TIN TỨC
Danh mục
Bài viết mới nhất

Bỏ túi 6 bí kíp mở cửa hàng sim thẻ thành công ít ai biết

17/06/2022

Trong thời đại 4.0 như hiện nay, sim thẻ điện thoại vẫn luôn có nhu cầu rất cao. Bất cứ ai cũng có phải sở hữu ít nhất 1 - 2 sim điện thoại. Bởi vậy, mở cửa hàng sim thẻ là không bao giờ lỗi thời. Nếu bạn đang muốn khởi nghiệp kinh doanh loại mặt hàng này thì hãy cùng Nhanh.vn tìm hiểu hướng dẫn chi tiết những gì cần chuẩn bị để mở cửa hàng sim thẻ qua bài viết dưới đây nhé.

1. Thủ tục đăng ký kinh doanh

Khi mở cửa hàng sim thẻ, theo quy định mới nhất của pháp luật Việt Nam hiện nay, chắc chắn bạn sẽ cần tiến hành làm thủ tục đăng ký kinh doanh. Hình thức đăng ký với thủ tục đơn giản và nhanh chóng nhất mà bạn có thể lựa chọn đó là đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Hồ sơ bạn cần chuẩn bị để đăng ký gồm:

Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể với các thông tin tên hộ kinh doanh, địa chỉ trụ sở hộ kinh doanh, vốn kinh doanh, thông tin chủ thể thành lập hộ kinh doanh và ngành nghề kinh doanh.
02 bản sao công chứng CMND/CCCD/Hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh. Hợp đồng thuê mặt bằng hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn cần tới nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện nơi mở cửa hàng sim thẻ.

Sau đó, trường hợp hồ sơ đã hợp lệ, bạn sẽ có thể nhận giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể trong vòng 5 ngày kể từ ngày bắt đầu nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ của bạn chưa đầy đủ hoặc có sai sót, bạn cũng sẽ nhận được thông báo bổ sung hồ sơ từ phía cơ quan nơi đăng ký trong vòng 5 ngày làm việc.

Nếu bạn còn lúng túng không biết chuẩn bị hồ sơ thủ tục đăng ký như thế nào hoặc muốn đăng ký kinh doanh ở các loại hình khác thì hoàn toàn có thể liên hệ với các văn phòng luật để được tư vấn và hỗ trợ hoàn thành thủ tục nhanh nhất có thể.

2. Chuẩn bị vốn mở cửa hàng sim thẻ

Đối với cửa hàng sim thẻ, bạn sẽ không cần chuẩn bị số vốn quá lớn. Một số chi phí bạn sẽ cần đầu tư trong thời gian đầu mở cửa hàng đó là chi phí thuê cửa hàng, chi phí nhập hàng, chi phí quảng cáo,... Nếu bạn chọn kinh doanh bán lẻ thì số vốn bạn cần bỏ ra chỉ khoảng 20 đến 30 triệu đồng, còn nếu muốn kinh doanh bán buôn hay mở đại lý thì số vốn cần đầu tư sẽ lớn hơn khoảng 50 - 100 triệu đồng.

Đọc thêm: TOP 5 phần mềm gửi tin nhắn SMS tốt nhất

3. Lưu ý chọn địa điểm kinh doanh

Để mở cửa hàng sim thẻ đông khách, bạn nên thuê địa điểm ở nơi có nhiều người qua lại, trên các trục đường lớn, gần các khu văn phòng,... Nếu như bạn đã có nhà ở mặt đường lớn thì có thể tận dụng để mở cửa hàng sim thẻ ngay để tiết kiệm phần chi phí thuê mặt bằng. Diện tích cửa hàng có thể không cần quá lớn, chỉ cần vừa đủ để bạn đặt tủ kính và bày hàng thu hút khách. Nếu không đủ số vốn để thuê mặt bằng ở mặt đường lớn, bạn hoàn toàn có thể mở cửa hàng sim thẻ ở trong ngõ. Tuy nhiên, cửa hàng không nên ở trong ngõ ngách quá sâu và cần có biển hiệu rõ ràng nổi bật để khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm.

Mở cửa hàng sim thẻ nên chọn vị trí nhiều người qua lại để dễ thu hút khách hơn

Mở cửa hàng sim thẻ nên chọn vị trí nhiều người qua lại để dễ thu hút khách hơn

4. Cân nhắc nguồn hàng uy tín, giá tốt trên thị trường

Vậy câu hỏi đặt ra là lấy nguồn hàng sim thẻ ở đâu? 

Bạn có thể lấy hàng sim thẻ từ các đại lý lớn hoặc liên hệ trực tiếp với các nhà mạng để đăng ký làm đại lý. Đặc thù của ngành hàng kinh doanh này chính là lấy số lượng làm lãi, vì vậy bạn sẽ cần nhập hàng với số lượng lớn để có được mức chiết khấu cao.

Lưu ý rằng, hiện nay có rất nhiều đại lý sim thẻ trên thị trường, trước khi nhập hàng bạn nên tham khảo chính sách giá nhiều bên, đồng thời bạn cũng có thể khảo giá từ những đại lý bán sim thẻ trên internet để đảm bảo chọn được nhà cung cấp uy tín và có mức chiết khấu tốt nhất. Hiện ngày càng có nhiều hình thức lừa đảo tinh vi, bởi vậy ngay từ khâu chọn nhà cung cấp bạn cũng cần hết sức thận trọng để uy tín cửa hàng được đảm bảo và hoạt động kinh doanh được thuận lợi.

Xem thêm: Khung giờ vàng gửi SMS Marketing hiệu quả nhất

5. Sản phẩm kinh doanh của cửa hàng sim thẻ

Hiện tại trên thị trường mặt hàng sim thẻ có thể phân ra gồm 3 loại sản phẩm chính: sim rác, sim số đẹp và sim sinh viên. 

  • Sim rác

Loại sim này không ràng buộc về thông tin đăng ký và khá dễ dàng mua bán với mức giá rẻ bởi vậy phù hợp với những khách hàng chỉ có nhu cầu sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn hoặc muốn sử dụng sim rác để được hưởng ưu đãi trong thời gian đầu. 

  • Sim số đẹp

Đây là loại sim có số điện thoại rất dễ nhớ, mang ý nghĩa hay như phát lộc, phát tài. Dân kinh doanh thường rất kén chọn trong việc chọn số điện thoại và chỉ mua những sim số đẹp. Bởi lẽ, họ quan niệm rằng số sim không chỉ là thứ thể hiện đẳng cấp mà còn có thể đem lại may mắn cho việc làm ăn. Sim số đẹp và đặc biệt thường khá khó tìm, mà nhu cầu đối với loại sim này lại rất cao, thế nên mức giá của chúng có thể gấp 3,4 thậm chí 10 lần sim số bình thường và có thể đem lại lợi nhuận rất cao.

Sim số đẹp được nhiều chủ kinh doanh săn lùng

Sim số đẹp được nhiều chủ kinh doanh săn lùng

  • Sim sinh viên

Sim sinh viên là loại sim được hưởng rất nhiều ưu đãi từ nhà mạng. Mỗi nhà mạng đều có những ưu đãi rất hấp dẫn dành cho sim sinh viên như: Cộng tiền vào tài khoản nội mạng hàng tháng, đăng ký gói data với mức giá ưu đãi, tặng data và phút gọi miễn phí,... Đồng thời, cước gọi và nhắn tin khi sử dụng loại sim này cũng rẻ hơn so với sim bình thường, vì vậy loại sim này rất được ưa chuộng.

Như vậy, mỗi loại sim phù hợp với các đối tượng khách hàng cùng nhu cầu sử dụng khác nhau. Bạn cần nắm rõ đặc điểm của từng loại sản phẩm cũng như thủ tục đăng ký để có thể tư vấn cho khách hàng một cách chính xác và nhanh nhất.

Khi mở cửa hàng sim thẻ, bạn cũng có thể kết hợp kinh doanh thêm các sản phẩm liên quan như ốp lưng, móc treo và các phụ kiện điện thoại khác,... Việc đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh cũng sẽ giúp bạn tăng thêm doanh thu và thu hồi vốn nhanh hơn.

6. Kinh nghiệm để mở cửa hàng sim thẻ thành công

6.1. Hiểu rõ về các loại sim

Khi mở cửa hàng sim thẻ bạn cũng cần hiểu rõ về các loại sim. Về mặt kỹ thuật thì có thể phân sim thành các loại sau đây:

  • Sim trả trước

Sim trả trước là loại sim mà bạn cần phải nạp tiền vào tài khoản trước thì mới có thể sử dụng các dịch vụ của nhà mạng. Khi tài khoản hết tiền thì bạn cũng sẽ không thể sử dụng được các dịch vụ nữa.

  • Sim trả sau

Đây là loại sim mà người sử dụng khi mua phải có hợp đồng rõ ràng và sau khi kích hoạt sẽ được dùng các dịch vụ áp dụng cho sim đó. Người sử dụng sẽ thanh toán cho nhà mạng vào cuối mỗi chu kỳ cước mà không cần phải nạp card trước mới có thể sử dụng. Nếu cuối chu kỳ người dùng không thanh toán sẽ bị chặn chiều gọi đi.

  • Sim cam kết

Sim cam kết cũng chính là sim trả sau. Khi sử dụng loại sim này, người dùng phải cam kết sử dụng mức cước phí cụ thể theo hàng tháng và thời gian sử dụng nhất định.

  • Sim đa năng

Đây là dòng sim cho phép người sử dụng có thể thực hiện các tác vụ như nạp tiền, bắn tiền hay thanh toán cước phí cho các mạng di động khác nhau. Khi sử dụng loại sim này để nạp tiền, chủ sim cũng sẽ được hưởng mức chiết khấu và có ưu đãi riêng tùy vào từng thời điểm. Mỗi chủ cửa hàng sim thẻ đều cần sở hữu chiếc sim đa năng này để có thể hỗ trợ khách hàng một cách nhanh chóng nhất có thể.

  • Sim nguyên kít

Đây là sim còn mới nguyên, chưa được đăng ký thông tin cá nhân và cũng chưa được kích hoạt. Sau khi khách hàng mua sim thì chủ cửa hàng mới hỗ trợ khách để đăng ký thông tin chính chủ và kích hoạt sim.

  • Sim đã kích hoạt

Đây cũng chính là loại sim rác mà được khá nhiều người tìm kiếm để dùng trong thời gian ngắn. Loại sim này đã được kích hoạt sẵn để bán cho khách hàng. Khi mua loại sim này khách hàng chỉ cần lắp vào máy là có thể sử dụng ngay mà không cần mất thêm thời gian đăng ký thông tin. Tuy nhiên, với sim đã kích hoạt thì hàng tháng bắt buộc phải phát sinh cước, nếu không sẽ bị chặn chiều hoặc khóa sim.

6.2. Lựa chọn hình thức kinh doanh

Khi mở cửa hàng sim thẻ, một hình thức kinh doanh khá hiệu quả đó là nhận làm đại lý sim thẻ cho nhà mạng. Bạn có thể làm đại lý sim thẻ cho các nhà mạng có nhiều người sử dụng như Viettel, Vinaphone, Mobiphone,... để dễ dàng thu hút khách hàng hơn.

Bạn cũng có thể lựa chọn mở cửa hàng sim thẻ kinh doanh nhiều loại sim thẻ khác nhau. Với hình thức này, bạn cần nhập sim thẻ với nhiều mệnh giá khác nhau từ nhiều nhà mạng khác nhau để đáp ứng nhu cầu khách hàng, đặc biệt là các nhà mạng có số lượng người dùng lớn như Vinaphone, Viettel, Mobiphone,...

Mở cửa hàng sim thẻ cần nhập đa dạng các loại sim thẻ từ nhiều nhà mạng khác nhau

Mở cửa hàng sim thẻ cần nhập đa dạng các loại sim thẻ từ nhiều nhà mạng khác nhau

6.3. Quảng bá cho cửa hàng sim thẻ

Để thu hút khách hàng và tăng doanh thu, bạn cũng cần tổ chức các chương trình khuyến mãi khủng cho thẻ cào cũng như sim số. Số lượng các nhà bán sim thẻ hiện nay rất nhiều, vì vậy, nếu như không có các chương trình giảm giá, sẽ rất khó để bạn có thể cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường.

Xem thêm: 7 chương trình khuyến mãi hay nhất trong marketing

Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng các kênh mạng xã hội phổ biến hiện nay như Facebook, Zalo,... để quảng bá cho cửa hàng sim thẻ. Kết hợp thêm kênh bán online sẽ giúp bạn tiếp cận thêm nhiều khách hàng ở phạm vi rộng hơn và tăng trưởng doanh thu nhanh chóng.

Có thể thấy, việc mở cửa hàng sim thẻ là một hình thức kinh doanh khá đơn giản mà lại có thể đem tới lợi nhuận cao với mức vốn hợp lý. Bài viết trên đã tổng hợp đầy đủ kinh nghiệm quan trọng khi đăng ký kinh doanh cũng như một vài lưu ý để mở cửa hàng sim thẻ thành công. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp bạn hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh của mình. Chúc các bạn thành công! Nếu có thắc mắc, vấn đề gì không biết hay chưa rõ, hãy liên hệ với chúng tôi thông qua hotline 1900 2812 để nhận được câu trả lời giải đáp, hỗ trợ nhanh nhất.

Đọc ngay: 3 mẫu tin nhắn quảng cáo BĐS ấn tượng

social
5/5 (1 vote)

Nhanh.vn - Phần mềm bán hàng đa kênh

Tốt nhất, được sử dụng nhiều nhất
Hơn 100.000 cửa hàng đã tin dùng
Dùng thử miễn phí

CÔNG TY CỔ PHẦN NHANH.VN

Địa chỉ: 102 Thái Thịnh, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Số Giấy CNĐKDN: 0108824877, đăng kí lần đầu ngày 17/07/2019. Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội - Phòng đăng kí kinh doanh

Địa chỉ văn phòng:

Tầng 3, Hà Thành Plaza, 102 Thái Thịnh, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Hà Nội

Tầng 3, Số 70 Lữ Gia, Phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Tài khoản ngân hàng:

Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank)

Số tài khoản: 22823456666

Chủ tài khoản: Công ty cổ phần Nhanh.vn

Tải mobile app: Nhanh.vn

Nhanh.vn Android App Nhanh IOS App

Tài liệu cho developer

API Documentation

Lĩnh vực kinh doanh:

- Phần mềm quản lý bán hàng

- Thiết kế website

- Cổng vận chuyển

Điều khoản và chính sách và chính sách sử dụng các dịch vụ phần mềm