TIN TỨC
Danh mục
Bài viết mới nhất

Kinh doanh nhà nghỉ, homestay và những chi phí cần có

12/08/2024

 Du lịch đang bùng nổ những năm gần đây là được dự báo là sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới. Song song với sự phát triển của du lịch, nhu cầu sử dụng dịch vụ nhà nghỉ, homestay được cho là rất tiềm năng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn đang băn khoăn về số vốn cần bỏ ra khi bắt đầu kinh doanh loại hình dịch vụ này. Vậy thì kinh doanh nhà nghỉ, homestay cần bao nhiêu vốn. Ở bài viết này, Nhanh.vn sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi về chi phí kinh doanh nhà nghỉ, homestay nhé.

Các nội dung chính [hide]

1. Homestay là gì?

Ngày nay, homestay là loại hình kinh doanh và nhà nghỉ vô cùng phổ biến với những người có đam mê du lịch. Homestay là loại hình nhà nghỉ du lịch mà khách du lịch sẽ nghỉ, ngủ tại nhà dân hoặc dựa vào cộng đồng, địa phương nơi mà họ đặt chân đến, giúp địa phương đó quảng bá văn hóa, con người và cảnh đẹp một cách chân thật và sinh động nhất.

Ngày nay, các loại hình Homestay được mở rộng và được hiểu theo nghĩa khái quát hơn là một hình thức nhà nghỉ những được trang trí thân thiện và chuyên nghiệp hơn nhà nghỉ thông thường, đem lại những cảm giác và trải nghiệm mới mẻ cho khách du lịch.

Homestay là gì

Homestay hiện nay được đa dạng hóa bằng rất nhiều hình thức mới mẻ, độc đáo

2. Tại sao nên kinh doanh homestay?

- Khi bắt đầu kinh doanh một loại hình nào đó, không chỉ riêng kinh doanh homestay, người ta đều nghĩ đến đặt lượi nhuận là mục tiêu kinh doanh hàng đầu. Và với việc kinh doanh homestay, lợi nhuận bạn thu được sẽ là vô cùng hấp dẫn và thu hút bạn nghĩ đến việc kinh doanh loại hình này. Đặc biệt, ngày nay, nhu cầu du lịch và vui chơi càng được quan tâm thì kinh doanh homestay hiện tại và tương lai sẽ vô cùng phát triển và lớn mạnh

- Chính nhờ sự phát triển và phổ biến của loại hình kinh doanh homestay này mà so với các loại hình kinh doanh khác, kinh doanh homestay giúp bạn thu hồi vốn rất nhanh. Chi phí bỏ ra ban đầu để hình thành homestay cũng không quá lớn và sau hai ba mùa du lịch, nếu homestay của bạn ở những nơi thu hút khách du lịch thì việc thu hút vốn sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn rất nhiều

- Kinh doanh homestay là một loại hình kinh doanh khởi nghiệp của chính bạn, bạn sẽ phải tự bỏ vốn cá nhân của mình ra để để đặt nền móng xây dựng nó trước khi thu hồi được vốn. Những cũng chính vì thế mà bạn có thể tự do tài chính của mình mà không bị phụ thuộc vào nhiều. 

Kinh doanh hiệu quả hơn với phần mềm quản lý bán hàng Nhanh.vn - Quản lý chặt chẽ tồn kho, nhân viên, khách hàng và dòng tiền

Tìm hiểu thêm

3. Những khó khăn khi kinh doanh homestay

- Hình thức homestay trở nên phổ biến rộng rãi cũng chính vì thế tạo nên một thị trường kinh doanh gay gắt cùn nhiều đối thủ mới. Do vậy, để nổi bật và thu hút được nhiều khách hàng đến với homestay của mình, bạn phải xây dựng homestay của mình sao cho thật khác biệt và độc nhất.

- Khách du lịch luôn là người muốn trải nghiệm nhiều thứ mới mẻ và hấp dẫn vì thế khách hàng cũ của bạn thường không nhiều đặc biệt kinh doanh homestay lại có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, hãy luôn đảm bảo chất lượng homestay của bạn và dịch vụ khách hàng của mình như vậy bạn vẫn có thể gây ấn tượng với khách du lịch và càng thu hút được những khách mới.

- Với những bạn kinh doanh homestay nhưng phải thuê nhà thì rắc rối với người cho thuê cũng chính là một khó khăn mà bạn phải vượt qua. Với những người chủ nhà tốt thì không có vấn đề nhưng với những người cho thuê thông thường bạn sẽ không đảm bảo việc kinh doanh của mình sẽ kéo dài bao lâu do việc bị chủ nhà đòi lại mặt bằng. Trong trường hợp này, bạn hoàn toàn trong thế bị động. 

Xem thêm: Đặc điểm kinh doanh khách sạn hiện nay

4. Chi phí ban đầu xây dựng và hình thành kinh doanh Homestay

4.1. Chi phí mua nhà – chi phí kinh doanh homestay lớn nhất

Nếu bạn thực sự có đam mê kinh doanh homestay và muốn kinh doanh lâu dài thì đầu tiên bạn phải chuẩn bị mặt bằng xây dựng homestay. Nếu không có mặt bằng sẵn thì việc mua nhà là chi phí lớn nhất bạn phải bỏ ra trong quá trình kinh doanh homestay của mình. 

Tuy nhiên, việc mua nhà và sở hữu nó giúp bạn không gặp phải vấn đề với người thuê nhà và hoàn toàn chủ động với việc kinh doanh homestay của mình.. 

4.2. Tận dụng phòng trống của gia đình để làm phòng nghỉ

Đây là loại hình kinh doanh tiết kiệm và đơn giản nhất. Việc tận dụng phòng trống của gia đình đòi hỏi bạn cần có một ngôi nhà với không gian rộng rãi, thoáng mát. Chi phí bạn cần bỏ ra nằm ở việc trang bị các nội thất, đồ trang trí cũng như tiền sửa sang, làm mới lại ngôi nhà. Các khoản đầu tư để tạo ra một không gian đầy đủ trang thiết bị như bếp nấu ăn, bình nóng lạnh, máy giặt, tủ lạnh, chăn màn,… cho khách hàng khoảng 50-70 triệu đồng.

Hãy để một phần không gian dành cho gia đình tách biệt hẳn với phần còn lại cho du khách. Khách du lịch sẽ ở cùng với gia đình bạn, vì thế hãy tính toán diện tích ở cho khách sao cho hợp lý nhất mà không gây ra sự bất tiện.

Tận dụng phòng trống của gia đình để tiết kiệm chi phí kinh doanh

Tận dụng phòng trống của gia đình để tiết kiệm chi phí kinh doanh

4.3. Thuê nhà để kinh doanh nhà nghỉ, homestay

So với việc tận dụng lại không gian ngôi nhà, việc thuê nhà để kinh doanh nhà nghỉ tốn kém hơn. Các chi phí bạn phải bỏ ra bao gồm tiền thuê nhà hàng tháng, phí sửa chữa, phí mua thiết bị, nội thất và trang hoàng cho căn nhà đó. Do đó, nếu xác định kinh doanh homestay theo mô hình này thì bạn phải tính toán thật kỹ lưỡng các chi phí bỏ ra để có kế hoạch thu hồi vốn hợp lý. Bạn cũng nên xác định kinh doanh dài lâu hay ngắn hạn để để ký kết hợp đồng thuê nhà cho phù hợp. Để mang lại hiệu quả đầu tư, hợp đồng thuê nhà thường được ký dài hạn (3 – 5 năm). Theo tính toán, hình thức này đòi hỏi số vốn tối thiểu là 500 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu có một bản kế hoạch kinh doanh hợp lý, quản lý nhân viên, chăm sóc khách hàng tận tâm cũng như có ý chí, kiên trì, bạn sẽ sớm có lợi nhuận. 

Thuê nhà để kinh doanh nhà nghỉ, homestay sẽ tốn nhiều vốn hơn

Thuê nhà để kinh doanh nhà nghỉ, homestay sẽ tốn nhiều vốn hơn

4.4. Chi phí thiết kế nội, ngoại thất

Sau khi có được một căn nhà là nền tảng đầu tiên của việc kinh doanh Homestay, tiếp đến bạn phải bỏ ra chi phí cho việc thiết kế nội, ngoại thất. Như đã nói, kinh doanh homestay hiện nay vô cùng phổ biến và có rất nhiều đối thủ cạnh tranh nên để đứng vững và phát triển, bạn cần phải có homestay thật độc đáo và khác biệt. Và để làm được điều đó bạn cần phải có một đội ngũ thiết kế và lên ý tưởng thật chất lượng và chuyên nghiệp.

Hiện nay, có rất nhiều đại chỉ thiết kế nội thất mà bạn có thể tham khảo và lựa chọn.

4.5. Chi phí vật dụng nội thất

Sau khi lên ý tưởng thiết kế, tiếp đến là việc bắt tay vào thực hiện xây dựng homestay. Vật dụng nội thất là một khoản đầu tư không nhỏ, chỉ sau việc mua nhà mặt bằng kinh doanh. Việc sắm sửa nội thất hoàn toàn mới cho homestay là điều quan trọng bạn phải đầu tư để homestay của mình đem lại cảm giác mới lạ và sạch sẽ. 

Những vật dụng cần thiết nhất của homestay như là giường ngủ,bàn ghế, tủ quần áo, sofa,...dao động giá khoảng 40 - 50 triệu.

4.6. Chi phí chụp ảnh quảng cáo

Hình ảnh luôn là thứ truyền tải và thu hút được người xem nhất. Đồng thồi, để marketing hiệu quả thì hình ảnh homestay là yếu tố không thể thiếu. Ảnh chụp homestay cũng là khoản đầu tư bạn nên cân nhắc. Đôi khi, homestay của bạn được thiết kế và trang bị nội thất đẹp và tiện nghi nhưng lên ảnh lại không mấy hấp dẫn và thu hút thì sẽ không lôi kéo sự chú ý của khách du dịch đang tìm kiếm một homestay chất lượng.

So với những đối thủ cạnh tranh có chất lượng homestay ngang nhau thì hình ảnh homestay nào được đầu tư và chỉnh sửa ánh sáng, góc chụp đẹp hơn thì sẽ thu hút khách hàng hơn.

4.7. Chi phí Marketing

Đối với loại hình dịch vụ này, nếu nhà nghỉ của bạn có tiện nghi hay đẹp đến đâu nhưng không được marketing hiệu quả thì khách hàng khó có thể biết đến bạn. Để truyền thông hiệu quả, bạn có thể quảng bá nhà nghỉ, homestay trên các diễn đàn du lịch, ẩm thực, liên kết với trang booking trực tuyến hay các trang du lịch nổi tiếng như Booking, TripAdvisor,...Bạn cũng nên kết hợp chạy quảng cáo thông qua các kênh có nhiều người dùng như Facebook, Google Maps, Youtube,...

Nhanh.vn cung cấp dịch vụ đưa địa chỉ Nhà nghỉ và Home stay lên Google Maps , kết hợp SEO để đẩy mạnh tăng thứ hạng cho khách hàng dễ tìm kiếm hơn . Các doanh nghiệp kinh doanh ngành Hotel, Villa, Homestay có thể tiếp cận hàng trăm nghàn khách du lịch miễn phí từ Google . Đẩy mạnh doanh thu đều đặn cho Hotel từ Google maps và Google tìm kiếm.

Sử dụng marketing để nhiều người biết đến nhà nghỉ, homestay của bạn hơn

Sử dụng marketing để nhiều người biết đến nhà nghỉ, homestay của bạn hơn

Xem thêm: Kinh nghiệm kinh doanh khách sạn mini từ A tới Z

5. Chi phí vận hành hàng tháng khi kinh doanh homestay

5.1. Chi phí thuê nhân viên

Trong quá trình kinh doanh, một mình bạn không thể ôm hết tất cả công việc. Vì vậy, để hoạt động kinh doanh được diễn ra thuận lợi nhất, bạn nên thuê cho mình một hệ thống nhân viên bao gồm lễ tân, người dọn dẹp vệ sinh, nhân viên chăm sóc khách hàng. Mức tiền lương cho nhân viên trung bình sẽ rơi vào khoảng 4 - 7 triệu/ người.

Ngoài ra, có thêm nhân viên thì bạn phải đảm bảo nhiệm vụ quản lý công việc của họ được sát sao nhất. Bằng cách sử dụng phần mềm quản lý của Nhanh.vn, bạn có thể dễ dàng quản lý nhân viên một cách chuyên nghiệp nhất.

chi phí vận hàng homestay

5.2. Chi phí điện nước, thuê nhà hàng tháng

Để homestay vận hành tốt, điện nước phải luôn đảm bảo sạch sẽ và cung cấp thường xuyên. Chi phí điện nước homestay những mùa du lịch thường rơi vào khoảng 3 triệu trở lên. Nhất là với những đối tượng khách du lịch thường có suy nghĩ bỏ tiền trọn gói homestay nên có thể tiêu sài thoải mái điện nước thì bạn nên cân nhắc đến những trường hợp này để có thể đảm bảo chi phí duy trì hoạt động tối ưu nhất

5.3. Chi phi an ninh khu vực

Với đặc thù của ngành du lịch thì không thể tránh khỏi những tệ nạn xã hội như mất cắp, trộm cắp, gây rối cộng đồng,...Để đảm bảo an toàn cho khu homestay của mình cũng như đem lại sự an tâm cho khách du lịch, bạn nên bỏ ra một khoản chi phí cho những vấn đề hỗ trợ lực lượng an ninh khu vực. 

5.4. Chi phí dự phòng rủi ro

Khi kinh doanh, không ai có thể đảm bảo hoạt động kinh doanh của mình thuận lợi hoàn toàn vì thế để dự phòng bạn nên tính toán khoản chi phí dư ra một vài triệu để phòng ngừa những sự cố xảy ra ngoài ý muốn.

5.5. Trang bị cho nhà nghỉ, homestay của bạn một website thật thu hút

Hiện nay, nhiều người có xu hướng sắp xếp lịch trình du lịch của mình trước khi đi hơn là đi đến nơi mới tìm chỗ nghỉ. Do đó, việc khách hàng đặt phòng của bạn sớm là một lợi thế rất lớn. Để làm được điều này, bạn nên xây dựng một website cho nhà nghỉ, homestay của mình và có tích hợp tính năng đặt phòng ngay trên website. Điều này sẽ giúp bạn có được lượng khách nhất định và định hình được lượng khách của mình để điều chỉnh hợp lý về quy mô nhà nghỉ, homestay.

Bên cạnh đó, bạn nên trang bị cho mình những kỹ năng quản lý homestay sao cho hiệu quả nhất. Để tăng sự chuyên nghiệp cho website của mình, bạn có thể lựa chọn phần mềm quản lý đa kênh của Nhanh.vn hiện nay đang được rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh lựa chọn và tin tưởng. 

Trên đây là tổng hợp những chi phí cần thiết để kinh doanh nhà nghỉ, homestay. Hy vọng Nhanh.vn có thể giúp bạn trên con đường kinh doanh. Chúc bạn thành công.

social
5/5 (1 vote)

Nhanh.vn - Phần mềm bán hàng đa kênh

Tốt nhất, được sử dụng nhiều nhất
Hơn 100.000 cửa hàng đã tin dùng
Dùng thử miễn phí

CÔNG TY CỔ PHẦN NHANH.VN

Địa chỉ: 102 Thái Thịnh, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Số Giấy CNĐKDN: 0108824877, đăng kí lần đầu ngày 17/07/2019. Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội - Phòng đăng kí kinh doanh

Địa chỉ văn phòng:

Toà nhà GP Invest, 170 La Thành, Đống Đa, Hà Nội

Tầng 3, Số 70 Lữ Gia, Phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Tài khoản ngân hàng:

Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank)

Số tài khoản: 22823456666

Chủ tài khoản: Công ty cổ phần Nhanh.vn

Tải mobile app: Nhanh.vn

Nhanh.vn Android App Nhanh IOS App

Tài liệu cho developer

API Documentation

Lĩnh vực kinh doanh:

- Phần mềm quản lý bán hàng

- Thiết kế website

- Cổng vận chuyển

Điều khoản và chính sách và chính sách sử dụng các dịch vụ phần mềm