Bạn đang có ý định đi phỏng vấn cho vị trí quản lý? Bạn đang lo lắng không biết mình sẽ gặp những câu hỏi gì trong khi phỏng vấn? Một trong những kinh nghiệm phỏng vấn vị trí quản lý là nắm bắt những câu hỏi nhà tuyển dụng thường hỏi để có thể trả lời hiệu quả nhất. Những câu hỏi này chủ yếu tập trung vào cách bạn tương tác với nhân viên, hiệu quả từ những mối quan hệ được thiết lập. Bài viết này, Nhanh.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu về những câu hỏi thường được đưa ra cho vị trí quản lý.
Nội dung chính [hide]
1. Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn
1.1. Tìm hiểu và thu thập thông tin
1.4. Thể hiện thái độ lạc quan
2. Một số câu hỏi và cách trả lời phỏng vấn cho vị trí quản lý
2.1. Bạn có thể làm gì cho công ty này?
2.2. Tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn?
2.3. Thành tựu và thất bại lớn nhất của bạn ở vị trí này là gì?
3. Phẩm chất vị trí quản lý yêu cầu ở ứng viên
1. Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn
1.1. Tìm hiểu và thu thập thông tin
Đây được xem là yêu cầu thiết yếu với mỗi ứng viên dù bạn đi phỏng vấn vị trí nào. Bạn cần tìm hiểu những thông tin liên quan đến công ty hay vị trí tuyển dụng. Hãy cố gắng đưa những thông tin bạn tìm hiểu được đan xen vào buổi phỏng vấn. Những điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng tin tưởng bạn thực sự muốn nhận vị trí công việc này.
1.2. Thể hiện được bản lĩnh
Những nhà quản lý cấp cao thường cần những nhân viên dám nói thẳng, dám đưa ra ý tưởng và tự tin khẳng định chúng. Đặc biệt khi bạn đang đi ứng tuyển cho vị trí quản lý. Bạn có thể thuyết phục nhà tuyển dụng bằng những câu chuyện về khoảng thời gian đầu bạn đi làm, những khó khăn mà bạn trải qua, những điểm mạnh của bạn… Hãy cho họ thấy ý chí và bản lĩnh của bạn trong cuộc sống và công việc.
Thể hiện được bản lĩnh của một người lãnh đạo
1.3. Biết lắng nghe
Việc lắng nghe ở đây nghĩa là bạn thể hiện được bạn không phải là người quá nhút nhát nhưng cũng không phải là người quá tự tin luôn lấn át mọi người. Tốt nhất nên thể hiện là người điềm tĩnh, từ tốn… Là một người quản lý tốt bạn còn phải biết lắng nghe nhân viên của mình cũng như những người xung quanh.
1.4. Thể hiện thái độ lạc quan
Có thể bạn còn một số thiếu sót về khả năng làm việc, song bạn sẽ “ghi điểm” nếu tỏ thái độ lạc quan và tích cực trong công việc. Một người quản lý đứng đầu cần phải lan tỏa năng lượng tích cực đến nhân viên của mình. Vì vậy bạn phải luôn lạc quan và tích cực trong mọi việc và có thái độ đi đến cùng với công việc của mình.
2. Một số câu hỏi và cách trả lời phỏng vấn cho vị trí quản lý
2.1. Bạn có thể làm gì cho công ty này?
Tôi sẽ mang lại tầm nhìn độc đáo của tôi cho công ty của bạn. Tôi đã có kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực liên quan đến mục tiêu hiện tại của công ty này, bao gồm mở rộng doanh số bán hàng quốc tế. Ví dụ, tôi đã giúp cải thiện doanh số bán hàng quốc tế tại một công ty trước đó hơn 25%. Nền tảng bán hàng của tôi, với khả năng lập kế hoạch trước của tôi sẽ giúp tạo điều kiện cho sự tăng trưởng đó.
Kinh nghiệm làm việc trước đây của tôi bao gồm sự đổi mới trong nhiều lĩnh vực giống như các chiến lược để làm việc theo nhóm hiệu quả hơn. Tại công ty trước đây của tôi, tôi đã nghĩ ra các chiến lược để cải thiện tinh thần đồng đội và giao tiếp giữa các thành viên của các dự án nhóm. Tôi có thể mang lại không chỉ những ý tưởng của mình từ công việc trước đây mà còn là niềm đam mê chung của tôi đối với sự đổi mới với tổ chức của bạn.
2.2. Tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn?
Dựa trên những gì ông nói cũng như hiểu biết của tôi về công ty ông, công ty ông đang tìm kiếm một trợ lý hành chính có kỹ năng giao tiếp và công nghệ tốt. Tôi tin rằng kinh nghiệm của tôi hoàn toàn phù hợp với những gì ông yêu cầu. Tôi có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, trả lời điện thoại cũng như nắm được quy tắc soạn thảo email tốt. Tôi cũng có thể sử dụng các chương trình phần mềm thành thạo bao gồm phần mềm quản lý nội dung và các bảng tính. Tôi thực sự hi vọng có thể đóng góp những kỹ năng này cho công ty.
Tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn?
2.3. Thành tựu và thất bại lớn nhất của bạn ở vị trí này là gì?
Một trong những thành tựu lớn nhất của tôi trong công việc là dẫn đầu việc cài đặt và thực hiện chương trình phần mềm mới trong văn phòng. Là người quản lý văn phòng, tôi nhanh chóng học được chương trình phần mềm, và sau đó tổ chức một buổi họp để hướng dẫn nhân viên sử dụng nó. Trong vòng 5 ngày, tất cả mọi người đã đều có thể sử dụng được. Cấp trên đánh giá đây là một quy trình chuyển đổi công nghệ mượt mà nhất mà doanh nghiệp đã từng thực hiện. Tôi biết tôi có thể áp dụng kiến thức về công nghệ cũng như khả năng lãnh đạo của mình vào vị trí này của công ty ông.
Cách đây 5 năm, khi tôi mới bắt đầu công việc, tôi đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc hoàn thành deadline cho các phần dự án. Sau đó, tôi đã thực hiện một kế hoạch về quản lý thời gian. Sau kế hoạch này, tôi đã hoàn thành các dự án cá nhân và theo nhóm đúng hạn. Tôi nghĩ kỹ năng này sẽ giúp tôi trở thành một trưởng nhóm mạnh trong công ty của ông.
2.4. “Anh đã đuổi việc bao nhiêu người trong nhóm do anh quản lý. Vì sao?” Hoặc “Anh tuyển dụng nhân viên mới bằng phương pháp nào?”
Với loại câu hỏi này chủ yếu để nhà tuyển dụng tìm xem khả năng đánh giá và lựa chọn những tân binh có phù hợp cho công việc của nhóm và của công ty hay bạn có loại nhầm những nhân viên có năng lực không. Câu trả lời của bạn nên đưa ra nhiều hướng với nhiều lý do và phương pháp bạn sử dụng để phân tích khả năng của mỗi nhân viên. Do đó, bạn cần chuẩn bị nhiều phương án trả lời cho mỗi loại câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra. “Anh đã đuổi việc bao nhiêu người trong nhóm do anh quản lý. Vì sao?” Hoặc “Anh tuyển dụng nhân viên mới bằng phương pháp nào?”
Với loại câu hỏi này chủ yếu để nhà tuyển dụng tìm xem khả năng đánh giá và lựa chọn những tân binh có phù hợp cho công việc của nhóm và của công ty hay bạn có loại nhầm những nhân viên có năng lực không. Câu trả lời của bạn nên đưa ra nhiều hướng với nhiều lý do và phương pháp bạn sử dụng để phân tích khả năng của mỗi nhân viên. Do đó, bạn cần chuẩn bị nhiều phương án trả lời cho mỗi loại câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra. “Yếu điểm nào lớn nhất trong vị trí quản lý của anh?”.
Đây là một câu hỏi mà bạn cần trả lời rất cẩn thận. Dù bạn muốn rũ sạch đi những điểm yếu của bạn thì nhà tuyển dụng cũng có cách tìm ra được. Để trả lời tốt câu hỏi này thì bạn nên lấy những điểm yếu kém mà đã được bạn cải tiến thành mặt tích cực và đem lại lợi ích cho bạn thì đó là cách tốt nhất, đừng nên đưa ra những điểm yếu mà chưa được khắc phục.
Hãy trả lời những câu hỏi một cách cẩn thận
Chính từ những phương cách bạn tìm ra để khắc phục đó nhà tuyển dụng sẽ biết cách đánh giá bạn có khả năng tới đâu. Vì thế khi biết được những dạng câu hỏi nào mà nhà tuyển dụng hay hỏi cho vị trí quản lý thì bạn nên chuẩn bị kỹ để trả lời một cách chuyên nghiệp và trung thực.
Đọc thêm: Những doanh nhân kinh doanh tài giỏi và có tầm ảnh hưởng ở Việt Nam
3. Phẩm chất vị trí quản lý yêu cầu ở ứng viên
Biết lắng nghe và thấu hiểu
Lắng nghe là kỹ năng giao tiếp quan trọng hàng đầu của bất cứ ai muốn có được thành công, đặc biệt là những người lãnh đạo. Việc tôn trọng, lắng nghe ý kiến của mọi người, đặc biệt là nhân viên cấp dưới sẽ giúp cho nhà lãnh đạo có được những sáng kiến, ý tưởng mới lạ, đem lại hiệu quả cho công việc chung. Có một nhà quản lý từng nói rằng “Đừng để lãng phí một trong những nguồn tài nguyên giá trị – đó là những ý kiến hay của nhân viên.”
Thích nghi với sự thay đổi
Những nhà quản lý giỏi có khả năng thích nghi dễ dàng với những sự thay đổi, các thị trường mới và nhanh chóng hình thành các liên kết với các công ty, khách hàng và cả các đối thủ cạnh tranh. Thành công chỉ có thể đến nếu nhân viên và các tổ chức biết nắm bắt các ý tưởng mới, các cơ hội và cách thức kinh doanh mới. Trong thời buổi kinh tế cạnh tranh với những cơ hội hoặc rủi ro bất ngờ, điều các nhà quản lý cần là sự nhạy bén nắm bắt thời cuộc, ra quyết định thông minh và sẵn sàng chấp nhận thất bại. Điều quan trọng là họ học được gì từ những trải nghiệm đó và tạo nền tảng cho thành công sau này.
Đặt ra mục tiêu và kế hoạch làm việc
Những nhà quản lý giỏi biết cách vạch ra mục tiêu chung, kế hoạch cụ thể và hỗ trợ các nguồn lực cần thiết để nhân viên thực hiện các công việc nhằm đạt được các mục tiêu đã được thống nhất. Từ mục tiêu được đặt ra sẽ giúp cho người quản lý đưa ra những chương trình thực hiện hợp lý và định hướng tư duy, ý tưởng nhằm đưa những bản kế hoạch giấy vào thực tế. Đây được coi là một trong những kỹ năng quan trọng đòi hỏi nhà quản lý phải thường xuyên trau dồi và nỗ lực hết mình.
Kỹ năng ra quyết định
Một người quản lý giỏi không thể là một người thiếu quyết đoán và lúc nào cũng mong chờ người khác quyết định thay mình. Là người đứng đầu cơ quan, bộ phận, bạn phải luôn sẵn sàng để đưa ra những quyết định khó khăn trong điều kiện áp lực về thời gian và từ cấp trên. Làm thế nào để đưa ra những quyết định đúng đắn, đem lại hiệu quả cho công ty? Đó là câu hỏi khó đòi hỏi nhà quản lý phải có kiến thức chuyên môn, dự đoán thị trường và nắm bắt nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó là ý kiến của chuyên gia, nhân viên cấp dưới để từ đó đem lại quyết định cuối cùng.
Không ngừng học hỏi và nâng cao chuyên môn
Trở thành nhà lãnh đạo không có nghĩa là bạn chấm dứt việc học hành. Theo một cuộc khảo sát thì những người thành công có xu hướng đọc nhiều sách, học hỏi nhiều hơn những người khác. Chính vì vậy, bạn cần nỗ lực không ngừng, tự tích lũy những kiến thức từ thực tế công việc và luôn sẵn sàng học hỏi từ kinh nghiệm của những nhà quản lý đi trước để theo kịp những thay đổi của thời đại, của sức ép cạnh tranh không có chỗ cho cách làm cũ, tư duy cũ.
Phân chia công việc hợp lý
Bạn không thể trở thành một người sếp giỏi nếu không có sự hỗ trợ của các nhân viên cấp dưới. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ thụ động trước công việc của họ thì công việc của cả nhóm sẽ trở nên lộn xộn, chồng chéo. Là người đứng đầu, bạn phải biết đâu là thế mạnh, đâu là điểm yếu của cấp dưới để từ đó có kế hoạch phân chia công việc hợp lý. Điều này đòi hỏi bạn phải đầu tư công sức để thấu hiểu các nhân viên cấp dưới cũng như dành thời gian để huấn luyện và hướng dẫn họ nếu cần.
Khen thưởng nhân viên hiệu quả
Thành tích, kết quả công việc của nhà quản lý được xây dựng trên chính thành quả công việc của nhân viên. Vì vậy, một nhà lãnh đạo tài giỏi là người biết cách hỗ trợ và khích lệ nhân viên mình. Hãy khen thưởng nhân viên khi họ hoàn thành tốt/xuất sắc công việc. Khi họ cảm thấy công sức, nỗ lực của mình được trân trọng và ghi nhận thì có động lực để cố gắng hết mình cho công việc chung. Nhà quản lý có thể dành những lời khen ngợi trực tiếp, món quà hoặc những đặc quyền hợp lý để giúp nhân viên của mình có được sự động viên, khích lệ kịp thời từ công ty.
4. Nên mặc gì khi đi phỏng vấn
Thật không may khi hầu hết những tân cử nhân đều chẳng có chút chuẩn bị gì để có một trang phục thích hợp cho buổi phỏng vấn. Họ nghĩ rằng họ có thể xoay sở với những thứ đã có trong tủ quần áo của họ. Thường thì họ không thể. Việc ăn mặc trong thế giới bên ngoài giảng đường hoàn toàn khác. Hãy nhớ rằng hợp thời trang chưa hẳn đã thành công. Chính bạn là người lên tiếng chứ không phải là quần áo của bạn.
Nói như thế không có nghĩa là bạn phải đi sắm một tủ quần áo mới. Bạn nên chú ý đến chất lượng hơn là số lượng. Một hay hai bộ thích hợp cũng đủ cho bạn trong những ngày đầu làm việc. Sau đó, khi bạn đã có tiền (và có cơ hội nhìn xem "đồng phục chuẩn" của công ty là gì), bạn có thể tha hồ mua sắm... Còn bây giờ, chẳng ai bắt lỗi việc bạn mặc mỗi một bộ quen thuộc khi đi phỏng vấn cả. Nếu bạn muốn tạo chút lạ lẫm với túi tiền giới hạn, bạn có thế điểm qua những thứ như: áo sơ mi, áo khoác, cà vạt, đồ trang sức…
Còn bạn nào cần biết ngay những thông tin cơ bản thì hãy đọc những dòng sau để tìm một trang phục thích hợp cho mình:
Nam và nữ:
+ quần áo công sở lịch sự (thuần xanh đen hoặc xám là tốt nhất)
+ áo sơ mi tay dài (trắng,có thể màu nhạt)
+ giày dép trang nhã, sạch sẽ
+ tóc tai gọn gàng
+ móng tay phải được cắt tỉa sạch sẽ
+ dùng nước hoa vừa phải
+ để túi rỗng, không cất đồ linh tinh
+ không ăn kẹo, cao su, hay hút thuốc
+ mang một cặp đựng giấy tờ nhẹ
+ không đeo những thứ kinh dị lên người (khuyên mũi, khuyên lông mày)
4.1. Đối với ứng viên nam
+ nên dùng cà vạt vải silk với họa tiết tao nhã
+ mang giày màu sậm (đen tốt nhất)
+ vớ sẫm màu (đen)
+ phải đi cắt tóc, tóc ngắn luôn được các nhà tuyển dụng cảm tình
+ không để râu quai nón (trừ phi bạn muốn xin việc cưa gỗ)
+ không nên để râu, nếu không thể thì bạn để râu gọn gàng, sạch sẽ
+ không đeo nhiều nhẫn, ngoại trừ nhẫn cưới và nhẫn kỉ niệm tốt ngkhiệp
+ không mang khuyên tai, (nếu bình thường bạn mang một cái, hãy cởi ra)
4.2. Đối với ứng viên nữ
+ luôn luôn mặc comple với áo khoác, không mặc váy
+ mang giày, vớ đàng hoàng, và vớ phải gần hoặc trùng với màu da
+ không mang ví dù nhỏ hay lớn, hãy mang một cặp tài liệu
+ nếu bạn để móng tay hãy để nguyên màu móng hoặc sơn màu nhu
+ trang điểm vừa phải đừng gây chú ý
+ mỗi bàn tay đeo không hơn một chiếc nhẫn
+ chỉ đeo một cặp hoa tai thôi
Xem ngay: 10 bước chuẩn bị cơ bản cho người mới bắt đầu kinh doanh
5. Những đồ tránh mặc khi đi phỏng vấn
1) Đeo một cái balô trông thật ngộ nghĩnh thay vì bạn mang theo một tập hồ sơ được đựng trong một cặp giấy thật gọn gàng.
2) Kiếng mát thì ở trên đầu còn dây headphone thì quấn quanh cổ! Bạn không nên mang những thứ này khi đi phỏng vấn hoặc là bạn cất hết những “phụ tùng” này vào trong túi trước khi bước vào công ty.
3) Mặc váy quá ngắn. Váy nên phủ kín bắp đùi khi bạn ngồi.
4) Mang những chiếc cà vạt quá xấu, bạn nên chọn cho mình các lọai cà vạt bằng lụa, tốt nhất là màu đỏ hoặc đỏ tía ( màu của rượu vang đỏ) sẽ dễ tạo cho bạn một ấn tượng đẹp trước mặt nhà tuyển dụng.
5) Mặc những bộ quần áo có quá nhiều hoa văn to đùng và chói lòe, ngọai trừ những ngành nghề mang tính sáng tạo như quảng cáo hoặc đồ họa chương trìng vi tính thì có thể mặc những trang phục này, còn đối với các nghề nghiệp khác thì không nên, tốt nhất là bạn nên ăn mặc thật lịch sự, tươm tất với quần tây màu đen hoặc xám và áo sơ mi đi kèm là được rồi.
6) Một số phụ nữ trang điểm “quá nặng”
7) Một số nam giới lại đeo bông tai. Thật ra thì nam giới không nên đeo quá nhiều trang sức không phù hợp ngọai trừ nhẫn cưới và đồng hồ.
8) Một số phụ nữ đeo quá nhiều bông tai trên cùng một lỗ tai.
9) Đeo các vật nhọn sắc, gắn trang sức ở lưỡi và xăm hình trên da ở những chỗ dể nhìn.
10) Mặc những bộ trang phục không thích hợp làm cho bạn mất tự tin trước nhà tuyển dụng.
11) Móng tay thì quá dài lại kèm theo một số hoa văn trang trí đầy màu sắc. Bạn nên cắt móng tay nếu nó quá dài, và một bàn tay sạch sẽ mà không sơn phết thì vẫn tạo được ấn tượng rất tốt đối với nhà tuyển dụng.
12) Tóc không được tự nhiên và được nhuộm quá nhiều màu sắc. Tóc tai nên gọn gàng, nếu bạn bị hói thì nên cắt tóc sát đầu.
13) Không nên mặc áo ngắn tay mà lại đeo càvạt.
14) Mặc những chiếc áo quá lấp lánh: phụ nữ thường hay mặc những bộ cánh quá lấp lánh với những hoa văn đính kim tuyến hoặc hột cườm rườm rà.
15) Một số người đàn ông mang giày mà không mang vớ, hoặc vớ của họ quá ngắn, đôi khi còn bị rách khi họ ngồi.
16) Quần áo nhăng nhúa và có vết bẩn.
17) Mang những đôi giày không phù hợp như giày đế mềm, giày gót nhọn hoặc sandals.
18) Sức nước hoa hoặc nước cạo râu có mùi quá nồng. Chỉ nên chọn các lọai hương nhẹ thôi.
19) Dây thắt lưng và giày không cùng tông. Dây thắt lưng và giày nên làm bằng chất liệu da hoặc da thuộc có cùng màu sắc ví dụ như đối với nam giới thì màu đen là phù hợp nhất hoặc làm bằng da thuộc mềm.
20) Hãy cẩn thận với những bộ cánh mới, bạn phải nhớ bỏ áo trong quần, cài nút và kéo dây kéo quần!
Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về việc phỏng vấn cho vị trí quản lý. Nhanh.vn chúc bạn thành công!