TIN TỨC
Danh mục
Bài viết mới nhất

Cách hạch toán xác định kết quả bán hàng theo tài khoản 911

18/05/2024

Cách hạch toán xác định kết quả bán hàng theo tài khoản 911 được đánh giá là một vấn đề quan trọng đóng vai trò then chốt trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Đây là quá trình giúp phản ánh chính xác và minh bạch sự chênh lệch giữa doanh thu thuần và các chi phí liên quan đến hoạt động bán hàng, giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả kinh doanh một cách toàn diện. 

Để hiểu rõ hơn về những vấn đề trên, hãy cùng Nhanh.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Cách hạch toán xác định kết quả bán hàng theo tài khoản 911

1. Tìm hiểu rõ về kế toán xác định kết quả bán hàng là như thế nào?

Trước khi tìm hiểu về cách hạch toán xác định kết quả bán hàng theo tài khoản 911, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các khái niệm liên quan đến kế toán xác định kết quả bán hàng.

1.1 Kế toán bán hàng là gì?

Bán hàng là giai đoạn cuối cùng trong chuỗi hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hay các tổ chức, liên quan đến quá trình chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa cho người mua và nhận tiền hoặc quyền thu tiền từ việc bán hàng.
Xét theo góc độ kinh tế, bán hàng chính là quá trình chuyển đổi hàng hóa của doanh nghiệp từ hình thái vật chất (hàng) sang hình thái tiền tệ (tiền).

Kế toán bán hàng là gì?

Kế toán bán hàng là gì?

Quá trình bán hàng trong các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thương mại nói riêng có những đặc điểm chính sau:

  • Sự trao đổi thỏa thuận: Người bán và người mua đạt được thỏa thuận, theo đó người bán đồng ý bán và người mua đồng ý mua, trả tiền hoặc cam kết trả tiền.
  • Thay đổi quyền sở hữu: Quyền sở hữu hàng hóa chuyển từ người bán sang người mua. Người bán mất quyền sở hữu, trong khi đó người mua sẽ có được quyền sở hữu hàng hóa đã mua.
  • Trong quá trình tiêu thụ hàng hóa, doanh nghiệp cung cấp hàng hóa cho khách hàng và nhận lại một khoản tiền gọi là doanh thu bán hàng. Doanh thu này chính là cơ sở then chốt để doanh nghiệp có thể xác định kết quả kinh doanh của mình một cách chính xác nhất.

1.2 Xác định kết quả bán hàng là gì?

Xác định kết quả bán hàng được xem là quá trình so sánh giữa chi phí kinh doanh đã bỏ ra và thu nhập đã thu về trong kỳ. Nếu thu nhập lớn hơn chi phí, kết quả bán hàng là lãi và ngược lại, nếu thu nhập nhỏ hơn chi phí, kết quả bán hàng là lỗ. 

Xác định kết quả bán hàng là gì?

Xác định kết quả bán hàng là gì?

Việc xác định kết quả bán hàng thường sẽ được thực hiện vào cuối kỳ kinh doanh, có thể là cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm, tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp.

1.3 Bán hàng và xác định kết quả bán hàng có mối quan hệ như thế nào?

Như chúng tôi đã trình bày ở trên, bán hàng chính là giai đoạn cuối cùng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, trong khi xác định kết quả bán hàng là căn cứ vô cùng quan trọng để doanh nghiệp đưa ra quyết định có tiếp tục tiêu thụ hàng hóa hay không. 
Vì vậy, giữa bán hàng và xác định kết quả kinh doanh có một mối quan hệ rất mật thiết và liên quan, phụ thuộc vào nhau. Kết quả bán hàng là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp, còn bán hàng là phương tiện trực tiếp để đạt được mục tiêu đó.

Xem thêm: Cách hạch toán doanh thu bán hàng chi tiết cho kế toán

1.4 Kế toán bán hàng có vai trò như thế nào trong xác định kết quả bán hàng

Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh đóng vai trò vô cùng quan trọng không chỉ đối với các doanh nghiệp mà còn quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Đối với doanh nghiệp, bán được hàng mới có thu nhập để bù đắp chi phí, mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao đời sống người lao động, và tạo nguồn tích lũy cho nền kinh tế quốc dân. 

Kế toán bán hàng có vai trò như thế nào trong xác định kết quả bán hàng

Kế toán bán hàng có vai trò như thế nào trong xác định kết quả bán hàng

Việc xác định chính xác kết quả bán hàng là cơ sở để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp và nhà nước xác định cơ cấu chi phí hợp lý và sử dụng hiệu quả lợi nhuận. Đồng thời, doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, phí, và lệ phí vào ngân sách nhà nước, đảm bảo sự hài hòa giữa lợi ích kinh tế của nhà nước, tập thể, và cá nhân người lao động.

1.5 Yêu cầu của kế toán bán hàng khi xác định kết quả bán hàng

Kế toán với vai trò là công cụ quản lý kinh tế, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin liên quan về tài sản và sự vận động của tài sản trong doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý bán hàng và xác định kết quả bán hàng. 
Quản lý bán hàng sẽ bao gồm các công việc liên quan đến lập kế hoạch hay thực hiện các kế hoạch tiêu thụ theo từng thời kỳ, từng khách hàng và từng hợp đồng kinh tế.

Yêu cầu đối với kế toán bán hàng: 

  • Cần phải giám sát chặt chẽ quá trình tiêu thụ hàng hóa trên tất cả mọi phương diện về số lượng và chất lượng, tránh hiện tượng mất mát, hư hỏng hoặc tham ô, lãng phí hàng hoá. 
  • Kế toán cần phải kiểm tra tính hợp lý của các khoản cần chi và phân bổ chính xác hàng hoá từ đó có thể xác định đúng kết quả kinh doanh. Ngoài ra, kế toán cũng cần quản lý chặt chẽ về tình hình thanh toán của khách hàng, yêu cầu thanh toán đúng hình thức và thời gian đã nêu rõ, điều này sẽ giúp tránh tình trạng mất mát và ứ đọng vốn.

Kế toán bán hàng nội bộ giá rẻ 
Setup chuẩn hóa quy trình 
Xử lý số liệu kế toán, xây dựng báo cáo tài chính

nhận tư vấn ngay

2. Cách xác định kết quả bán hàng như thế nào?

Như chúng ta đã tìm hiểu ở trên, kết quả bán hàng chính là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và các khoản chi phí kinh doanh liên quan, bao gồm các hạng mục sau: Trị giá vốn của hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp cần phân bổ cho số hàng đã bán và chi phí bán hàng. 

Cách xác định kết quả bán hàng như thế nào?

Cách xác định kết quả bán hàng như thế nào?

Vậy, kết quả bán hàng sẽ được xác định theo các công thức sau tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể chúng tôi nếu ra dưới đây:

Nếu doanh nghiệp đang áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 200/2014/TT-BTC thì kết quả bán hàng sẽ được tính theo công thức sau: Kết quả bán hàng = Doanh thu thuần về bán hàng - Giá vốn hàng bán - chi phí bán hàng - chi phí quản lý doanh nghiệp

Nếu doanh nghiệp đang áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 133/2016/TT-BTC thì kết quả bán hàng sẽ được tính theo công thức sau: Kết quả bán hàng = Doanh thu thuần về bán hàng - Giá vốn hàng bán - chi phí bán hàng - chi phí quản lý kinh doanh.

Đọc thêm: Nghiệp vụ kế toán bán hàng theo Thông tư 200 mới nhất

3. Hướng dẫn hạch toán xác định kết quả bán hàng theo tài khoản 911

Tiếp theo bài viết, Nhanh.vn sẽ hướng dẫn hạch toán xác định kết quả bán hàng theo tài khoản 911. Tài khoản 911 "Xác định kết quả bán hàng": Tài khoản này sẽ được sử dụng để xác định kết quả của các hoạt động kinh doanh, bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ hạch toán, chi tiết theo từng hoạt động (hoạt động tiêu thụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác). Nội dung ghi chép của tài khoản này sẽ được trình bày như sau:

Kết cấu tài khoản 911

Bên Nợ

Bên Có

Trị giá vốn của hàng hóa, sản phẩm BĐS đầu tư và các dịch vụ đã bán.
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, chi phí hoạt động tài chính và các chi phí khác.
Chi phí bán hàng và các chi phí quản lý doanh nghiệp.
Kết chuyển lãi.
Doanh thu thuần về số sản phẩm, về hàng hóa, về BĐS đầu tư và các dịch vụ đã bán trong kỳ.
Doanh thu về các hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác có liên quan và các khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
Kết chuyển lỗ.
 

Tài khoản 911 sẽ  không có số dư cuối kỳ.

Hạch toán xác định kết quả bán hàng theo tài khoản 911

Hạch toán xác định kết quả bán hàng theo tài khoản 911

Cách hạch toán xác định kết quả bán hàng theo tài khoản 911 trong từng trường hợp cụ thể như sau:

a) Cuối kỳ kế toán, tiến hành thực hiện kết chuyển số doanh thu bán hàng, kinh doanh thuần đi vào tài khoản cần xác định kết quả kinh doanh:

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.

b) Kết chuyển trị giá vốn của sản phẩm hay dịch vụ và hàng hoá đã được tiêu thụ trong kỳ và các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh về bất động sản đầu tư, như chi phí khấu hao hay chi phí sửa chữa, nâng cấp và chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý nhượng bán BĐS đầu tư:

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.

c) Cuối kỳ kế toán, tiến hành kết chuyển doanh thu các hoạt động liên quan đến tài chính và kết chuyển các khoản thu nhập khác:

Nợ TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính

Nợ TK 711 – Thu nhập khác

Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.

d) Cuối kỳ kế toán, tiến hành kết chuyển các chi phí hoạt động liên quan đến tài chính và kết chuyển các khoản chi phí khác:

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 635 – Chi phí tài chính

Có TK 811 – Chi phí khác.

đ) Cuối kỳ kế toán, tiến hành kết chuyển chi phí liên quan đến thuế thu nhập của doanh nghiệp hiện hành:

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.

Có TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.

Cuối kỳ kế toán, tiến hành kết chuyển số chênh lệch giữa các số phát sinh bên Nợ và các số phát sinh bên Có TK 8212 “Chi phí thuế thu nhập hoãn lại”:

Nếu TK 8212 có số phát sinh bên Nợ nếu lớn hơn số phát sinh bên Có, thì số chênh lệch cần phải ghi rõ như sau:

  • Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.

Có TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập hoãn lại.

Nếu số phát sinh Nợ TK 8212 nếu nhỏ hơn số phát sinh Có TK 8212, kế toán kết chuyển số chênh lệch cần phải ghi rõ như sau:

Nợ TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.

g) Cuối kỳ kế toán, tiến hành kết chuyển các chi phí liên quan đến bán hàng phát sinh trong kỳ:

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 641 – Chi phí bán hàng.

h) Cuối kỳ kế toán, tiến hành kết chuyển các chi phí liên quan đến hoạt động quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp.
i) Kết chuyển kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ vào lợi nhuận sau thuế chưa phân phối:

  • Kết chuyển lãi sẽ ghi cụ thể như sau:

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

  • Kết chuyển lỗ sẽ ghi cụ thể như sau:

Nợ TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.

k) Định kỳ, đơn vị hạch toán phụ thuộc được phân cấp sẽ theo dõi các kết quả kinh doanh trong kỳ nhưng không được theo dõi đến phần lợi nhuận sau thuế chưa phân phối được tiến hành thực hiện kết chuyển kết quả kinh doanh bán hàng trong kỳ lên đơn vị cấp trên:

  • Kết chuyển lãi sẽ ghi:

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 336 – Phải trả nội bộ.

  • Kết chuyển lỗ sẽ  ghi:

Nợ TK 336 – Phải trả nội bộ

Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.

Tham khảo: Cách hạch toán nghiệp vụ bán hàng trên Excel cho mọi kế toán

4. Một số điều cần lưu ý khi xác định kết quả kinh doanh, bán hàng

Khi tiến hành xác định kết quả bán hàng, bộ phận kế toán cần phải lưu ý những nội dung chúng tôi nêu dưới đây để đảm bảo tính chính xác. 

  • Tuân thủ các nguyên tắc kế toán: Việc xác định kết quả bán hàng, kết quả kinh doanh phải tuân theo các nguyên tắc kế toán, đặc biệt là 2 nguyên tắc sau: Nguyên tắc phù hợp và nguyên tắc nhất quán. 
  • Xác định đúng các yếu tố về doanh thu và chi phí trong kỳ của doanh nghiệp:
    • Doanh thu chỉ được ghi nhận khi đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện ghi nhận theo quy định được đề ra.
    • Phải xác định chính xác các khoản giảm trừ doanh thu.
    • Xác định đúng chỉ tiêu giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, và chi phí quản lý doanh nghiệp.
  • Thực hiện các bút toán điều chỉnh được thực hiện trước khi khóa sổ kế toán:
    • Điều chỉnh chi phí và doanh thu để đảm bảo nguyên tắc phù hợp, giúp xác định đúng kết quả kinh doanh trong kỳ.
    • Điều chỉnh các khoản doanh thu theo nguyên tắc cơ sở dồn tích, để ghi nhận các lợi ích kinh tế đã thực hiện trong kỳ, phù hợp với chi phí.
    • Dựa trên lợi nhuận kế toán xác định hàng quý, hàng năm, kế toán phải điều chỉnh xác định thu nhập tính thuế để tính thuế TNDN, sau đó ghi nhận vào chi phí thuế TNDN.

Qua bài viết này, Nhanh.vn hi vọng các bạn đã nắm được những vấn đề cơ bản nhưng cũng hết sức quan trọng  liên quan đến kế toán xác định kết quả bán hàng, kinh doanh, từ đó tự tin hơn trong công việc của mình cũng như giúp các doanh nghiệp giám sát các hoạt động trong công ty tốt hơn.

Nếu doanh nghiệp bạn cần hỗ trợ về các dịch vụ liên quan đến kế toán xác định kết quả bán hàng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn hoàn toàn miễn phí với đội ngũ dày dặn kinh nghiệm. Đừng quên theo dõi các bài viết của Nhanh.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé. 

social
5/5 (1 vote)

Nhanh.vn - Phần mềm bán hàng đa kênh

Tốt nhất, được sử dụng nhiều nhất
Hơn 100.000 cửa hàng đã tin dùng
Dùng thử miễn phí

CÔNG TY CỔ PHẦN NHANH.VN

Địa chỉ: 102 Thái Thịnh, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Số Giấy CNĐKDN: 0108824877, đăng kí lần đầu ngày 17/07/2019. Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội - Phòng đăng kí kinh doanh

Địa chỉ văn phòng:

Toà nhà GP Invest, 170 La Thành, Đống Đa, Hà Nội

Tầng 3, Số 70 Lữ Gia, Phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Tài khoản ngân hàng:

Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank)

Số tài khoản: 22823456666

Chủ tài khoản: Công ty cổ phần Nhanh.vn

Tải mobile app: Nhanh.vn

Nhanh.vn Android App Nhanh IOS App

Tài liệu cho developer

API Documentation

Lĩnh vực kinh doanh:

- Phần mềm quản lý bán hàng

- Thiết kế website

- Cổng vận chuyển

Điều khoản và chính sách và chính sách sử dụng các dịch vụ phần mềm