TIN TỨC
Danh mục
Bài viết mới nhất

Nghiệp vụ kế toán bán hàng theo Thông tư 200 mới nhất

15/05/2024

Vì sao phải thực hiện kế toán bán hàng theo quy định của Thông tư 200? Trong bài viết này, Nhanh.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về nghiệp vụ kế toán bán hàng theo Thông tư 200 mới nhất. Làm thế nào để ghi nhận doanh thu, chi phí và quy trình kết chuyển cuối kỳ kế toán cụ thể.

Nghiệp vụ kế toán bán hàng theo Thông tư 200 mới nhất

1. Kế toán bán hàng đảm nhận nhiệm vụ gì?

Vai trò của kế toán bán hàng trong doanh nghiệp rất quan trọng và có nhiều nhiệm vụ cần đảm nhận:

- Phản ánh đầy đủ, chính xác các hoạt động kinh tế liên quan đến bán hàng kịp thời. Ghi nhận các giao dịch mua và bán hàng, đảm bảo thông tin về doanh số bán hàng được cung cấp chính xác và đáng tin cậy. Kế toán bán hàng cũng phải tính toán và ghi nhận giá vốn cho hàng mua và hàng bán, cũng như lập dự phòng giảm giá cho hàng tồn kho.

Kế toán bán hàng đảm nhận nhiệm vụ gì?

Kế toán bán hàng đảm nhận nhiệm vụ gì?

- Thực hiện tính toán, ghi nhận và phân bổ các chi phí liên quan đến bán hàng, chẳng hạn như chi phí vận chuyển, chi phí quảng cáo và chi phí bảo hành, được ghi nhận và phân bổ hợp lý vào các khoản chi phí tương ứng.

- Lập báo cáo và cung cấp dữ liệu, thông tin theo yêu cầu người quản lý. Kế toán bán hàng cũng có nhiệm vụ tổng hợp dữ liệu, lợi nhuận, tồn kho, lập báo cáo về doanh số bán hàng và các chỉ số kinh doanh liên quan đến hoạt động bán hàng. Thông tin báo cáo sẽ cung cấp cho quản lý khái quát tổng quan về hiệu quả kinh doanh và giúp họ đưa ra các quyết định chiến lược, tái cấu trúc cần thiết.

- Ngoài những nhiệm vụ trên, kế toán bán hàng cũng có thể thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự chỉ đạo của kế toán trưởng. Đồng thời, các doanh nghiệp đã dần áp dụng phần mềm kế toán để hỗ trợ quản lý và tự động hóa các quy trình liên quan đến bán hàng. Phần mềm này giúp giảm khối lượng công việc cho kế toán, tăng tính chính xác, hiệu quả và tiết kiệm thời gian hơn.

Ví dụ trong lĩnh vực siêu thị:

  • Kiểm tra và cập nhật trạng thái hàng hóa trong siêu thị thường xuyên, đảm bảo thông tin về số lượng, tình trạng hàng, giá cả chính xác.
  • Lưu trữ và đối chiếu hóa đơn để cuối kỳ tổng kết doanh thu, nhằm tránh sai sót trong quá trình ghi nhận doanh thu.
  • Thực hiện tính toán và quản lý các chương trình khuyến mãi, ưu đãi để thu hút khách hàng và tăng doanh số bán hàng.

Xem thêm: 5 điều cần biết về bảng nghiệp vụ kế toán cho tài chính doanh nghiệp

2. Tổng hợp nghiệp vụ kế toán bán hàng theo Thông tư 200 mới nhất

2.1 Kế toán bán hàng theo giá trên hợp đồng

Quy trình bán hàng theo giá có thể được mô tả như sau:

  • Nhân viên bán hàng sẽ gửi bảng báo giá cho khách hàng, cung cấp thông tin về giá cả, số lượng, phân loại và các điều khoản bán hàng.
  • Khách hàng căn cứ vào bảng báo giá để tiến hành đặt mua hàng. Nhân viên bán hàng sẽ yêu cầu xuất hoá đơn và xuất kho số lượng hàng hóa theo đơn đặt hàng của khách.
  • Kế toán kho sẽ lập phiếu xuất kho và gửi cho Kế toán trưởng và Giám đốc để ký duyệt. Dựa trên Phiếu xuất kho đã duyệt, Thủ kho sẽ thực hiện xuất kho hàng hóa và ghi chứng từ vào sổ kho chung.
  • Nhân viên bán hàng nhận hàng từ kho và tiến hành giao cho khách hàng. Kế toán bán hàng xuất hoá đơn cho khách và ghi nhận giao dịch vào doanh thu bán hàng.
Kế toán bán hàng theo giá trên hợp đồng

Kế toán bán hàng theo giá trên hợp đồng

Thực hiện ghi nhận các khoản nợ và có trong bút toán kế toán:

Ghi nhận doanh thu:

  • Nợ tài khoản 111 (Khách hàng nợ) hoặc tài khoản 131 (Khách hàng trả trước) với tổng giá trị thanh toán.
  • Có tài khoản 511 (Doanh thu bán hàng).
  • Có tài khoản 3331 (Thuế GTGT phải nộp, nếu có).
  • Ghi nhận giá vốn hàng bán:
  • Nợ tài khoản 632 (Giá vốn hàng bán).
  • Có tài khoản 155 (Hàng tồn kho) hoặc tài khoản 156 (Hàng tiêu hao).

Qua quy trình trên, việc kế toán bán hàng theo giá trên hợp đồng được thực hiện bằng cách ghi nhận doanh thu và giá vốn hàng bán. Các bút toán ghi nhận phải đảm bảo chính xác và minh bạch thông tin liên quan đến giao dịch bán hàng.

Đọc thêm: Cách hạch toán xác định kết quả bán hàng theo tài khoản 911

2.2 Nghiệp vụ kế toán bán hàng có chiết khấu thương mại

Khi ký hợp đồng hoặc khách hàng phát sinh đơn đặt hàng số lượng lớn thì sẽ thỏa thuận để khách được hưởng chiết khấu thương mại, quy trình bán hàng có thể được thực hiện:

Bước 1: Khách hàng liên hệ qua điện thoại hoặc email để yêu cầu báo giá sản phẩm, dịch vụ từ công ty. Nhân viên bán hàng dựa trên yêu cầu khách hàng để gửi bảng báo giá.

Bước 2: Sau khi khách hàng gửi yêu cầu giao hàng, nhân viên bán hàng sẽ tiến hành lập đề nghị xuất kho hàng hóa. Kế toán kho tạo phiếu xuất kho và gửi cho kế toán trưởng, giám đốc để ký duyệt. Sau khi đã duyệt, thủ kho sẽ cho xuất kho hàng hóa và ghi chứng từ vào sổ kho.

Bước 3: Nhân viên bán hàng nhận hàng từ kho và giao đến cho khách hàng. Nếu số lượng hàng mua đủ điều kiện để được hưởng chiết khấu thương mại, nhân viên bán hàng sẽ gửi yêu cầu cho kế toán bán hàng áp dụng chiết khấu thương mại cho đơn hàng đó.

Bước 4: Kế toán bán hàng ghi nhận doanh số bán hàng, chiết khấu thương mại và ghi nhận công nợ cho khách hàng.

Bước 5: Nhân viên bán hàng sẽ gửi yêu cầu cho kế toán bán hàng xuất hóa đơn cho khách hàng.

Bước 6: Sau khi khách hàng nhận hóa đơn từ nhân viên bán hàng, khách hàng thực hiện ký nhận vào vị trí người mua hàng trên hóa đơn và ký xác nhận đã nhận hóa đơn gốc.

Cách hạch toán chiết khấu thương mại có thể khác nhau tùy vào hình thức được lựa chọn bởi doanh nghiệp. Ví dụ về cách hạch toán:

Trường hợp: Giá bán trên hóa đơn đã bao gồm chiết khấu thương mại, thuế GTGT. Kế toán hạch toán bút toán doanh thu và giá vốn như bán hàng theo giá

  • Nợ tài khoản 521 (nếu áp dụng Thông tư 200).
  • Nợ tài khoản 511 (nếu áp dụng Thông tư 133).
  • Nợ tài khoản 3331.
  • Có tài khoản 131, 111, 112.

Lưu ý: Cách thức hạch toán cụ thể có thể thay đổi tùy theo quy định kế toán và chính sách của doanh nghiệp.

Dịch vụ kế toán nội bộ 
Tư vấn quy trình quản lý 
Xử lý số liệu kế toán, xây dựng báo cáo tài chính

nhận tư vấn ngay

2.3 Kế toán bán hàng có khuyến mãi

Khi thực hiện chương trình khuyến mãi không kèm điều kiện, doanh nghiệp cần thực hiện quy trình như sau:

Đăng ký nội dung chương trình khuyến mại với Sở Công thương hoặc dựa trên kế hoạch đã được duyệt (nếu không yêu cầu đăng ký).

  • Lập đề nghị xuất kho hàng hóa và chuyển cho kế toán trưởng, giám đốc ký duyệt. Thủ kho xuất kho hàng hóa dựa trên phiếu xuất kho được ký duyệt.
  • Ghi sổ kho và kế toán kho dựa trên thông tin về xuất kho. Thực hiện chương trình khuyến mãi bằng cách phân phát hàng hóa tại các điểm phân phối.
  • Kế toán xuất hóa đơn cho hàng khuyến mãi và ghi nhận vào chi phí của bộ phận thực hiện chương trình.

Hạch toán:

  • Trường hợp đã đăng ký chương trình khuyến mãi với Sở Công thương: Nợ tài khoản 641 (hoặc 6421) - Chi phí bán hàng và Có tài khoản 155, 156.
  • Trường hợp không đăng ký chương trình khuyến mãi với Sở Công thương: Nợ tài khoản 641 (hoặc 6421) - Chi phí bán hàng, Có tài khoản 155, 156, và Có tài khoản 3331 - Thuế GTGT phải nộp.

Lưu ý rằng cách hạch toán có thể thay đổi tùy vào chính sách của doanh nghiệp, quy định kế toán.

Kế toán bán hàng có khuyến mãi

Kế toán bán hàng có khuyến mãi

Khi thực hiện chương trình khuyến mãi kèm điều kiện, doanh nghiệp có thể tuân theo các bước sau:

  • Kế toán kho lập phiếu xuất kho, kế toán trưởng và giám đốc ký duyệt. Thủ kho ghi sổ, xuất kho hàng hóa.
  • Nhân viên bán hàng nhận hàng và giao cho khách hàng theo điều kiện chương trình khuyến mãi đã đăng ký. Kế toán ghi nhận doanh số bán và doanh số hàng khuyến mãi chính xác.
  • Kế toán bán hàng xuất hóa đơn cho khách hàng. Kế toán bán hàng và nhân viên bán hàng đối chiếu khách hàng đáp ứng điều kiện được hưởng chương trình khuyến mãi khi chương trình kết thúc. Sau đó, hàng khuyến mãi được trả cho khách hàng.
  • Doanh nghiệp lập báo cáo kết quả chương trình khuyến mãi và gửi cho Sở Công thương.

Đối với việc ghi nhận tài khoản:

  • Trường hợp khuyến mãi kèm theo điều kiện và đã đăng ký chương trình với Sở Công thương: Nợ tài khoản 632 - Giá vốn hàng bán và Có tài khoản 155, 156. Hóa đơn xuất ra cho hàng khuyến mại có giá trị thuế GTGT bằng 0.
  • Trường hợp khuyến mãi kèm theo điều kiện nhưng không đăng ký chương trình với Sở Công thương: Nợ tài khoản 632 - Giá vốn hàng bán, Có tài khoản 155, 156, và Có tài khoản 3331 - Thuế GTGT phải nộp.
  • Kế toán viên thực hiện ghi nhận giá vốn hàng bán, phân bổ doanh thu cho cả sản phẩm được bán và sản phẩm khuyến mại cho cả hai trường hợp nêu trên.

Đọc thêm: Cách hạch toán doanh thu bán hàng chi tiết cho kế toán

2.4 Nghiệp vụ kế toán bán hàng giảm giá

Khi có nghiệp vụ giảm giá hàng bán, quy trình thực hiện như sau:

Trường hợp hàng mua về không đúng quy cách hoặc phẩm chất theo hợp đồng đã ký, khách hàng và doanh nghiệp thỏa thuận và lập biên bản giảm giá hàng bán. Thỏa thuận này cũng áp dụng cho trường hợp khuyến mãi kèm theo điều kiện phải mua sản phẩm.

Kế toán bán hàng lập hóa đơn giảm giá hàng bán để giao cho khách, hạch toán giảm giá hàng bán, sau đó ghi sổ kế toán.

Nghiệp vụ kế toán bán hàng giảm giá

Nghiệp vụ kế toán bán hàng giảm giá

Nghiệp vụ kế toán bán hàng giảm giá thường sẽ có các hoạt động như sau:

  • Lập biên bản chi tiết nếu hàng mua về không đúng quy cách theo hợp đồng đã ký với khách hàng của chương trình giảm giá.
  • Lập hóa đơn giảm giá theo chương trình cho khách hàng
  • Kế toán hạch toán và tiến hành ghi sổ kế toán

Thực hiện định khoản:

  • Nợ tài khoản 5213: Giảm giá hàng bán chưa bao gồm thuế GTGT
  • Nợ tài khoản 3331: Thuế GTGT phải nộp của hàng bán phải giảm giá
  • Có các tài khoản 111, 112, 131…

Tham khảo: Hạch toán hàng bán bị trả lại theo Thông tư 200 và 133

2.5 Hạch toán hàng bán trả lại

Giảm giá ngay khi bán hàng: Giá ghi trên hóa đơn là giá đã giảm. Khi hạch toán, doanh thu được phản ánh theo giá đã giảm và số tiền giảm giá không phản ánh riêng.

Giảm giá sau khi bán hàng: Khi phát hiện hàng hóa kém chất lượng sau khi đã xuất hóa đơn và giao cho khách, hai bên cần lập biên bản xác nhận hàng lỗi và điều chỉnh giảm đơn giá cho hóa đơn.

Khi hạch toán, kế toán sử dụng chứng từ xác định số lượng hàng đã bán bị lỗi, không đúng quy cách theo hợp đồng:

Nợ tài khoản 5213 - Giảm giá hàng bán (theo giá bán chưa gồm thuế GTGT)

Nợ tài khoản 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) (Số thuế GTGT của hàng bán bị giảm giá)

Có các tài khoản 111, 112, 131...

Lưu ý: Nếu áp dụng Thông tư 200, sử dụng Nợ tài khoản 5213 - Giảm giá hàng bán. Nếu áp dụng Thông tư 133, sử dụng Nợ tài khoản 511. Có các tài khoản 111, 112, 131...

Tham khảo: 10 điều phải biết khi bắt đầu hành nghề kế toán bán hàng

3. Nguyên tắc kế toán bán hàng theo Thông tư 200

Nghiệp vụ kế toán bán hàng là một công việc quan trọng trong doanh nghiệp khi trải qua quá trình hoạt động kinh doanh. Để đảm bảo tính chính xác và công khai khi ghi nhận doanh thu và chi phí liên quan đến bán hàng, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 200/2014/TT-BTC về nguyên tắc kế toán bán hàng. Thông tư 200 đã áp dụng cho mọi loại doanh nghiệp và lĩnh vực kinh tế từ ngày 01/01/2015.

Nguyên tắc kế toán bán hàng theo Thông tư 200

Nguyên tắc kế toán bán hàng theo Thông tư 200

Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính, nguyên tắc kế toán bán hàng gồm:

Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: Khi doanh nghiệp chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích đi kèm với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa qua người mua thì doanh thu bán hàng được ghi nhận. Doanh thu được ghi nhận theo từng loại dịch vụ, hàng hóa và tính thuế giá trị gia tăng (VAT) theo quy định của pháp luật.

Nguyên tắc ghi nhận chi phí: Chi phí được kế toán ghi nhận theo nguyên tắc đối ứng, tức là chi phí phải được ghi nhận đồng thời cùng với doanh thu. Trong đó, chi phí tạo ra doanh thu.

Nguyên tắc kết chuyển doanh thu và chi phí: Doanh thu và chi phí được kết chuyển vào cuối kỳ kế toán để xác định kết quả, hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp.

Thông tư 200 áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế của tất cả lĩnh vực. Nó có hiệu lực từ ngày 01/01/2015. Những nguyên tắc trong thông tư đảm bảo tính minh bạch và chính xác khi ghi nhận các nghiệp vụ kế toán tại doanh nghiệp.

Theo Thông tư 200, các nguyên tắc quy định cách kết chuyển trong nghiệp vụ kế toán bán hàng, ghi nhận doanh thu, chi phí. Việc áp dụng đúng và nắm vững các nguyên tắc không chỉ giúp doanh nghiệp nắm bắt tình hình tài chính mà còn đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật.

Trên đây là bài viết chia sẻ tổng quan về nghiệp vụ kế toán bán hàng theo Thông tư 200 mới nhất. Nếu bạn là chủ doanh nghiệp hoặc nhân viên kế toán, hãy nắm chắc các quy định, nguyên tắc kế toán bán hàng theo Thông tư 200 và áp dụng vào doanh nghiệp mình phù hợp. Cảm ơn các bạn đã đọc!

social
5/5 (1 vote)

Nhanh.vn - Phần mềm bán hàng đa kênh

Tốt nhất, được sử dụng nhiều nhất
Hơn 100.000 cửa hàng đã tin dùng
Dùng thử miễn phí

CÔNG TY CỔ PHẦN NHANH.VN

Địa chỉ: 102 Thái Thịnh, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Số Giấy CNĐKDN: 0108824877, đăng kí lần đầu ngày 17/07/2019. Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội - Phòng đăng kí kinh doanh

Địa chỉ văn phòng:

Tầng 3, Hà Thành Plaza, 102 Thái Thịnh, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Hà Nội

Tầng 3, Số 70 Lữ Gia, Phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Tài khoản ngân hàng:

Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank)

Số tài khoản: 22823456666

Chủ tài khoản: Công ty cổ phần Nhanh.vn

Tải mobile app: Nhanh.vn

Nhanh.vn Android App Nhanh IOS App

Tài liệu cho developer

API Documentation

Lĩnh vực kinh doanh:

- Phần mềm quản lý bán hàng

- Thiết kế website

- Cổng vận chuyển

Điều khoản và chính sách và chính sách sử dụng các dịch vụ phần mềm