TIN TỨC
Danh mục
Bài viết mới nhất

Nếu muốn làm CỬA HÀNG TRƯỞNG, bạn nhất định phải đọc bài viết này

-14/08/2024

Cửa hàng trưởng là gì? Công việc hàng ngày của cửa hàng trưởng như thế nào? Bạn cần có những gì để trở thành một cửa hàng trưởng? Bài viết dưới đây Phần mềm bán hàng đa kênh Nhanh.vn sẽ giải đáp hết những thắc mắc và cung cấp những lưu ý cần thiết để trở thành một cửa hàng trưởng chuyên nghiệp nhất.

Nội dung chính [hide]

1. Cửa hàng trưởng là gì

2. Công việc của cửa hàng trưởng

    2.1. Quản lý nhân viên

    2.2. Theo dõi, giám sát tình hình bán hàng

    2.3. Quản lý cửa hàng

    2.4. Nghiên cứu thị trường, khách hàng

    2.5. Một số nhiệm vụ khác

3. Yêu cầu đối với vị trí Cửa hàng trưởng

    3.1. Yêu cầu về trình độ chuyên môn

    3.2. Yêu cầu về kinh nghiệm

    3.3 Yêu cầu về kỹ năng và phẩm chất

4. Quyền lợi được hưởng của Cửa hàng trưởng

5. Những câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn vị trí Cửa hàng trưởng

    5.1. Bạn làm thế nào để giải quyết tình huống xung đột giữa các nhân viên trong cửa hàng?

    5.2. Hãy kể cho chúng tôi về một lần bạn phải kỷ luật nhân viên trong cửa hàng vì hành vi kém?

    5.3. Bạn dùng phương pháp nào để phân công và bàn giao nhiệm vụ cho nhân viên tại cửa hàng?

    5.4. Bạn làm gì để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ của cửa hàng trưởng, quản lý cửa hàng?

    5.5. Bạn đã phát triển và thực hiện chiến lược phát triển cụ thể nào tại cửa hàng để cải thiện tình trạng kinh doanh và tăng doanh số

    5.6. Trong trường hợp cửa hàng phải đón tiếp một khách hàng khó tính và họ có thái độ tức giận, mất kiểm soát, là cửa hàng trưởng bạn sẽ xử lý ra sao?

6. Một số kinh nghiệm phỏng vấn vị trí Cửa hàng trưởng thành công

7. Để trở thành cửa hàng trưởng xuất sắc cần làm gì?

    7.1. Biết tạo môi trường làm việc thoải mái, vui vẻ cho nhân viên

    7.2. Bình tĩnh và tự chủ

    7.3. Làm việc như một nhân viên

    7.4. Tự nâng cao bản thân để hoàn thiện

8. Những điều không nên khi làm Cửa hàng trưởng

    8.1. Để không khí làm việc căng thẳng

    8.2. Thái độ với nhân viên

    8.3. Thái độ với khách hàng

    8.4. Để xảy ra tình trạng thua lỗ triền miên

    8.5. Làm báo cáo tài chính sai

1. Cửa hàng trưởng là gì?

Cửa hàng trưởng được coi như là chức vụ cao nhất trong một cửa hàng. Công việc hàng ngày của hàng trưởng là quản lý và vận hành công việc kinh doanh của cửa hàng. Nếu nói cửa hàng trưởng là "cánh tay nối dài" của chủ cửa hàng thì cũng không sai, vì trong nhiều trường hợp, cửa hàng trưởng sẽ là người quyết định trực tiếp các vấn đề liên quan đến cửa hàng, hàng hóa, nhân viên cấp dưới và khách hàng.

Nếu bạn có một chuỗi cửa hàng, thì mỗi cửa hàng trưởng sẽ phụ trách 1 điểm bán. Vị trí cấp trên có thể là quản lý khu vực, quản lý vùng, rồi đến chủ sở hữu chuỗi. Còn với shop có một cửa hàng thì cửa hàng trưởng có thẻ kiêm nhiệm nhiều loại công việc hơn.

2. Công việc của cửa hàng trưởng (Cửa hàng trưởng làm gì?)

2.1. Quản lý nhân viên

  • Sắp xếp và quản lý lịch làm việc hàng tuần của nhân viên cấp dưới.
  • Theo dõi, kiểm tra giờ giấc đi làm của từng nhân viên thuộc quyền quản lý của mình
  • Giám sát thái độ, tinh thần và tác phong làm việc của nhân viên
  • Họp định kỳ đồng thời tiếp nhận ý kiến từ nhân viên
  • Trực tiếp đào tạo và huấn luyện nhân viên thử việc

2.2. Theo dõi, giám sát tình hình bán hàng

  • Nắm bắt rõ tình hình thực trạng bán hàng của cửa hàng thông qua việc theo dõi doanh thu sản phẩm, sản phẩm bán được và sản phẩm không bán được. 
  • Lên ý tưởng, hướng dẫn nhân viên trưng bày sản phẩm sao cho kích thích nhu cầu mua của khách hàng
  • Nghiên cứu nguyên nhân khi thấy cửa hàng có doanh thu biến động, không ổn định
  • Tổng hợp và quản lý hàng tồn kho

Xem thêm: Tổng hợp bộ câu hỏi phỏng vấn của cửa hàng trưởng, quản lý cửa hàng

2.3. Quản lý cửa hàng

  • Quản lý tài sản của cửa hàng: cơ sở và vật chất của một cửa hàng không hề nhỏ và ít. Cửa hàng trường phải biết rõ những tài sản thuộc cửa hàng mình quản lý.
  • Theo dõi, quan sát và phát hiện kịp thời những tài sản bị hỏng hóc, đề xuất lên ban lãnh đạo về việc thay mới hoặc tiến hành sửa chữa.
  • Đảm bảo cửa hàng luôn sạch sẽ, sản phẩm được bảo quản đúng theo quy định
  • Làm báo cáo hàng ngày hàng tháng để nộp lên cấp trên thông báo về tình hình kinh doanh của cửa hàng hiện tại
  • Kết hợp với thu ngân và kế toán để hoạch định, tổng hợp doanh thu, số lượng hàng tồn, công nợ với nhà cung cấp

2.4. Nghiên cứu thị trường, khách hàng

Với hệ thống chuỗi cửa hàng, thì đây là công việc mang tính chất chuyên môn của cửa hàng trưởng, yêu cầu cửa hàng trưởng có kiến thức vững về thị trường ngành, sản phẩm bán cũng như nghiệp vụ bán hàng và một vài kĩ năng bổ trợ khác.

  • Nghiên cứu và thăm dò được doanh thu của các cửa hàng cùng lĩnh vực xung quanh và khu vực lân cận
  • Nắm bắt xu hướng, thị hiếu người dùng trong khu vực. Từ đó phát triển cửa hàng và cải thiện dịch vụ khách hàng
  • Phân loại khách hàng theo độ tuổi, nghề nghiệp, thói quen mua sắm, sở thích, thu nhập để tìm ra được khách hàng tiềm năng
  •  Hỗ trợ nghiệp vụ bán hàng cho nhân viên, trực tiếp đứng ra xử lý và giải quyết các vấn đề, tình huống từ khách hàng vượt quá quyền hạn của nhân viên.
  • Trực tiếp quản lý, theo dõi danh sách và tình hình mua hàng của khách hàng sỉ, khách hàng VIP, khách hàng thân thiết,... Chủ động thông tin đến khách hàng về các chương trình, chính sách và chế độ ưu đãi mới.
  • Có trách nhiệm quảng bá, giữ gìn hình ảnh và thương hiệu của cửa hàng. Phối hợp với bên bộ phận Marketing để thực thi các chiến dịch tiếp thị, quảng cáo,...
  • Quản lý và chăm sóc các kênh bán hàng khác của cửa hàng, như kênh bán hàng online (Facebook, Zalo, Instagram, Shopee,...).

Nghiên cứu thị trường, khách hàng

Nghiên cứu thị trường, khách hàng

2.5. Một số nhiệm vụ khác

Ngoài những công việc được kể ở trên, vị trí cửa hàng trưởng còn phải đảm nhiệm thêm một vài công việc như:

  • Tham gia tuyển dụng nhân viên bán hàng.
  • Khi công ty có những sự việc phát sinh đột xuất thì phải chịu sự phân bổ công việc theo sự chỉ đạo của chủ cửa hàng.

3. Yêu cầu đối với vị trí Cửa hàng trưởng (Cửa hàng trưởng cần những kỹ năng gì?)

3.1. Yêu cầu về trình độ học vấn

Thường thì các nhà tuyển dụng sẽ không yêu cầu về trình độ học thức của Cửa hàng trưởng nhưng nếu bạn có bằng cấp vẫn được công ty đánh giá cao hơn so với các ứng viên khác. Cụ thể như:

  • Tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học trở lên các chuyên ngành liên quan đến kinh tế, bán hàng, kinh doanh (Quản trị kinh doanh, kế toán, marketing…)
  • Trình độ tin học: thành thạo tin học văn phòng như word, Excel,... biết đến các phần mềm quản lý bán hàng trên máy tinh, công cụ ứng dụng về bán hàng
  • Trình độ ngoại ngữ: nghe hiểu Tiếng Anh (thỉnh thoảng bạn sẽ phải giao tiếp hoặc bán hàng cho khách nước ngoài)

3.2. Yêu cầu về kinh nghiệm

Đối với vị trí Cửa hàng trưởng thì kinh nghiệm là yếu tố quan trọng nhất. Vì cửa hàng trưởng là người trực tiếp chịu trách nhiệm mọi việc từ kinh doanh đến quản lý. Chính vì vậy bạn cần tích lũy kha khá kinh nghiệm xử lý công việc trước đó. Tùy vào lĩnh vực và quy mô công ty, yêu cầu về kinh nghiệm của cửa hàng trưởng sẽ không giống nhau. Thường nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu có 1-2 năm kinh nghiệm đối với vị trí tương đương và 2-3 năm kinh nghiệm đối với ngành bán lẻ nói chung. Ngoài ra cửa hàng trưởng cần phải hiểu rõ “khách hàng là thượng đế”.

3.3. Yêu cầu về kỹ năng và phẩm chất

- Đối với công việc

  • Kỹ năng bán hàng tốt (có khả năng thuyết phục khách hàng, tư vấn, chốt khách, hiểu về sản phẩm...)
  • Kỹ năng quản lý bán lẻ (quản lý tồn kho, phân loại mã hàng, sử dụng thành thạo phần mềm bán hàng)
  • Kỹ năng lập kế hoạch tài chính và chiến lược phát triển cửa hàng.
  • Kỹ năng định giá, tổ chức và tập trung vào kết quả cuối cùng.
  • Kỹ năng giao tiếp bằng lời và chuyển lời thành văn bản thành thạo để phát triển mối quan hệ với đồng nghiệp, khách hàng, nhà cung cấp, đơn vị vận chuyển.
  • Khả năng chịu được áp lực cao

- Đối với nhân viên

  • Khả năng tạo động lực cho bản thân và nhân viên cấp dưới
  • Kỹ năng học hỏi nhanh, thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng một lúc.
  • Kỹ năng làm việc nhóm và lãnh đạo tốt.

- Đối với cấp trên

  • Kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, hiểu nhanh, hiểu đúng vấn đề
  • Hoàn thành nhiệm vụ được giao đúng thời gian quy định
  • Tuân thủ những nội quy được đề ra trước đó

yêu cầu về kỹ năng và phẩm chất của cửa hàng trưởng

Yêu cầu về kỹ năng và phẩm chất của cửa hàng trưởng

4. Quyền lợi được hưởng của Cửa hàng trưởng

  • Với việc chịu nhiều áp lực từ nhiều phía thì vị trí cửa hàng trưởng được hưởng quyền lợi cao và chế độ đãi ngộ tốt hơn.
  • Chủ động deal lương phù hợp với năng lực bản thân hiện tại. Mức lương của cửa hàng trưởng phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của ứng viên. Lương thấp nhất của Cửa hàng trưởng là từ 4 triệu/tháng nhưng rất ít người nhận mức này, đa số sẽ dao động trong khoảng từ 8 - 10 triệu/tháng và cao hơn là khoảng 12 - 15 triệu/tháng. Tại những hệ thống cửa hàng lớn và kinh doanh tốt thì Cửa hàng trưởng có thể nhận lương tới 25 triệu/tháng
  • Làm việc trong môi trường cạnh tranh, tiến độ thăng tiến rõ ràng
  • Được hưởng chế độ giảm giá chiết khấu khi mua hàng tại cửa hàng, công ty
  • Tham gia bảo hiểm đầy đủ, quyền lợi theo chính sách phúc lợi của nhân viên trong công ty (lương tháng 13, thưởng lễ, Tết, du lịch, sinh nhật, hiếu hỷ,...)

5. Những câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn vị trí Cửa hàng trưởng

5.1. Bạn làm thế nào để giải quyết tình huống xung đột giữa các nhân viên trong cửa hàng?

Việc nhân viên xảy ra xích mích, xung đột trong quá trình làm việc không thể tránh khỏi trong một cửa hàng. Người quản lý nên:

  • Tìm hiểu nguyên nhân xảy ra xung đột giữa nhân viên bằng cách đặt câu hỏi và nghe câu trả lời từ 2 phía
  • Xử lý tình huống một cách khách quan và không đổ lỗi cho bên nào
  • Hạn chế trường hợp tương tự xảy ra

5.2. Hãy kể cho chúng tôi về một lần bạn phải kỷ luật nhân viên trong cửa hàng vì hành vi kém?

Một số vấn đề nhân viên hay mắc phải

  • Đi làm muộn không đúng giờ
  • Thái độ với khách hàng
  • Không nghe theo sự phân công của quản lý
  • Có hành vi gian lận tiền, hàng hóa
  • Hành vi gây rối
  • Để giải quyết những vấn đề trên cửa hàng trưởng nên:
  • Ghi lại những hành vi vi phạm của nhân viên từ quan sát thực tế
  • Cung cấp phản hồi thực tế và nguyên nhân
  • Cung cấp hỗ trợ cần thiết

Xem thêm: 5 phương pháp huấn luyện nhân viên tuyệt đỉnh dành riêng cho cửa hàng trưởng

5.3. Bạn dùng phương pháp nào để phân công và bàn giao nhiệm vụ cho nhân viên tại cửa hàng?

Cửa hàng trưởng là người quản lý trực tiếp với phân công công việc của nhân viên. Đối với câu hỏi này bạn nên tập trung trả lời với những vấn đề:

  • Nắm rõ thế mạnh và điểm yếu của từng nhân viên để lựa chọn nhân viên phù hợp
  • Xác định mục tiêu nhiệm vụ và truyền đạt rõ ràng kết quả mình mong muốn cho nhân viên
  • Đảm bảo nhân viên có nguồn lực phù hợp để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Đảm bảo nhân viên hiểu rõ những việc phải làm và tầm quan trọng của nhiệm vụ được giao.

5.4. Bạn làm gì để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ của cửa hàng trưởng, quản lý cửa hàng?

Trong câu hỏi này bạn nên tập trung vào những vấn đề sau:

  • Thiết lập thời gian hoàn thành và phương pháp theo dõi
  • Xem xét và nhận xét tiến độ
  • Tích cực tiếp nhận nhận xét từ nhân viên

5.5. Bạn đã phát triển và thực hiện chiến lược phát triển cụ thể nào tại cửa hàng để cải thiện tình trạng kinh doanh và tăng doanh số?

Đây là một câu hỏi về kinh nghiệm thực tế của bạn. Bạn có thể trả lời xoay quanh những vấn đề sau:

  • Cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng
  • Cải thiện và thay đổi cách sắp xếp hàng hóa trong cửa hàng
  • Đào tạo để mở rộng thêm kỹ năng và kiến thức sản phẩm cho nhân viên
  • Tối ưu hóa bảng lương và vạch ra kế hoạch phát triển rõ ràng
  • Tăng tần suất kiểm kho để bảo đảm số lượng sản phẩm

5.6. Trong trường hợp cửa hàng phải đón tiếp một khách hàng khó tính và họ có thái độ tức giận, mất kiểm soát, là cửa hàng trưởng bạn sẽ xử lý ra sao?

  • Nhẫn nại lắng nghe những khiếu nại thắc mắc của khách hàng, hạn chế tình trạng hỏi lại vấn đề khách hàng đang gặp phải
  • Những bước bạn đã khắc phục sự cố đó
  • Chịu trách nhiệm với sự cố không hài lòng của khách hàn

6. Một số kinh nghiệm phỏng vấn vị trí Cửa hàng trưởng thành công

  • Thể hiện thái độ lạc quan: có thể bạn vẫn còn những thiếu sót trong công việc nhưng bù lại bạn có sự tự tin nhất định vẫn sẽ được ghi điểm với nhà tuyển dụng
  • Thể hiện bản lĩnh: nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao nếu như bạn là người dám thể hiện cá tính của bản thân. Bạn có thể nói ra những khó khăn trong công việc mà bạn đã vượt qua để thấy bạn là người có bản lĩnh.
  • Chuẩn bị một vài giải pháp cho các tình huống thường gặp: là một công việc yêu cầu bạn cần có sự tinh tế trong xử lý vấn đề. Vì vậy bạn nên đưa ra trường hợp từng làm và thành công trước đó.
  • Tìm hiểu thông tin doanh nghiệp: được xem là yếu tố cần thiết của mỗi ứng viên bạn nên tìm hiểu sơ qua về doanh nghiệp mà bạn ứng tuyển. Hãy cố gắng đưa ra một vài điều xen vào buổi phỏng vấn.

7. Để trở thành cửa hàng trưởng xuất sắc cần làm gì?

7.1. Biết tạo môi trường làm việc thoải mái, vui vẻ cho nhân viên

Phải có một môi trường làm việc thoải mái thì nhân viên của bạn mới có động lực để đi làm mỗi ngày. Khi nhân viên làm việc hiệu quả thì mới đem lại doanh thu cho cửa hàng. Cửa hàng trưởng không cần phải là người lúc nào cũng nghiêm khắc, chỉ trích lỗi sai của nhân viên; điều này khiến cho không khí làm việc căng thẳng, thậm chí còn dẫn đến việc nhân viên không muốn làm việc với bạn. Chính vì vậy bạn nên tạo ra một môi trường thoải mái giúp nhân viên có hứng thú với công việc. Bạn cũng nên khen ngợi nhân viên để nhân viên cảm thấy bản thân họ thực sự quan trọng đối với cửa hàng.

7.2. Bình tĩnh và tự chủ

Bạn là người đầu tiên nhân viên dựa vào khi cửa hàng gặp rắc rối. Chính vì vậy bạn cần là người bình tĩnh để xử lý vấn đề một cách thấu đáo và hợp lý. Nếu bạn không giữ cho mình một cái đầu lạnh để giải quyết không chừng nhân viên sẽ nhìn bạn với cách nhìn khác.

7.3. Làm việc như một nhân viên

Nắm trong tay nhiều quyền quản lý cửa hàng nhưng không vì vậy mà bạn được phép ngồi một chỗ chỉ việc cho nhân viên làm. Bạn cần làm từ những công việc nhỏ nhất đến việc khó nhất trong cửa hàng. Vì chỉ khi đã làm việc đó bạn mới có thể điều chỉnh công việc sao cho phù hợp với nhân viên của mình. Đấy cũng là một cách ghi điểm cho bạn trong mắt nhân viên.

7.4. Tự nâng cao bản thân để hoàn thiện

Ở bất kì vị trí nào bạn cũng không ngừng học hỏi để phát triển bản thân. Đối với Cửa hàng trưởng cũng vậy bạn cần tìm tòi và đưa ra những thay đổi để cải thiện chất lượng nhân viên, dịch vụ khách hàng. Bạn hoàn thiện bản thân mỗi ngày sẽ làm cho bạn phát triển hơn trong con đường sự nghiệp.

Tự nâng cao bản thân để hoàn thiện

Tự nâng cao bản thân để hoàn thiện mình ở vị trí Cửa hàng trưởng

8. Top 5 điều không nên mắc phải khi làm Cửa hàng trưởng

8.1. Để không khí làm việc căng thẳng

Sự thoải mái trong lúc làm việc đôi khi đem lại hiệu quả bất ngờ trong công việc. Đôi khi không khí căng thẳng làm cho nhân viên cảm thấy áp lực làm ảnh hưởng xấu đến kết quả công việc. Các cửa hàng trưởng có thể khen thưởng hay là những buổi liên hoan nho nhỏ cũng giúp cho nhân viên cảm thấy thoải mái, cởi mở hơn với mình.

8.2. Thái độ với nhân viên

Dù bạn có bị áp lực vì công việc cũng đừng nên tỏ thái độ xấu với nhân viên. Như vậy sẽ làm cho nhân viên cảm thấy bạn làm việc không chuyên nghiệp. Nhân viên sẽ không tôn trọng và đôi khi tính tự ái của nhân viên nổi lên gây ra những tình huống khiến bạn không lường trước được. Bạn hãy cố gắng đừng để mất điểm trong mắt nhân viên.

8.3. Thái độ với khách hàng

Thái độ với khách hàng là điều cấm kỵ đối với ngành dịch vụ nói chung và ngành kinh doanh bán lẻ nói riêng. Có thể bạn chỉ không làm vừa lòng với một khách hàng nhưng với thời đại mạng xã hội phát triển, Thông qua những bài đánh giá trên website, fanpage, group… thì đánh giá tiêu cực đó sẽ được rất nhiều người biết đến. Bạn sẽ mất đi một lượng khách hàng tiềm năng một cách đáng tiếc. Hãy luôn nhớ “khách hàng là thượng đế”

8.4. Để xảy ra tình trạng thua lỗ triền miên

Nếu như các khâu của công ty mẹ không có gì thay đổi mà cửa hàng của bạn lại có tình trạng thua lỗ thì lỗi phần nhiều là do sự quản lý của cửa hàng trưởng. Nếu tình trạng thiệt hại đó kéo dài thì vị trí cửa hàng trưởng của bạn đang báo động.

8.5. Làm báo cáo tài chính sai

Trong quá trình làm việc không thể tránh khỏi sai sót về mặt số liệu. Nhưng đối với công việc cửa hàng trưởng chỉ cần “sai một ly là đi một dặm”. Bạn chỉ cần tính sai một con số nào đó sẽ gây ra nhất nhiều hệ lụy sau đó, chưa kể khi bạn cấp trên phát hiện thì sếp chắc sẽ mất lòng tin vào bạn. Bạn cần cẩn thận trong quá trình làm báo cáo, kiểm tra chặt chẽ những số liệu do nhân viên nhập để đảm bảo chắc chắn những con số này là đúng sự thật.

Qua bài viết mong rằng bạn đã có cái nhìn bao quát về vị trí Cửa hàng trưởng. Mong rằng bài viết của Nhanh.vn đã giúp bạn phần nào hiểu về công việc này như: Tiêu chí, quy định, bảng mô tả công việc của cửa hàng trưởng. Chúc bạn thành công!

social
5/5 (1 vote)

Nhanh.vn - Phần mềm bán hàng đa kênh

Tốt nhất, được sử dụng nhiều nhất
Hơn 100.000 cửa hàng đã tin dùng
Dùng thử miễn phí

CÔNG TY CỔ PHẦN NHANH.VN

Địa chỉ: 102 Thái Thịnh, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Số Giấy CNĐKDN: 0108824877, đăng kí lần đầu ngày 17/07/2019. Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội - Phòng đăng kí kinh doanh

Địa chỉ văn phòng:

Toà nhà GP Invest, 170 La Thành, Đống Đa, Hà Nội

Tầng 3, Số 70 Lữ Gia, Phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Tài khoản ngân hàng:

Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank)

Số tài khoản: 22823456666

Chủ tài khoản: Công ty cổ phần Nhanh.vn

Tải mobile app: Nhanh.vn

Nhanh.vn Android App Nhanh IOS App

Tài liệu cho developer

API Documentation

Lĩnh vực kinh doanh:

- Phần mềm quản lý bán hàng

- Thiết kế website

- Cổng vận chuyển

Điều khoản và chính sách và chính sách sử dụng các dịch vụ phần mềm