Để có thể mở một cửa hàng điện công nghiệp thì các bạn cần phải có kế hoạch phù hợp và cụ thể. Vậy cần chuẩn bị những gì để kinh doanh thành công? Bài viết hôm nay, Nhanh.vn sẽ chia sẻ tới các bạn tất tần tật kiến thức mở cửa hàng điện công nghiệp thành công.
Nội dung chính [hide]
1. Mở cửa hàng điện công nghiệp cần chuẩn bị những gì?
Mở cửa hàng điện công nghiệp cần chuẩn bị những gì?
1.1 Kế hoạch kinh doanh
Việc lập ra một kế hoạch kinh doanh được xem là vô cùng cần thiết, bởi lẽ nó giúp quá trình mở cửa hàng của bạn không mắc phải những vấn đề không đáng có. Kế hoạch kinh doanh cũng không phải là quá cao siêu, phức tạp hay cầu kỳ gỉ cả. Bạn chỉ cần lập ra 1 kế hoạch rõ ràng và chi tiết về danh sách các mặt hàng điện công nghiệp sẽ bán, nguồn nhập hàng, chi phí, kinh phí dự trù hoặc các chương trình khuyến mãi khi mới khai trương.
1.2 Tên cửa hàng
Cửa hàng điện công nghiệp cần phải có tên riêng để có thể đăng ký kinh doanh. Tên của cửa hàng không được trùng lặp hay đặt giống với cửa hàng khác đã đăng ký kinh doanh tối thiểu trong phạm vi cấp huyện/ quận.
Bên cạnh đó, khi đặt tên, bạn cũng không được sử dụng các từ ngữ hay ký tự thiếu văn hóa, trái thuần phong mỹ tục. Lưu ý là tên cửa hàng cần phải có đủ cấu trúc về loại hình và tên riêng. Khi tên đạt yêu cầu, bạn mới được cấp giấy phép kinh doanh.
1.3 Đăng ký ngành nghề kinh doanh
Để mở cửa hàng điện công nghiệp, bạn cần phải đăng ký ngành nghề kinh doanh sao cho phù hợp. Cụ thể, trường hợp này thì bạn phải đăng ký ngành nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, buôn bán sản phẩm hay máy móc, như vậy mới có thể kinh doanh. Và nếu không tuân thủ đúng với yêu cầu, bạn sẽ không được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh.
1.4 Kiến thức chuyên ngành
Khi kinh doanh về điện công nghiệp, bạn cần trang bị cho mình các kiến thức về chuyên ngành kỹ thuật và kiến thức kinh doanh:
- Am hiểu các kiến thức liên quan tới thiết bị điện công nghiệp, cách sửa chữa, thông số kỹ thuật, thương hiệu,… để có thể tư vấn khách hàng hiệu quả.
- Biết được khách hàng mục tiêu mà mình hướng tới là ai, họ cần gì và nhu cầu như thế nào.
- Đặt ra các nguyên tắc trong bán hàng cho cửa hàng của mình.
- Biết cách hoạt động, lắp đặt và nguyên lý của các thiết bị điện công nghiệp.
1.5 Chuẩn bị vốn mở cửa hàng
Chuẩn bị vốn mở cửa hàng điện công nghiệp
Vốn được coi là yếu tố quan trọng nhất khi bắt đầu mở cửa hàng điện công nghiệp. Bạn cần có một số vốn nhất định để có thể thuê mặt bằng, mua sắm cơ sở vật chất và nhập hàng cũng như trả lương cho nhân viên,...
Bạn hoàn toàn có thể chi tiêu các khoản trên với mức độ tăng dần theo thời gian. Tuy nhiên, cần hạn chế sự lãng phí, phô trương không cần thiết. Đồng thời, cần chuẩn bị vốn dự phòng để dùng trong trường hợp xảy ra phát sinh, ngoài ý muốn.
Xem thêm: Tổng hợp bí quyết mở cửa hàng điện tử thành công 100%
2. Mở cửa hàng điện công nghiệp cần bao nhiêu vốn?
Mở cửa hàng điện công nghiệp cần bao nhiêu vốn?
Mở cửa hàng điện công nghiệp cần bao nhiêu vốn sẽ còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như quy mô, điều kiện và sản phẩm, hàng hóa kinh doanh,… Vì vậy, rất khó để đưa ra một con số chính xác và cụ thể. Thế nhưng, nếu căn cứ theo mức giá về các sản phẩm điện công nghiệp hiện nay thì bạn cần số vốn ít nhất từ 100 – 200 triệu đồng. Bạn cần phải ước tính các chi phí dưới đây như sau:
2.1 Chi phí thuê mặt bằng
Chi phí để thuê mặt bằng sẽ dao động từ 5 – 15 triệu đồng/tháng tùy vào từng khu vực và diện tích. Nếu bạn đã có sẵn mặt bằng thì sẽ tiết kiệm được kha khá và không cần bỏ vốn vào khoản này.
2.2 Chi phí thuê nhân viên
Tùy vào từng khu vực mà mức lương chi trả cho 1 nhân viên giao hàng và bán hàng là khác nhau. Thông thường khoản này sẽ dao động từ 10 – 20 triệu đồng. Bạn cũng hoàn toàn có thể tự mình làm những việc này trong những ngày đầu kinh doanh để tiết kiệm hơn.
2.3 Chi phí nhập sản phẩm, hàng hóa
Chi phí để nhập sản phẩm, hàng hóa phụ thuộc vào số lượng mặt hàng và thương hiệu mà bạn muốn nhập là phân bình dân hay cao cấp. Để nhập được một lượng hàng đủ để bắt đầu hoạt động kinh doanh, bạn cần có ít nhất từ 50 – 100 triệu đồng. Bạn hoàn toàn có thể nhập hàng hóa từ các thương hiệu khác nhau hoặc cũng làm đại lý cho nhiều thương hiệu trên thị trường.
Với những cửa hàng điện công nghiệp có quy mô diện tích lớn hơn thì số vốn đầu tư để nhập sản phẩm và hàng hóa sẽ nhiều hơn.
2.4 Chi phí thiết kế, trang trí cửa hàng
Cửa hàng kinh doanh về điện công nghiệp cũng cần thiết kế và trang trí để thu hút khách hàng hơn. Cửa hàng của bạn cần có biển hiệu, hệ thống đèn chiếu sáng và quầy kệ trưng bày. Bên cạnh đó là hệ thống quạt hay điều hòa (tùy thuộc vào số vốn) giúp tạo không gian thoáng mát cho cửa hàng. Chi phí cho các khoản này dao động từ 20 đến 40 triệu đồng. Bạn có thể tự tay thiết kế hoặc tìm bên thứ ba để họ thi công và thiết kế cho cửa hàng của mình.
Phần mềm quản lý cửa hàng điện công nghiệp dễ dàng
Tránh thất thoát hàng hóa - Quản lý kho thông minh
3. Hướng dẫn mở cửa hàng điện công nghiệp
3.1 Nghiên cứu thị trường
Mở cửa hàng điện công nghiệp cần nghiên cứu thị trường
Các sản phẩm này được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp, xí nghiệp, nhà xưởng. Họ cần thiết bị công nghiệp, trong các máy móc lớn để đảm bảo việc hoạt động, vận hành diễn ra liên tục,… nên nhu cầu sử dụng khá cao. Hơn nữa, quy mô các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp ngày càng được đầu tư mở rộng nên nhu cầu sử dụng những sản phẩm thiết bị điện công nghiệp ngày càng lớn hơn. Đây chính là mô hình kinh doanh đầy tiềm năng, phát triển.
Tiếp theo, bạn cần tìm hiểu nhu cầu khách hàng, xem những sản phẩm nào được sử dụng phổ biến, thuộc thương hiệu nào, do ai sản xuất, hàng nội hay hàng ngoại? Từ đó, lựa chọn sản phẩm phù hợp kinh doanh.
Tiếp theo, bạn cần nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, tìm hiểu đối thủ đang kinh doanh những mặt hàng gì, của thương hiệu nào, họ nhập hàng từ đầu, chính sách, dịch vụ khuyến mãi nào để thu hút khách hàng và tình hình hoạt động kinh doanh của họ trong thời gian qua. Từ đó đúc kết ra nhiều kinh nghiệm, nhặt ra những bài học hay áp dụng vào kế hoạch kinh doanh của bản thân.
3.2 Lựa chọn địa điểm kinh doanh
Bạn cần chọn địa điểm kinh doanh gần nơi đông dân cư sinh sống hoặc đã có một vài cửa hàng đang kinh doanh thiết bị điện. Hoặc chọn đặc cửa hàng trong các khu công nghiệp sẵn sàng nguồn hàng để cung cấp cho các nhà máy.
Nếu địa điểm bạn chọn kinh doanh đã có nhiều cửa hàng kinh doanh lĩnh vực thiết bị điện này rồi thì bạn nên lựa chọn cho mình một địa điểm khác để tránh việc cạnh tranh với những cửa hàng đã có lượng khách nhất định rồi, sẽ khiến bạn khởi đầu kinh doanh sẽ khó khăn hơn.
3.3 Lựa chọn nguồn hàng uy tín, chất lượng
Thiết bị điện công nghiệp là những sản phẩm được sử dụng trực tiếp cho máy móc hỗ trợ việc sản xuất kinh doanh, cho nên phải đảm bảo công suất hoạt động, chất lượng để tránh gây ra những tổn thất không đáng có cho các khách hàng là nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp.
Chủ doanh nghiệp ở khu công nghiệp khi mua sản phẩm thiết bị điện phục vụ cho hoạt động sản xuất sẽ muốn mua được những sản phẩm tốt và sử dụng lâu dài. Họ thường có xu hướng chọn mua những thiết bị điện có thương hiệu nổi tiếng trên thị trường, đã qua thời gian chứng minh chất lượng, và là hàng được nhập từ nước ngoài về từ các quốc gia như Pháp, Đức, Nhật Bản,… Đây là một gợi ý để bạn tìm kiếm những nguồn hàng từ các công ty phân phối chính hãng để kinh doanh.
3.4 Đội ngũ nhân viên kỹ thuật và bán hàng chuyên nghiệp
Cửa hàng điện công nghiệp cần có đội ngũ nhân viên kỹ thuật và bán hàng chuyên nghiệp
Bạn cần phải thu thập thông tin khách hàng, sau đó nhân viên kinh doanh sẽ chào hàng, giới thiệu sản phẩm đến những khách hàng này. Nhân viên kinh doanh cần là những người nhạy bén, nhiệt tình, có kiến thức về sản phẩm và lĩnh vực đang hoạt động, kỹ năng giao tiếp, đàm phán và thuyết phục tốt. Đây là những người đóng vai trò rất quan trọng trong việc kinh doanh của cửa hàng thiết bị điện công nghiệp.
Ngoài ra, bạn cần có một đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật hỗ trợ khi khách hàng đến mua sản phẩm, bạn có thể tư vấn những kiến thức về mặt kỹ thuật tốt nhất. Đồng thời, có thể cung cấp thêm dịch vụ lắp đặt, sửa chữa thiết bị điện công nghiệp cho các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp này khi họ mua sản phẩm hoặc cần điều chỉnh về mặt kỹ thuật.
Việc có thêm một đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp giúp tạo lòng tin tốt hơn cho khách hàng. Nhân viên kinh doanh chỉ là người giới thiệu sản phẩm đến khách hàng, họ không có kiến thức chuyên môn về mặt kỹ thuật nên sẽ rất khó tạo được sự tin tưởng. Vì vậy, có thêm đội kỹ thuật sẽ giúp bạn tạo được sự tin tưởng và kinh doanh tốt hơn.
3.5 Cơ sở vật chất, trang trí cửa hàng phù hợp
Khi mở cửa hàng kinh doanh điện nước bạn cần lên danh sách các mặt hàng điện nước cần thiết trong cửa hàng. Nên sử dụng các kệ trưng bày hay quầy để bố trí cửa hàng điện nước hợp lý sao phù hợp với diện tích của hàng và dễ dàng trong việc quản lý sản phẩm. Việc trang trí cửa hàng điện nước bắt mắt sẽ thu hút khách hàng quan tâm đến sản phẩm nhiều hơn.
3.6 Nắm bắt các xu hướng bán hàng và công nghệ hỗ trợ
Không những vậy, người kinh doanh còn có thể kết hợp kinh doanh một lúc nhiều mặt hàng liên quan như: thiết bị sửa chữa nhà ở, dân dụng để có thể thu hút thêm nhiều khách hàng cho mình hơn cũng như thuận tiện cho việc kinh doanh thiết bị điện công nghiệp.
3.7 Sử dụng các phần mềm quản lý bán hàng
Sản phẩm điện công nghiệp đa dạng về mẫu mã và chủng loại rất tốt cho cửa hàng. Nhưng cũng vì thế mà nó cũng khiến cho chủ cửa hàng không thể ghi nhớ hết giá cả và số lượng của từng thiết bị. Vì vậy, người kinh doanh có thể trang bị thêm cho mình một phần mềm quản lý sản phẩm của mình, cũng như bộ phận chăm sóc khách hàng của mình được chu đáo nhất. Làm cho khách hàng cảm thấy hài lòng và lựa chọn cửa hàng mình cho những sản phẩm, thiết bị khác vào những lần tới.
Đọc thêm: Mở cửa hàng kinh doanh điện nước cần bao nhiêu vốn?
4. Phần mềm quản lý bán hàng Nhanh.vn - cánh tay đắc lực của các chủ cửa hàng điện công nghiệp
Mặt hàng điện công nghiệp thường đa dạng, nhiều mẫu mã về chủng loại cũng như mức giá. Chính vì vậy, việc quản lý thủ công như ghi chép sổ sách bằng tay sẽ rất dễ nhầm lẫn, sai sót và khó rà soát. Để tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí quản lý các bạn nên tham khảo phần mềm quản lý hỗ trợ một cách hiệu quả. Phần mềm quản lý bán hàng Nhanh.vn là giải pháp được hơn 80.000 cửa hàng đã tin tưởng và sử dụng.
Phần mềm quản lý bán hàng Nhanh.vn
Nhanh.vn có đầy đủ các tính năng bạn hỗ trợ các chủ cửa hàng điện công nghiệp từ khi mới bắt đầu cho đến khi sở hữu chuỗi cửa hàng lớn:
Tính năng quản lý sản phẩm: người dùng có thể nhập thông tin sản phẩm, giá cả, số lượng hàng tồn kho và mô tả chi tiết sản phẩm. Ngoài ra, phần mềm còn cho phép người dùng tạo danh sách các nhà cung cấp và quản lý thông tin đặt hàng với những nhà cung cấp này.
Tính năng quản lý khách hàng: cho phép người dùng tạo danh sách khách hàng, quản lý thông tin khách hàng và lịch sử mua hàng của từng khách hàng. Nhờ đó, người dùng có thể tìm kiếm thông tin khách hàng nhanh chóng và có thể tùy chỉnh chương trình khuyến mại cho các khách hàng thân thiết.
Tính năng quản lý kho hàng: cho phép người dùng quản lý số lượng hàng hóa tồn kho, thực hiện kiểm kê hàng hóa, quản lý đơn đặt hàng và nhập kho. Ngoài ra, phần mềm còn cho phép người dùng tạo các báo cáo tồn kho để đưa ra quyết định kinh doanh.
Tính năng quản lý doanh thu cho phép người dùng tạo các báo cáo doanh thu hàng ngày, hàng tháng và hàng năm. Ngoài ra, phần mềm còn cung cấp các báo cáo về các sản phẩm bán chạy và lợi nhuận để giúp người dùng đưa ra các quyết định kinh doanh hiệu quả.
Trên đây là bài viết chia sẻ tất tần tật kiến thức mở cửa hàng điện công nghiệp thành công. Hy vọng bài viết đã mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Chúc các bạn kinh doanh thành công!