TIN TỨC
Danh mục
Bài viết mới nhất

11 mẹo kinh doanh quần áo cho người mới bắt đầu hiệu quả nhất

2022-11-27

Bạn đang có kế hoạch mở shop bán quần áo nhưng không biết phải cần chuẩn bị những gì? Đừng lo lắng, hãy tham khảo những kinh nghiệm mở shop và 11 mẹo kinh doanh quần áo cho người mới bắt đầu mà phần mềm quản lý shop thời trang Nhanh.vn chia sẻ ngay dưới đây nhé!

kinh daonh quần áo cho người mới

1. Bắt đầu kinh doanh quần áo cần chuẩn bị những gì?

1.1 Bắt đầu lên ý tưởng về cửa hàng

1.1.1 Xác định phong cách cửa hàng

Việc xác định được phong cách thời trang cửa hàng rất quan trọng. “Bán hàng không phải là bán sản phẩm mà là bán phong cách” – Điều các bạn cần nhớ và quyết định xem cửa hàng kinh doanh bán quần áo của mình có gì độc đáo và khác biệt hơn những cửa hàng khác trên thị trường?

Ngay trong bước lập kế hoạch kinh doanh các bạn hãy cân nhắc xem cửa hàng của mình muốn đem lại cho khách hàng cảm giác gì: sang trọng, nữ tính hay mạnh mẽ,…

Xác định phong cách cửa hàng

Xác định phong cách cửa hàng

Phác thảo tầm nhìn và những tưởng tượng đầu tiên về cửa hàng trong tương lai không chỉ giúp bạn tập trung phát triển một cách toàn diện và độc đáo mà còn giúp không đi chệch hướng, phong cách xây dựng ban đầu trong những bước tiếp theo.

1.1.2 Đặt tên cho cửa hàng

Khi lập kế hoạch mở shop quần áo thì việc đặt tên cho cửa hàng cũng là việc hết sức quan trọng. Có nhiều cách đặt tên cửa hàng nhưng hãy lựa chọn những tên ngắn gọn, dễ nhớ và không bị "đụng hàng" với những cửa hàng đối thủ khác.

Những cửa hàng nổi tiếng hiện nay phần lớn đều đặt tên tiếng Anh, đánh vào tâm lý sính ngoại của người Việt như: Daisy, Tinn, May,… Bên cạnh đó, cùng có rất nhiều người chọn những cái tên Việt độc đáo như: Nắng Mai, Mộc,…

Xem thêm: Bí quyết mở shop đồ lót thành công siêu lời không phải ai cũng biết

1.2  Tổng hợp 4 bước lập kế hoạch kinh doanh quần áo cụ thể - chi tiết

1.2.1 Xác định khách hàng mục tiêu

Nếu bạn là người mới trong ngành, bạn sẽ có câu hỏi thường trực là mở shop thời trang cần gì? Trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh quần áo thì việc đầu tiên là phải xác định được khách hàng mục tiêu mà bạn muốn hướng tới là ai.

Theo kinh nghiệm kinh doanh của người đi trước thì không nên quá tham lam nhắm vào nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Bởi bạn hoàn toàn không có đủ thời gian để có thể lựa chọn sản phẩm cho quá nhiều đối tượng và lứa tuổi.

Chính vì vậy, bạn cần phải xác định mình sẽ mở cửa hàng bán quần áo nam hay nữ, bán cho học sinh, sinh viên hay dân công sở, đi làm, hướng tới đối tượng thu nhập cao, trung bình hay thấp.

Đây cũng là bước rất quan trọng bởi sẽ quyết định số vốn bạn phải bỏ ra, nguồn hàng, cách trang trí shop quần áo,...

1.2.2 Nghiên cứu thị trường

Đối thủ đang làm như thế nào

Người Việt có câu châm ngôn: “Buôn có bạn, bán có phường”, hãy tìm hiểu xem ở ngoài kia, người ta đang bán như thế nào, chất lượng, kiểu dáng ra sao, chất liệu có đảm bảo. Từ đó bạn hãy đánh giá và rút kinh nghiệm cho mô hình shop quần áo của mình nhé.

Trong đó cụ thể xác định được đối tượng khách hàng cũng như nhu cầu thị yếu của thị trường. Nếu bạn có suy nghĩ rằng tất cả mọi đối tượng đều là khách hàng của bạn, thì bạn đang đi sai hướng.

Nhờ vào bước xác định đối tượng, bạn có thể tập hợp được thông tin tệp khách hàng ví dụ như lứa tuổi, sức mua, thói quen và số lượng của nhóm khách hàng tiềm năng.

Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường

Phân tích cạnh tranh

Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường, bạn nên học tập, tìm hiểu thông tin về kiến thức ngành ví dụ như tìm đọc các tài liệu kinh doanh, xu hướng của ngành thời trang. Chủ động tìm kiếm các đầu mối tại chợ, các nguồn hàng uy tín. Phân tích các thế mạnh, khó khăn, cơ hội và độ canh tranh cho cửa hàng của bạn.

Xem thên: TOP 7 phần mềm bán hàng quần áo trẻ em miễn phí tốt nhất

1.2.3 Xác định chi phí, số vốn cần có khi mở cửa hàng

Việc xác định chi phí mở shop quần áo là bước rất quan trọng khi lập kế hoạch kinh doanh quần áo. Dù bạn có bao nhiêu vốn đầu tư kinh doanh đi chăng nữa thì nên dành ra 50% số vốn mình có để lấy đợt hàng đầu tiên.

Theo kinh nghiệm của các chủ shop thời trang, bạn nên chuẩn bị vốn dự phòng để đề phòng những trường hợp rủi ro bất ngờ có thể xảy ra khi thực hiện giấc mơ kinh doanh của mình. Trong trường hợp chưa chuẩn bị đủ số vốn, chủ shop có thể vay vốn kinh doanh để xoay sở.

Tiền mở cửa hàng

  • Nếu bạn mở cửa hàng kinh doanh online thì vốn tối thiểu sẽ từ 30 đến 60 triệu, còn bạn mở cửa hàng ở khu tập trung buôn bán quần áo thì bạn nên mở một cửa hàng nhỏ với số vốn từ 60 đến 90 triệu.

Đầu tư thiết bị bán hàng

  • Đầu tư một phần mềm quản lý bán hàng cũng là một yếu tố quan trọng. Đặc thù của những sản phẩm thời trang là sự đa dạng mẫu mã, màu sắc và size số đo, vì vậy sử dụng phần mềm để có thể chọn hàng nhanh tư vấn cho khách.

Mua giá kệ để hàng

  • Kinh doanh cửa hàng quần áo thì chi phí đầu tư ban đầu cho giá kệ thời trang sẽ khá tốn kém. Để tiết kiệm chi phí, thời gian đầu bạn nên sử dụng móc treo thời trang trên tường hoặc kệ treo quần áo dưới mặt sàn hoặc tìm mua giá kệ cũ thanh lý ở những cửa hàng thời trang khác nhé!

Xem thêm : Top 10 phần mềm bán hàng thời trang tốt nhất

1.2.4 Tìm nơi nhập hàng giá cả phù hợp và chất lượng

Ban sẽ có ưu thế hơn đối thủ nếu bạn tìm được và biết mình sẽ nhập hàng ở đâu về bán, nguồn hàng ở đâu là uy tín, chất lượng nhưng giá cả phải hợp lý để bạn có thể thu được lợi nhuận khi kinh doanh. Vì vậy, trong bản kế hoạch kinh doanh shop thời trang mà bạn lập ra, hãy xác định rõ nhà cung cấp hay nơi bạn sẽ lấy hàng.

  • Tự thiết kế hàng thời trang
  • Lấy hàng tại xưởng may
  • Nhập hàng từ bên Trung
  • Tìm sỉ trong nước

1.3 Lựa chọn mặt bằng mở cửa hàng kinh doanh quần áo

Lựa chọn mặt bằng mở cửa hàng

Lựa chọn mặt bằng mở cửa hàng

1.3.1 Lựa chọn vị trí cửa hàng ở các khu buôn bán trung tâm

Chúng ta thường hay có thói quen mua sắm ở những khu vực buôn bán tập trung dành riêng cho từng mặt hàng. Những nơi này tập trung nhiều cửa hàng với đa dạng chủng loại hàng hóa, lưu lượng khách qua lại lớn.

Tuy nhiên, để có được những vị trí đó, bạn cần phải bỏ ra chi phí khá lớn, do đó hãy tùy theo vào số lượng vốn của cá nhân mình để lựa chọn.

1.3.2 Mở cửa hàng gần với các khu tập trung đông dân cư

Nếu bạn không có đủ chi phí để thuê mặt bằng tại những khu vực ở trên thì có thể tham khảo lựa chọn ở các nơi có trình độ dân trí cao, dân cư đông đúc.

Bạn cần tìm hiểu thêm về thói quen mua sắm, sở thích, mức sống cũng như cơ cấu dân số để đánh giá và lựa chọn được địa điểm tốt nhất giúp cho công việc kinh doanh của mình thuận lợi và phát đạt hơn.

1.3.3 Lựa chọn vị trí đặt cửa hàng có cơ sở hạ tầng hợp lý

Cơ sở hạ tầng là một trong những điều kiện góp phần thúc đẩy phát triển kinh doanh hiệu quả hơn.

Giao thông và đường xá cũng là điều cần lưu ý, đảm bảo cửa hàng có nơi đỗ xe thuận tiện. Khách hàng thường thích các cửa hàng có bãi đỗ xe phía trước rộng rãi và an toàn để đến mua sắm.

Tìm hiểu thêm: Mở Shop Quần Áo Nam không khó nếu bạn có những kinh nghiệm này

1.4 Đồng bộ thiết kế cửa hàng

Đồng bộ thiết kế cửa hàng

Đồng bộ thiết kế cửa hàng

1.4.1 Trang trí cửa hàng

  • Mặt bằng: Tùy vào mô hình kinh doanh shop thời trang mà bạn sẽ có chi phí đầu tư ban đầu để trang trí cho phù hợp. Đây là khoản chi phí cố định lớn nhất mà bạn phải đầu tư, vì vậy hãy cân nhắc thật kĩ
  • Thiết kế nội thất: Giá kệ thời trang, móc treo, ánh sáng, bàn thu ngân, máy tính và thiết bị bán hàng. Bên cạnh đó là hệ thống camera an ninh giúp bạn có thể quan sát cửa hàng ngay cả khi không có mặt ở đó.
  • Thiết kế ngoại thất: Băng rôn, quảng cáo biển hiệu, đèn led trên từng khu vực sản phẩm cho sinh động

1.4.2 Sắm thiết bị và tiến hành tuyển nhân viên

Sau khi đã liệt kê chi tiết danh sách cần mua sắm cho cửa hàng, bạn chỉ cần tìm chỗ mua, thi công và lắp đặt để hoàn thiện.

Nếu mở cửa hàng quy mô vừa và nhỏ thông thường 1 ca làm việc sẽ cần thuê từ  1 đến 2 nhân viên kiêm cả việc kiểm kho, bán hàng và thu ngân. Còn với những cửa hàng lớn thì sẽ cần từ 2-4-5 bạn và còn tùy thuộc vào việc bạn chia các ca làm việc cũng như tuyển nhân viên part-time hay full-time.

1.4.3 Sẵn sàng cho hàng hóa lên kệ 

Sau khi bạn nhập hàng về, bạn cần phân loại hàng hóa và nhập số liệu vào hệ thống bán hàng, dán mã vạch cho các sản phẩm để đảm bảo quy trình thanh toán tự động cho khách hàng.

Đọc thêm : 7 kinh nghiệm xương máu mở shop thời trang đắt khách nhất

1.5 Tiến hành khai trương cửa hàng

Tiến hành khai trương cửa hàng

Tiến hành khai trương cửa hàng

1.5.1 Chú ý đến thời điểm khai trương

Khi chọn thời điểm khai trương, chủ shop nên chú ý tới các nhân tố "thiên thời, địa lợi, nhân hoà". Tức là thời tiết ngày hôm đó sẽ như nào, nên chọn thời gian trong tuần hay cuối tuần để phù hợp với khách hàng trong khu vực bạn khai trương...

Nếu định mở cửa hàng vào mùa hè thì thời điểm tốt nhất là tháng 4 khi đầu hạ chưa quá nắng gắt, còn mùa đông vào khoảng tháng 9, 10, đây là lúc thời điểm giao nên thích hợp để thu hút người dùng bằng mẫu mã thu đông mới và kích cầu các chương trình khuyến mãi dịp ngày lễ cuối năm.

1.5.2 Tạo sự chú ý cho khách hàng

Bạn cũng phải đẩy mạnh các chiến dịch tiếp thị để khách hàng biết tới ngày khai trương này của shop. Ví dụ như phát tờ rơi, gửi email marketing, chạy quảng cáo Facebook…

Bên cạnh đó, trang trí bên ngoài cửa hàng, tổ chức sự kiện khai trương (băng rôn, âm nhạc,…) để mọi người xung quanh nhận biết được thời gian khai trương cửa hàng

1.5.3 Tổ chức quảng cáo, chương trình khuyến mãi

Ngay từ trước khi khai trương cửa hàng, những ý tưởng quảng cáo đã cần được lên kế hoạch kĩ lưỡng trong kế hoạch kinh doanh thời trang của bạn, lộ trình cụ thể các chương trình khuyến mại trong ít nhất 3 tháng đầu để có lượng khách ổn định.

Về quảng cáo, hình thức phổ biến nhất hiện nay có thể dễ tìm thấy là phương thức trực tuyến trên các mạng xã hội như Facebook, Instagram, hay thời gian gần đây nền tảng hot TikTok,… hoặc chạy quảng cáo hiển thị, tìm kiếm của Google.

Tham khảo: Bí quyết mở shop bán đồ thể thao đông khách, lợi nhuận cao

2. 11 mẹo kinh doanh quần áo cho người mới bắt đầu hiệu quả nhất

Dưới dây nhanh.vn đã tổng hợp 11 mẹo kinh doanh quần áo cho người mới bắt đầu các bạn có thể tham khảo.

2.1 Nghiên cứu thị trường

Hãy đảm bảo chắc chắn bạn đã có cho mình vốn hiểu biết nhất định về thị trường quần áo mà bạn chuẩn bị bắt đầu kinh doanh. Khảo sát, đánh giá bắt đầu bằng nơi bạn sinh sống, nhu cầu mua sắm quần áo của thị trường thế nào? Sau đó là cập nhật các xu hướng trong nước và mở rộng ra quốc tế.

Hãy tìm hiểu về các thương hiệu, cửa hàng thời trang kinh doanh thành công, có thâm niên. Đặt câu hỏi mô hình kinh doanh của họ có điểm gì đặc biệt mà mình học hỏi được.

2.2 Lên kế hoạch cho mọi thứ

Trước khi bắt đầu bắt tay vào kinh doanh quần áo, bạn cần có một kế hoạch cụ thể và rõ ràng cho những đầu việc cần làm. Một số thứ quan trọng cần phải quyết định như phân loại thời trang nào bạn sẽ bán, thị trường bạn đang nhắm tới ở đâu, đối tượng là ai, mô hình shop quần áo bạn dự định sẽ bán online hay phát triển cả cửa hàng để khách tới trải nghiệm.

Lên kế hoạch cho chiến lược quảng cáo, marketing trên cả các kênh miễn phí và trả phí để đưa thương hiệu bạn đến gần hơn với người tiêu dùng.

Tham khảo: Mở cửa hàng thời trang đắt khách như tôm tươi cần chuẩn bị gì?

2.3 Thấu hiểu đối thủ

Bạn luôn phải hiểu rõ các sản phẩm của mình đang cạnh tranh với dòng sản phẩm nào, hãng nào là đối thủ trực tiếp và hãng nào là đối thủ gián tiếp. Những thứ bạn cần phải theo dõi đối thủ liên tục như bộ sưu tập quần áo họ mới ra mắt, giá cả và các chương trình khuyến mại, qua đó mà bạn có thể đưa về các ý tưởng mới thực hành trong công việc kinh doanh quần áo của mình.

Thấu hiểu đối thủ

Thấu hiểu đối thủ

Hãy dành tặng cho đối thủ nút “like” theo dõi của bạn trên Facebook hay Instagram.

2.4 Bán những sản phẩm khách hàng muốn mua

Đôi khi thẩm mỹ và phong cách ăn mặc của cá nhân bạn chưa chắc đã phù hợp với đại đa số nhóm khách hàng mục tiêu bạn muốn bán.

Vậy nên thay vì quyết định nhập hàng hay tự thiết kế các sản phẩm chủ quan theo ý mình, bạn nên nên nghiên cứu cụ thể nhu cầu của khách hàng là gì.

Ví dụ như khách hàng hay có nhu cầu mua sắm theo trend. Điều này đem lại nhiều lợi ích cho chủ cửa hàng, nhất là khi khách hàng hay chạy theo những trend thời trang mới, hoặc vào dịp lễ hội đặc thù như Valentine hay 20/10,...

2.5 Nắm rõ bức tranh tài chính

Khi bạn đã đề ra được các kế hoạch cụ thể, thì chi phí để thực hiện được các kế hoạch đó là câu hỏi cần được giải đáp tiếp theo. Khi bạn bắt đầu thiết kế, sản xuất rồi đem bán sản phẩm áo thun, bạn cần sát sao liên tục theo dõi các chi phí mà mình sẽ và đang phải bỏ ra.

Những chi phí bạn có thể tham khảo như: tem mác, hộp đựng, chi phí vẫn chuyển, và kho bãi nếu có cần được liệt kế một cách cụ thể. Bởi lẽ chỉ có liệt kê ra bạn mới có được cách tối ưu chúng xuống mức thấp nhất mà vẫn đảm bảo không mất đi chất lượng.

Đọc thêm: 5 lưu ý giúp bạn quản lý shop thời trang hiệu quả hơn 2024

2.6 Đưa ra chiến lược quảng bá

Đối với các cửa hàng kinh doanh quần áo mới, bạn có thể sử dụng các cách quảng cáo như Facebook Ads, Google Ads và quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội. Bạn cũng có thể tham khảo cách kinh doanh quần áo của những thương hiệu lớn như chiến dịch tặng miễn phí, bán giá ưu đãi cho những chiếc áo có in logo của bạn để tăng độ phủ của thương hiệu.

Đưa ra chiến lược quảng bá

Đưa ra chiến lược quảng bá

Có rất nhiều cách để khiến khách hàng cảm thấy thu hút và lựa chọn mua hàng của bạn. Đừng ngần ngại thử cách mới, khác lạ bởi vì chỉ có thử bạn mới biết liệu cách làm đó có hiệu quả hay không. Ngoài ra, cần phải có sự cân bằng giữa chi phí marketing và các chương trình giảm giá, tặng quà để đảm bảo bạn không tiêu quá chi phí đầu tư vào thương hiệu.

2.7 Tìm kiếm đối tác

Bạn có thể tự kinh doanh nhưng cũng có thể tìm kiếm những đối tác cùng chung tầm nhìn và đam mê để tối ưu nguồn vốn và tầm nhìn thương hiệu, tạo đà cho thương hiệu dễ đạt được những mục tiêu một cách hiệu quả hơn. Các đối tác có thể là từ bạn bè hoặc đồng nghiệp, những người mà bạn có thể tin tưởng.

Đi một mình có thể giúp bạn đi nhanh, nhưng để có được sự bền vững, bạn cần người cùng.

2.8 Xác định mục tiêu kinh doanh

Bạn dự định bán bao nhiêu mẫu áo trong năm nay? Thế còn tháng này, quý này? Rất nhiều người mới trong lĩnh vực kinh doanh quần áo thường coi nhẹ hoặc quên mất việc đặt ra các mục tiêu này. Cũng có những người thì quá sợ cảm giác đặt ra mục tiêu mà không đạt được chúng.

Mong bạn không mắc phải những lỗi cơ bản đó. Việc đặt ra các mục tiêu chính, và các mục tiêu phụ sẽ thúc đẩy bạn vẽ ra các hành động cụ thể và hành động để đạt tới mục tiêu.

Xem thêm: Mách bạn 22 chương trình khuyến mại siêu hấp dẫn giúp shop thời trang tăng doanh số ầm ầm

2.9 Đừng từ bỏ ngay cả khi không bán được gì trong ngày đầu tiên

Đừng vội bỏ cuộc, hãy nhìn lại thật kỹ xem mình đang sai ở đâu. Thiết kế sản phẩm này còn lỗi, màu áo này đã hết hot, chiến lược giá này quá cao không phù hợp với khách hàng mục tiêu và vô số những thứ khác nữa. Bạn chỉ mới bắt đầu, đừng vội nhụt chí. Người chiến thắng không bao giờ từ bỏ, và người từ bỏ sẽ không bao giờ chiến thắng.

Ngã từ đâu đứng lên từ đó, kiên trì nghiên cứu lại mô hình kinh doanh quần áo mình đang áp dụng. Trả lời các câu hỏi fanpage và quảng cáo của mình liệu có đang hoạt động hiệu quả hay không, có nên thuê agency quảng cáo bên ngoài để tối ưu chương trình..

Cân nhắc việc so sánh độ hiệu quả với cả đối thủ để biết được nguyên do có phải từ nhu cầu thị trường đột nhiên suy giảm hay không.

2.10 Giữ vững tinh thần

Nếu như bạn kinh doanh quần áo mà lại theo kiểu đánh nhanh rút gọn thì sẽ rất khó để có được thành công. Hãy yêu và đam mê những gì bạn làm và làm những gì bạn yêu để có thể gắn bó lâu dài vững bền với thị trường.

Đam mê của bạn sẽ thể hiện trong mọi thứ về cửa hàng, thương hiệu và sản phẩm, dịch vụ mà bạn đem tới cho khách hàng.

Đọc thêm : 5 cách bán quần áo online không cần vốn hiệu quả nhất 2024

2.11 Trau dồi kỹ năng bán hàng

Kỹ năng bán hàng được xem là một trong những yếu tố quan trọng trong ngành thời trang. Nó quyết định đến việc khách hàng của bạn có mua hàng hay không, thậm chí mua nhiều hay ít, đặc biệt là có quay lại những lần sắp tới trong tương lai hay không.

Trau dồi kỹ năng bán hàng

Trau dồi kỹ năng bán hàng

Đầu tiên hãy trau dồi cho mình kiến thức cơ bản về thời trang bao gồm từ chất liệu, màu sắc và cách phối đồ.

Tiếp theo, rèn luyện cho bản thân để có thể nhận biết và nhìn ra được gu thời trang của khách hàng. Nếu bạn là người tư vấn khéo léo, họ sẽ coi bạn như một stylist và chắc chắn sẽ ghé qua cửa hàng của bạn thường xuyên.

Luôn hiểu rằng tư vấn bán hàng chính là lắng nghe và chủ động làm thân với khách hàng.

Trên đây là bài viết Nhanh.vn đã chia sẻ 11 mẹo kinh doanh quần áo cho người mới bắt đầu hiệu quả nhất. Hy vọng bài viết sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích về kinh nghiệm khi mở shop quần áo cho bạn đọc. Chúc các bạn kinh doanh thành công!

social
5/5 (1 vote)

Nhanh.vn - Phần mềm bán hàng đa kênh

Tốt nhất, được sử dụng nhiều nhất
Hơn 100.000 cửa hàng đã tin dùng
Dùng thử miễn phí

CÔNG TY CỔ PHẦN NHANH.VN

Địa chỉ: 102 Thái Thịnh, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Số Giấy CNĐKDN: 0108824877, đăng kí lần đầu ngày 17/07/2019. Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội - Phòng đăng kí kinh doanh

Địa chỉ văn phòng:

Tầng 3, Hà Thành Plaza, 102 Thái Thịnh, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Hà Nội

Tầng 3, Số 70 Lữ Gia, Phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Tài khoản ngân hàng: 19133915566015 - Techcombank

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương

Chủ tài khoản: Công ty cổ phần Nhanh.vn

Tải mobile app: Nhanh.vn

Nhanh.vn Android App Nhanh IOS App

Tài liệu cho developer

API Documentation

Lĩnh vực kinh doanh:

- Phần mềm quản lý bán hàng

- Thiết kế website

- Cổng vận chuyển

Điều khoản và chính sách và chính sách sử dụng các dịch vụ phần mềm