Làm thế nào để tạo website chuyên nghiệp từ A - Z khi bạn không phải là người rành về công nghệ? Nếu như bạn chưa biết cách phải làm như thế nào. Thì ở bài viết này, Nhanh.vn sẽ hướng dẫn cho các bạn các cách để tạo trang web đơn giản và chuyên nghiệp nhất cho dù bạn không chuyên về lập trình code.
Nội dung chính [hide]
1. Quy trình 8 bước tạo website
Bước 1: Thu thập thông tin, yêu cầu của website
Bước 3: Lựa chọn tên miền website và hosting
Bước 5: Xây dựng tính năng và nội dung website
Bước 7: Đào tạo, hướng dẫn sử dụng
2. Các công cụ tạo website đơn giản miễn phí
2.1. Tạo trang web miễn phí bằng Zyro
1. Quy trình 8 bước tạo website
Bước 1: Thu thập thông tin, yêu cầu của website
Điều đầu tiên của quy trình tạo website chuyên nghiệp đó là bạn cần phải thu thập thông tin, yêu cầu khi làm website. Những thông tin bạn cần biết bao gồm:
Thu thập thông tin, yêu cầu của website
- Website được tạo ra bao gồm những tính năng gì: Website được tạo sẽ hoạt động trong những lĩnh vực nào. Tùy vào từng lĩnh vực sẽ có những tính năng khác nhau phù hợp với nhu cầu của người dùng.
Yêu cầu kỹ thuật ra sao: Cụ thể ở đây sẽ là giao diện của website khi hiện trên màn hình: Màu sắc phông nền như thế nào, logo, cách bố trí các tính năng, thanh công cụ, layout,... - Bạn cần xác định được tên miền là gì? Bởi vì tên miền có hưởng trực tiếp đến ấn tượng đầu tiên của khách hàng với thương hiệu, lượt traffic cũng như mức độ hiệu quả SEO, thứ hạng trên Google,...của website. Vì vậy bạn cần phải lựa chọn tên miền sao cho hợp lý và phù hợp với thương hiệu của mình.
- Tệp khách hàng mà bạn muốn thu hút đến website là những ai? Bạn sẽ cần phải căn cứ vào đối tượng khách hàng mà bạn muốn hướng tới để từ đó nghiên cứu thêm về giao diện, tính năng của website. Ví dụ như: Khách hàng trung tuổi nên lựa chọn những giao diện đơn giản, nhã nhặn và thiên về tiện ích nhiều hơn. Còn đối với đối tượng học sinh, giới trẻ thì giao diện website có thể dùng những màu rực rỡ, biểu tượng trẻ trung,...
- Bạn cũng phải định hướng được nội dung website mà bạn muốn hướng tới là gì? Sẽ bao gồm những cụm thông tin nào chính? Và bạn sẽ dùng những thông tin này để xây dựng các tính năng của website cũng như thu thập các hình ảnh cần thiết để thiết kế, xây dựng website.
Sau khi bạn thu thập được đầy đủ các thông tin trên thì sẽ tiến hành lập kế hoạch thiết kế website.
Bước 2: Lập kế hoạch thiết kế
Bước tiếp theo trong quy trình tạo website đó là bước lập kế hoạch thiết kế. Sau khi thu thập đầy đủ các thông tin để xây dựng website thì bạn sẽ cần tiến hành xây dựng kế hoạch thiết kế web, cụ thể như sau:
- Đầu tiên là phác thảo sơ đồ website sẽ bao gồm những nội dung chính nào và bố cục các nội dung sao cho hợp lý và nâng cao trải nghiệm của người dùng.
- Liệt kê toàn bộ các trang, chủ đề sẽ xuất hiện trên website.
- Xác định nội dung chi tiết của từng trang con và cần phải đúng chủ đề mà đã được lựa chọn trước đó.
Lập kế hoạch thiết kế website
Khi lập kế hoạch thiết kế website thì điều bạn cần lưu ý là phải đảm bảo tính hợp lý, thân thiện của trang web. Website sẽ không thể đem lại lợi ích cho bạn cũng như doanh nghiệp của bạn nếu như nó không đáp ứng được hầu hết các nhu cầu của khách hàng.
Xem thêm: TOP 8 cách tạo website cá nhân miễn phí, đơn giản và hiệu quả
Bước 3: Lựa chọn tên miền website và hosting
Sau khi lập kế hoạch thiết kế xây dựng website xong thì bước tiếp theo bạn cần thực hiện đó là lựa chọn tên miền website và hosting. Việc lựa chọn này rất quan trọng, nếu như bạn quyết định sớm thì sẽ dễ dàng lựa chọn tên miền và gói hosting phù hợp với tài chính của bạn hơn. Vì vậy bạn nên tìm hiểu thật kỹ vấn đề này và quyết định tiền miền website sao phù hợp với thương hiệu của mình nhất.
Lựa chọn tên miền website và hosting
Bước 4: Thiết kế giao diện
Sau khi lựa chọn tên miền xong, thì bước tiếp theo bạn cần làm trong quy trình thiết kế website đó là thiết kế giao diện. Tại bước này, bạn có thể chọn những giao diện website đã được thiết kế sẵn hoặc cũng có thể tự thiết kế giao diện mới phù hợp hơn với thương hiệu của bạn. Tuy nhiên dù là thiết kế mới hay lựa chọn những thiết kế có sẵn thì bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Lựa chọn tông màu website trùng với logo thương hiệu của bạn.
- Nên lựa chọn những tông màu sang trọng, không chói mắt, phù hợp với lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.
- Ý nghĩa ngôn từ và hình ảnh trên website mà bạn muốn thể hiện với khách hàng của mình.
- Giao diện website cần phải được tối ưu UI/UX, các thông tin, hình ảnh phải chuẩn SEO và tương thích với mọi màn hình.
Thiết kế giao diện đẹp mắt, dễ thao tác
Đây là những lưu ý cơ bản trong thiết kế giao diện website mà bạn cần phải lưu ý. Điều này sẽ giúp trải nghiệm người dùng trên trang web của bạn sẽ tốt hơn và có khả năng giữ chân khách hàng ở lại lâu hơn.
Đọc thêm: Cách tạo website bán hàng miễn phí chỉ trong 5 phút trên WordPress và Woocommerce
Chọn miễn phí thiết kế từ kho giao diện Nhanh.Web
Bước 5: Xây dựng tính năng và nội dung website
Xây dựng tính năng và nội dung trên website là bước cực kỳ quan trọng trong quy trình thiết kế website bởi các tính năng này sẽ quyết định đến tình trạng hoạt động của trang web sau này. Cụ thể là thời gian khách hàng ở lại website là bao lâu? Khả năng tiếp cận khách hàng như thế nào? Vì vậy khi xây dựng tính năng và nội dung website, bạn cần lưu ý hai vấn đề sau:
- Bạn cần xây dựng các tính năng, nội dung của website đã được xác định rõ và thống nhất ở bước 1. Ngoài xây dựng các tính năng và nội dung của website thì bạn cũng nên tích hợp các giải pháp sale, marketing để tiếp cận được nhiều nhóm đối tượng khách hàng hơn.
- Bạn cần phải kiểm tra lại các tính năng này một cách cẩn thận và có thể chỉnh sửa lại khi cần thiết.
Xây dựng tính năng và nội dung website sao cho phù hợp với người dùng
Bước 6: Kiểm tra và chỉnh sửa
Sau khi xây dựng tính năng và nội dung của website xong thì bạn sẽ cần tiến hành chạy thử và cập nhật các nội dung cơ bản đã được phác thảo trước đó. Bạn sẽ tiến hành kiểm tra lại các tính năng, nội dung, giao diện, nếu như phát hiện ra lỗi thì bạn cần phải tiến hành chỉnh sửa lại sao cho phù hợp nhất.
Sau khi bạn xác nhận được website hoạt động bình thường, và không xảy ra bất kỳ lỗi nào thì bạn sẽ cần tiến hành bàn giao mã nguồn cho doanh nghiệp để chạy website trên Internet.
Bước 7: Đào tạo, hướng dẫn sử dụng
Sau khi website đã được hoàn thiện, kiểm tra lại các tính năng và để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi sử dụng website. Thì bạn nên hướng dẫn, đào tạo các sử dụng và quản trị website bằng cách bàn giao các tài liệu hướng dẫn chi tiết sử dụng.
Bước 8: Bảo trì
Bước cuối cùng trong quy trình tạo website đó chính là bảo trì. Bạn cần phải thường xuyên bảo trì trang web của mình để tránh tình trạng website bị lỗi, ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Một số vấn đề cần phải bảo trì website như: Cần phải đưa trang web lên những công cụ tìm kiếm như Bing, Google, hỗ trợ người quản lý website trong suốt thời gian website hoạt động.
Đọc thêm: Làm sao để website của bạn được tìm thấy trên Google?
2. Các công cụ tạo website đơn giản miễn phí
2.1. Tạo trang web miễn phí bằng Zyro
Zyro là một trong những công cụ tạo trang web miễn phí, tuy nhiên vẫn đi kèm với những dịch vụ lưu trữ riêng. Zyro là sản phẩm trí tuệ nhân tạo của thương hiệu Hostinger, nó cho phép người dùng xây dựng và khởi chạy những trang web cơ bản một cách đơn giản và nhanh chóng nhất!
Tạo trang web miễn phí bằng Zyro
Với Zyro các thao tác thực hiện rất đơn giản và thân thiện với người dùng, kể cả bạn không có kỹ năng cũng như kiến thức về lập trình cũng có thể thực hiện được. Bạn chỉ cần làm quen với giao diện của Zyro là có thể tự tạo được một trang web miễn phí nhanh chóng, chuyên nghiệp nhất.
2.2. Tạo web miễn phí bằng Wordpress
Không thể không kể đến Wordpress khi nhắc đến các công cụ tạo website đơn giản miễn phí. Wordpress là một trong những công cụ tạo website miễn phí được nhiều người dùng và thường xuyên được sử dụng hiện nay.
Với Wordpress bạn có thể mua một tên miền website miễn phí hoặc bạn cũng có thể chạy trang web của mình trực tiếp bằng URL do Worldpress sở hữu. Và bạn có thể tạo các trang web, blog hay các trang landing page bằng Wordpress. Hoặc bạn cũng có thể đặt các nội dung như video, hình ảnh, nội dung liên kết, form liên hệ đặt hàng vào website được tạo bởi Wordpress.
Tạo web miễn phí bằng Wordpress
Wordpress rất phù hợp với những người mới bắt đầu xây dựng website bởi giao diện dễ sử dụng, không cần đến các kỹ năng code. Hơn nữa, Wordpress rất thích hợp với những biên tập web ít có kinh nghiệm thiết kế website. Khi bạn tạo các trang web trên nền tảng này, thì có thể tạo một trang web từ template hay thêm được thiết kế sẵn. Hoặc bạn cũng có thể tự thiết kế, từ xây dựng và cá nhân hóa trang web của riêng mình.
Khi bạn bắt đầu thiết kế trang web trên Wordpress, thì Wordpress sẽ hiển thị cho bạn nhiều theme mà bạn có thể xem trước xem có phù hợp với định hướng web bạn đang làm và thử nghiệm. Sau khi bạn chọn được theme thích hợp, WordPress sẽ hướng dẫn bạn về cách chỉnh sửa trang web và bạn có thể thay đổi theme của mình bất kỳ lúc nào một cách dễ dàng.
Đọc thêm: Top 15 công cụ tạo website miễn phí, tốt nhất cho người mới
2.3. Tạo website miễn phí bằng Wix
Wix là một trong những công cụ tạo website miễn phí phổ biến nhất hiện nay, có đến hơn 10 triệu người dùng trên toàn thế giới. Wix cung cấp cho người dùng các thao tác chỉnh sửa dễ dàng chỉ với kéo thả. Ngoài ra, Wix còn cung cấp một bộ sưu tập lớn các template độc đáo, phù hợp hầu hết với các doanh nghiệp nhỏ, cửa hàng trực tuyến, nhà hàng hoặc tạo dựng portfolio cá nhân.
Hơn nữa, Wix còn tích hợp với Google Analytics để dễ theo dõi các chỉ số của website, thậm chí nó còn cung cấp ứng dụng bổ sung cho các tùy chọn cá nhân. Cụ thể là Wix có thể tự động thiết kế trang web cho bạn nếu như bạn lựa chọn tính năng tự động thiết kế trang web. Tuy nhiên, một nhược điểm lớn nhất của phiên bản tạo website miễn phí bằng Wix đó là mỗi trang web của bạn sẽ có một quảng cáo nổi bật. Điều này sẽ website của bạn tăng tỷ lệ thoát trang nhiều hơn. Nếu như bạn không muốn có quảng cáo thì phải chi tiền để nâng cấp lên phiên bản cao hơn.
Đây là những công cụ tạo website miễn phí dễ dàng sử dụng và được ưa chuộng nhất hiện nay. Tuy nhiên, nếu bạn là doanh nghiệp hoặc người kinh doanh chuyên nghiệp trên website thì phiên bản tạo website miễn phí cơ bản sẽ không đủ đáp ứng nhu cầu. Cụ thể là các nhu cầu về bán hàng hoặc có thể xây dựng giao diện, hiệu ứng chuyên nghiệp, bắt mắt, độc đáo trong mắt người dùng.
Tạo website miễn phí bằng Wix
Như vậy, ở bài viết này chúng mình đã hướng dẫn chi tiết cách tạo website chuyên nghiệp từ A - Z cho người mới bắt đầu. Mong rằng những thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn phần nào nắm bắt được việc tạo và xây dựng website bao gồm những quy trình nào. Chúc các bạn xây dựng website bán hàng thành công!
Xem ngay: