Việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty là rất quan trọng và cần thiết. Thông qua việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty sẽ giúp cho công ty đánh giá được tình hình hoạt động kinh doanh của mình, xác định được nguyên nhân, nguồn gốc của vấn đề phát sinh, phát hiện và khai thác những nguồn lực tiềm tàng của công ty, đồng thời có thể có những biện pháp khắc phục những khó khăn mà công ty gặp phải. Từ đó công ty có thể tìm ra được những chiến lược kinh doanh hiệu quả giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Vậy, làm thế nào để có thể phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty như thế nào cho hiệu quả nhất? Hãy cùng Nhanh.vn tìm hiểu nhé
Nội dung chính [hide]
1. Các đối tượng để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
1.1 Doanh thu
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ số tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung ứng dịch vụ sau khi trừ các khoản thuế thanh toán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ) và được khách hàng chấp nhận thanh toán (không phân biệt đã thu hay chưa thu tiền)
Doanh thu của công ty có thể chia làm 3 loại, bao gồm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán ra trong kỳ.
Doanh thu hoạt động tài chính: là các khoản thu nhập thuộc hoạt động tài chính của doanh nghiệp, gồm: hoạt động góp vốn liên doanh; hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn và dài hạn; thu lãi tiền gửi, tiền cho vay; thu lãi bán ngoại tệ; các hoạt động đầu tư khác.
Thu nhập khác: là các khoản thu nhập từ các hoạt động ngoài hoạt động kinh doanh chính và hoạt động tài chính của doanh nghiệp như: thu về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định; thu tiền phạt vi phạm hợp đồng; thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ; thu tiền bảo hiểm bồi thường.
1.2 Chi phí
Quá trình sản xuất sản phẩm là quá trình phát sinh thường xuyên, liên tục của khoản chi phí sản xuất với mục đích tạo ra một loại hay nhiều loại sản phẩm khác nhau.
Chi phí sản xuất bao gồm rất nhiều khoản khác nhau như: chi phí về nguyên vật liệu, chi phí về nhân công, chi phí về khấu hao tài sản,... Nói một cách tổng quát, chi phí sản xuất là toàn bộ các khoản hao phí vật chất mà doanh nghiệp đã bỏ ra để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm. Chi phí sản xuất có các đặc điểm: vận động, thay đổi không ngừng, mang tính đa dạng và phức tạp gắn liền với tính phức tạp và đa dạng của ngành nghề sản xuất kinh doanh.
Có rất nhiều những chi phí khác nhau mà doanh nghiệp cần tính toán thật kỹ càng
1.3 Lợi nhuận
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng từ hoạt động sản xuất kinh doanh, là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động của doanh nghiệp. Lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các hoạt động của doanh nghiệp đưa lại. Nội dung lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm: lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ các hoạt động khác như hoạt động liên doanh, liên kết, các hoạt động thuộc các dịch vụ tài chính…
Kinh doanh hiệu quả với phần mềm quản lý bán hàng Nhanh.vn - Quản lý chặt chẽ đơn hàng, khách hàng và dòng tiền
Đọc thêm: Cách đọc hiểu báo cáo lưu chuyển tiền tệ chính xác nhất
2. Các chỉ tiêu phân tích
Các chỉ tiêu thanh toán:
- Khả năng thanh toán hiện thời
- Khả năng thanh toán nhanh
- Khả năng thanh toán tức thời
- Khả năng thanh toán lãi vay
Các chỉ tiêu cơ cấu nguồn vốn và tài sản:
- Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn
- Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn
- Hệ số nợ
- Hệ số vốn chủ sở hữu
- Hệ số tự tài trợ tài sản
Các chỉ tiêu hiệu suất hoạt động:
- Vòng quay hàng tồn kho
- Vòng quay khoản phải thu
- Vòng quay tài sản ngắn hạn
- Vòng quay tổng tài sản
Các chỉ tiêu về lợi nhuận:
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Tìm hiểu thêm:
3. Các bước phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Bước 1: Chọn chỉ tiêu phân tích
Đầu tiên ta cần phải chọn ra các chỉ tiêu mà mình cần phân tích là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến những chỉ tiêu đó là gì? Doanh thu, chi phí hay lợi nhuận.
Bước 2: Phân tích hiện trạng
Ở bước này ta cần phải nên khái quát tình hình của công ty thông qua “ Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh” và “Bảng cân đối kế toán” của công ty, đồng thời phân tích những chỉ tiêu tài chính liên quan đến lợi nhuận, doanh thu và chi phí. Phân tích xem công ty hoạt động hiệu quả hay chưa.
Ngoài ra ở bước này ta cần phân tích và theo dõi tình hình thị trường mà công ty của bạn đanh kinh doanh để từ đó là cơ sở có thể so sánh với các chỉ số tài chính của doanh nhiệp.
Phân tích tình hình hiện tại của công ty và thị trường
Bước 3: Xác định mô hình phân tích và phân tích các chỉ số tài chính
Sau khi xác định được chỉ tiêu cần phân tích và những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích thì ta cần xác định được mô hình mà ta sẽ phân tích từ đó có thể phân tích và tính toán được các chỉ số tài chính khác nhau.
Phân tích các chỉ số tài chính khác nhau sẽ cho ta biết được những vấn đề của công ty như:
- Các chỉ số về khả năng thanh toán: Phản ánh khả năng trả nợ ngắn của công ty
- Các chỉ số về cơ cấu nguồn vốn và tài sản: Phản ánh mức độ mà doanh nghiệp dùng nợ vay để sinh lời hay phản ánh mức độ tự chủ tài chính của công ty
- Các chỉ tiêu về hiệu suất hoạt động: Phản ánh tình hình sử dụng tài sản hay phản ánh các công tác tổ chức điều hành hoạt động của công ty
- Các chỉ tiêu về lợi nhuận: Phản ánh hiệu quả sử dụng các tài nguyên của công ty hay phản ánh hiệu năng quản trị của công ty
Bước 4: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh
Thông qua việc phân tích các chỉ tiêu hoạt động của công ty từ đó đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Đánh giá hiệu quả kinh doanh thông qua những chỉ tiêu đã tính
Bước 5: Phân tích nguyên nhân và đưa ra giải pháp
Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn phân tích báo cáo kết quả kinh doanh
Sau khi đã nắm bắt được khái quát hiện trạng hoạt đọng của công ty ta cần tìm ra các nguyên nhân của mọi vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải để đưa ra những giải pháp phù hợp.
Trên đây là những chia sẻ của Nhanh.vn về việc đọc và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Mong rằng bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức về việc đọc và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Đọc thêm: 3 chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh không thể thiếu cho doanh nghiệp