TIN TỨC
Danh mục
Bài viết mới nhất

Tần suất mua hàng ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận của bạn?

13/08/2024

Tần suất mua hàng là trung bình số lần một khách hàng mua hoặc thuê một sản phẩm hay dịch vụ trong khoảng thời gian nhất định. Đây là khái niệm mà các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu chuyên sâu thì mới có thể phát triển. 

Trong thương mại điện tử, có được khách hàng đã khó, muốn có thêm số lượng khách hàng, cũng như lợi nhuận từ họ còn khó hơn. Chính vì thế, doanh nghiệp cần tìm hiểu nhiều phương pháp, phân tích nhiều chỉ số đặc thù để làm được việc này.

Để lợi nhuận ngày càng tăng, có hai cách đánh giá chính: (1) bạn có thể tập trung vào việc khiến khách hàng mua đồ nhiều hơn trong mỗi lần truy cập (trung bình giá trị đơn hàng) hoặc (2) bạn có thể khiến họ mua sắm của bạn nhiều lần hơn (tần suất mua hàng).

Để cải thiện tần suất mua hàng, có một vài chỉ số đặc thù về kinh tế mà bạn cần thật sự lưu tâm. Kiểm tra những biến chuyển của các chỉ số này sẽ giúp bạn có những đánh giá chuẩn xác hơn và biết rõ những điểm nào trong chiến dịch tiếp thị sản phẩm đã tốt hay còn cần khắc phục.

1. Tần suất mua hàng - Purchase Frequency

Tần suất mua hàng là một số liệu cho thấy trung bình số lần khách hàng mua sắm trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ số này cho thấy liệu các chiến lược marketing của bạn đã thực sự thích hợp và thu hút khách hàng. Mặc dù biết được số lượng sản phẩm đã mua là hữu ích, thế nhưng câu hỏi thực sự quan trọng vẫn là bạn cần làm gì với con số đó?

Tần suất mua hàng

Công thức tính PF

PF có thể được ứng dụng theo nhiều cách khác nhau bằng cách thay đổi khung thời gian. Thường thì dữ liệu trong khoảng thời gian một năm sẽ cho cái nhìn bao quát hơn về thói quen mua hàng của người tiêu dùng (ví dụ: mức độ mua hàng trong kỳ nghỉ và các đợt sale khác gì, tăng hay giảm hơn bao nhiêu so với bình thường). 

Vậy bây giờ, khi bạn đã biết phần trăm cơ hội khách hàng quay lại và tần suất mua hàng trong một khoảng thời gian nhất định, điều quan trọng cuối cùng bạn cần làm là dùng những số liệu đó làm chuẩn mực để cải thiện tần suất khách hàng quay lại.

Có thể bạn cần biết: Top 7 phần mềm tính doanh thu bán hàng tốt nhất 2024

2. Tỷ lệ quay lại mua hàng - Repeat Purchase Rate (RPR)

Đây là tỷ lệ phần trăm cho thấy khả năng khách hàng sẽ quay lại mua hàng lần thứ hai hoặc hơn. Số liệu này bị tác động bởi cách chăm sóc khách hàng và là một chỉ số thể hiện giá trị cửa hàng mang lại. 

Tỷ lệ quay lại mua hàng

Công thức tính RPR

Tỷ lệ quay lại còn phụ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh. Nếu thương hiệu của bạn bán giá cao, hàng chất lượng hay các mặt hàng có thể bảo quản lâu dài (như quản áo, giày dép,...) đương nhiên đừng mong đợi tỷ lệ này cao ngang với một thương hiệu bán hàng giá rẻ và có hạn sử dụng ngắn.

Tuy nhiên, một chỉ số cao thể hiện rằng bạn đang cung cấp rất nhiều giá trị cho khách hàng khi so sánh với giá của sản phẩm. Ngay cả khi bạn bán những sản phẩm đắt tiền, mục tiêu của bạn vẫn nên là đạt được một chỉ số tương đối. Bởi thế bạn mới biết rằng bạn đã mang lại những sản phẩm có chất lượng và giá trị cao.

Xem báo cáo chu kỳ mua hàng - chăm sóc khách hàng hiệu quả với Nhanh.vn

Trải nghiệm hoàn toàn miễn phí với đầy đủ các tính năng

dùng thử miễn phí

3. Tính thời gian giữa các lần mua hàng - Time Between Purchases (TBP)

Chỉ số này cho bạn biết thời gian khách hàng sẽ quay lại sau một lần thanh toán. Đây là một chỉ số hữu ích vì nó hỗ trợ bạn có những đánh giá nhằm điều chỉnh các chiến dịch tiếp thị qua email. Nếu bạn biết khách hàng trung bình mất 7 tuần giữa các lần mua hàng của họ, bạn có thể bắt đầu gửi các chương trình khuyến mãi trong tuần 5 hoặc 6 để khiến họ quay lại sớm hơn một chút so với bình thường.

thời gian giữa các lần mua hàng

Công thức tính TBP

Thời gian giữa các lần mua sẽ còn tùy vào sản phẩm hay dịch vụ kinh doanh. Giống như tần suất mua hàng, nếu bạn đang bán đồ nội thất, bạn có thể sẽ thấy trung bình thời gian giữa các lần mua lâu hơn so với chỉ số tương tự của một cửa hàng bán đồ tạp hóa. Cách tốt nhất vẫn phải là so sánh với một doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh. Nếu bạn không thể tìm thấy một doanh nghiệp tương tự, chỉ cần sử dụng tần suất hiện tại và cải thiện từ đó.

Xem thêm:

Thời gian giữa các lần mua hàng và tỷ lệ quay lại của khách là những số liệu quan trọng trên con đường tăng tần suất mua sắm và bạn không nên xem nhẹ chúng. Đối với chỉ số tần suất mua hàng, bạn không nhất thiết phải tính trong khung thời gian là 1 năm. Thay vào đó hãy thử thay bằng các khung thời gian khác ngắn hơn như từ 1 đến 2 tháng tùy theo những thay đổi ở cửa hàng (ví dụ: thay đổi trong chiến dịch marketing, thay đổi phân khúc giá bán,...). Điều quan trọng nhất là bạn phải hiểu nhu cầu của khách hàng, để đưa ra hướng giải quyết thật chính xác.

Trên đây, Nhanh.vn đã mang đến một số thông tin đặc biệt hữu ích về chỉ số tần suất mua hàng. Chúc các doanh nghiệp áp dụng thành công! 

social
5/5 (1 vote)

Nhanh.vn - Phần mềm bán hàng đa kênh

Tốt nhất, được sử dụng nhiều nhất
Hơn 100.000 cửa hàng đã tin dùng
Dùng thử miễn phí

CÔNG TY CỔ PHẦN NHANH.VN

Địa chỉ: 102 Thái Thịnh, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Số Giấy CNĐKDN: 0108824877, đăng kí lần đầu ngày 17/07/2019. Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội - Phòng đăng kí kinh doanh

Địa chỉ văn phòng:

Toà nhà GP Invest, 170 La Thành, Đống Đa, Hà Nội

Tầng 3, Số 70 Lữ Gia, Phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Tài khoản ngân hàng:

Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank)

Số tài khoản: 22823456666

Chủ tài khoản: Công ty cổ phần Nhanh.vn

Tải mobile app: Nhanh.vn

Nhanh.vn Android App Nhanh IOS App

Tài liệu cho developer

API Documentation

Lĩnh vực kinh doanh:

- Phần mềm quản lý bán hàng

- Thiết kế website

- Cổng vận chuyển

Điều khoản và chính sách và chính sách sử dụng các dịch vụ phần mềm