đưa ra một thời gian thỏa thuận để tăng giá trị đơn hàng trung bình. Ví dụ: Thương hiệu I love kem mình từng làm thêm lúc đại học có chương trình phát voucher cho khách đến quan ăn và trên voucher ghi là sẽ giảm 40% cho khách đến ăn lần sau nhưng chỉ hiệu lực của voucher chỉ áp dụng trong 72 giờ hoặc khách hàng có thể nhận được một món quà miễn phí cho trẻ em.

Mặc dù nó có thể không tăng giá trị đơn hàng trung bình trong một thời gian dài, nhưng tính cấp bách giúp tăng chuyển đổi. Thời gian - giao dịch có hạn là tuyệt vời cho việc thúc đẩy giá trị đơn hàng trung bình. Và chúng tương đối dễ thực hiện. Bạn có thể quảng bá chúng trên social media hoặc thêm thông báo, banner trên trang web, fanpage của bạn.

3.9. Hiển thị tiết kiệm với đơn đặt hàng số lượng lớn

Mọi người ai cũng sẽ thích tiết kiệm tiền và được hời một cái gì đó khi mua hàng. Tuy nhiên, khi khách hàng của bạn đặt hàng số lượng lớn, đôi khi họ mong muốn được nhận nhiều mức ưu đãi hơn thế. Bạn có thể duy trì giá trị đơn hàng trung bình cao từ khách hàng khi bán hàng online, đặc biệt là các anh chị em kinh doanh trên TMĐT và website bán hàng. Điều này có thể ngăn chặn việc khách hàng đã thêm vào giỏ hàng nhưng còn chần chừ không đặt hàng mà bỏ ngang hay sửa đổi giỏ hàng khi thấy món khác rẻ hơn.

Cách tốt nhất là nếu bạn cho khách hàng thấy họ đang tiết kiệm bao nhiêu tiền cho mỗi mặt hàng với mỗi lần thêm sp, họ sẽ cảm thấy như họ đang đạt được thỏa thuận và cảm giác mình đang tiết kiệm được khá nhiều tiền nếu mua lẻ.

3.10. Tạo minigame & cuộc thi

Các ngành F&B thường tạo ra các trò chơi hoặc minigame để tăng giá trị đơn hàng trung bình. Ví dụ, McDonald có các Trò chơi độc quyền, nơi khách hàng được khuyến khích đặt hàng thường xuyên hơn và nâng cấp bữa ăn của họ để có được nhiều phần trò chơi hơn. Với các mảnh trò chơi, họ có cơ hội giành được giải thưởng lớn hơn.

Trong thương mại điện tử, bạn cũng có thể chạy các chường trình minigame mà khách hàng có cơ hội giành giải thưởng khi họ mua thường xuyên. Bạn có thể cho khách hàng biết rằng nếu họ đã mua hàng, họ tham gia cuộc thi nơi họ có thể giành được một trong nhiều gói giải thưởng.

Tính giá trị đơn hàng trung bình của bạn có thể giúp bạn hiểu cửa hàng của bạn hoạt động tốt như thế nào. Sau khi bạn đã tính giá trị đơn hàng trung bình của mình, bạn có thể thử thực hiện một số chiến lược trong bài viết này để tăng giá trị đó. Cho dù bạn tạo giao dịch đi kèm hoặc tạo ngưỡng giao hàng miễn phí, bạn sẽ đi đúng hướng để thấy khối lượng đặt hàng cao hơn trên cửa hàng online của mình. Vì vậy hãy bắt đầu thực hiện một số thay đổi mới để tăng doanh thu và lợi nhuận nhé!

Những cách trên đơn giản thôi và ai trong cuộc sống chúng ta cũng đều gặp, nhưng để áp dụng cho doanh nghiệp và sản phẩm của mình cần có sự cân nhắc để tạo hiệu quả tốt nhất.

Nguồn: Tâm Trần - ECOMME GROUP - Cộng đồng eCommerce Việt Nam

Link bài viết gốc: https://www.facebook.com/groups/ecommegroup/permalink/1511304995691934/ECOMME GROUP - Cộng đồng eCommerce Việt Nam

social
5/5 (1 vote)

Nhanh.vn - Phần mềm bán hàng đa kênh

Tốt nhất, được sử dụng nhiều nhất
Hơn 100.000 cửa hàng đã tin dùng
Dùng thử miễn phí

CÔNG TY CỔ PHẦN NHANH.VN

Địa chỉ: 102 Thái Thịnh, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Số Giấy CNĐKDN: 0108824877, đăng kí lần đầu ngày 17/07/2019. Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội - Phòng đăng kí kinh doanh

Địa chỉ văn phòng:

Toà nhà GP Invest, 170 La Thành, Đống Đa, Hà Nội

Tầng 3, Số 70 Lữ Gia, Phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Tài khoản ngân hàng:

Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank)

Số tài khoản: 22823456666

Chủ tài khoản: Công ty cổ phần Nhanh.vn

Tải mobile app: Nhanh.vn

Nhanh.vn Android App Nhanh IOS App

Tài liệu cho developer

API Documentation

Lĩnh vực kinh doanh:

- Phần mềm quản lý bán hàng

- Thiết kế website

- Cổng vận chuyển

Điều khoản và chính sách và chính sách sử dụng các dịch vụ phần mềm