Quản lý vốn hiệu quả cho doanh nghiệp là kế hoạch doanh nghiệp sử dụng vốn chủ sở hữu và quản lý nợ phải trả để đảm bảo các hoạt động kinh doanh luôn được vận hành. Nếu như bạn đang muốn tìm hiểu chi tiết hơn về cách quản lý vốn hiệu quả thì hãy cùng với Nhanh.vn tìm hiểu chi tiết ở bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính [hide]
1. Tầm quan trọng của việc quản lý vốn doanh nghiệp hiệu quả?
Quản lý vốn trong doanh nghiệp là rất quan trọng trong việc quản lý tài chính của một tổ chức hay một công ty nào đó. Dưới đây là những lý do cho thấy tầm quan trọng của việc tại sao phải quản lý vốn doanh nghiệp:
- Việc quản lý vốn doanh nghiệp giúp cho chủ doanh nghiệp đưa ra được những quyết định tài chính thông minh: Khi bạn đã hiểu rõ về cách quản lý vốn, bạn sẽ biết được cách phân bổ nguồn vốn sao cho hợp lý và hiệu quả. Điều này sẽ giúp bạn đưa ra được quyết định tài chính chính xác và tránh được các rủi ro không cần thiết trong quá trình kinh doanh.
- Giúp tăng cường tính cạnh tranh: Hiểu rõ về cách quản lý vốn sẽ giúp các doanh nghiệp tăng cường tính cạnh tranh cao bằng cách sử dụng nguồn vốn hiệu quả. Từ đó sẽ tối ưu hóa được lợi nhuận và giảm thiểu các chi phí phát sinh không đáng có.
- Giúp cải thiện khả năng tái đầu tư: Quản lý vốn giúp bạn đưa ra được những quyết định tài chính vô cùng thông minh, bao gồm cả quyết định về tái đầu tư. Chỉ cần bạn sử dụng nguồn vốn hiệu quả thì bạn có thể đưa ra các quyết định đúng đắn về việc sử dụng nguồn vốn trong tương lai. Và điều này cũng có thể giúp bạn tăng cường khả năng tái đầu tư với tỷ lệ cao.
- Giúp tối ưu hóa lợi nhuận: Việc quản lý vốn hiệu quả có thể giúp cho tối ưu hóa lợi nhuận đồng thời giảm thiểu nhiều chi phí phát sinh và tăng cường tính cạnh tranh cao.
- Giúp định hướng tài chính dài hạn: Hiểu rõ về quản lý vốn sẽ giúp bạn định hướng được tài chính dài hạn cho doanh nghiệp của bạn. Bằng cách sử dụng vốn hiệu quả, bạn có thể đưa ra được các quyết định tài chính đúng đắn và dài hạn.
Quản lý vốn trong doanh nghiệp là rất quan trọng trong việc quản lý tài chính
2. Top 8 cách quản lý vốn hiệu quả cho doanh nghiệp nhất
Dưới đây là 8 cách giúp cho bạn có thể quản lý vốn hiệu quả cho doanh nghiệp một cách tốt nhất:
2.1. Lập kế hoạch xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp
Doanh nghiệp sẽ cần dựa vào những chỉ tiêu tài chính từ các quý trước để từ đó dự đoán được các biến động trong tương lai. Từ đó sẽ dự đoán được chính xác nhu cầu vốn lưu động, mức chênh lệch giữa thực tế và kế hoạch để lập kế hoạch huy động vốn. Và từ kế hoạch huy động vốn, bạn tiếp tục tính toán các con số còn thiếu và lựa chọn ra những kênh huy động vốn phù hợp. Tránh các trường hợp thừa vốn gây lãng phí hoặc thiếu vốn lưu động làm gián đoạn các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp nên lưu ý một số vấn đề sau khi lập kế hoạch xác định nhu cầu vốn lưu động:
- Kế hoạch vốn thì cần phải được căn cứ vào kế hoạch vốn kinh doanh.
- Kế hoạch vốn được lập khi đảm bảo đã phân tích, tính toán chính xác các chỉ tiêu về tài chính, kinh tế, doanh thu của các kỳ, các quý trước.
- Kế hoạch vốn phải được lập khi đã có dự đoán chính xác về tình hình kinh doanh cũng như biến động và khả năng tăng trưởng của thị trường trong năm tới.
Lập kế hoạch xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp
Xem thêm: Vốn kinh doanh là gì? 10 điều bạn cần biết về nguồn vốn kinh doanh
2.2. Chủ động khai thác và sử dụng nguồn vốn lưu động
Khi kinh doanh bất kì một ngành nghề nào thì doanh nghiệp luôn luôn phải xác định được là phải luôn luôn chủ động tìm kiếm nguồn vốn lưu động từ các nguồn vốn khác nhau. Dưới đây là một số nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động từ bên ngoài:
- Vay ngân hàng: Đây là nguồn vốn doanh nghiệp có thể vay bổ sung chứ không phải là nguồn vốn hình thành nên nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp cần thiết thì đây lại là một giải pháp hàng đầu được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.
- Nguồn vốn liên doanh, liên kết: Đây là hình thức hợp tác mà qua đó doanh nghiệp không chỉ tăng được nguồn vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh. Mà thông qua đó còn được học tập kinh nghiệm quản lý, tiếp thu được những tiến độ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ.
- Vốn chiếm dụng: Đây không phải là nguồn vốn huy động mà là về bản chất thì vốn chiếm dụng chính là các khoản nợ mà doanh nghiệp cần phải trả cho người bán hay là người mua phải trả tiền trước.
2.3. Siết chặt công tác quản lý các khoản phải thu, hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng
Trong việc quản lý các khoản phải thu, bạn cần phải lưu ý 4 vấn đề sau:
- Luôn luôn theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu theo thời gian thực, tránh để các khoản thu rơi vào tình trạng khó đòi nợ, gây thất thu cho doanh nghiệp.
- Nên áp dụng các biện pháp tài chính để tiêu thụ các sản phẩm dịch vụ. Đồng thời hạn chế nguồn vốn bị chiếm dụng như chiết khấu thanh toán và các khoản phạt khi vi phạm quá thời hạn thanh toán.
- Cần phải khéo léo để giữ gìn các mối quan hệ với khách hàng, đối tác. Vừa có thể thu được các khoản nợ từ họ mà mối quan hệ kinh doanh vẫn tốt đẹp và phát triển trong tương lai.
- Khi khách hàng mua hàng hoặc thanh toán trước thì phải thanh toán đủ các yêu cầu của doanh nghiệp. Tránh tình trạng bị thất thoát, hỏng hóc hàng hóa dựa trên nguyên tắc” giao trả, trả đủ”.
- Ngoài ra để quản lý tốt các khoản nợ phải thu, thời hạn của các khoản nợ thì rất nhiều doanh nghiệp đã sử dụng phần mềm quản lý bán hàng Nhanh.vn có chức năng quản lý vốn hiệu quả.
Siết chặt công tác quản lý các khoản phải thu, hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng
2.4. Quản lý vốn hiệu quả bằng tiền tạm thời nhàn rỗi
Để hiểu rõ hơn về cách quản lý vốn này, bạn hãy theo dõi ví dụ dưới đây. Nếu như có biện pháp sử dụng hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi, doanh nghiệp sẽ có thể sinh lời bao nhiêu?
Ví dụ, trong năm 2023 lượng tiền của công ty may mặc tập trung chủ yếu tại ngân hàng là 1.510.000.000 tỷ động chiếm tỷ trọng 92.6%. Với số tiền gửi ngân hàng lớn như vậy thì chính doanh nghiệp đã tự đánh mất các cơ hội đầu tư cho các hoạt động kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận hơn như kinh doanh tài chính, mở rộng quy mô,...
Đọc thêm: Hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh
2.5. Quản lý hàng tồn kho và giảm thiểu chi phí lưu kho
Một trong những cách quản lý vốn hiệu quả đó chính là quản lý tốt hàng tồn kho để giảm thiểu chi phí lưu kho không cần thiết. Và để quản lý tốt hàng tồn kho, doanh nghiệp cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
- Kiểm tra kỹ hàng hóa trước khi vào kho để loại bỏ ngay từ đầu những hàng hóa kém chất lượng, tránh để gây những thiệt hại không đáng có cho công ty.
- Thường xuyên kiểm tra sổ sách và có biện pháp giải phóng hàng tồn kho ngay lập tức. Tránh trường hợp hàng hóa bị hỏng hóc, hết hạn tránh gây thiệt hại cho công ty.
- Điều chỉnh kịp thời số lượng nhập hàng dựa vào sự biến động của thị trường cũng như sự thay đổi trong xu hướng của người tiêu dùng.
- Cũng giống như quản lý công nợ, doanh nghiệp cần phải thường xuyên theo dõi hàng tồn kho để biết được số lượng hàng thực tế đang có tại kho. Nếu như vượt quá thì cần phải có những biện pháp xử lý ngay lập tức.
Quản lý hàng tồn kho và giảm thiểu chi phí lưu kho
2.6. Bán hàng tốt để đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Bán hàng tốt có nghĩa là mở rộng hệ thống tiêu thụ, điều này sẽ giúp cho doanh thu được đẩy mạnh đồng thời cũng giúp cho nguồn vốn được tăng cao. Và để mở rộng hệ thống tiêu thụ, doanh nghiệp cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
- Xây dựng và mở rộng thị trường tại những địa điểm khách hàng đang có nhu cầu lớn. Và để biết được đâu là những địa điểm đó thì cần phải thông qua các công tác nghiên cứu thị trường và tìm hiểu thị hiếu của khách hàng.
- Áp dụng chính sách giá cả ưu tiên, điều kiện thanh toán và các phương tiện di chuyển để cung cấp hàng hóa để các đơn vị thường xuyên nhập hàng hay có khoảng cách vận chuyển xa.
- Tăng cường quan hệ hợp tác với nhiều đối tác khác nhau để mở rộng thị trường tiêu thụ. Đồng thời cũng đẩy mạnh công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường và nắm bắt các thị hiếu của khách hàng đồng thời thiết lập mối quan hệ với các hệ thống cửa hàng, đại lý phân phối.
Tham khảo: Vòng quay vốn lưu động là gì? Cách phân loại vốn lưu động trong doanh nghiệp
2.7. Quan tâm đến công tác quản trị rủi ro
Cách cuối cùng để quản lý vốn sao cho hiệu quả nhất đó chính là công tác quản trị rủi ro. Và các biện pháp để phòng ngừa rủi ro bao gồm:
- Doanh nghiệp có thể mua bản hàng hóa đối với những hàng hóa dễ hỏng hóc đang được vận chuyển cũng như đang nằm ở trong kho.
- Trích lập quỹ dự phòng tài chính, quỹ nợ phải thu khó đòi và quỹ dự phòng trong trường hợp cần phải giảm giá bán khi hàng hóa bị tồn kho.
- Cuối kỳ, doanh nghiệp cần phải kiểm tra, rà soát thật kỹ để đánh giá lại chất lượng của vật tư hàng hóa. Đồng thời kiểm tra lại chính xác nguồn vốn lưu động thực tế và đối chiếu với sổ sách kế toán để xử lý chênh lệch.
Quan tâm đến công tác quản trị rủi ro
Đọc thêm: Quản lý nguồn vốn của ngân hàng thương mại và những điều cần biết
2.8. Sử dụng phần mềm quản lý vốn hiệu quả Nhanh.vn
Cuối cùng để quản lý vốn hiệu quả cho doanh nghiệp chính là một phần mềm giúp bạn dễ dàng theo dõi được chính xác nguồn vốn thực hiện có, công nợ thực tế và các báo cáo dự đoán tình hình kinh doanh trong những tháng tới. Và Nhanh.vn chính là một trợ thủ đắc lực dành cho bạn bởi vì những tính năng vượt trội của phần mềm như:
- Báo cáo công nợ chi tiết của từng khách hàng, đối tác đồng thời cũng có chức năng gợi nhắc những hóa đơn cần phải đến phiên thanh toán.
- Quản lý nguồn vốn hiện có thông qua những báo cáo trực quan, chi tiết theo tuần, tháng, quý.
- Quản lý chính xác số lượng hàng còn tồn kho giúp chủ doanh nghiệp có thể dễ dàng hoạch tính được số lượng nhập hàng sắp tới là bao nhiêu.
- Theo dõi tình hình kinh doanh một cách chính xác, từ đó doanh nghiệp cũng sẽ xác định được tình hình kinh doanh của mình. Từ đó sẽ có những điều chỉnh phù hợp về nguồn vốn kinh doanh và lựa chọn cách quản lý nguồn vốn sao cho hiệu quả nhất.
Sử dụng phần mềm quản lý vốn hiệu quả Nhanh.vn
Xem thêm: Bí quyết quản lý tài chính doanh nghiệp đơn giản và hiệu quả
3. Một số rủi ro khi doanh nghiệp quản lý vốn không hiệu quả
Những sai lầm trong quản lý nguồn vốn hoặc chủ doanh nghiệp quản lý nguồn vốn không hiệu quả thì rất dễ khiến cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể bị sụp đổ. Dưới đây là một số rủi ro thường gặp phải khi doanh nghiệp quản lý vốn không hiệu quả:
- Giá trị công ty bị tính toán sai: Một rủi ro thường xuyên gặp chính là đánh giá quá cao giá trị thức của doanh nghiệp và dự đoán quá lạc quan về doanh thu trong tương lai cũng như xu hướng của thị trường. Doanh nghiệp có thể theo đuổi những mục tiêu không thực tế bằng cách lấy đối thủ cạnh tranh ra làm hình mẫu.
- Thiếu kế hoạch ngân sách rõ ràng: Nếu như doanh nghiệp không có kế hoạch ngân sách một cách chi tiết, rõ ràng thì rất có thể dẫn đến làm dụng đòn bẩy nợ và thiếu tinh thần cảnh giác trước các rủi ro về tài chính.
- Phân bổ nguồn vốn không hợp lý: Sử dụng nguồn vốn một cách không hiệu quả, đầu tư quá vội vàng hoặc quá nhiều vào các lĩnh vực ngoài ngành mà doanh nghiệp chưa đủ năng lực để xử lý các rủi ro có thể xảy ra.
- Thụ động trong việc quản lý tài chính: Nhiều doanh nghiệp thường xuyên xem nhẹ vai trò của tiền mặt và không quản lý tốt các khoản thu, chi tiêu trong ngắn hạn cũng như dài hạn.
- Thiếu tư duy chiến lược: Thiếu tư chiến lược trọng việc huy động và sử dụng nguồn vốn có thể khiến cho doanh nghiệp gặp tình khó khăn thậm chí có thể phá sản.
Một số rủi ro khi doanh nghiệp quản lý vốn không hiệu quả
Như vậy, ở bài viết này chúng mình đã giới thiệu chi tiết các cách giúp cho doanh nghiệp của bạn có thể quản lý vốn sao cho hiệu quả nhất. Mong rằng với những thông tin ở trên sẽ giúp doanh nghiệp của bạn xác định được hướng đi đúng đắn và lựa chọn các quản lý nguồn vốn phù hợp và hiệu quả. Chúc các bạn kinh doanh thành công!