TIN TỨC
Danh mục
Bài viết mới nhất

Chức năng nhiệm vụ của kế toán điều mà doanh nghiệp không thể bỏ qua

2024-03-30

Kế toán giữ vai trò then chốt trong hệ thống quản lý doanh nghiệp. Nhiệm vụ của kế toán là đảm bảo rằng việc ghi chép và quản lý tài chính đúng thời hạn và tuân thủ pháp luật. Cùng Nhanh.vn làm rõ chức năng nhiệm vụ của kế toán điều mà doanh nghiệp không thể bỏ qua trong bài viết dưới đây.

Chức năng nhiệm vụ của kế toán điều mà doanh nghiệp không thể bỏ qua

1. Chức năng nhiệm vụ của kế toán là gì?

Khái niệm "nhân viên kế toán" bao gồm nhiều chức danh và có vai trò khác nhau trong cùng một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Bạn có thể phân loại nghề kế toán thành 3 nhóm chính:

  • Kế toán công: Hình thừ kế toán công sẽ đảm nhiệm công việc ghi chép, phân tích và báo cáo các hoạt động tài chính của các tổ chức phi lợi nhuận, các cơ quan chính phủ. Mục tiêu chính của kế toán công là đảm bảo đơn vị tuân thủ các quy định pháp lý, minh bạch và công khai báo cáo.
  • Kế toán quản lý: Kế toán quản lý chủ yếu tập trung cung cấp nội dung tài chính và phân tích để hỗ trợ ban quản trị ra quyết định chiến lược. Công việc này thường của kế toán quản lý sẽ xoay quanh dự báo tài chính, lập ngân sách, phân tích chi phí.
  • Kế toán chính phủ: Kế toán chính phủ là công việc quản lý tài chính của các cơ quan chính phủ. Quản lý tài chính được thực hiện từ cấp địa phương đến cấp quốc gia. Công việc này đòi hỏi sự hiểu biết về các quy định và tiêu chuẩn kế toán chính phủ cũng như các quy trình ngân sách và kiểm toán chính phủ.

Các chức năng và nhiệm vụ của kế toán rất quan trọng trong doanh nghiệp, công ty. Kế toán là người ghi chép sổ sách, quản lý hoạt động tài chính của doanh nghiệp tuân thủ quy định pháp luật, minh bạch và chính xác. Trong mỗi nhóm trên, có thể có nhiều chức danh cụ thể hơn như kế toán trưởng,  kế toán viên, các chuyên gia phân tích tài chính, chuyên gia kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên.

Dựa trên các dữ liệu kinh tế của tổ chức, kế toán viên sẽ xem xét, chuẩn bị báo cáo tài chính tuân thủ pháp luật và báo cáo các nội dung cần thiết đến quản trị theo yêu cầu của ban lãnh đạo doanh nghiệp.

Công việc kế toán đòi hỏi sự chính xác và minh bạch đúng với pháp luật. Đồng thời, báo cáo phải phản ánh được tình hình tài chính của doanh nghiệp, để ban lãnh đạo căn cứ vào đó, đưa ra quyết định kinh doanh phù hợp theo từng giai đoạn. Kế toán viên cần cập nhật liên tục chính sách, quy tắc kế toán, các thay đổi trong luật lệ và chuẩn mực kế toán quốc tế để đảm bảo những báo cáo tài chính, kiểm toán nội bộ doanh nghiệp hợp pháp.

Chức năng nhiệm vụ của kế toán là gì?

Chức năng nhiệm vụ của kế toán là gì?

Chức năng nhiệm vụ kế toán cơ bản bao gồm:

Chức năng phản ánh: Thực hiện ghi chép các giao dịch tài chính, hóa đơn, chứng từ và quản lý sổ sách, tài chính chính xác. Thực hiện báo cáo tài chính và tổng hợp các chứng từ liên quan đến các giao dịch tài chính doanh nghiệp.

Chức năng kiểm tra: Kiểm tra định kỳ, phân tích tài liệu, thông tin kế toán và lập báo cáo tài chính doanh nghiệp. Báo cáo tài chính là văn bản công khai minh bạch quan trọng để trình cho các bên liên quan như đối tác, ngân hàng, cổ đông, chính phủ,.... Các báo cáo tài chính sẽ bao gồm nội dung bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và báo cáo kết quả kinh doanh.

Chức năng cung cấp thông tin:

  • Dự báo các hoạt động tài chính và lập ngân sách cho doanh nghiệp trong tương lai. Dự báo tài chính sẽ hỗ trợ ban quản trị doanh nghiệp ra quyết định kinh doanh. Việc kế toán lập ngân sách và giám sát việc các giao dịch tài chính mục đích là đảm bảo hiệu quả, tối ưu chi phí trong hoạt động kinh doanh.
  • Kế toán viên cũng có chức năng hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ các quy định, điều khoản pháp luật về thuế doanh nghiệp. Công việc của kế toán viên còn có tính toán và nộp hồ sơ, giấy tờ, chi phí đúng kỳ hạn các khoản thuế cần nộp. Ngoài ra, kế toán cũng sẽ lập tờ khai thuế, tư vấn, đề xuất cho doanh nghiệp phương pháp tối ưu các khoản chi phí liên quan đến thuế.
  • Kế toán viên sẽ tư vấn các nội dung tài chính và dự báo tình hình để hỗ trợ ban quản trị doanh nghiệp ra quyết định kinh doanh. Ngoài đưa ra đề xuất, kế toán viên cũng sẽ giúp người quản lý nắm rõ các khía cạnh tài chính, rủi ro, vấn đề pháp lý và các hoạt động nên tránh của doanh nghiệp để tìm kiếm cơ hội tăng trưởng kinh doanh trên thị trường.

Ngoài những chức năng và nhiệm vụ cơ bản, kế toán cũng giữ vai trò quản lý rủi ro tài chính, tham gia vào quy trình kiểm toán nội bộ, thực hiện kiểm soát nội bộ và đảm bảo doanh nghiệp thực hiện đúng với các quy định pháp luật hiện hành và tiêu chuẩn kế toán áp dụng.

Xem thêm: 6 phần hành kế toán trong doanh nghiệp mà ai cũng phải biết

DỊCH VỤ KẾ TOÁN NỘI BỘ  CHUYÊN NGHIỆP
sự lựa chọn tối ưu cho doanh nghiệp 
Cải thiện năng suất, chuyên nghiệp và chính xác

tìm hiểu ngay

2. Tầm quan trọng của kế toán để tối ưu hiệu quả hoạt động

Nghề kế toán không chỉ có thực hiện các nhiệm vụ đúng pháp luật, chính xác mà còn cần phương pháp thực hiện công việc có chiến lược để phát triển tổ chức. Quy trình kế toán linh hoạt sẽ  cải thiện hoạt động, nguồn lực và ngân sách tổ chức. Công việc kế toán giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tối ưu hóa hiệu quả hoạt động kinh doanh của tổ chức.

Tầm quan trọng của kế toán để tối ưu hiệu quả hoạt động

Tầm quan trọng của kế toán để tối ưu hiệu quả hoạt động

Tầm quan trọng của kế toán để tối ưu hiệu quả hoạt động:

  • Đánh giá hiệu suất hoạt động doanh nghiệp: Kế toán có nhiệm vụ đánh giá hiệu các chỉ số quan trọng trong hoạt động kinh doanh như đầu vào, đầu ra, các khoản chi phí, doanh thu và lợi nhuận thu được trong từng kỳ quyết toán. Thông qua đó, họ sẽ phân tích và so sánh các số liệu tài chính theo các quý nhằm đo lường, đánh giá hiệu suất có đạt so với mục tiêu đề ra trước đó.
  • Kiểm soát chi phí không vượt quá mức cho phép: Một trong những mục tiêu chính của kế toán là kiểm soát chi phí doanh nghiệp trong các khoản phải đầu tư. Kế toán sẽ theo dõi chi tiêu các hạng mục và phân tích khoản nào phải chi, nên chi và có thể không cần chi.
  • Khi kế toán đã xác định các nguồn lãng phí ngân sách và áp dụng biện pháp kiểm soát hợp lý, tổ chức sẽ tiết kiệm được nguồn vốn. Doanh nghiệp nào kinh doanh sản phẩm, dịch vụ trên thị trường cũng muốn tối ưu chi phí không cần thiết và tăng cường đầu tư vào các hạng mục quan trọng, thu lợi nhuận tối đa.
  • Phân bổ nguồn lực hợp lý: Việc phân bổ nguồn nhân lực của tổ chức cần sắp xếp có hệ thống, phù hợp nhiệm vụ và chức năng của từng nhân viên. Kế toán sẽ cung cấp thông tin về tổng tài sản của doanh nghiệp, tình hình tài chính hiện tại, xác định các lĩnh vực ưu tiên đầu tư nhằm giúp ban quản trị phân chia nhân sự đảm nhiệm.
  • Khi các nhân viên trong tổ chức được sử dụng đúng chuyên môn, khả năng thì sẽ mang về các dự án đạt kết quả tốt, tối ưu hoạt động kinh doanh.

Ngoài ra, yêu cầu khi đảm nhiệm công việc kế toán là cung cấp thông tin chi tiết, có giá trị để tổ chức tối ưu chi phí, cải thiện hiệu quả hoạt động, hoạch định kế hoạch chiến lược mới. Khi làm việc, kế toán sẽ có quyền sử dụng dữ liệu lịch sử và định hướng tổ chức trong quá khứ để dự báo và lập kế hoạch cho tương lai. Đồng thời, kế toán sẽ theo dõi các hoạt động hàng ngày có phát sinh thêm chi phí hay vẫn nằm trong khuôn khổ ngân sách hoạt động phù hợp.

Đọc thêm: 5 điều cần biết về bảng nghiệp vụ kế toán cho tài chính doanh nghiệp

3. Tổng hợp yêu cầu dành cho một kế toán viên

Trong tổ chức, kế toán là nhân sự giữ nguồn thông tin quan trọng cho cổ đông, nhà đầu tư, ban quản trị tổ chức, khách hàng và đối tác kinh doanh. Thông qua báo cáo tài chính và các tài liệu kế toán, mọi người sẽ nắm được tình hình "sức khỏe" tài chính của tổ chức đó, khả năng sinh lời và khả năng trả nợ của đơn vị.

Người đảm bảo tổ chức tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn kế toán chính là kế toán viên. Họ sẽ áp dụng các tiêu chuẩn kế toán quốc tế, nguyên tắc kế toán theo pháp luật Việt Nam vào doanh nghiệp để kiểm tra tính phù hợp, minh bạch khi ghi nhận và báo cáo thông tin tài chính.

Một kế toán viên giỏi không chỉ có bằng cấp hay trình độ chuyên môn, mà họ phải sở hữu các kỹ năng mềm và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Khi làm việc ở môi trường tổ chức lớn hay nhỏ, kế toán cũng cần thể hiện khả năng phân tích, tổ chức công việc khoa học, và xây dựng kế hoạch định hướng phát triển hiệu quả. Năng lực làm việc nhóm, khả năng sử dụng máy tính, ứng dụng, kỹ năng giao tiếp,... cũng là những yếu tố quan trọng.

Kế toán viên làm việc phải tuân thủ nguyên tắc chính trực và rõ ràng trong công việc nhằm xây dựng lòng tin và đảm bảo hồ sơ, báo cáo thông tin tài chính khách quan. Kế toán viên phải cập nhật và nắm bắt những thay đổi của luật lệ và chuẩn mực kế toán quốc tế. Quy trình thay đổi, chính sách bổ sung, quy tắc áp dụng kế toán phải luôn thực hiện chính xác, cập nhật kiến thức liên tục.

Tổng hợp yêu cầu dành cho một kế toán viên

Tổng hợp yêu cầu dành cho một kế toán viên

Để đảm nhận công việc kế toán hiệu quả và làm việc đúng chức năng, vai trò thì người đó cần đáp ứng các yêu cầu sau:

Kiến thức về tài chính và kế toán: Là kế toán viên, bạn cần hiểu các nguyên tắc kế toán cơ bản, các quy định pháp luật hiện hành, cách hoạt động của các báo cáo tài chính và những hồ sơ giấy tờ khác liên quan. Nắm vững kiến thức sẽ giúp kế toán xử lý chứng từ, hóa đơn, hồ sơ chính xác, phù hợp.

Kỹ năng quản lý thời gian: Kế toán viên thường phải làm việc với khối lượng công việc và thời hạn khá nghiêm ngặt. Bạn cần biết cách sắp xếp thời gian, ưu tiên công việc quan trọng, hoàn thành các nội dung được giao đúng thời hạn, chính xác và tránh chậm trễ.

Kỹ năng sử dụng máy tính, phần mềm, ứng dụng liên quan đến kế toán: Kế toán viên cần thành thạo hoặc biết sử dụng các phần mềm kế toán cơ bản để xử lý thông tin tài chính, phân tích tài liệu và tạo báo cáo trực quan, khoa học. Bạn cần sử dụng các công cụ hỗ trợ như Microsoft Excel, Microsoft Word, phần mềm kế toán để hỗ trợ công việc hiệu quả.

Kế toán viên cần có kỹ năng giao tiếp với các đối tác kinh doanh, đồng nghiệp khác. Kỹ năng giao tiếp giúp kế toán truyền đạt thông tin tài chính chính xác, ngắn gọn và các bên liên quan dễ hiểu yêu cầu. Dù có là kế toán hay không thì khi làm việc liên quan đến các số liệu tài chính và lập báo cáo thì nhân viên đó cũng phải đáp ứng yêu cầu sau:

  • Tính cách chỉn chu, cẩn thận trong ghi chép hồ sơ, giấy tờ. Họ phải phát hiện và sửa lỗi kịp thời, đáp ứng tiêu chuẩn của báo cáo tài chính.
  • Tư duy logic và phân tích vấn đề khoa học các số liệu tài chính, đề xuất tìm ra hướng giải quyết phù hợp. Họ cũng cần giải quyết các vấn đề tài chính doanh nghiệp đang gặp phải.
  • Kế toán viên thường phải làm việc với những con số phức tạp, tài liệu chi tiết nên cần có sự nhẫn nại, kiên trì và chịu được áp lực cao để hoàn thành công việc đúng thời hạn. Đặc biệt là vào cuối tháng, cuối quý, cuối năm, những khoảng thời gian này kế toán cần tổng hợp sổ sách khá nhiều.
  • Tinh thần trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ công việc của mình. Tuân thủ quy tắc kế toán pháp luật Việt Nam, đảm bảo tính chính hợp pháp và trung thực của thông tin tài chính doanh nghiệp.
  • Khả năng làm việc độc lập và có thể làm việc nhóm khi cần thiết để xử lý số liệu tài chính.

Tham khảo: Các câu hỏi phỏng vấn kế toán bán hàng nhất định bạn phải biết!

Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh và phức tạp ngày nay, kế toán là nhân sự quan trọng cốt lõi khi doanh nghiệp muốn quản lý rủi ro tài chính đúng pháp luật. Đội ngũ kế toán sẽ xác định, đánh giá rủi ro lĩnh vực kinh doanh như biến động tỷ giá, thay đổi xu hướng, tác động khách quan, thị trường biến động giá cả,.... Ngoài việc tuân thủ quy định pháp lý về thuế, kế toán nội bộ và báo cáo tài chính, kế toán viên cũng cung cấp những tài liệu đánh giá hoạt động công ty nhằm cải thiện hiệu suất tốt hơn trong tương lai.

Nhanh.vn đã tổng hợp tất cả Chức năng nhiệm vụ của kế toán điều mà doanh nghiệp không thể bỏ qua. Hy vọng tổ chức sẽ nắm rõ chức năng, vai trò quan trọng của công việc kế toán và tìm kiếm nhân sự phù hợp. Cảm ơn các bạn đã đọc!

social
5/5 (1 vote)

Nhanh.vn - Phần mềm bán hàng đa kênh

Tốt nhất, được sử dụng nhiều nhất
Hơn 100.000 cửa hàng đã tin dùng
Dùng thử miễn phí

CÔNG TY CỔ PHẦN NHANH.VN

Địa chỉ: 102 Thái Thịnh, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Số Giấy CNĐKDN: 0108824877, đăng kí lần đầu ngày 17/07/2019. Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội - Phòng đăng kí kinh doanh

Địa chỉ văn phòng:

Tầng 3, Hà Thành Plaza, 102 Thái Thịnh, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Hà Nội

Tầng 3, Số 70 Lữ Gia, Phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Tài khoản ngân hàng: 19133915566015 - Techcombank

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương

Chủ tài khoản: Công ty cổ phần Nhanh.vn

Tải mobile app: Nhanh.vn

Nhanh.vn Android App Nhanh IOS App

Tài liệu cho developer

API Documentation

Lĩnh vực kinh doanh:

- Phần mềm quản lý bán hàng

- Thiết kế website

- Cổng vận chuyển

Điều khoản và chính sách và chính sách sử dụng các dịch vụ phần mềm