Bạn đang ấp ủ kế hoạch mở cửa hàng kinh doanh quần áo nam nhưng lại không biết bắt đầu như nào? Đừng lo lắng, hôm nay, phần mềm quản lý shop thời trang Nhanh.vn sẽ chia sẻ tới các bạn những kinh nghiệm giúp Mở Shop Quần Áo Nam không hề khó. Cùng khám phá ngay bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính [hide]
1. Mở shop quần áo nam cần bao nhiêu vốn?
Đầu tiên, vấn đề mà rất nhiều người quan tâm nhất khi kinh doanh bất kỳ lĩnh vực nào đó chính là số vốn cần bỏ ra. Để có thể xác định được cần bao nhiêu vốn để mở shop quần áo nam thì các bạn phải xác định và liệt kê chi tiết những chi phí cần thiết.
1.1 Chi phí thuê mặt bằng
Đối với những ai đã có sẵn mặt bằng thì có thể bỏ qua chi phí này. Và đây sẽ được coi là 1 lợi thế giúp tiết kiệm chi phí và cũng như tăng lợi nhuận.
Nếu chưa có thì bạn cần phải chuẩn bị tiền để thuê mặt bằng dao động từ khoảng 5 đến 10 triệu đồng/tháng tùy vào quy mô. Và thông thường, chi phí này thì bạn phải đóng trước từ 3 - 6 tháng thậm chí là 1 năm tùy vào thỏa thuận của chủ nhà.
Thêm nữa, lựa chọn thuê tại các địa điểm ở gần trung tâm thành phố hay sầm uất phát triển thì chi phí này có thể cao hơn. Do đó, chi phí để thuê mặt bằng cửa hàng có thể dao động từ 5 - 30 triệu đồng/tháng tùy vào mục đích và quy mô mà bạn xác định.
Các bạn cũng hoàn toàn có thể cân nhắc tới việc mở shop bán online thì chi phí thuê mặt bằng sẽ giảm bớt. Thay vào đó, sẽ chỉ cần tìm thuê 1 gian nho nhỏ hoặc tận dụng chính ngôi nhà, căn phòng trọ làm kho chứa đồ. Như vậy sẽ tiết kiệm được kha khá chi phí cho khoản này. Đồng thời cũng tích lũy thêm kinh nghiệm cho bản thân và xây dựng 1 tệp khách hàng nhất định trước khi mở bán trực tiếp tại cửa hàng.
Mở shop quần áo nam cần bao nhiêu vốn?
1.2 Chi phí nhập hàng
Đây được xem là 1 trong những chi phí bắt buộc và chiếm phần lớn trong số vốn kinh doanh của bạn. Thông thường, chi phí này sẽ chiếm khoảng từ 40% - 60% số vốn để mở bán quần áo nam.
Đối với những nhà ai đã có nhiều năm kinh nghiệm thì họ sẽ có lợi thế hơn trong việc tìm được nguồn hàng có chất lượng tốt mà giá cả khá hợp lý. Ngược lại, các bạn mới kinh doanh thì thời gian đầu sẽ có thể lựa chọn những chỗ bỏ sỉ với chất lượng uy tín và giá cả ở mức chấp nhận được để dần dần thêm nhiều kinh nghiệm và các mối quan hệ trong tương lai.
1.3 Chi phí thiết kế và trang trí cửa hàng
Không chỉ đơn thuần là thuê mặt bằng xong rồi cứ thế bày bán quần áo. Mà để cửa hàng của bạn trở nên đẹp mắt và thu hút khách hàng hơn việc thiết kế cũng như trang trí là rất quan trọng. Một số chi phí cho khoản này sẽ bao gồm: sơn, sửa lại tường, làm biển hiệu, mua các loại giá treo, gương, hệ thống đèn, điều hòa, tranh ảnh trang trí,…
Tổng chi phí cho việc này sẽ rơi vào khoảng từ 10 - 20 triệu đồng tùy theo nhu cầu tài chính và phong cách mà bạn hướng tới. Để có thể tiết kiệm chi phí thì các bạn nên tìm thuê lại các shop thời trang cần chuyển nhượng, cho thuê để giảm các chi phí sửa chữa, mua sắm. Đồng thời, bạn còn có thể mua lại các sản phẩm được thanh lý với mức giá rẻ hơn trên các hội nhóm.
Xem thêm: 11 mẹo kinh doanh quần áo cho người mới bắt đầu hiệu quả nhất
1.4 Chi phí thuê nhân viên
Tùy vào quy mô của cửa hàng bạn mà cần thuê số lượng nhân viên sao cho hợp lý. Nếu quy mô nhỏ thì thời gian đầu bạn có thể nhận đảm đương mọi việc một mình hoặc nhờ sự trợ giúp của gia đình từ bán hàng, kiểm kho cho tới gói hàng thu ngân.
Tuy nhiên, để cửa hàng cần chuyên nghiệp và hiệu quả, cũng như quy mô phát triển thì có thể thuê 1-2 nhân viên/ca, thậm chí nhiều hơn. Chi phí thuê nhân viên sẽ dao động từ khoảng 6 - 10 triệu đồng/tháng/người.
Chi phí thuê nhân viên cho cửa hàng quần áo nam
1.5 Chi phí marketing
Ngày nay, để có thể tiếp cận với nhiều khách hàng hơn nhất là các cửa hàng mới mở thì không thể thiếu đi các chương trình marketing và quảng cáo. Đây cũng là 1 khâu quan trọng giúp cửa hàng thành công được nhiều người biết tới và tăng doanh thu bán hàng hơn.
Và có rất nhiều hình thức các bạn có thể áp dụng là online và offline. Với hình thức offline các bạn có thể áp dụng 1 số chương trình như phát tờ rơi quanh khu vực cửa hàng, giảm giá, khuyến mãi,... Chi phí cho khoản này dao động từ 5 - 10 triệu đồng/tháng tùy thuộc vào từng chương trình.
Hình thức online thì có rất nhiều kênh bán khác nhau và phổ biến là bán hàng qua các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram, TikTok,... các sàn TMĐT (Shopee, Lazada, Tiki,...). Đây sẽ là hình thức được chú trọng nhiều và cần duy trì hàng tháng giúp lôi kéo khách hàng biết tới và mua sản phẩm của bạn hơn. Chi phí marketing online dao động từ 5 - 15 triệu đồng/tháng.
1.6 Chi phí dự phòng và duy trì
Bên cạnh các chi phí kể ở trên thì dù bạn là người mới kinh doanh hay lâu năm thì cũng không thể bỏ qua khoản này. Đó chính là chi phí dự phòng và duy trì. Dù kinh doanh lĩnh vực nào thì cũng sẽ có cạnh tranh và không phải cứ bắt đầu là sẽ thuận lợi, thành công. Chính vì thế, chi phí dự phòng là vô cùng cần thiết trong những trường hợp gấp, ngoài ý muốn.
Dựa theo những phân tích và chia sẻ ở trên thì để có thể mở cửa hàng kinh doanh quần áo nam cần tối thiết ít nhất từ 50 – 200 triệu đồng.
Tăng x3 năng suất bán hàng thời trang
Tiết kiệm chi phí thuê nhân viên
2. Một số kinh nghiệm mở shop quần áo nam phải biết
Một số kinh nghiệm mở shop quần áo nam phải biết
2.1 Nghiên cứu thị trường, xác định khách hàng mục tiêu
Trước khi kinh doanh bất kỳ lĩnh vực nào thì các bạn đều phải nghiên cứu thị trường cũng như xác định khách hàng mục tiêu của mình. Đây được xem là 1 bước quan trọng quyết định tới thành công của việc kinh doanh.
Đầu tiên, bạn phải xác định được xem là địa điểm, khu nào mình muốn kinh doanh. Tiếp đó, tìm hiểu xem có bao nhiêu cửa hàng và họ đang kinh doanh như thế nào, mặt hàng và phong cách ra sao. Hình thức kinh doanh chủ yếu của họ là online hay offline.
Từ những thông tin trên, bạn có thể tổng hợp và lên kế hoạch cho cửa hàng của mình. Đồng thời, từ đó tìm ra 1 hướng đi khác biệt so với đối thủ để tạo nên sự đặc trưng, ấn tượng với đối tượng khách hàng hơn.
Tiếp đó, các bạn cần xác định và vẽ ra chân dung khách hàng mục tiêu mà mình muốn hướng tới là ai. Bán hàng với đa dạng tệp khách hàng để tận dụng tối đa giúp tăng doanh thu.Thế nhưng, theo kinh nghiệm của rất nhiều người đi trước thì không nên tham lam nhắm vào quá nhiều đối tượng khách hàng. Bởi bạn hoàn toàn không có đủ thời gian để có thể lựa chọn sản phẩm và đáp ứng được nhu cầu cho quá nhiều đối tượng, lứa tuổi.
Do đó, cần xác định bán quần áo nam cho sinh viên hay dân công sở, hướng tới đối tượng thu nhập cao hay trung bình. Đây cũng sẽ là bước rất quan trọng giúp bạn xác định số vốn bạn phải bỏ ra, nguồn hàng, chiến lược tiếp thị sau này, cũng như thiết kế và trang trí cửa hàng,...
2.2 Lựa chọn địa điểm kinh doanh
Lựa chọn được vị trí mở cửa hàng bán quần áo nam đắc địa sẽ giúp cho công việc kinh doanh của bạn thuận lợi hơn và sẽ trở thành lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Vì vậy, tiêu chí để lựa chọn 1 địa điểm kinh doanh cần đáp ứng được các yêu tố dưới đây như sau:
- Địa điểm gần trường đại học hay các tòa nhà chung cư, văn phòng
- Có mặt đường lớn hoặc gần các khu vực có đông đúc người qua lại để dễ dàng thu hút khách hàng
- Thuận tiện và có chỗ để xe
Đọc thêm: Top 5 mô hình kinh doanh shop quần áo quy mô nhỏ, hiệu quả
2.3 Thiết kế và trang trí cửa hàng
Theo kinh nghiệm của nhiều người đi trước thì đối với cửa hàng bán quần áo nam việc thiết kế và trang trí không cần quá cầu kỳ mà hướng tới sự tối giản. Ở đây, các bạn nên quan tâm và chú trọng tới việc mang lại một không gian sạch sẽ, phong cách và ấn tượng để tạo điểm nhấn với khách hàng.
Các sản phẩm nên được bố trí và sắp xếp theo từng mẫu mã, kiểu dáng hay chất liệu để tạo sự thuận tiện cho khách hàng quan sát cũng như lựa chọn. Điều này không chỉ giúp khách hàng thuận tiện trong mua sắm mà còn nhận được phản hồi, đánh giá khi thể hiện được sự chuyên nghiệp của cửa hàng.
Thiết kế và trang trí cửa hàng quần áo nam
Còn về trang thiết bị, mua sắm và lắp đặt các hệ thống cơ bản như đèn, điều hòa, quạt,... Ngoài ra, nếu có điều kiện bạn nên lắp đặt các thiết bị an ninh như camera và cổng từ. Camera và cổng từ an ninh sẽ giúp bạn hạn chế tối đa việc mất hàng, bởi vì trên mỗi sản phẩm của cửa hàng đều có gắn chip từ báo động. Đồng thời, cũng đảm bảo cho khách hàng khi tới mua sắm và trải nghiệm.
2.4 Tìm nguồn hàng uy tín và chất lượng
Trước khi tìm kiếm nguồn cung cấp và đàm phán mức giá cả thì bạn cần phải xác định được mình sẽ nhập hàng từ đâu về bán. Hiện nay, có rất nhiều nguồn cung cấp khác nhau vừa đảm bảo được sự uy tín, chất lượng mà giá cả cũng hợp lý phải chăng.
Tự thiết kế hàng thời trang
Nếu là 1 người từng tham gia khóa học về thiết kế thời trang cũng như có tay nghề, kỹ năng và gu thẩm mỹ thì bạn hoàn toàn có thể lựa chọn và tận dụng uy thế này. Khi đó, chính tay bạn sẽ là người tự mình thiết kế và may ra những sản phẩm mới lạ, độc đáo cung cấp cho cửa hàng.
Với hình thức này không chỉ đảm bảo được nguồn hàng ổn định mà còn tạo được lợi thế cạnh tranh hơn so với bên đối thủ. Đồng thời, những năm gần đây và trong tương lai việc chọn mua các sản phẩm thiết kế có xu hướng phát triển mạnh mẽ hơn.
Nhập hàng tại các xưởng may
Tiếp theo, các bạn cũng hoàn toàn có thể đến trực tiếp tại các xưởng may sản xuất quần áo ở Việt Nam lựa chọn hàng. Công việc này sẽ mất khá nhiều thời gian và rất cần thiết để bạn có thể lựa chọn được những mẫu mã với thiết kế mới nhất, tránh mẫu tồn kho. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nhập hàng tại các đại lý nhưng cần phải chọn lọc khá kỹ càng trước khi cho bày bán trên kệ.
Nhập hàng từ Trung Quốc
Một hình thức nhập hàng nữa cũng rất phổ biến ở Việt Nam hiện nay đó chính là qua trực tiếp Quảng Châu và Quảng Đông lấy hàng. Việc đến tận nơi lấy hàng như vậy có thể tốn nhiều thời gian và chi phí nhưng đảm bảo đa dạng mẫu mã, lựa chọn được các mẫu độc lạ, tạo trend và không bị đụng hàng.
Với kiểu dáng mẫu mã đa dạng, nhiều mẫu mới, bạn không chỉ bán lẻ được mà còn có thể chào bán lại cho những cửa hàng nhỏ hoặc những bạn mới bắt đầu kinh doanh quần áo một cách dễ dàng.
2.5 Tuyển dụng và đào tạo nhân viên
Thời gian đầu khi mới kinh doanh thì các bạn có thể lựa chọn 1 mình tự tay làm hết. Tuy nhiên, để cửa hàng có thể phát triển và hiệu quả hơn thì bạn có thể thuê từ 1-2 nhân viên/ca. Sau khi tuyển dụng, các bạn cần phải đào tạo cho đội ngũ nhân viên của mình về kiến thức sản phẩm, tư vấn bán hàng. Bên cạnh đó, còn phải là người có gu thẩm mỹ, biết phối đồ và thái độ luôn vui vẻ, cởi mở với khách hàng.
2.6 Xây dựng chiến lược marketing
Các chương trình marketing và quảng bá sản phẩm là vô cũng cần thiết khi mở cửa hàng bán quần áo nam, nhất là những giai đoạn đầu khi chưa có nhiều người biết tới. Việc này không chỉ giúp các bạn có thể nhanh chóng được nhiều người biết tới mà còn mở rộng và thu hút thêm tệp khách hàng tiềm năng.
Những chiến lược này có thể là những chiến lược về giá trong thời gian mới khai trương, hay chương trình quà tặng đi kèm hay những chiến lược giảm giá vào những dịp lễ, tết, sinh nhật khách hàng và cửa hàng… Để đảm bảo những chiến lược marketing thành công thì bạn nên tham khảo những kế hoạch marketing của những đối thủ cạnh tranh để có thêm những bài học cho bản thân.
Tham khảo: Ý tưởng mở shop quần áo với 30 triệu có lãi cao
3. Mở cửa hàng quần áo nam cần những thủ tục gì?
Mở cửa hàng quần áo nam cần những thủ tục gì?
Vậy thì mở cửa hàng quần áo nam cần những thủ tục gì không? Thì trên thực tế là cần phải xin giấy phép kinh doanh các bạn nhé!
Trường hợp, chỉ mở 1 cửa hàng thì các bạn nên lựa chọn đăng ký hộ kinh doanh hộ cá thể. Bởi vì khá đơn giản, không mất nhiều thời gian cũng như chi phí.
Các bạn cần chuẩn bị những thủ tục cơ bản dưới đây như sau:
- Hợp đồng thuê cửa hàng hay địa điểm kinh doanh hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu đất nếu bạn không thuê cửa hàng.
- Bản sao CCCD/CMT/hộ chiếu có công chứng.
- Giấy đăng ký hộ kinh doanh cá thể mở cửa hàng quần áo. Nội dung cần trình bày một cách đầy đủ bao gồm: tên, địa chỉ cửa hàng, ngành nghề, số vốn kinh doanh, địa chỉ của người trực tiếp đăng ký kinh doanh, họ tên, ngày cấp CMT/CCCD và chữ ký của chủ hộ, chủ cửa hàng.
Sau đó, nộp lên Phòng kinh tế của Ủy ban nhân dân trực thuộc Quận/Huyện nơi mà bạn đặt địa chỉ cửa hàng. Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, bạn sẽ được cấp giấy phép sau khoảng 5 ngày. Tuy nhiên, trường hợp hồ sơ không hợp lệ, bạn cũng sẽ được thông báo lý do trong vòng 5 ngày.
Trên đây là bài viết chia sẻ mở shop quần áo nam không khó nếu bạn có những kinh nghiệm này. Hy vọng bài viết đã mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!
Bài viết liên quan: 5 cách bán quần áo online không cần vốn hiệu quả nhất 2024