TIN TỨC
Danh mục
Bài viết mới nhất

Mở đại lý bia nước ngọt cần bao nhiêu vốn? Liệu có lời không?

04/06/2024

Bia và nước ngọt là mặt hàng tiêu thụ phổ biến tại Việt Nam. Nhu cầu tiêu thụ bia và nước ngọt đặc biệt gia tăng vào các dịp lễ tết, sự kiện, lễ hội. Do đó, kinh doanh đại lý bia nước ngọt là một ý tưởng kinh doanh tiềm năng. Mở đại lý bia nước ngọt cần bao nhiêu vốn? Liệu có lời không? Phần mềm bán hàng đa kênh Nhanh.vn sẽ giải thích trong bài viết dưới đây.

Mở đại lý bia nước ngọt cần bao nhiêu vốn? Liệu có lời không?

1. Mở đại lý bia nước ngọt cần bao nhiêu vốn? Cần chuẩn bị những gì?

Khi muốn mở đại lý bia, nước ngọt, chúng ta cần chuẩn bị ngân sách cho các khoản chi để nhập hàng, mua sắm thiết bị cần thiết.

  • Chi phí thuê mặt bằng: Khoản chi phí lớn nhất khi mở đại lý là tiền cọc và thuê mặt bằng. Tùy vào diện tích,vị trí của cửa hàng mà giá thuê sẽ dao động từ 5.000.000 - 10.000.000 VNĐ mỗi tháng. Nếu bạn đã sẵn có mặt bằng, thì sẽ tiết kiệm được khoản này.
  • Chi phí nhập hàng: Tùy theo quy mô kinh doanh, số lượng hàng bia, nước ngọt nhập về theo kế hoạch thì mới tính toán ngân sách dự kiến.
  • Làm bảng hiệu cửa hàng: Bảng hiệu cửa hàng thể hiện tên, thương hiệu, địa chỉ, thông tin liên hệ để thu hút khách hàng. Bảng hiệu sẽ có giá khác nhau phụ thuộc vào chất liệu, kích thước, hiệu ứng hay hộp đèn LED. 
  • Chi phí trang thiết bị công nghệ: máy tính, phần mềm quản lý bán hàng, camera giám sát, máy in hóa đơn,...
  • Vốn lưu động: Chủ shop nên dự trữ một khoản vốn lưu động để đặt hàng, mở rộng cửa hàng khi cần thiết, khoảng 20.000.000 VNĐ.
  • Chi phí nhân công: Tiền lương, phí mua bảo hiểm cho nhân viên.
  • Ngân sách truyền thông, thực hiện kế hoạch quảng cáo: Để quảng bá thương hiệu thu hút khách hàng, chúng ta cần đầu tư vào các hoạt động marketing online to offline, chạy quảng cáo các bài post chất lượng trên Fanpage.
  • Chi phí thiết lập mối quan hệ với đối tác, các quán ăn, quán nhậu, quán café, tạp hóa,... để mở rộng kênh phân phối.
  • Ngoài ra, đại lý bia nước ngọt cần mua thêm các vật dụng cơ bản, đồ dùng cần thiết cho quản lý kho, nhân viên kho,...
Mở đại lý bia nước ngọt cần bao nhiêu vốn? Cần chuẩn bị những gì?

Mở đại lý bia nước ngọt cần bao nhiêu vốn? Cần chuẩn bị những gì?

Như vậy, để mở một đại lý bia, các loại đồ uống nước ngọt, bạn cần có ít nhất khoảng 50.000.000 VNĐ - 2.000.000.000 VNĐ.  Đại lý cấp 1, cấp 2, cấp 3, cấp 4,... sẽ cần số vốn khác nhau. Việc lập kế hoạch chi tiết và quản lý tốt các khoản chi phí (nhập hàng, thuê mặt bằng, mua trang thiết bị công nghệ, làm bảng hiệu cửa hàng, nhân công, truyền thông quảng cáo, vốn lưu động) sẽ giúp hoạt động kinh doanh phát triển hiệu quả hơn mỗi ngày.

Xem thêm: Mở cửa hàng bán lẻ bia có cần giấy phép không?

2. Mở đại lý bia nước ngọt lời từ đâu?

Bia và nước ngọt là mặt hàng tiêu thụ phổ biến tại Việt Nam. Nhu cầu tiêu thụ bia và nước ngọt đặc biệt gia tăng vào các dịp lễ tết, sự kiện, lễ hội. Do đó, kinh doanh đại lý bia nước ngọt là một ý tưởng kinh doanh tiềm năng.

Mở đại lý bia nước ngọt lời từ đâu?

Mở đại lý bia nước ngọt lời từ đâu?

Mở đại lý bia và nước ngọt thì bạn sẽ kiếm được tiền lời từ nhiều nguồn:

  • Chiết khấu từ nhà cung cấp: Khi nhập hàng từ nhà sản xuất bia và nước ngọt hoặc đơn vị phân phối cả khu vực, đại lý thường được hưởng mức chiết khấu từ 10-20% so với giá khi bán lẻ. Mức chênh lệch này là khoản lợi nhuận ban đầu khi đại lý nhập hàng số lượng lớn.
  • Bán buôn, bán lẻ: Đại lý thường bỏ sỉ cho các nhà hàng, cửa hàng tạp hóa, quán nhậu, quán bar và bán lẻ cho người tiêu dùng cá nhân. Khoản chênh lệch giữa giá bán sỉ và bán lẻ chính là lợi nhuận.
  • Ngoài việc bán hàng, đại lý có thể cung cấp thêm các dịch vụ như sắp xếp hàng hóa, giao hàng, quản lý kho bãi, hẹn giao, bổ sung hàng hóa theo đợt yêu cầu,.... để tăng khoản doanh thu bổ sung.
  • Khuyến mãi và quà tặng: Các nhà sản xuất thường sẽ đưa ra chính sách khuyến mãi như tặng hàng, giảm giá, chiết khấu, tặng quà cho đại lý vào các sự kiện, ngày lễ, nhập hàng số lượng lớn hay hợp tác lâu dài.
  • Với việc tận dụng những nguồn lợi nhuận trên, mô hình kinh doanh đại lý bia và nước ngọt có thể mang lại cơ hội về doanh thu và lợi nhuận tiềm năng cho những người kinh doanh.

Đọc thêm: 12 kinh nghiệm mở cửa hàng bán nước giải khát thu lợi nhuận khủng

3. Thủ tục pháp lý khi kinh doanh đại lý bia nước ngọt

Để mở đại lý phân phối bia và nước ngọt, chúng ta cần đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh cá thể. Đăng ký hộ kinh doanh khá đơn giản và là một trong những hình thức pháp lý phổ biến để bắt đầu kinh doanh nhỏ.

Hồ sơ và thủ tục đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể như sau:

  • Giấy phép đăng ký hộ kinh doanh có thông tin tên của chủ hộ, địa chỉ, số điện thoại, ngành nghề kinh doanh, vốn đầu tư.
  • Bản sao công chứng CCCD hoặc ộ chiếu người đại diện tham gia ngành nghề kinh doanh.
  • Biên bản họp tóm tắt nội dung về việc đăng ký hộ kinh doanh nếu như hộ kinh doanh có từ 2 người trở lên tham gia.
Thủ tục pháp lý khi kinh doanh đại lý bia ngọt

Thủ tục pháp lý khi kinh doanh đại lý bia ngọt

Thủ tục đăng ký kinh doanh đại lý phân phối bia, nước ngọt:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh

Người đại diện của hộ kinh doanh cần tiến hành chuẩn bị tài liệu: Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đầy đủ tên, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh, vốn như đã đề cập ở trên.

Bước 2: Nộp hồ sơ và nhận giấy chứng nhận

Người đại diện sẽ nộp hồ sơ đăng ký tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư ở địa phương có đặt trụ sở chính.

Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho người nộp trong thời gian khoảng 5 ngày.

Lưu ý:

  • Ngành nghề bạn đăng ký kinh doanh phải không thuộc danh mục cấm và nộp đầy đủ các khoản phí, lệ phí theo quy định pháp luật.
  • Sau khi được cấp Giấy chứng nhận, chủ hộ kinh doanh cần hoàn tất các thủ tục khác như mở tài khoản ngân hàng, đăng ký mã số thuế để chính thức bắt đầu hoạt động kinh doanh đại lý bán nước ngọt, bia.

Tham khảo: Mở quán bia hơi cần chuẩn bị những gì?

4. Kinh nghiệm kinh doanh khi mở đại lý bia nước ngọt mà bạn nên biết

Tập trung kinh doanh thêm đá có thể mang lại lợi nhuận tốt, ví dụ giá vốn và giá bán của nước đá:

  • Giá mua mỗi cây nước đá tại nhà máy khoảng 12.000 - 15.000 đồng.
  • Giá bán lẻ tại cửa hàng/đại lý ở nông thôn khoảng 25.000 đồng/cây.
  • Giá bán lẻ tại cửa hàng/đại lý ở thành phố khoảng 50.000 đồng/cây.

Doanh thu và lợi nhuận dự tính:

  • Cửa hàng/đại lý thường bán khoảng 2-5 cây nước đá mỗi ngày. Giả sử cửa hàng bán 3 cây mỗi ngày với giá 25.000 đồng/cây ở nông thôn:
  • Doanh thu ngày: 3 x 25.000 = 75.000 đồng
  • Chi phí ngày: 3 x 15.000 = 45.000 đồng
  • Lợi nhuận ngày: 75.000 - 45.000 = 30.000 đồng. Như vậy, với mức bán trung bình 3 cây/ngày, cửa hàng/đại lý có thể thu lợi nhuận khoảng 30.000 đồng/ngày.

Phát triển dịch vụ giao hàng lẻ xung quanh khu vực là ý tưởng khá hay để tăng doanh số bán hàng. Mở rộng giao hàng lẻ (bán kính 2-5km) có thể tăng nhanh doanh số bán hàng, phục vụ thêm nhiều khách hàng mới.

Công việc giao hàng khá vất vả, đặc biệt vào mùa mưa lạnh nên bạn cần tìm người đủ sức khỏe, giảm  công việc giao hàng cho chủ cửa hàng. Bạn có thể giao hàng cho các quán café, ăn uống, nhậu nhẹt để có lượng doanh số ổn định và phải biết cách quản lý số lượng vỏ chai, nhân viên giao hàng, số lượng giao hàng định kỳ,...

Kinh nghiệm kinh doanh khi mở đại lý bia nước ngọt

Kinh nghiệm kinh doanh khi mở đại lý bia nước ngọt

Kinh doanh bia, nước ngọt là mô hình kinh doanh có tính chất "nhặt tiền lẻ" - doanh thu đến từ những giao dịch nhỏ lẻ, nhưng vốn nhập hàng thì rất lớn. Vì vậy, người quản lý cần quản lý chặt chẽ, không để xảy ra sự cố mất tiền, thất thoát. Khi nhập hàng với số lượng lớn, phải tính toán nguồn tiền để thanh toán mà không ảnh hưởng đến dòng tiền lưu thông đang giao dịch hàng hóa.

Theo dõi chặt chẽ các khoản chi phí, đảm bảo sử dụng tiền hiệu quả, cân đối giữa doanh thu từng ngày và nhu cầu nhập hàng định kỳ để tránh tình trạng thiếu hụt tiền mặt. Xây dựng hệ thống quản lý tài chính đồng bộ dữ liệu trong sổ sách kế toán, quản lý kho, chi phí, dòng tiền,...

Công nợ khách hàng có thể khó đòi nợ khách không chịu trả tiền, ảnh hưởng nghiêm trọng đến dòng tiền và hàng hóa bán đi nhưng không thấy lợi nhuận thu về. Chúng ta nên xây dựng chính sách và quy định về công nợ rõ ràng, áp dụng nhất quán cho tất cả khách hàng. Cần có biện pháp xử lý kịp thời với các trường hợp nợ quá hạn. Ngoài ra, kinh nghiệm những người kinh doanh thương sẽ thẩm định và phân loại khách hàng dựa trên năng lực tài chính, hạn mức và điều kiện công nợ phù hợp.

Theo dõi chặt chẽ tình hình công nợ, lập báo cáo nhắc nhở khách hàng thanh toán đúng hạn. Tốt nhất là nên xây dựng quy trình thu hồi nợ có hệ thống, khuyến khích khách hàng thanh toán sớm, như chiết khấu, giảm giá. Nhu cầu thị trường khi vào mùa Tết tăng cao và giá cả cũng sẽ tăng theo. Dựa trên số liệu về sản lượng và doanh số bán hàng trong sự kiện, ngày lễ, mùa Tết các năm trước, cùng với các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng, bạn có thể dự báo nhu cầu và lên kế hoạch nhập hàng tồn kho phù hợp.

Quản lý vốn lưu động cẩn thận, tránh "ôm" một lượng hàng lớn trước Tết sẽ cần rất nhiều vốn. Bạn nên có kế hoạch tài chính đảm bảo dòng tiền đủ để nhập hàng, chi các khoản cần thiết hoặc đi vay nếu cần. Quản lý rủi ro hàng tồn kho, xu hướng tiêu dùng để tránh mua phải hàng khó tiêu thụ sau Tết, quá trình lưu kho và vận chuyển, tránh hư hỏng, hàng hóa hết hạn sử dụng. Xây dựng chiến lược giá và khuyến mãi hấp dẫn để cạnh tranh với các đối thủ, tối đa lợi nhuận, kết hợp chương trình khuyến mãi, tri ân khách hàng.

Lựa chọn nhà cung cấp chiết khấu cao hoặc ưu tiên các nhà phân phối chiết ở gần, giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển và rút ngắn thời gian giao hàng nhanh chóng. Khi bắt đầu, đại lý bia nước ngọt nên nhập đủ các loại nước, số lượng vừa đủ, không nên nhập quá nhiều. Các chương trình khuyến mãi thường do nhà phân phối chạy để tăng doanh số. Bạn có thể cân nhắc tranh thủ lấy hàng các đợt này, thường là lô hàng bán chậm hoặc do nhà cung cấp muốn "đẩy nhanh" hàng tồn kho để sản xuất lô mới. Không nên vội vã mua hàng khuyến mãi mà chưa phân tích kỹ, tránh ôm hàng tồn quá nhiều khó tiêu thụ. Sau một thời gian, bạn sẽ nắm được các mặt hàng nào sẽ bán chạy và sản phẩm nào bán chậm. Dựa trên dữ liệu bán hàng, người quản lý sẽ điều chỉnh lượng hàng nhập phù hợp, tránh tình trạng vốn bị "ôm" quá nhiều.

Lựa chọn nhà cung cấp có chính sách tốt

Lựa chọn nhà cung cấp có chính sách tốt

Với sản phẩm nước ngọt và bia, việc lựa chọn giữa nhà phân phối và đại lý cấp 1 không quá quan trọng. Điều quan trọng là hàng hóa có bán được hay không và giá cả hợp lý. Có nhiều trường hợp mua trực tiếp từ công ty hoặc nhà phân phối còn có giá cao hơn mua qua đại lý, trung gian vì số lượng mua hàng chưa đủ để được nhận ưu đãi.

Với nước ngọt, bia thì các đơn vị tiếp thị thường chào hàng trực tiếp cho bạn, không cần thông qua nhà phân phối. Tuy nhiên, đối với một số mặt hàng, quy trình truyền thống là nhập từ nhà phân phối. Khi hoạt động kinh doanh ổn định, các nhà phân phối hoặc đại lý cấp 1 sẽ chủ động đến chào hàng trực tiếp tại cửa hàng của bạn. Cách tiếp cận này khá linh hoạt, không quá phụ thuộc vào một kênh phân phối cụ thể mà thích ứng theo thị trường và nhu cầu bán hàng.

Mở một đại lý bia và nước ngọt cần đầu tư nguồn vốn ban đầu khá lớn, thường dao động khoảng vài trăm triệu đồng trở lên để mua sắm trang thiết bị, nhập hàng hóa tùy vào quy mô cửa hàng. Tuy nhiên, với nhu cầu thị trường Việt Nam tiêu thụ đồ uống giải khát cao, đây vẫn là mô hình kinh doanh tiềm năng.

Nếu làm tốt các khâu quản lý kho hàng, chính sách ưu đãi phân phối, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu trong quá trình kinh doanh thì có thể đạt 10-15% cho đại lý.

Các đại lý cũng cần nắm bắt xu hướng tiêu dùng và đầu tư nhập hàng mới để nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển cửa hàng. Nhanh.vn đã chia sẻ chi tiết cách mở đại lý bia nước ngọt cần bao nhiêu vốn? Liệu có lời không? Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích được cho các bạn đang có nhu cầu kinh doanh mặt hàng đồ uống. Cảm ơn các bạn đã đọc.

social
5/5 (1 vote)

Nhanh.vn - Phần mềm bán hàng đa kênh

Tốt nhất, được sử dụng nhiều nhất
Hơn 100.000 cửa hàng đã tin dùng
Dùng thử miễn phí

CÔNG TY CỔ PHẦN NHANH.VN

Địa chỉ: 102 Thái Thịnh, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Số Giấy CNĐKDN: 0108824877, đăng kí lần đầu ngày 17/07/2019. Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội - Phòng đăng kí kinh doanh

Địa chỉ văn phòng:

Tầng 3, Hà Thành Plaza, 102 Thái Thịnh, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Hà Nội

Tầng 3, Số 70 Lữ Gia, Phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Tài khoản ngân hàng:

Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank)

Số tài khoản: 22823456666

Chủ tài khoản: Công ty cổ phần Nhanh.vn

Tải mobile app: Nhanh.vn

Nhanh.vn Android App Nhanh IOS App

Tài liệu cho developer

API Documentation

Lĩnh vực kinh doanh:

- Phần mềm quản lý bán hàng

- Thiết kế website

- Cổng vận chuyển

Điều khoản và chính sách và chính sách sử dụng các dịch vụ phần mềm