Mở cửa hàng điện thoại ngày càng phát triển nhờ nhu cầu cực kỳ cao của nhiều người tiêu dùng. Lĩnh vực kinh doanh điện thoại được nhiều người quan tâm nên thị trường khá tiềm năng. Bài viết này phần mềm quản lý chuỗi điện máy Nhanh.vn sẽ chia sẻ tất tấn tật bí quyết từ A-Z để đạt mục tiêu mở cửa hàng điện thoại bán chạy nhất.
Nội dung chính [hide]
1. Một số mô hình kinh doanh cửa hàng điện thoại di động
1.1. Nhượng quyền cửa hàng điện thoại
1.2. Mở cửa hàng điện thoại nhỏ độc lập
1.3. Làm đại lý điện thoại thông minh
1.4. Mở cửa hàng bán điện thoại kết hợp sửa chữa
2. Đăng ký kinh doanh để mở tiệm điện thoại như thế nào?
3. Chi phí mở cửa hàng điện thoại là bao nhiêu?
4. Nhập nguồn hàng điện thoại ở đâu?
4.1. Nhập hàng từ Quảng Châu - Trung Quốc
4.2. Tìm nguồn hàng điện thoại xách tay độc lạ
4.3. Đăng ký làm đại lý của những thương hiệu lớn
5. Thuê mặt bằng kinh doanh cửa hàng điện thoại ở đâu đắt khách nhất?
6. Danh mục sản phẩm khi mở cửa hàng điện thoại
7. Kinh nghiệm mở cửa hàng điện thoại
7.1. Lập kế hoạch kinh doanh phụ kiện điện thoại
7.2. Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng
1. Một số mô hình kinh doanh cửa hàng điện thoại di động
1.1. Nhượng quyền cửa hàng điện thoại
Nhiều người muốn mở cửa hàng điện thoại nhưng chưa biết kinh doanh mô hình nào là hiệu quả. Bạn gặp khó khăn trong việc tìm nguồn sản phẩm chất lượng, hợp với xu hướng ngày nay, dịch vụ và quảng bá thương hiệu?
Nhượng quyền cửa hàng điện thoại
Hãy thử xem xét mô hình nhượng quyền cửa hàng điện thoại bởi những lý do sau:
- Sản phẩm chất lượng, uy tín, giá cạnh tranh đến khách hàng
- Được hỗ trợ phương án tiết kiệm chi phí xây dựng cửa hàng.
- Bên nhượng quyền sẽ hỗ trợ quản lý cửa hàng, tuyển dụng và đào tạo nhân viên trong tháng đầu tiên đối với cửa hàng.
- Đặc biệt là bạn không phải mất thời gian và chi phí và tiền đầu tư để xây dựng thương hiệu bởi vì đã có thương hiệu sẵn từ bên nhượng quyền.
1.2. Mở cửa hàng điện thoại nhỏ độc lập
Nếu bạn đã xác định muốn mở cửa hàng điện thoại nhỏ độc lập thì sẽ cần số vốn nhất định. Cửa hàng không thể chỉ kinh doanh một thương hiệu điện thoại di động vì nó sẽ giới hạn khách đến mua hàng. Khi mở cửa hàng điện thoại độc lập, bạn cần hợp tác kinh doanh điện thoại với các nguồn nhập hàng, sắm sửa trang thiết bị, nhập hàng và lên kế hoạch tính toán chính sách, giá bán,.... Bạn nên khảo sát nhu cầu của khách hàng xung quanh khu vực định mở cửa hàng, dựa trên nguồn vốn hiện có xem có phù hợp mô hình cửa hàng điện thoại nhỏ độc lập hay không.
1.3. Làm đại lý điện thoại thông minh
Nếu bạn muốn mở đại lý điện thoại thông minh thì có thể chọn làm đại lý điện thoại Samsung.
Đại lý điện thoại
Sản phẩm của Samsung đã có thương hiệu chất lượng, uy tín, được nhiều khách hàng ưa chuộng sử dụng. Bên cạnh đó, làm đại lý sẽ được nhập giá theo chính sách ưu đãi, khách hàng sẽ yên tâm về chất lượng và giá cả hơn cửa hàng tư.
Xem thêm: Top 10+ phần mềm quản lý máy móc thiết bị miễn phí, tối ưu nhất
1.4. Mở cửa hàng bán điện thoại kết hợp sửa chữa
Bên cạnh mở cửa hàng bán điện thoại bạn nên kết hợp dịch vụ sửa chữa để kiếm thêm thu nhập. Tất nhiên, bạn phải có hiểu biết về kỹ thuật thì có thể mở dịch vụ sửa chữa. Hoặc bạn có thể thuê nhân viên có chuyên môn kỹ thuật về sửa điện thoại. Kinh doanh dịch vụ thì chủ yếu dựa vào tay nghề để kiếm thêm lợi nhuận. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp thu mua và bán điện thoại cũ để đa dạng lựa chọn cho khách hàng hơn. Khi đến cửa hàng, khách hàng được trải nghiệm nhiều dịch vụ thì sẽ càng hài lòng và tăng tỷ lệ quay lại hơn.
1.5. Kinh doanh điện thoại cũ
Một trong những định hướng kinh doanh có nhu cầu khá lớn chính là kinh doanh điện thoại cũ. Đặc biệt với những dòng điện thoại đắt tiền như iPhone, Samsung S Series, Samsung Note Series, nhu cầu mua điện thoại độ mới 99% đạt con số không tưởng. Công ty, doanh nghiệp, đơn vị bán lẻ điện thoại nên thống nhất tập trung vào hoạt động tiếp thị quảng cáo của thương hiệu, nhấn mạnh những gì mình có thể đem lại cho khách hàng như cái giá tốt, kiến thức về điện thoại, chăm sóc khách hàng, chế độ bảo hành,...
2. Đăng ký kinh doanh để mở tiệm điện thoại như thế nào?
Để mở tiệm điện thoại thì chủ kinh doanh phải đăng ký giấy phép kinh doanh đầy đủ thủ tục pháp lý thì mới được mở cửa hàng. Thủ tục hồ sơ gồm các giấy tờ:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể;
- Bản kê khai đầy đủ tên chủ kinh doanh, địa chỉ cửa hàng, vốn kinh doanh cụ thể, lĩnh vực kinh doanh thì điền điện thoại di động.
- Chuẩn bị CMND/ CCCD hoặc hộ chiếu của bạn và phí đăng ký.
3. Chi phí mở cửa hàng điện thoại là bao nhiêu?
Mở cửa hàng điện thoại cần bao nhiêu vốn? Nếu có được nguồn vốn ổn, bạn có thể đầu tư thuê riêng một mặt bằng thoáng đãng, thuận đường cho khách hàng ghé thăm. Khi mở cửa hàng bán điện thoại thì cần một số chi phí như:
Tiền thuê mặt bằng: Địa điểm kinh doanh mặt bằng cửa hàng bán quà lưu niệm tại khu trung tâm thành phố, đông dân cư thì tiền thuê khoảng 10-15 triệu/tháng. Nếu địa điểm ở các khu vực thưa dân hơn thì tiền thuê mặt bằng chỉ khoảng 7-15 triệu/ tháng. Mở cửa hàng điện thoại thì nên chọn những nơi có vị trí đẹp, mặt tiền, nhiều người qua lại và giao thông thuận tiện.
Chi phí mở cửa hàng điện thoại
- Chi phí mua tủ kính trưng bày, giá đựng, vật dụng trang trí cửa hàng khoảng 10 triệu
- Chi phí đăng ký thành lập cửa hàng kinh doanh theo đúng quy định của luật pháp
- Phần mềm quản lý bán hàng, quản lý công nợ, hàng tồn kho, quản lý thu chi, quản lý báo cáo kinh doanh cửa hàng,… nếu quy mô cửa hàng lớn khoảng 2 triệu/năm.
- Hệ thống camera theo dõi an ninh, giám sát cửa hàng.
- Chi phí nhân lực (nếu có)
Ngoài ra, những phức tạp nảy sinh khi quản lý đơn hàng, quản lý giá bán của từng mặt hàng, quản lý nhà cung cấp, quản lý khách hàng, quản lý công nợ và nhiều vấn đề khác. Để mọi thứ luôn chính xác và khoa học, tiết kiệm thời gian, bớt những công đoạn không cần thiết, bạn nên sử dụng phần mềm quản lý để tránh những rắc rối làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.
Chi phí nhập điện thoại: Kinh doanh cửa hàng điện thoại di động thì nhập sản phẩm chất lượng, uy tín, giá hợp lý ở đâu? Bạn nên chuẩn bị chiến lược kinh doanh điện thoại, khảo sát những địa điểm xung quanh, tìm hiểu nguồn phân phối để nhập hàng. Muốn nhập điện thoại về bán bạn có thể đăng ký làm đại lý phân phối của các thương hiệu lớn như Apple, Samsung, Oppo, Vivo,… Khi đó, quy trình bảo hành, chi phí và giá cả sẽ được ưu đãi theo chính sách. Với cửa hàng quy mô nhỏ thì cần số vốn khoảng 5 trăm triệu đồng để nhập hàng lần đầu tiên.
Chi phí thiết kế, trang trí cửa hàng: Việc trang trí và thiết kế cửa hàng rất quan trọng vì nó sẽ để lại ấn tượng trong mắt khách hàng. Ý tưởng trang trí cửa hàng điện thoại không cần đầu tư quá như cửa hàng thời trang hay cửa hàng mỹ phẩm. Bạn chỉ cần đầu tư kệ, tủ kính, bàn ghế, máy POS, phần mềm quản lý bán hàng,… Chi phí cho những trang thiết bị này khoảng từ 40.000.000 VNĐ - 50.000.000 VNĐ. Hãy đặt các loại hàng hot, bán chạy ở khu vực chính giữa.
Chi phí thuê nhân sự: Mở cửa hàng nào thì cũng cần thuê nhân viên để vừa bán hàng vừa hỗ trợ khách hàng. Cửa hàng nhỏ thì cần khoảng 1-2 nhân viên bán hàng, 1 nhân viên kỹ thuật. Còn đối với những cửa hàng quy mô lớn, bạn sẽ cần nhiều nhân viên như thu ngân, nhân viên kỹ thuật, nhân viên bán hàng, nhân viên kiểm kho. Mức lương trung bình tùy từng nhiệm vụ khoảng 6-7 triệu đồng/tháng/nhân viên chưa tính thưởng hoa hồng, thưởng theo doanh số.
Đọc thêm: [2024] Hướng dẫn mở cửa hàng sửa chữa điện thoại từ A đến Z
4. Nhập nguồn hàng điện thoại ở đâu?
4.1. Nhập hàng từ Quảng Châu - Trung Quốc
Nhập hàng ở đâu cũng là một trong những khó khăn khi mở cửa hàng điện thoại. Bạn có thể mua buôn điện thoại từ Quảng Châu – Trung Quốc vì các thương hiệu smartphone nội địa Trung Quốc có chất lượng khá tốt như Oppo, Xiaomi , Lenovo, Vivo… được nhiều khách hàng sử dụng vì mức giá rẻ.
Nhập hàng từ Quảng Châu
Ngày nay, chợ Thâm Quyến có nhiều nhà sản xuất thiết bị điện tử tại chỗ. Sau đó, các xưởng này chuyên cung cấp sỉ phụ kiện, linh kiện điện thoại. Bên cạnh đó, hơn 90% thiết bị điện tử công nghệ, linh kiện điện tử, phụ kiện,... của thế giới được sản xuất tại đây. Tuy nhiên bạn lưu ý không nên phụ thuộc quá vào nguồn hàng này. Để giải thích lý do tại sao thì bởi Trung Quốc rất hay có trạng tắc biên khiến hàng nhập không thể đảm bảo về liên tục được đúng hạn. Như hiện nay do dịch Covid nên Trung Quốc lại cấm biên, nhiều chuyên gia tài chính tiết lộ rằng việc này khiến nhiều doanh nghiệp lỗ tương đối nặng. Nhà bán hàng cần tích lũy bài học để không gặp sai lầm tương tự.
4.2. Tìm nguồn hàng điện thoại xách tay độc lạ
Nếu muốn tìm nguồn hàng điện thoại độc lạ thì bạn có thể thử nhập hàng xách tay. Chủ yếu các điện thoại xách tay thường là iPhone,… Để có nguồn hàng xách tay thì bạn có thể đặt tiếp viên hàng không, các website đáng tin cậy nhận order hàng xách tay hoặc người thân bạn bè. Tuy nhiên, hình thức này khá không an toàn vì tính năng bảo hành chính hãng sẽ không có.
4.3. Đăng ký làm đại lý của những thương hiệu lớn
Bí kíp cho bạn là hãy chọn lựa hình thức nhập hàng từ các đại lý uy tín, đặc biệt là làm được đại lý độc quyền thì càng hoàn hảo, tăng độ cạnh tranh của cửa hàng với đối thủ. Các thương hiệu hàng đầu luôn có chính sách bảo hành, tạo niềm tin cho khách hàng khi mua sắm tại cửa hàng của bạn. Nhập phụ kiện từ các đại lý chính hãng sẽ đỡ thời gian và chi phí đi lại. Thêm vào đó, cửa hàng còn được hưởng các chính sách ưu đãi và chiết khấu, đổi trả nếu có lỗi, hỗ trợ vận chuyển, chính sách hậu mãi,…
5. Thuê mặt bằng kinh doanh cửa hàng điện thoại ở đâu đắt khách nhất?
Địa điểm, thuê mặt bằng mở cửa hàng là yếu tố rất quan trọng vì ảnh hưởng tới việc cửa hàng kinh doanh có thành công hay không. Kết hợp với hình thức mua sắm online thì bạn cần có cửa hàng tại vị trí dễ tìm, thuận tiện giao thông để người mua tham khảo, thử điện thoại trước khi mua hàng. Nếu có nguồn vốn ổn thì bạn nên thuê mới mặt bằng và trang trí theo cách cửa hàng muốn phát triển. Phương án nguồn vốn ít thì có thể thuê hoặc mua cửa hàng sang nhượng lại mặt bằng, tận dụng nội thất để tiết kiệm chi phí.
6. Danh mục sản phẩm khi mở cửa hàng điện thoại
Khi mở cửa hàng điện thoại, bạn sẽ cần bán thêm các loại khác chứ không chỉ bán mỗi điện thoại. Bạn có thể tìm kiếm và nghiên cứu những tài liệu về nhu cầu của khách hàng đối với ngành hàng điện thoại. Hãy phân tích chi tiết độ hấp dẫn của từng sản phẩm trong ngành như điện thoại, dây sạc, tai nghe,... sau khi đó hẵng quyết định danh mục sản phẩm sẽ kinh doanh.
Danh mục sản phẩm mở cửa hàng điện thoại
- Ốp điện thoại: Khách hàng thường sử dụng ốp để giúp bảo vệ điện thoại, làm đẹp cho “dế yêu”,...
- Kính cường lực: Tất nhiên điện thoại đẹp thì cần màn hình cũng đẹp. Gần như 100% những ai sử dụng điện thoại cũng dán kính cường lực để bảo vệ màn hình, tránh rơi rớt, nứt màn hình.
- Tai nghe thường được bán kèm điện thoại. Tuy nhiên, qua thời gian sử dụng, họ sẽ muốn đổi tai nghe có chất lượng âm thanh tốt hơn hoặc đơn giản là thay mới.
- Thẻ nhớ: Nhiều người sử dụng bộ nhớ điện thoại không đủ sẽ cần mua thêm thẻ nhớ.
Xem thêm: Phần mềm quản lý cửa hàng điện thoại tốt nhất năm 2024
7. Kinh nghiệm mở cửa hàng điện thoại
7.1. Lập kế hoạch kinh doanh phụ kiện điện thoại
Phong thái làm việc chuyên nghiệp của nhân viên chính là điểm cộng làm hài lòng trải nghiệm khách hàng và giữ chân họ đến cửa hàng bán điện thoại của bạn.
Chủ kinh doanh nên có kế hoạch đầu tư marketing thương hiệu cửa hàng. Muốn tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng, cửa hàng phải lên kế hoạch quảng bá thương hiệu qua các trang mạng xã hội, sàn thương mại điện tử Facebook, Instagram, Lazada, Shopee,... Thường xuyên tổ chức chương trình khuyến mãi, ưu đãi khi trở thành khách hàng thân thiết, quà tặng kèm,... để thu hút khách hàng đến cửa hàng. Cải thiện dịch vụ tư vấn, chăm sóc và tìm nguồn nhập hàng thích hợp để đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.
7.2. Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng
Để quản lý số lượng lớn hàng hóa, bạn nên sử dụng phần mềm quản lý bán hàng sẽ giúp tiết kiệm chi phí, thời gian. Các sản phẩm trong cửa hàng điện thoại chủ yếu là những linh kiện như: Ốc, vít, thẻ nhớ, dụng cụ sửa, pin,... Với sự hỗ trợ của các công cụ trên phần mềm, bạn sẽ không cần tuyển dụng nhiều nhân viên mà có thể kiểm kê, rà soát 1 mình nếu quy mô nhỏ hoặc nhờ sự giúp đỡ từ người thân.
Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng
Nếu bạn tò mò phần mềm bán hàng tiện lợi, linh hoạt ra sao, tốn bao nhiêu tiền cho 1 phần mềm, hãy tham khảo các bài viết, blog trên mạng về những phần mềm tốt nhất để có đầy đủ thông tin nhất.
7.3. Nên kết hợp với sửa chữa điện thoại
Nhiều người thường thắc mắc bán 1 cái điện thoại lợi bao nhiêu? Lợi nhuận có đủ để duy trì cửa hàng ổn định hay không? Vậy nên, bên cạnh mở cửa hàng bán điện thoại bạn nên kết hợp dịch vụ sửa chữa để kiếm thêm thu nhập. Tất nhiên, bạn phải có hiểu biết về kỹ thuật thì có thể mở dịch vụ sửa chữa. Hoặc bạn có thể thuê nhân viên có chuyên môn kỹ thuật về sửa điện thoại. Kinh doanh dịch vụ thì chủ yếu dựa vào tay nghề để kiếm thêm lợi nhuận. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp thu mua và bán điện thoại cũ để đa dạng lựa chọn cho khách hàng hơn. Khi đến cửa hàng, khách hàng được trải nghiệm nhiều dịch vụ thì sẽ càng hài lòng và tăng tỷ lệ quay lại hơn.
8. Top 5 thương hiệu điện thoại tốt nhất
Trên thị trường hiện nay có nhiều hãng điện thoại di động được ưa chuộng và sử dụng phổ biến. Top 5 thương hiệu điện thoại tốt nhất bạn nên nhập về bán là: Samsung, Iphone, Oppo, Xiaomi, LG,… Những thương hiệu này đều được người dân Việt Nam ưa chuộng và sử dụng nhiều, bạn có thể tham khảo các hãng này để nhập hàng về bán.
Tổng kết, bài viết trên đã hé lộ tất tấn tật A-Z kinh nghiệm mở cửa hàng điện thoại cập nhật mới nhất cho các bạn tham khảo. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn kinh doanh thành công, tạo ra lãi "khủng". Hãy gia nhập diễn đàn kinh doanh của chúng tôi trên Facebook để cùng bình luận chia sẻ ý kiến và tham khảo những chủ đề kiến thức kinh doanh bài bản!
Đọc thêm: Phần mềm quản lý bán hàng phụ kiện điện thoại tốt nhất hiện nay