TIN TỨC
Danh mục
Bài viết mới nhất

ROI - Return On Investment là gì? 5 điều bạn phải biết về ROI

-29/12/2023

ROI - Return On Investment là gì? ROI thể hiện điều gì? Tại sao cần phải đo lường chỉ số ROI? Cách tính ROI trong Marketing như thế nào? Và làm thế nào để cải thiện ROI trong Marketing, SEO, Content hiệu quả. Trong bài viết này, Phần mềm bán hàng đa kênh Nhanh.vn sẽ giải đáp toàn bộ các thắc mắc về chủ đề này và chỉ ra 5 điều bạn chắc chắn phải biết về chỉ số ROI.

ROI - Return On Investment là gì? 5 điều bạn phải biết về ROI

1. Return on investment là gì? Tại sao ROI lại quan trọng?

1.1. Return on Investment là gì?

ROI (Return on Investment) là chỉ số dùng để đo lường tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư ban đầu.

Công thức tính ROI = Lợi nhuận ròng/tổng chi phí đầu tư.

Chỉ số này thường được sử dụng phổ biến trong nhiều khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp, trong đó bao gồm cả các hoạt động của marketing như SEO, Content,...Dựa vào chỉ số ROI các marketer có thể đánh giá được mức độ hiệu quả của từng chiến dịch và lợi nhuận thu về được từ những nguồn lực đã bỏ ra như thế nào. Đây chính là cơ sở để thực hiện việc điều chỉnh các chiến dịch marketing trong tương lai. Tuy nhiên, để đo lường chính xác được chỉ số này không phải là điều dễ dàng.

20231229_Vaf25RDO.png

Công thức tính ROI

1.2. Tại sao ROI lại quan trọng?

Sau khi bạn hiểu được ROI - Return On Investment là gì? Thì hãy cùng tìm hiểu tại sao ROI lại quan trọng như vậy? ROI quan trọng như vậy là bởi vì nó mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích như sau:

  • So sánh kết quả giữa các chiến dịch hoặc dự án: Dựa vào chỉ số ROI của từng chiến dịch mà các nhà quản lý có thể đánh giá, so sánh và lựa chọn được những dự án nào có thể mang lại lợi nhuận tốt nhất. Từ đó doanh nghiệp có thể tối ưu hóa được chi phí và triển khai các chiến lược bán hàng hiệu quả nhờ vào việc so sánh ROI với các khoản đầu tư khác. Lưu ý, doanh nghiệp chỉ nên tập trung vào các chiến dịch có chỉ số ROI dương và ngược lại với các dự án chỉ số ROI âm.
  • Phân tích hiệu quả đầu tư: Chỉ số ROI cho các nhà quản lý biết được mức độ hiệu quả của các hoạt động trong một dự án hoặc chiến dịch. Từ đó, sẽ dễ dàng nhận định được với mỗi hoạt động thì sẽ đem lại hiệu quả gì cho doanh nghiệp ví dụ như tỷ lệ chuyển đổi, số lượng bán, doanh thu,…
  • Dễ dàng tính toán: Việc tính toán chỉ số ROI khá dễ dàng và đơn giản, chỉ cần dựa vào công thức lợi nhuận chia cho tổng chi phí đã đầu tư vào chiến dịch. Thông qua điều này các nhà quản lý có thể tính toán một cách nhanh chóng để đưa ra mục tiêu và định hướng được các kế hoạch kinh doanh sắp tới sao cho hiệu quả nhất.

Xem thêm: 3 chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh không thể thiếu cho doanh nghiệp

2. Cách tính ROI trong Marketing, SEO, Content hiệu quả

2.1. Cách tính ROI trong Marketing

Như đã chia sẻ ở phần trước đó thòi ROI sẽ được tính toán trong nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó có các hoạt động trong Marketing, SEO, Content. Công thức tính ROI trong Marketing sẽ tương đối phức tạp, đòi hỏi những chỉ số cụ thể và các công cụ chuyên nghiệp để ra được kết quả đầu ra chính xác nhất.

Một số doanh nghiệp thường gặp khó khăn trong việc đo lường chỉ số ROI Marketing. Điều này thường là do các dữ liệu không được rõ ràng, không được liên kết với nhau hoặc số liệu kinh doanh bị sai. Vậy nên trước khi tính chỉ số ROI, bạn cần phải đảm bảo rằng:

  • Đặt mục tiêu rõ ràng
  • Xác định chi phí
  • Lựa chọn công nghệ phù hợp
  • Sử dụng công thức tính ROI marketing
20231229_PsTKXOcV.png

Công thức tính ROI trong Marketing

Dưới đây là công thức tính ROI trong marketing:

ROI Marketing = (Tổng doanh thu – Chi phí Marketing)/chi phí Marketing.

Ví dụ: Doanh số bán hàng của cửa hàng tháng này là 100 triệu đồng, chi phí cho marketing là 10 triệu đồng thì ta tính được chỉ số ROI = (100 - 10)/10 = 900% (đơn vị triệu đồng).

Bên cạnh đó, để tăng tính chính xác cho kết quả của từng dự án, thì các marketer cũng có thể tính ROI thông qua giá trị vòng đời của khách hàng (CLV). Với cách tính này có thể giúp doanh nghiệp đánh giá chỉ số ROI dài hạn trong suốt vòng đời của người tiêu dùng. Công thức tính như sau:

CLV (Giá trị vòng đời của khách hàng) = (Tỷ lệ duy trì)/(1+ Tỷ lệ chiết khấu/Tỷ lệ duy trì)

2.2. Cách tính ROI trong Content Marketing

Đo lường và tính toán chỉ số ROI trong Content Marketing chính là cách để doanh nghiệp đánh giá được giá trị lợi nhuận sau khi đầu tư vào lĩnh vực này. Để tính ROI trong Content bạn cần chuẩn bị 3 bước cơ bản sau:

  • Xác định chi phí mà doanh nghiệp đã đầu tư vào content bao gồm: chi phí tạo content, chi phí thuê outsource content từ bên ngoài, thời gian để lập kế hoạch. Đồng thời cũng tính đến các chi phí về quản lý chiến lược content, phân bổ content với chi phí phần mềm, các công cụ sử dụng và chi phí quảng cáo.
  • Xác định giá trị lợi nhuận mà doanh nghiệp đã thu được có thể là doanh thu từ khách hàng mới, độ nhận thức thương hiệu, số lượng truy cập và tỷ lệ chuyển đổi.
  • Sau khi đã xác định chính xác 2 bước trên, bạn tính theo công thức: ROI = Lợi nhuận/chi phí đầu tư. Kết quả của chỉ số ROI trong Content Marketing được thể hiện qua 3 chỉ số Awareness, Engagement và Leads + Customers.
20231229_lnW9bVB1.png

Cách tính ROI trong Content Marketing

2.3. Cách tính ROI trong SEO website

Tương tự với cách tính ROI trong Content thì tính ROI trong SEO cũng cần chuẩn bị theo 3 bước sau đây:

  • Xem xét tỷ lệ click hay chỉ số CTR cho mỗi keyword của website được xếp hạng ở 20 vị trí đầu tiên ở bảng kết quả tìm kiếm của Google. Thông qua đó, bạn có thể ước tính sự tăng trưởng của website tăng hay giảm thứ tự xếp hạng của Google.
  • Bạn cần đo lường Organic Traffic do SEO tạo ra hoặc là đo lường lượng traffic với chi phí đầu tư cho Google ads đã bỏ ra.
  • Áp dụng công thức tính ROI trong SEO: ROI = (LVT (Lifetime value) - CAC (Customer Acquisition Cost))/CAC.

Đọc thêm: 10 chỉ số KPIs bán lẻ mà chủ shop cần đặc biệt lưu tâm

3. TOP bí quyết cải thiện chỉ số ROI

Vậy làm thế nào để cải thiện chỉ số ROI cho doanh nghiệp, bạn đã biết cách làm hay chưa? Hãy cùng xem một vài bí quyết bên dưới và chọn ra cách phù hợp với doanh nghiệp của bạn ngay nhé!

3.1. Phân bổ ngân sách phù hợp với từng chiến dịch hoặc dự án

Bí quyết đầu tiên giúp cho doanh nghiệp có thể cải thiện chỉ số ROI sao cho hiệu nhất chính là phân bổ ngân sách phù hợp cho mỗi chiến dịch hoặc dự án khác nhau. Doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn để có thể làm tốt điều này nếu như không biết phải dành nhiều ngân sách vào hạng mục nào để có thể mang về lợi nhuận cao nhất. Bởi vậy doanh nghiệp cần phải học cách đầu tư một cách thông minh và có chiến lược cụ thể.

Dưới đây là hai chiến lược phân bổ ngân sách sao cho phù hợp với từng chiến dịch hoặc dự án mà bạn có thể áp dụng:

  • Tăng ngân sách đầu tư với những chiến dịch hoặc dự án có hiệu quả, giảm hoặc có thể ngừng đầu tư với các dự án hoặc chiến dịch kém hiệu quả.
  • Chuẩn bị tốt nguồn ngân sách dự trù để có thể chủ động ứng phó với các vấn đề có thể bất ngờ phát sinh. Đồng thời cũng có thể hạn chế được tối đa rủi ro cho các chiến lược kinh doanh.
  • Muốn cải thiện chỉ số ROI thì cách tốt nhất là doanh nghiệp nên đầu tư vào những dự án có tiềm năng sinh lời cao.
20231229_CdHyEAqP.png

Phân bổ ngân sách phù hợp với từng chiến dịch hoặc dự án

3.2. Hiểu rõ mục tiêu của mỗi chiến dịch trước khi triển khai

Trước khi triển khai bất kỳ một chiến dịch hoặc dự án nào đó, thì doanh nghiệp cần phải xác định và hiểu rõ về từng mục tiêu của chiến dịch. Và để hiểu rõ được, bạn cần phải trả lời được các câu hỏi sau đây:

  • Mục tiêu của chiến dịch/dự án lần này là gì?
  • Cách thức để đo lường mục tiêu như thế nào?

Mục tiêu của từng chiến dịch càng rõ ràng thì doanh nghiệp sẽ càng dễ dàng triển khai và mang về được chỉ số ROI khả quan. Một mô hình về mục tiêu kinh doanh hiện đang được rất nhiều các doanh nghiệp sử dụng đó là mô hình SMART. Mô hình này có 5 tiêu chí riêng biệt, với mỗi tiêu chí doanh nghiệp có thể đánh giá được:

  • Tính cụ thể hay Specific.
  • Có thể đo lường được hay Measurable.
  • Tính khả thi hay Actionable.
  • Sự liên quan hay Relevant.
  • Thời hạn đạt được mục tiêu hay Time bound.

Tham khảo: Biên lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin) là gì? Cách tính, ví dụ

3.3. Thử nghiệm nhiều kênh tiếp thị khác nhau để chọn kênh tốt nhất

Một trong những bí quyết giúp cải thiện tỷ lệ roi nhanh chóng chính là việc thử nghiệm nhiều kênh tiếp thị khác nhau như:

  • Email.
  • Truyền thông xã hội.
  • Tiếp thị video.
  • Tiếp thị phản hồi trực tiếp.
  • Quảng cáo có trả phí.

Thông qua hiệu suất của từng dự án khác nhau mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn những kênh tiếp thị mang lại tỷ lệ khách hàng phản hồi tốt nhất cũng như có chỉ số ROI tốt nhất. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể lựa chọn được kênh tiếp thị phù hợp mang lại trải nghiệm tốt cho khách hàng đồng thời cũng làm tăng giá trị vòng đời của khách.

20231229_Yfeqsd19.png

Thử nghiệm nhiều kênh tiếp thị khác nhau để chọn kênh tốt nhất

3.4. Nuôi dưỡng và chăm sóc tốt nhóm khách hàng trung thành

Giá trị vòng đời của khách hàng chính là yếu tố sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số ROI cũng như doanh thu của doanh nghiệp. Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp chỉ quan tâm đến việc thu hút và lôi kéo khách hàng mới mà bỏ quên không chăm sóc những khách hàng trung thành. Nhưng chính những khách hàng thường xuyên sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp lại mới chính là lượng khách hàng có thể mang lại doanh thu “khủng” cho công ty.

Đối với nhóm khách hàng tiềm năng (khách hàng mới) thì doanh nghiệp sẽ cần phải dành ra rất nhiều chi phí để triển khai các hoạt động marketing để thu hút. Trái lại, doanh nghiệp chỉ cần bỏ ra chi phí rất ít để nuôi dưỡng và chăm sóc khách hàng trung thành. Nếu như sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đủ tốt thì họ sẽ trở thành người giới thiệu sản phẩm miễn phí cho doanh nghiệp của bạn đến nhiều người xung quanh. Bằng cách này, doanh nghiệp vừa có thể tiết kiệm được chi phí, vừa có thể tăng doanh thu để cải thiện chỉ số ROI.

3.5. Xây dựng kế hoạch theo dõi chỉ số ROI

Như đã phân tích ở các phần trên, ROI là một chỉ số rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vì dựa vào ROI thì doanh nghiệp mới có phương hướng điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp để đạt được những mục tiêu đã đề ra. Do đó, việc xây dựng kế hoạch cụ thể sẽ là cách giúp doanh nghiệp:

  • Theo dõi sát sao chỉ số ROI và đánh giá chiến dịch thành hay bại.
  • Đo lường và cân đối ngân sách phù hợp cho mỗi chiến dịch đang chạy.
  • Chăm sóc tốt khách hàng cũ là cách giúp doanh nghiệp cải thiện chỉ số ROI vô cùng hiệu quả.
20231229_ZRMrmO1o.png

Xây dựng kế hoạch theo dõi chỉ số ROI

4. Chỉ số ROI bao nhiêu là tốt cho doanh nghiệp

Ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng chỉ số ROI chính là để đánh giá mối quan hệ giữa chi phí ban đầu doanh nghiệp đã bỏ ra với lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể thu được. Chỉ số ROI càng tăng trưởng nhanh thì chứng tỏ tốc độ thu hồi vốn của doanh nghiệp sẽ ngày càng được rút ngắn.

Nếu chỉ số ROI của doanh nghiệp chỉ là 2:1 thì doanh nghiệp chỉ mới hòa vốn mà chưa có lợi nhuận. Nguyên nhân được xác định được bởi vì chi phí dành cho sản xuất đã mất đến 50% giá thành của sản phẩm. Điều này có thể thấy rõ trong ví dụ dưới đây:

  • Nếu giá vốn sản phẩm thấp hơn 50% giá bán sản phẩm thì chắc chắn tỷ lệ ROI sẽ cao và doanh nghiệp không cần đẩy mạnh các hoạt động marketing.
  • Nếu giá vốn sản phẩm cao hơn 50% giá bán sản phẩm thì chắc chắn tỷ lệ ROI sẽ thấp. Và bắt buộc doanh nghiệp của bạn sẽ cần phải triển khai rất nhiều hoạt động marketing để kích thích nhu cầu mua hàng của khách hàng.
  • Theo như chia sẻ của các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực kinh tế thì không có một mức cụ thể nào để kết luận tỷ lệ ROI là bao nhiêu thì tốt cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, chỉ số ROI lý tưởng là 5:1 và ROI cao hay thấp hơn tỷ lệ này còn phụ thuộc vào nguồn hàng cũng như chi phí sản xuất, chi phí marketing của từng doanh nghiệp.

phần mềm bán hàng đa kênh

5. Một số sai lầm khi đo lường ROI trong marketing

Việc đo lường chỉ số ROI trong marketing không hề đơn giản, dưới đây là một số sai lầm mà nhiều doanh nghiệp thường xuyên mắc phải. Và đây là kết quả được rút ra từ nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Marketing B2B của LinkedIn trên 4000 digital marketers.

Đo lường quá sớm

Theo nghiên cứu, hiện nay chu kỳ bán hàng theo dạng B2B thường kéo dài đến 6 tháng. Tuy vậy, có đến gần 77% marketer cho rằng họ luôn cố gắng tính toán chỉ số ROI sau khi kết thúc một tháng đầu tiên của chu kỳ bán hàng. Chỉ có khoảng 4% marketer cho biết họ đo lường chỉ số này sau 6 tháng đầu tiên hoặc dài hơn.

Việc đo lường chỉ số ROI quá sớm khiến cho bạn khó có thể nhìn rõ được bức tranh tổng quát về sự hiệu quả của từng chiến dịch và có thể đưa ra các quyết định không chính xác. Việc đánh giá chỉ số ROI ngay trong giai đoạn đầu của dự án không phải là không cần thiết. Tuy nhiên, để chỉ số ROI có ý nghĩa hơn thì cần phải được đo lường, phân tích hiệu suất trong suốt chu kỳ bán hàng.

20231229_47RWRV4e.png

Đo lường chỉ số ROI quá sớm

Nhầm lẫn việc đo lường chỉ số ROI và KPI

Khi các marketer thường xuyên đo lường các giá trị hiệu suất của dự án trong một thời gian ngắn nhiều hơn so với một chu kỳ bán hàng thực tế. Thì chính các kết quả này sẽ khiến bạn nhầm lẫn sang phân tích KPI chứ không phải là chỉ số ROI.

KPI chính là chỉ số phản ánh kết quả của dự án trong thời gian ngắn hạn, có thể sử dụng chỉ số này để dự đoán mức độ hiệu quả của dự án. Trong khi đó, ROI dùng để đánh giá hiệu quả của cả dự án khi đã kết thúc và cung cấp các thông tin quan trọng trong việc đưa quyết định phân bổ các ngân sách trong tương lai.

Áp lực từ nhà ban lãnh đạo

Các marketer sẽ thường xuyên phải chịu áp lực bởi chỉ tiêu cao, lập báo cáo các kết quả thường xuyên, và các khoản chi tiêu ngân sách hợp lý,...Điều này có thể chính là nguyên nhân thúc giục họ đo lường chỉ số ROI sớm hơn dự kiến ngay cả khi dự án hay chiến dịch chưa được hoàn thành.

Như vậy, từ việc áp lực từ các bạn lãnh đạo mà đo lường chỉ số ROI sớm thì rất dễ dàng gặp phải một số sai lầm trong việc tiếp tục hay việc dừng dự án ngay lập tức.

Không tự tin về chỉ số ROI

Một trong những rủi ro thường xuyên gặp phải khi đo lường chỉ số ROI chính là các marketer không tự tin về tính hiệu quả mà chỉ số ROI được đo lường. Họ cảm thấy chỉ số này không hợp lý và có thể không mang lại kết quả tốt cho chiến dịch này. Và nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là việc đo lường ROI sớm hơn dự tính do chịu áp lực từ nội bộ. Điều này dẫn đến những lo ngại về mức độ ý nghĩa của chỉ số này.

Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ được chỉ số ROI là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào trong marketing cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mặc dù ROI phản ánh khả năng sinh lời của một dự án hoặc một chiến dịch nhưng bạn cũng không nên vội quyết định đầu tư mạnh tay khi chưa nghiên cứu kỹ về tính khả thi của dự án. Chúc các bạn kinh doanh thành công.

social
5/5 (1 vote)

Nhanh.vn - Phần mềm bán hàng đa kênh

Tốt nhất, được sử dụng nhiều nhất
Hơn 100.000 cửa hàng đã tin dùng
Dùng thử miễn phí

CÔNG TY CỔ PHẦN NHANH.VN

Địa chỉ: 102 Thái Thịnh, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Số Giấy CNĐKDN: 0108824877, đăng kí lần đầu ngày 17/07/2019. Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội - Phòng đăng kí kinh doanh

Địa chỉ văn phòng:

Tầng 3, Hà Thành Plaza, 102 Thái Thịnh, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Hà Nội

Tầng 3, Số 70 Lữ Gia, Phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Tài khoản ngân hàng:

Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank)

Số tài khoản: 22823456666

Chủ tài khoản: Công ty cổ phần Nhanh.vn

Tải mobile app: Nhanh.vn

Nhanh.vn Android App Nhanh IOS App

Tài liệu cho developer

API Documentation

Lĩnh vực kinh doanh:

- Phần mềm quản lý bán hàng

- Thiết kế website

- Cổng vận chuyển

Điều khoản và chính sách và chính sách sử dụng các dịch vụ phần mềm