TIN TỨC
Danh mục
Bài viết mới nhất

Kỹ năng giao tiếp và thương lượng mà nhà kinh doanh cần phải biết

09/08/2024

Giao tiếp và thương lượng là hoạt động không thể thiếu đối với những người làm việc trong lĩnh vực kinh doanh. Hiệu quả của công việc phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tác động và ảnh hưởng đến những người xung quanh như nhân viên cấp dưới, đối tác, khách hàng,.... Hơn nữa bất kỳ một dự án kinh doanh hấp dẫn nào, bất kỳ một cơ hội kinh doanh đầy triển vọng nào cũng phải trải qua những cuộc thương lượng giữa các bên để đưa vào thực hiện.

Vì vậy, nhà kinh doanh cũng cần có những kỹ năng giao tiếp và thương lượng như một nhà ngoại giao. Để đạt được điều đó, bạn cần lưu ý đến những nguyên tắc sau:

1. Hợp tác khi hai bên cùng có lợi

Trong giao tiếp kinh doanh cần phải quan tâm tới lợi ích của cả hai bên, biết điều hòa quyền lợi cá nhân, tập thể, xã hội. Kinh doanh là trao đổi theo nguyên tắc thuận mua vừa bán, đôi bên cùng có lợi. Nếu bạn chỉ nghĩ tới lợi ích của mình mà ép người khác thì sẽ khiến quan hệ giữa hai bên trở nên căng thẳng, do đó cuộc giao tiếp khó mà đạt được thỏa thuận. Bí quyết thành công là bạn phải cho họ thấy lợi ích mà bạn có thể đem lại cho họ thì học cũng sẽ đưa ra lợi ích mà bạn cần.

hợp tác khi 2 bên cùng có lợi

2. Hãy tôn trọng đối tác giao tiếp

Thử tưởng tượng trong một cuộc đàm phán thương lượng, bạn giao tiếp với đối tác một cách thiếu tôn trọng thì kết quả sẽ như thế nào? Chắc chắn bạn không chỉ để lại ấn tượng xấu với họ mà họ cũng sẽ chẳng bao giờ hợp tác với bạn hay công ty bạn làm. Hãy luôn thể hiện thái độ tôn trọng đối phương trong cả lời nói và cử chỉ, như vậy họ cũng sẽ tôn trọng bạn, và việc kinh doanh có thể diễn ra suôn sẻ.

tôn trọng đối tác

3. Biết lắng nghe và nói với nhau hết lời

Khi nói thì hãy nói cho hết ý, còn người nghe cũng phải nghe cho hết, không cắt ngang, bỏ giữa chừng. Trong giao tiếp việc trao đổi thông tin phải được diễn ra theo hai chiều. Khi bạn giao tiếp với đối tác, bạn cần nói một cách chân thật, văn minh, lịch sự, đồng thời chú ý lắng nghe để nắm bắt được mong muốn, quan điểm của đối phương, có như vậy bạn mới nói ra được những thông tin chính xác để thuyết phục họ

Xem thêm: Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp và những điều không thể bỏ qua trong giao tiếp

4. Hãy thảo luận, bàn bạc một cách dân chủ để tìm những quan điểm chung, lợi ích chung

Trong một cuộc đàm phán thương lượng thì không thể tránh khỏi những tranh luận để có thể bảo vệ quyền lợi riêng của mình, nhưng mỗi bên nên nhường nhịn nhau để cùng thỏa hiệp. Chẳng hạn, khi hai bên đàm phán về hợp đồng mua bán một mặt hàng, người mua sẽ đưa ra yêu cầu còn người bán sẽ báo giá, hai bên sẽ thương lượng đến khi cảm thấy được lợi ích tương xứng thì đưa ra thỏa thuận cuối cùng. Sự bàn bạc công khai chắc chắn sẽ tạo ra sự hiểu biết lẫn nhau và sự hợp tác lâu dài. 

thảo luận, bàn bạc 

5. Hãy thông cảm với nhau về hoàn cảnh, khả năng và quyền lợi của mỗi bên

Hẳn không phải ai cũng có điều kiện tốt nhất để thực hiện một việc kinh doanh, nên sự hiểu biết và thông cảm giữa các bên với nhau là điều cần thiết để tạo ra sự hợp tác cùng phát triển. Muốn vậy trong giao tiếp mỗi bên cần đặt mình vào vị trí của đối phương mà xem xét. Ví dụ, nhà quản lý phải đặt mình vào vị trí của nhân viên mới thấy được sự vất vả mà trả lại cho họ những lợi ích tương xứng. Nhờ có sự thông cảm mà hai bên thương lượng với nhau có thể đưa ra thỏa thuận tốt nhất

6. Hãy kiên nhẫn

Trong giao tiếp thương lượng đòi hỏi phải có thời gian để hai bên suy nghĩ mới đi đến thống nhất ý kiến. Vì vậy mỗi bên cần kiên nhẫn và có sự chờ đợi với thái độ thân thiện, thông cảm. Ví dụ, khi khách hàng nóng nảy, người bán phải chờ họ hết giận thì giải thích mới có hiệu quả, còn cứ nói ngay sẽ chỉ đổ thêm dầu vào lửa.

kiên nhẫn

7. Hãy biết chấp nhận trong giao tiếp

Trong giao tiếp không phải bao giờ mọi sự cũng diễn ra như ý muốn. Bạn cần biết chấp nhận rủi ro, chấp nhận thua về lợi ích để đổi lấy quan hệ, chấp nhận những nhược điểm của cấp dưới để bố trí họ đúng việc.

Khi bạn biết chấp nhận đối tác, chấp nhận hoàn cảnh trong giao tiếp thì tự nhiên bạn sẽ có cách đối xử tốt hơn với mọi người, tìm cách vượt qua những trở ngại trong giao tiếp.

Xem thêm: 6 kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ cho người thành đạt

8. Luôn biết tranh thủ thời gian

Mặc dù trong giao tiếp thương lượng cần có sự kiên nhẫn, chờ đợi nhưng không phải là để ra những khoảng thời gian “chết”, thời gian là vàng bạc nên phải luôn tranh thủ, đặc biệt trong kinh doanh để thời gian trôi qua lãng phí là bạn đã tự đánh mất cơ hội của mình. Tận dụng thời gian một cách triệt để, nhanh chóng đưa ra quyết định hợp lý, như vậy mới đạt được thỏa thuận nhanh nhất.

tranh thủ thời gian

9. Tỉnh táo để không rơi vào “bẫy” của đối phương

Trong một cuộc đàm phán, nếu bạn không chú ý lắng nghe đối phương, không tinh ý thì khả năng cao sẽ rơi vào cái “bẫy” thương mại, điều này không chỉ ảnh hưởng đến việc kinh doanh mà có thể còn liên quan đến vấn đề pháp lý. Hãy nhớ tuân thủ những quy tắc trên nhưng cũng phải luôn tỉnh táo, đừng để lợi ích trước mắt đánh lừa.

Trên đây là những điều cần biết để có được kỹ năng giao tiếp và thương lượng trong kinh hiệu quả, Nhanh.vn hy vọng bạn đọc có thể áp dụng tốt vào công việc của mình.

social
5/5 (1 vote)

Nhanh.vn - Phần mềm bán hàng đa kênh

Tốt nhất, được sử dụng nhiều nhất
Hơn 100.000 cửa hàng đã tin dùng
Dùng thử miễn phí

CÔNG TY CỔ PHẦN NHANH.VN

Địa chỉ: 102 Thái Thịnh, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Số Giấy CNĐKDN: 0108824877, đăng kí lần đầu ngày 17/07/2019. Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội - Phòng đăng kí kinh doanh

Địa chỉ văn phòng:

Tầng 3, Hà Thành Plaza, 102 Thái Thịnh, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Hà Nội

Tầng 3, Số 70 Lữ Gia, Phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Tài khoản ngân hàng:

Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank)

Số tài khoản: 22823456666

Chủ tài khoản: Công ty cổ phần Nhanh.vn

Tải mobile app: Nhanh.vn

Nhanh.vn Android App Nhanh IOS App

Tài liệu cho developer

API Documentation

Lĩnh vực kinh doanh:

- Phần mềm quản lý bán hàng

- Thiết kế website

- Cổng vận chuyển

Điều khoản và chính sách và chính sách sử dụng các dịch vụ phần mềm