Nếu bạn muốn nâng cao giá trị thương hiệu quả doanh nghiệp bạn không thể bỏ qua website. Nền móng của một website chính là tên miền. Việc mua tên miền hiện nay rất đơn giản nhưng bạn chỉ có thể sở hữu nó trong một thời gian nhất định. Có cách nào để mua được tên miền vĩnh viên không? Hãy cùng Nhanh.vn giải đáp thắc mắc này ở bài viết dưới đây.
Các nội dung chính [hide]
1. Các giai đoạn cuộc đời của tên miền
Tên miền cũng có cuộc đời của riêng nó, từ lúc xuất hiện đến khi biến mất tên miền sẽ phải trải qua các giai đoạn nhất định. Rất nhiều người nghĩ khi mua tên miền về là nó sẽ tồn tại vĩnh viễn nhưng thực tế là không. Tất cả các tên miền đều phải trải qua những giai đoạn sau
Các giai đoạn của tên miền
Giai đoạn 1: Tên miền xuất hiện ( Available Domain )
Đây chính là lúc tên miền được sinh ra hay còn gọi là giai đoạn tên miền khả dụng. Tức là tên miền chưa được ai mua, chưa có chủ sở hữu. Bạn có thể mua tên miền đang còn trống, tuy nhiên hãy cân nhắc kĩ trước khi bỏ chi phí ra mua tên miền tránh tình trạng lãng phí
Giai đoạn 2 : Tên miền trong thời gian được sở hữu ( Registered Period )
Để tới được giai đoạn này tên miền đã phải được đăng kí đầy đủ thông tin về chủ sở hữu một cách hợp lệ. Đây là lúc tên miền bắt đầu đi vào hoạt động.
Tên miền hoạt động như thế nào ?
Khi bạn nhập tên miền vào một trình duyệt, trình duyệt này sẽ gửi yêu cầu tới một mạng lưới máy chủ chứa toàn bộ hệ thống tên miền trên thế giới. Ở đây các máy chủ sẽ bắt đầu tìm kiếm các máy chủ khác có tên liên kết với tên miền được nhập và chuyển yêu cầu tới máy chủ đó. Các máy chủ chứa tên miền do công ty hosting cung cấp tên miền của bạn quản lý. Tiếp theo công ty hosting sẽ có nhiệm vụ chuyển tiếp yêu cầu tới máy tính đang host trang web của bạn (Web Server). Sau khi web server tiếp nhận yêu cầu sẽ gửi lại thông tin về trình duyệt của bạn.
Cách thức tên miền hoạt động
Chức năng của tên miền trong giai đoạn này chính là định vị doanh nghiệp của bạn trên bản đồ internet rộng lớn.
Giai đoạn 3: Tên miền hết hạn (Expired Period)
Khi mua tên miền bạn sẽ thấy mình chỉ được sở hữu trong thời gian nhất định. Sau thời gian đã đăng kí thì tên miền bước vào giai đoạn hết hạn. Thường khi sắp hết hạn nơi cung cấp tên miền cho bạn sẽ gửi một email thông báo trước khoảng 1 tháng để bạn kịp gia hạn cho tên miền mà tránh làm gián đoạn thời gian hoạt động. Nếu bạn không gia hạn tiếp thì trong vòng 24h tên miền sẽ ngưng hoạt động. Công ty Hosting sẽ chặn không cho website hoạt động bằng cách khóa tên miền của bạn lại. Lúc này tên miền bước vào giai đoạn 4
Giai đoạn 4: Tên miền bị khóa (Redemption)
Khi tên miền vào giai đoạn này sẽ bị khóa 30 ngày. Trong 30 ngày này bạn có thể khôi phục lại tên miền để website hoạt động lại bình thường bằng cách gia hạn tên miền. Bạn không thể mua lại một tên miền mới giống hệt tên miền này trong giai đoạn bị khóa, nếu bạn muốn tiếp tục sử dụng tên miền đã đăng ký thì cách duy nhất là gia hạn.
Giai đoạn 5: Tên miền chờ xóa (Pending Delete Period)
Nếu không gia hạn tên miền đang bị khóa thì tên miền sẽ bước vào giai đoạn chờ bị xóa. Giai đoạn này bạn không thể khôi phục lại tên miền nữa. Sau khi bị xóa tên miền lại trống và trở về trạng thái ban đầu. Khi có người mua tên miền lại tiếp tục vòng đời của nó.
Xem thêm: Sự khác biệt giữa tên miền .COM và .CO
2. Tại sao bạn bị mất tên miền chỉ sau một thời gian?
Nhìn vào các giai đoạn của tên miền là bạn có thể có câu trả lời cho câu hỏi tại sao sau một thời gian website của bạn không còn hoạt động và tên miền biến mất. Khi bạn đăng kí mua tên miền thì giá bạn trả là cho một khoảng thời gian nhất đinh. Tên miền một năm sẽ có giá khác so với tên miền một tháng. Sau khoảng thời gian đăng kí sử dụng nếu bạn không đăng kí gia hạn thêm thì tên miền sẽ bị ngưng hoạt động. Nguyên nhân sâu xa của việc tên miền không phải vĩnh viễn như bạn thấy là do người sở hữu thực sự các tên miền, tổ chức ICANN, nơi chuyên quản lý hệ thống các cơ sở hạ tầng trên Internet. Để một tên miền được hoạt động trên cả mạng lưới Internet rộng lớn thì chi phí quản lý hoàn toàn không phải là một con số nhỏ. Cứ nghĩ ICANN giống như một doanh nghiệp và tên miền là sản phẩm của họ thì bạn cũng hiểu để quản lý cả một doanh nghiệp tiêu tốn thế nào rồi đấy. Do đó đều phải có phí ra hạn hàng năm cho các tên miền. Đồng thời nếu tên miền đều là vĩnh viễn thì các tên miền đẹp sẽ không bao giờ tồn tại. Bởi vì chúng sẽ bị đăng kí hết từ trước, mà một khi tên miền bị đăng kí thì nó là duy nhất không ai khác có thể sở hữu nữa trừ khi tên miền đã bị xóa và lại khả dụng.
3. Sở hữu tên miền vĩnh viễn ở đâu?
Theo đúng nguyên tắc tên miền là không thể sở hữu vĩnh viễn, nhưng thật may ICANN lại cho ra đời ngoạI lệ gần đây. Bạn có thể sở hữu tên miền mãi mãi với gói hosting trọn đời đến từ Epik. Bạn chỉ cần bỏ ra một lần tiền duy nhất để mua tên miền. Tuy rằng chi phí này khá cao, khoảng 420 USD/ domain. Với dịch vụ mua tên miền vĩnh viễn này các phần mở rộng như .com ; .biz; .net … có thể được đăng kí sử dụng không giới hạn thời gian cùng với các dịch vụ bảo mật, subdomain thoải mái đi kèm
Epik.com là nơi đầu tiên được phép cung cấp tên miền vĩnh viễn
Tuy nhiên bạn vẫn cần cân nhắc cho lựa chọn mua tên miền vĩnh viễn này. Bởi nếu bạn mua theo từng năm thì bạn có thể dừng bất cứ lúc nào khi cảm thấy cần thay đổi và không mất chi phí sau đó. 420 USD không phải một con số nhỏ để bỏ ra ngay một lúc. Nếu sau đó bạn muốn đổi chủ sở hữu tên miền vì không hài lòng dịch vụ của Epik bạn sẽ bỏ phí phần còn lại của 420 USD. Thêm vào đó chắc hẳn ít doanh nghiệp sở hữu duy nhất một tên miền, nếu tất cả đều vĩnh viễn thì chi phí bạn phải bỏ ra thật sự rất lớn.
Hãy cân nhắc kĩ mọi mặt trước khi quyết định sở hữu một tên miền. Đặc biệt với tên miền vĩnh viễn. Đây sẽ là bài toán cho các doanh nghiệp. Cách sử dụng tên miền thế nào và trong bao lâu tùy thuộc vào chi phí bạn bỏ ra cho vận hàng website. Nếu bạn cần một sự giúp đỡ hãy liên hệ với Nhanh.vn để được tư vấn. Hiện nay Nhanh đang cung cấp dịch vụ thiết kế website chuẩn SEO với các tiện ích đi kèm như quản lý bán hàng, hỗ trợ đăng kí tên miền, tích hợp dịch vụ vận chuyển..v..v. Chúc bạn sớm có một lựa chọn đúng đắn!
Xem thêm: