Bạn đang có ý định mở cửa hàng gốm sứ? Quy trình, thủ tục mở cửa hàng gốm sứ ra sao? Nhiều người muốn mở cửa hàng gốm sứ nhưng không biết giấy tờ và thủ tục cần tiến hành như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ mách bạn những kinh nghiệm cực kỳ hay ho và hữu ích để mở shop gốm sứ thành công nhất thời đại.
Nội dung chính [hide]
1. Thị trường đồ gốm sứ và nhu cầu của người tiêu dùng
2. Kinh nghiệm mở cửa hàng gốm sứ
2.1. Đăng ký kinh doanh cửa hàng gốm sứ
2.2. Kinh nghiệm chuẩn bị vốn đầu tư mở cửa hàng gốm sứ
2.3. Kinh nghiệm thuê mặt bằng mở cửa hàng kinh doanh gốm sứ
2.4. Kinh nghiệm tìm nguồn hàng gốm sứ
2.5. Kinh nghiệm lưu kho, vận chuyển hàng gốm sứ
3. Một số lưu ý khi mở cửa hàng gốm sứ
1. Thị trường đồ gốm sứ và nhu cầu của người tiêu dùng
Từ ngày xưa đến nay, gốm sứ Bát Tràng là nét đẹp của văn hóa dân tộc nước Việt Nam. Hiện nay gốm sứ đã bao phủ khắp mọi miền đất nước và xuất khẩu nhiều nước láng giềng, nước ngoài số lượng lớn. Những người thợ làm gốm đã nghiên cứu, sáng tạo cho ra những sản phẩm gốm sứ cách điệu với hoa văn và hình dáng phong phú. Các sản phẩm ngày càng hiện đại, đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ của khách hàng qua thời gian. Dù có cải tiến bao nhiêu nhưng gốm sứ Bát Tràng vẫn mang nét đặc trưng rất riêng, rất độc đáo.
Thị trường gốm sứ
Các sản phẩm làm từ gốm sứ rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta: bát, bình, chai, lọ, ấm,... Đặc biệt có đồ mỹ nghệ và tranh trang trí nội thất đang rất thịnh hành và được nhiều người ưa chuộng. Họa tiết và hoa văn được trang trí trên các sản phẩm đều được đầu tư tỉ mỉ, tinh xảo tạo nên nét độc đáo của văn hóa làng gốm. Trước hết, để mở cửa hàng gốm sứ hút khách, bạn cần khảo sát thị trường để có cái nhìn tổng thể về những chủng loại gốm đang được bán. Sau đó, xác định phong cách cho cửa hàng của mình. Vì gốm sứ khá đa dạng với nhiều loại men, kiểu dáng và phong cách khác nhau. Khi đã định hình được bạn sẽ kinh doanh dòng sản phẩm nào, kế hoạch tài chính ra sao, rồi hãy xem xét đến việc mở cửa hàng kinh doanh. Nếu bạn có ý tưởng bắt đầu khởi nghiệp bán hàng gốm sứ, không thể bỏ qua những hướng dẫn sau đây về cách mở cửa hàng sao cho hiệu quả nhất. Hãy cùng đi tìm hiểu cùng chúng tôi nhé!
2. Kinh nghiệm mở cửa hàng gốm sứ
2.1. Đăng ký kinh doanh cửa hàng gốm sứ
Theo quy định của pháp luật, tất cả các hoạt động kinh doanh độc lập nào hoạt động với mục đích sinh lợi nhuận được pháp luật cho phép phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh.
- Có giấy phép đăng ký kinh doanh, cửa hàng gốm sứ mới được hoạt động. Chuẩn bị thủ tục gồm những giấy tờ sau:
- Giấy phép kinh doanh cửa hàng gốm sứ, đăng ký kinh doanh cá thể. Nội dung ghi rõ tên và địa chỉ cụ thể của cửa hàng, lĩnh vực kinh doanh, số vốn kinh doanh.
- Bản sao CCCD/CMND hoặc hộ chiếu của chủ cửa hàng, chủ hộ kinh doanh.
- Hợp đồng thuê cửa hàng (nếu có) hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng đất cho địa điểm kinh doanh hợp pháp.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ, hãy nộp lên Phòng kinh tế trực thuộc UBND cấp quận/huyện nơi đặt địa chỉ cửa hàng kinh doanh. Nếu hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, cửa hàng kinh doanh của bạn sẽ được cấp giấy phép kinh doanh sau 5 ngày làm việc. Tất nhiên, nếu cần bổ sung giấy tờ gì bạn cũng sẽ được phản hồi trong vòng 5 ngày.
2.2. Kinh nghiệm chuẩn bị vốn đầu tư mở cửa hàng gốm sứ
Mở cửa hàng kinh doanh gốm sứ, bạn cần có nguồn vốn để chi trả các chi phí, mua sắm các trang thiết bị cần thiết như:
- Chi phí thuê cửa hàng: Chi phí thuê mặt bằng tùy vào thỏa thuận giữa bạn và người cho thuê. Địa điểm kinh doanh mặt bằng cửa hàng gốm sứ cần có diện tích ít nhất 40m2 trở lên để trưng bày các loại sản phẩm. Nếu cửa hàng mở tại khu trung tâm thành phố, đông dân cư thì tiền thuê dao động khoảng 7-12 triệu/ tháng.
- Chi phí nhập hàng hóa: Chi phí nhập gốm sứ kinh doanh dao động khoảng 50.000.000 VNĐ - 100.000.000 VNĐ. Chi phí này có thể nhiều hơn tùy vào danh mục và số lượng hàng hóa bạn muốn kinh doanh.
- Chi phí khác: Ngoài ra, các chi phí thuê nhân viên, mua sắm trang thiết bị cần thiết, chi phí nhập hàng mới khi chưa xoay vòng vốn.
Vốn mở cửa hàng gốm sứ
Để mở 1 cửa hàng gốm sứ kinh doanh hút khách, bạn cần chuẩn bị tài chính khoảng 50.000.000 VNĐ - 100.000.000 VNĐ tùy vào khả năng. Tuy nhiên, số vốn này sẽ thay đổi tùy theo quy mô, các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động.
2.3. Kinh nghiệm thuê mặt bằng mở cửa hàng kinh doanh gốm sứ
Trước khi quyết định thuê mặt bằng ở đâu bạn nên khảo sát thị trường. Bởi vị trí mặt bằng tác động rất lớn đến quá trình kinh doanh. Vị trí mở cửa hàng nên cân nhắc các địa điểm gần trung tâm, thuận tiện giao thông,... Bạn cần xác định quy mô kinh doanh của cửa hàng để chọn mặt bằng với diện tích phù hợp.
Nếu bạn bán các sản phẩm gốm sứ độc đáo, ý nghĩa thì nên chọn các điểm gần trường học, khu vui chơi, giải trí. Tài chính có hạn thì bạn vẫn có thể thuê mặt bằng rẻ, không ở trung tâm. Hình thức kinh doanh gốm sứ online này đã được nhiều người áp dụng. Bạn có thể tiếp cận khách hàng qua mạng xã hội, kênh kinh doanh online để đa dạng hình thức kinh doanh.
2.4. Kinh nghiệm tìm nguồn hàng gốm sứ
Để tìm được nguồn hàng gốm sứ uy tín, chất lượng thì trước hết, bạn nên biết phân biệt được gốm và sứ. Sứ là chất liệu tinh, bề mặt sản phẩm phủ một lớp men bóng, sáng. Gốm là sản phẩm thô không được phủ men. Yếu tố quan trọng nhất trong gốm sứ là men, đất, tay nghề. Đối với yếu tố đất và men thì phải có kinh nghiệm tay nghề lâu năm mới nắm rõ được. Còn tay nghề sẽ giúp bạn nhìn được hoa văn thủ công hay decal. Nguồn hàng gốm sứ uy tín và chất lượng nên xem xét các yếu tố:
- Giá trị và chất lượng nguồn hàng được cung ứng
- Đối tác cung cấp nguồn hàng
- Chính sách giữa bên mua và bên cung ứng
- Sự sáng tạo của các loại sản phẩm
- Khả năng tiếp cận thị trường
Kinh nghiệm tìm nguồn hàng gốm sứ
Địa chỉ đồ gốm uy tín nhất để nhập hàng trên thị trường đó là làng gốm Bát Tràng nội địa Việt Nam. Gốm sứ Bát Tràng đã có truyền thống sản xuất gốm sứ từ lâu đời. Nhiều người kinh doanh gốm sứ đều chọn nhà cung cấp này là đối tác nhập hàng lâu dài. Hầu hết các gia đình ở đây đều làm gốm nên đa dạng mặt hàng cho bạn chọn xưởng để nhập hàng.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo và lựa chọn nguồn cung gốm sứ Trung Quốc hay gốm sứ Nhật Bản. Gốm sứ Trung Quốc và Nhật Bản cũng có truyền thống và nhiều mẫu hoa văn tinh xảo, đầu tư. Có đa dạng các loại mặt hàng với nhiều mẫu phong phú cho người kinh doanh nhập về bán. Bạn có thể liên hệ trung gian hoặc đặt hàng tại chính nơi sản xuất nếu được. Thương lượng sao cho giá rẻ nhất để làm ăn lâu dài để xưởng ưu đãi giá tốt nhất cho bạn.
2.5. Kinh nghiệm lưu kho, vận chuyển hàng gốm sứ
Khi lưu kho các sản phẩm gốm sứ, bạn nên sắp xếp cẩn thận và có thể lót một tấm cao su dưới đáy để tránh bị vỡ. Không sử dụng vải có thấm nước Ja-vel để rửa các đồ gốm sứ vì chúng sẽ bị xước.
Đóng gói đồ gốm sứ để vận chuyển cho khách hàng, bạn có thể sử dụng giấy gói Bubble. Bubble có thể gọi là tấm bọt khí. Vật liệu được làm từ các bóng khí cao tạo lớp đệm tránh va đập khi vận chuyển đồ gốm sứ. Tấm bọt khí có thể gói bao quanh hầu hết các sản phẩm gốm sứ đủ hình dạng và kích thước.
Khi vận chuyển, bạn nên dùng nhiều lớp để bảo vệ các góc cạnh của sản phẩm chắc chắn. Khi đóng gói nhiều hàng hóa phải đóng gói riêng, đặt cách nhau để tránh va đập khi vận chuyển. Để quá trình vận chuyển đồ gốm an toàn, bạn nên sử dụng hộp kép để đóng gói cho an toàn. Đóng nhiều hộp hoặc dùng hộp kép để bảo vệ gốm sứ an toàn, tránh các vấn đề phát sinh ngoài ý muốn trong quá trình vận chuyển. Các miếng bọt khi đã bị hỏng thì không nên sử dụng lại mà phải thay mới để đảm bảo hàng hóa không bị xê dịch trong hộp.
3. Một số lưu ý khi mở cửa hàng gốm sứ
3.1. Đặt tên cửa hàng
Tại sao phải đặt tên cửa hàng gốm sứ? Có thể mọi người nghĩ tên cửa hàng thì đặt theo sở thích nên đặt gì cũng được. Tuy nhiên, tên cửa hàng cũng có những quy định riêng phải tuân thủ. Cụ thể như sau:
- Tên cửa hàng bán gốm sứ phải có đủ 2 thành tố đó là hộ kinh doanh và tên riêng.
- Tên cửa hàng kinh doanh gốm sứ không được trùng với các cửa hàng đã đăng ký kinh doanh trước trong phạm vi huyện/quận.
- Tên cửa hàng phải phù hợp với thuần phong mỹ tục nước Việt Nam. Pháp luật cấm sử dụng từ ngữ hay các ký hiệu thiếu văn hóa làm tên cửa hàng.
- Tùy sở thích, bạn có thể đặt tên cửa hàng gốm sứ bằng tiếng Anh.
- Bạn cần trình bày địa chỉ cụ thể của cửa hàng khi đăng ký kinh doanh.
3.2. Các loại thuế cần nộp
Sau khi mở cửa hàng kinh doanh mặt hàng gốm, bạn phải đóng đầy đủ các loại thuế theo quy định pháp luật:
- Thuế giá trị gia tăng
- Thuế thu nhập cá nhân
- Thuế môn bài
3.3. Số lượng cửa hàng được phép mở
Pháp luật không giới hạn số lượng cửa hàng gốm sứ được mở. Miễn là bạn có đăng ký kinh doanh và có giấp phép đầy đủ, nộp thuế đúng với quy định.
Số lượng cửa hàng gốm sứ
Nguồn vốn nhiều thì bạn nên tập trung mở một cửa hàng tước. Khi cửa hàng đã phát triển ổn định thì mở rộng quy mô sau.
3.4. Cần chú ý kết cấu gốm sứ khi nhập hàng
Khi kiểm tra hàng, bạn có thể dùng ngón tay gõ trên đồ sứ. Nếu nghe tiếng kêu coong như tiếng kim loại thì đó là đồ tốt. Đối với các đồ vật như bát hay đĩa, khay, bạn dùng một que nhỏ gõ nhẹ có âm thanh trong thì là đồ tốt. Ngược lại nếu âm thanh pha tạp thì đồ vật đó có thể có vết rạn nứt.
Bài viết trên đã chia sẻ miễn phí về kiến thức kinh doanh hàng gốm sứ hút khách nhất cập nhật năm 2024 mà các chủ kinh doanh cửa hàng cần lưu ý. Cảm ơn bạn đã luôn quan tâm đến những gì mà Nhanh chia sẻ. Nếu anh/chị còn gì thắc mắc hay băn khoăn, hãy liên hệ hotline 1900 2812 để nhận được được giải đáp và tư vấn từ chuyên gia của Nhanh.vn nhé!