TIN TỨC
Danh mục
Bài viết mới nhất

[2024] Hướng dẫn mở cửa hàng bán đồ Phật giáo thành công từ A-Z

2024-01-01

Tại Việt Nam, nhu cầu mua sắm đồ thờ cúng tương đối lớn. Vì vậy, kinh doanh lĩnh vực này là 1 ý tưởng không tồi và tiềm năng. Bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc mở cửa hàng bán đồ Phật giáo thành công từ A-Z. Hãy cùng Nhanh.vn tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

[2024] Hướng dẫn mở cửa hàng bán đồ Phật giáo thành công từ A-Z

1. Tiềm năng phát triển khi kinh doanh đồ Phật giáo tại Việt Nam

Có thể nói kinh doanh đồ Phật giáo tại Việt Nam được đánh giá là 1 lĩnh vực tiềm năng và còn tiếp tục phát triển trong tương lai. Và đây cũng sẽ là một cơ hội tốt nếu ai biết nắm bắt thị trường, đặc biệt là những người am hiểu về Phật giáo, tâm linh, tín ngưỡng,...

Đầu tiên, tại Việt Nam thì Phật giáo là tôn giáo lớn nhất và ngay cả khi các bạn không theo tôn giá nào thì  các hoạt động tín ngưỡng liên quan đến Phật giáo, như đi chùa, ăn chay,... vẫn được thực hiện thường xuyên. Đồng thời, phong tục tập quán “Thờ cúng tổ tiên” của dân tộc ta luôn là 1 nét đẹp văn hóa truyền thống từ xa xưa đến nay. Bên cạnh đó, ở nước ta mọi người luôn quan niệm thờ cúng thần phật để cầu bình an và làm ăn phát lộc phát tài.

Không những vậy, tệp khách hàng trong lĩnh vực này cũng rất đa dạng và phong phú. Không chỉ đơn thuần là những người trung niên mà còn thu hút cả các bạn trẻ nhờ những bài kinh, bài giảng Phật pháp thấm đẫm nhiều triết lý sâu sắc. Rất nhiều bạn trẻ tìm đến Phật giáo như một nơi để giải tỏa căng thẳng và những áp lực trong cuộc sống. Đồng thời cũng là cơ hội học thêm về cách đối nhân xử thế và hoàn thiện bản thân mình hơn. Chính vì vậy, các khóa tu vào các dịp hè được rất nhiều giới trẻ hưởng ứng và tham gia cũng như nghe Phật pháp hay ăn chay để thanh lọc cơ thể.

Tiềm năng phát triển khi kinh doanh đồ Phật giáo tại Việt Nam

Tiềm năng phát triển khi kinh doanh đồ Phật giáo tại Việt Nam

Tiếp đến, một đối tượng nữa cũng rất quan tâm đến lĩnh vực Phật giáo đó chính là các chủ kinh doanh. Kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, người dân có của ăn của đề và vốn làm ăn. Những người kinh doanh tại Việt Nam luôn coi trọng yếu tố tín ngưỡng tâm linh, coi đây như một cách để cầu mong mọi kế hoạch diễn ra thuận lợi.

Nói tóm lại, kinh doanh mở cửa hàng bán đồ Phật giáo là 1 sự lựa chọn khá tiềm năng. Bởi lẽ, nhu cầu tiêu dùng ổn định và vẫn đang phát triển. Thế nhưng, không phải ai thực hiện cũng thành công,đặc biệt là những người mới hay thiếu kinh nghiệm. Do đó, cần có những kế hoạch rõ ràng và chi tiết để việc kinh doanh được thuận lợi và suôn sẻ.

Xem thêm: Top 5 vật phẩm phong thủy hút tài lộc 2024 kinh doanh thuận lợi

2. Hồ sơ, thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng văn hóa phẩm Phật giáo

Vậy mở cửa hàng bán đồ Phật giáo thì có cần đăng ký kinh doanh không? Câu trả lời là có, bởi đây là quy định của pháp luật Việt Nam. Chỉ có một số trường hợp không bắt buộc đăng ký kinh doanh như hộ gia đình làm nông, bán hàng rong, làm thời vụ hoặc làm dịch vụ thu nhập thấp. Mà cửa hàng bán đồ Phật giáo không thuộc các trường hợp trên nên sẽ phải đăng ký kinh doanh theo thủ tục.

Hồ sơ đăng ký kinh doanh cửa hàng Phật giáo

Chủ cửa hàng kinh doanh đồ Phật giáo có thể đăng ký theo hình thức hộ kinh doanh cá thể hoặc doanh nghiệp. Về cơ bản thì các bạn khi đăng ký kinh doanh cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị cấp giấy phép kinh doanh cho cửa hàng bán đồ Phật giáo.
  • Bản sao CCCD/CMT của chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp.
  • Hợp đồng thuê mặt bằng mở cửa hàng Phật giáo hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Một số thông tin khác như vốn điều lệ (với công ty), giấy tờ chứng minh nhân thân của các thành viên hộ kinh doanh, văn bản ủy quyền,...
Hồ sơ, thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng văn hóa phẩm Phật giáo

Hồ sơ, thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng văn hóa phẩm Phật giáo

Thủ tục đăng ký kinh doanh đồ Phật giáo

Sau khi các bạn đã chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ thì sẽ nộp lên cơ quan có thẩm quyền tại địa phương. Đó chính là Phòng Kế hoạch Tài chính cấp huyện hoặc Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, thành phố. Và trong vòng 3 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ trả lời và đưa kết quả, nêu rõ lý do nếu trong trường hợp bị từ chối.

Nhìn chung, khi mở cửa hàng bán đồ Phật giáo thì các bạn nên thuê một đơn vị thứ ba có chuyên môn hơn để thực hiện giúp có thể là văn phòng luật sư,... Điều này sẽ giúp thủ tục diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng, không làm ảnh hưởng đến kế hoạch và tránh những rắc rối phát sinh thời gian sau.  

Tối ưu quản lý bán hàng đồ Phật giáo

Tiết kiệm tối đa thời gian vận hành

nhận tư vấn ngay

3. Chi phí mở cửa hàng bán đồ Phật giáo là bao nhiêu?

Chi phí mở cửa hàng bán đồ Phật giáo là bao nhiêu. Đây chắc hẳn là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc và mong muốn tìm lời giải đáp. Trên thực tế, chi phí để mở cửa hàng sẽ không ấn định ở 1 con số  không có một đáp án đúng nhất cho câu hỏi trên, mà sẽ phụ thuộc nhiều vào quy mô kinh doanh và phân khúc lựa chọn. Chẳng hạn như bạn có ý định bán đồ Phật giáo cao cấp thì số vốn đương nhiên nhiều hơn so với phân khúc bình dân và trung bình.

Vì vậy, tiền nhập hàng khi mở cửa hàng bán đồ Phật giáo có thể dao động từ 70 - 150 triệu, thay đổi tùy theo chất lượng và quy mô mà bạn lựa chọn. Ngoài chi phí trên, thì các bạn cần phải đầu tư thuê về mặt bằng, thiết kế cửa hàng, thuê nhân viên, cũng như triển khai chương trình Marketing,..

Chi phí mở cửa hàng bán đồ Phật giáo là bao nhiêu?

Chi phí mở cửa hàng bán đồ Phật giáo là bao nhiêu?

Với những người có số vốn hạn chế thì có thể tham khảo cách kinh doanh online với những sản phẩm giá trung bình như kinh Phật, đài niệm Phật, tranh sách,... Tượng Phật và chuông mõ pháp khí là mặt hàng giá trị cao và thường thì khách hàng sẽ muốn xem tận mắt, phù hợp hơn với mô hình bán hàng trực tiếp.

Tham khảo: 14+ ý tưởng kinh doanh thời vụ "hốt bạc" hiệu quả nhất

4. Kinh nghiệm mở cửa hàng bán đồ Phật giáo thành công nhất

4.1 Nghiên cứu thị trường

Bước đầu tiên để mở cửa hàng kinh doanh đồ Phật giáo là nghiên cứu thị trường. Đây cũng được đánh giá là bước quan trọng quyết định sự thành công của cửa hàng. Các bạn cần tìm hiểu xu hướng thị trường hiện nay là gì, yếu tố vĩ mô khác có thể ảnh hưởng, như sức khỏe nền kinh tế, pháp luật,...

Bên cạnh đó, cần nghiên cứu về các đối thủ cạnh tranh kinh doanh cùng lĩnh vực. Bao gồm các cửa hàng trong khu vực mà mình định mở, cửa hàng bán online cùng nền tảng hay cùng phân khúc khách hàng,... Một số câu hỏi cần trả lời để có thể đưa ra những kết luận như đối thủ có đang hoạt động tốt không, đang nhập những sản phẩm nào, các chương trình Marketing ra sao,... Từ đó, các bạn tự đúc kết ra những kinh nghiệm cho cửa hàng của mình và tạo điểm khác biệt để cạnh tranh với đối thủ.

Tiếp đến, sau khi đã hoàn tất nghiên cứu thị trường thì sẽ cần xác định chính xác tệp khách hàng mà mình muốn hướng tới là ai. Các bạn hãy xác định phân khúc khách hàng mình hướng tới, dựa trên độ tuổi, mức thu nhập, nơi sinh sống,... Sau đó, hãy tìm hiểu kỹ tâm lý và hành vi mua hàng của những khách hàng nay, phục vụ hoạt động Marketing.

Kinh nghiệm mở cửa hàng bán đồ Phật giáo thành công nhất

Kinh nghiệm mở cửa hàng bán đồ Phật giáo thành công nhất

4.2 Lựa chọn mặt hàng kinh doanh

Hiện nay, mặt hàng về đồ thờ cúng vô cùng đa dạng như đồ thờ cúng (ấm chén, bát hương, chân nến, đèn thờ, mâm bồng,…), phụ kiện trang trí (vòng tràng,…) các loại tượng (tượng phật, tượng chân dung,…). Chính vì thế các bạn cần xác định xem mình sẽ lựa chọn mặt hàng nào để kinh doanh. Nhờ bước nghiên cứu thị trường giúp các bạn biết được đối tượng khách hàng mà mình hướng tới là ai để kinh doanh mặt hàng đáp ứng được nhu cầu của họ. Đây sẽ là bước đệm giúp các bạn có thể lên kế hoạch marketing, quảng bá cho sản phẩm của cửa hàng mình.

4.3 Lựa chọn mặt bằng bán đồ Phật giáo

Như chúng ta đã biết thì trong kinh doanh yếu tố phong thủy là vô cùng quan trọng và được nhiều người quan tâm. Do đó, lựa chọn được mặt bằng kinh doanh tốt sẽ cần phải dựa vào nhiều yếu tố khác nhau như: Sự phù hợp với điều kiện tài chính và số vốn hiện có của các bạn, dự đoán được khả năng tiêu thụ cũng như mức thu nhập của cư dân xung quanh và địa bàn khu vực lân cận,…

Tiếp đến, vị trí để mở cửa hàng cần có minh đường sáng: Minh đường ở đây được hiểu là khoảng trống trước cửa hàng của bạn. Nó được phân định rõ làm 3 phần: Ngoại minh đường, trung minh đường và nội minh đường (nghĩa là ngoài đường, sân trước cửa hàng và trong đại sảnh cửa hàng). Phần này phải đủ rộng thì cửa hàng của bạn mới không bị chèn ép, tụ khí và tài vận sẽ tốt hơn.

Đồng thời, nếu mặt bằng mở cửa hàng kinh doanh đồ Phật giáo của bạn thuận tiện để khách hàng có thể tới mua sắm trực tiếp thì sẽ dễ dàng tìm thấy cũng như tạo điểm cộng trong mắt họ hơn. Chính vì thế, những vị trí ưu tiên để lựa chọn đi mua đồ Phật giáo thường là những cửa hàng ở các con phố thông thoáng, thuận tiện di chuyển và dễ dàng tìm kiếm.

Bài viết liên quan: Chi tiết cách kinh doanh quán ăn chay thành công dễ nhất

4.4 Thiết kế và trang trí cửa hàng

Sau khi các bạn đã chọn được mặt bằng để kinh doanh thì cần phải thiết kế và trang trí cho cửa hàng của mình. Với bước này sẽ giúp cho cửa hàng của các bạn trở nên nổi bật cũng như thu hút và hấp dẫn khách hàng hơn. Không những vậy, nó còn giúp khách hàng cảm nhận được sự chuyên nghiệp mà cửa hàng bạn mang lại. Và đây cũng sẽ là 1 lợi thế cạnh tranh của bạn so với các cửa hàng đối thủ khác.

Để có thể làm được như vậy thì đầu tiên, bạn cần bố trí hệ thống đèn cho cửa hàng một cách hợp lý để làm nổi bật lên các sản phẩm được trưng bày ở trong. Tiếp theo, cần sắp xếp sản phẩm với một khoảng cách nhất định và phân loại theo chủng loại và từng kiểu dáng giúp tạo sự thuận tiện khi mua sắm và không gian cho khách hàng trải nghiệm cũng như tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm,...

Bên cạnh đó, có một lưu ý quan trọng nữa đó chính là thiết kế một khu trưng bày đồ thờ đầy đủ như chính ở nhà. Bởi có thể, khách hàng khi lựa chọn sẽ không biết phải mua những gì và sao cho thật hợp lý đầy đủ nhất. Đây cũng sẽ chính là cách gợi ý tinh tế cho khách hàng về những thứ mà trong nhà còn thiếu, cần bổ sung thêm.

Thiết kế và trang trí cửa hàng bán đồ Phật giáo

Thiết kế và trang trí cửa hàng bán đồ Phật giáo

4.5 Tìm nguồn hàng uy tín, chất lượng

Và tiếp theo để có thể mang lại cho khách hàng những sản phẩm chất lượng thì các bạn cần phải tìm kiếm và lựa chọn được nguồn hàng uy tín. Hãy đảm bảo rằng bạn lựa chọn những đơn vị có thương hiệu, phù hợp với phân khúc cũng như đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn đang muốn hướng tới. Đồng thời, cũng cần lựa chọn được mặt hàng kinh doanh phù hợp với số vốn và khả năng tài chính của bạn,... Việc lựa chọn được nguồn hàng chất lượng để mang tới cho khách hàng sẽ giúp họ cảm thấy tin tưởng với cửa hàng của bạn hơn. Từ đó, có thể giới thiệu cho bạn bè, người quen và người thân tới mua hàng giúp các bạn mở rộng thêm tệp khách hàng tiềm năng và tăng thêm khách hàng cũ trung thành.

4.6 Thuê và đào tạo nhân viên

Việc thuê nhân viên sẽ phụ thuộc vào quy mô của cửa hàng và sự phát triển theo thời gian. Về cơ bản, một cửa hàng bán đồ Phật giáo chuyên nghiệp và bàn bản thì sẽ cần những vị trí nhân sự phụ trách như sau: bán hàng, Marketing, kế toán, phụ trách kho hàng, vận chuyển,...

Đối với nhân viên của cửa hàng kinh doanh đồ tâm linh Phật giáo thì cần phải có sự am hiểu về sản phẩm, về lĩnh vực, đặc biệt là vị trí Sale. Bởi đây sẽ là người tiếp xúc và tư vấn trực tiếp cho khách hàng. Đồng thời, cần có thái độ chuyên nghiệp, trang phục gọn gàng, lịch sự, tránh hình ảnh phản cảm vì đây là lĩnh vực về tâm linh.

Không chỉ có vậy, chủ cửa hàng cũng cần phải là người hết sức am hiểu để có thể đào tạo và hướng dẫn cho đội ngũ nhân viên của mình sao cho tư vấn khách hàng nhiệt tình, tốt nhất.

4.7 Xây dựng chiến lược marketing

Xây dựng chiến lược marketing và quảng bá sản phẩm là bước vô cùng quan trọng, nhất là thời điểm khi vừa mới kinh doanh chưa được nhiều người biết tới. Bằng việc này sẽ giúp khách hàng nhận diện thương hiệu một cách dễ dàng cũng như tăng độ phủ sóng hơn.

Dưới đây là một số hình thức marketing, quảng bá hiệu quả mà các bạn có thể tham khảo cho cửa hàng bán đồ Phật giáo của mình:

  • Xây dựng website và fanpage Facebook: Đây được xem là cách làm vô cùng hiệu quả và phổ biến từ trước tới nay. Việc này sẽ giúp các bạn có thể mở rộng được tệp khách hàng cũng như đẩy mạnh bán hàng online;
  • Truyền thông và quảng cáo một cách đa dạng bằng nhiều hình thức như phát tờ rơi xung quanh khu vực cửa hàng, giới thiệu với bạn bè, người thân bằng cách PR nhiệt tình thì họ sẽ được hưởng % chiết khấu khi có khách đến mua hàng;
  • Lên kế hoạch khuyến mãi, giảm giá vào các dịp đặc biệt như Rằm, Mùng 1, Lễ Tết,...

Có thể bạn quan tâm: Những mặt hàng "siêu hời" tháng cô hồn mà dân kinh doanh nên biết

5. Các câu hỏi thường gặp khi mở cửa hàng bán đồ Phật giáo

Các câu hỏi thường gặp khi mở cửa hàng bán đồ Phật giáo

Các câu hỏi thường gặp khi mở cửa hàng bán đồ Phật giáo

5.1 Mở cửa hàng bán đồ Phật giáo cần đóng thuế không?

Câu trả lời là có, sau khi mở cửa hàng bán đồ Phật giáo thì bạn cần phải tiến hành đóng các loại thuế theo quy định của Pháp Luật. Trong trường hợp này, bạn cần phải đóng những loại thuế sau đây:

  • Thuế giá trị gia tăng;
  • Thuế thu nhập cá nhân;
  • Thuế môn bài

Điều này giúp cửa hàng tránh rắc rối không đáng có, cũng như tạo dựng hình ảnh uy tín trong mắt cộng đồng.

5.2 Mở chuỗi cửa hàng bán đồ Phật giáo được không?

Về số lượng cửa hàng: Bạn chỉ có thể mở cửa hàng kinh doanh văn hóa phẩm Phật giáo.

Trong trường hợp nếu bạn muốn mở thêm nhiều cửa hàng khác thì cần tiến hành thành lập công ty theo Luật doanh nghiệp.

5.3 Có nên sử dụng phần mềm bán hàng cho cửa hàng bán đồ Phật giáo không?

Câu trả lời là có, bởi vì phần mềm bán hàng sẽ giúp bạn quản lý hàng hoá, tồn kho, nhập xuất hàng một cách chính xác và nhanh chóng, tránh thất thoát và lãng phí. Hơn nữa, nó sẽ đưa cho bạn một báo cáo doanh thu, chi phí, lợi nhuận, công nợ, khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên, hoa hồng, lương. Giúp bạn theo dõi tình hình kinh doanh của cửa hàng và đưa ra các quyết định kịp thời.

Trên đây là bài viết hướng dẫn mở cửa hàng bán đồ Phật giáo thành công từ A-Z. Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp cho việc kinh doanh của bạn trở nên hiệu quả hơn. Nếu có băn khoăn nào, các bạn đừng ngần ngại để lại ở phần bình luận bên dưới, đội ngũ Nhanh.vn sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất. Chúc các bạn kinh doanh thành công!

social
5/5 (1 vote)

Nhanh.vn - Phần mềm bán hàng đa kênh

Tốt nhất, được sử dụng nhiều nhất
Hơn 100.000 cửa hàng đã tin dùng
Dùng thử miễn phí

CÔNG TY CỔ PHẦN NHANH.VN

Địa chỉ: 102 Thái Thịnh, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Số Giấy CNĐKDN: 0108824877, đăng kí lần đầu ngày 17/07/2019. Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội - Phòng đăng kí kinh doanh

Địa chỉ văn phòng:

Tầng 3, Hà Thành Plaza, 102 Thái Thịnh, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Hà Nội

Tầng 3, Số 70 Lữ Gia, Phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Tài khoản ngân hàng: 19133915566015 - Techcombank

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương

Chủ tài khoản: Công ty cổ phần Nhanh.vn

Tải mobile app: Nhanh.vn

Nhanh.vn Android App Nhanh IOS App

Tài liệu cho developer

API Documentation

Lĩnh vực kinh doanh:

- Phần mềm quản lý bán hàng

- Thiết kế website

- Cổng vận chuyển

Điều khoản và chính sách và chính sách sử dụng các dịch vụ phần mềm