Nguồn lực để phát triển công việc kinh doanh của một doanh nghiệp chính là nhân viên. Nhưng để nhân viên có thể giúp cho doanh nghiệp hoạt động tốt, đem lại lợi nhuận cao thì cần thêm các yếu tố khác.
Sau đây phần mềm quản lý shop thời trang Nhanh.vn sẽ chia sẻ những yếu tố đặc biệt quan trọng đó là các chiến lược phát triển và kỹ năng quản lý, lãnh đạo nhân viên.
Nội dung chính [hide]
1. Kỹ năng điều chỉnh tổ chức và năng lực quan sát toàn diện
Người quản lý xuất sắc, thực chất chính là người đứng đầu cửa hàng. Mối quan hệ giữa người với người trong cửa hàng đều do cửa hàng trưởng điều chỉnh hòa giải. Mối quan hệ giữa cửa hàng và thị trường cũng cần phải có cửa hàng trưởng đứng ra nắm bắt trao đổi.
Bao gồm cả việc quản lý bán lẻ với công ty thương hiệu, làm việc với bộ phận kế hoạch sản phẩm…đều do cửa hàng trưởng đứng ra trao đổi, điều tiết và giải quyết.
Đồng thời còn phải xử lý tốt mối quan hệ giữa các bên. Như vậy mới có thể thúc đẩy cửa hàng vận hành một cách tốt nhất.
Một quản lý cửa hàng xuất sắc, hợp tiêu chuẩn phải là người có khả năng nắm bắt mọi việc từ lớn đến nhỏ trong cửa hàng.
Các vấn đề lớn như liên quan đến vốn quay vòng sản phẩm. Các vấn đề nhỏ như tâm trạng hàng ngày của mỗi người nhân viên. Đều cần tới sự quan tâm, chú ý của quản lý cửa hàng. Từ đó kịp thời đưa ra các biện pháp xử lý. Tránh để lại hậu quả về sau.
Ngoài ra, trong quá trình làm việc, quản lý cửa hàng phải không ngừng tìm kiếm vấn đề. Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Tăng cường công tác quản lý giúp khâu vận hành tổng thể trong cửa hàng ngày càng hợp lý hơn.
Tổ chức nhân lực, vật lực, tài lực một cách có kế hoạch. Điều chỉnh thời gian hợp lý. Điều chỉnh nguồn tài nguyên nâng cao hiệu suất kinh doanh bán hàng. Sắp xếp, phân tích thông tin, tài liệu để kịp thời bù đắp lỗ hổng hoặc thiếu sót.
Tổ chức cấp dưới một cách hợp lý và có hiệu quả. Điều động tính tích cực của nhân viên trong cửa hàng. Đoàn kết một lòng cùng nhau hoàn thành mục tiêu đã định của cửa hàng, công ty hoặc doanh nghiệp.
Quản lý bán hàng - Kho hàng - Nhân viên hiệu quả cùng Nhanh.vn
2. Kỹ năng chỉ đạo bán hàng, đảm bảo cửa hàng vận hành bình thường mỗi ngày
Khả năng chỉ đạo bán hàng không phải là để cửa hàng trưởng đứng mũi đầu sào trực tiếp tiến hành công tác bán hàng. Mà thay vào đó là việc bồi dưỡng nhân viên sao cho có khả năng bán xuất sắc giống như chính bản thân mình vậy.
Tạo điều kiện và cơ hội cho nhân viên nắm bắt kỹ năng bán hàng, kiến thức về sản phẩm…Như vậy, tình hình kinh doanh cửa hàng mới được nâng cao một cách đầy đủ và toàn diện.
Với tư cách là con sói đầu đàn, tất cả mọi vấn đề xuất hiện trong cửa hàng và vấn đề đó có được giải quyết kịp thời hay không đều liên quan tới cửa hàng trưởng.
Bao gồm cả trạng thái làm việc của nhân viên, tinh thần đoàn kết trong cửa hàng, văn hóa cửa hàng… Chỉ khi duy trì mọi mặt trong cửa hàng một cách thỏa đáng, thành tích cửa hàng mới có thể phát triển ổn định và bền vững.
Quản lý cửa hàng phải có thể mở rộng tầm nhìn của cấp dưới. Khiến ai ai cũng phát huy hết tài năng của mình. Nâng cao khả năng chỉ đạo tăng doanh số bán hàng.
Sử dụng quy tắc quản lý vốn có để bồi dưỡng cấp dưới. Truyền thụ những phương pháp và kỹ năng khả dụng. Giúp cấp dưới phát huy hết khả năng và trách nhiệm của mình. Đồng thời kịp thời phát hiện những thiếu sót còn tồn tại của nhân viên. Giúp họ nhanh chóng sửa sai và bồi dưỡng họ nhanh chóng trưởng thành.
Kỹ năng chỉ đạo bán hàng
Đọc thêm: Mách bạn 22 chương trình khuyến mại siêu hấp dẫn giúp shop thời trang tăng doanh số ầm ầm
3. Kỹ năng phân tích sản phẩm hàng hóa
Cùng với sự chuyển đổi mô hình của toàn bộ ngành kinh doanh bán lẻ. Việc vận hành sản phẩm tinh tế hóa được nhiều doanh nghiệp ưu tú coi trọng. Mặc dù một số công ty thương hiệu lớn sẽ yêu cầu phân tích và vận hành chuyên nghiệp hơn về sản phẩm đối với những người quản lý hàng hóa.
Nhưng với tư cách là cửa hàng trưởng thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm hàng hóa. Phải có khả năng phân tích sản phẩm hàng hóa. Ví dụ như nắm bắt được kết cấu bán hàng và kết cấu tồn kho hiện tại. Cửa hàng đang kinh doanh gì? Tồn kho có những gì?
Những mẫu hàng bán chạy nhất trong một khoảng thời gian nhất định của cửa hàng có đủ để cung cấp hay không? Khâu nhập hàng, bù hàng của cửa hàng có kịp thời hay không?…
Một nhà quản lý là dám nghĩ – dám làm và có kỹ năng ra quyết định. Đây cũng là khâu mấu chốt trong cách quản lý nhân viên. Thực tế, khi triển khai một dự án có đem lại kết quả tốt hay không đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có một cảm quan tốt. Họ phải đánh giá và dự báo được tính hình, cân nhắc được lợi hại của các quyết định.
Một nhà quản lý nhân viên giỏi, là nhà quản lý đưa ra được quyết định đúng đắn.
Mặc dù có những con số, chỉ tiêu không cần quản lý cửa hàng phải đứng ra thiết lập. Nhưng ít nhất vẫn phải có khả năng hiểu và phân tích vấn đề. Chỉ khi nắm bắt đầy đủ về sản phẩm hàng hóa trong cửa hàng. Mới có thể thúc đẩy cửa hàng kinh doanh theo hướng tích cực, đi lên đạt và vượt chỉ tiêu đề ra.
Trên đây là những kỹ năng cần có của người quản lý cửa hàng thời trang. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích cho bạn.
Xem thêm:
Kỹ năng thuyết phục khách hàng mua quần áo - Bí quyết kinh doanh thời trang