TIN TỨC
Danh mục
Bài viết mới nhất

Bí quyết mở quán cơm bình dân thu hút khách ngay từ đầu

02/07/2023

Có thể nói, quán cơm bình dân đã và đang là sự lựa chọn kinh doanh kiếm tiền của nhiều người. Bởi lẽ, mô hình này có chi phí, vốn đầu tư thấp và nhu cầu ăn uống của khách hàng tăng cao. Bài viết hôm nay, Nhanh.vn sẽ chia sẻ tới các bạn bí quyết mở quán cơm bình dân thu hút khách ngay từ đầu. Cùng khám phá ngay dưới đây nhé!

Bí quyết mở quán cơm bình dân thu hút khách ngay từ đầu

1. Chi phí mở quán cơm bình dân thu hút khách 

Chi phí mở quán cơm bình dân thu hút khách

Chi phí mở quán cơm bình dân thu hút khách 

Chi phí để mở quán cơm bình dân là bao nhiêu? Đây có lẽ là điều mà rất nhiều người quan tâm khi có kế hoạch kinh doanh lĩnh vực này. Thông thường, chi phí để mở quán cơm bình dân sẽ bao gồm: 

  • Chi phí thuê mặt bằng
  • Chi phí mua nguyên liệu
  • Chi phí mua sắm đồ dùng và dụng cụ chế biến
  • Chi phí thuê nhân viên
  • Chi phí thiết kế và trang trí
  • Chi phí marketing và quảng cáo

Tùy thuộc vào quy mô và địa điểm kinh doanh mà số vốn để mở quán sẽ khác nhau. Nếu bạn mở quán cơm bình dân ở khu vực nông thôn hay vùng ngoại thành (ngoại ô) thì vốn sẽ dao động khoảng từ 25 – 30 triệu đồng. Còn trường hợp bạn mở quán cơm bình dân tại các trung tâm thành phố (thành phị lớn) thì số vốn sẽ cao hơn một chút từ dao động từ 40 – 60 triệu đồng.

2. Mở quán cơm bình dân cần chuẩn bị những gì? 

2.1 Kiến thức kinh doanh

Chuẩn bị kiến thức kinh doanh mở quán cơm bình dân

Chuẩn bị kiến thức kinh doanh mở quán cơm bình dân

Bất kể bạn kinh doanh ở lĩnh vực nào thì trước khi bắt đầu thì điều cần chuẩn bị trước tiên đó là trang bị kiến thức. Nếu bạn mới bắt đầu khởi nghiệp và chưa có kiến thức cũng như kỹ năng trong ngành nghề lĩnh vực kinh doanh đó thì điều này lại vô cùng cần thiết. Ở đây, các bạn cần tìm hiểu các kiến thức về cách vận hành kinh doanh, mô hình quán cơm bình dân, cách thiết kế và trang trí không gian, kế hoạch truyền thông và marketing,… 

2.2 Chuẩn bị vốn

Để kinh doanh mở quán cơm bình dân, số vốn mà bạn cần đầu tư dao động từ mấy chục đến gần trăm triệu đồng. Vì khi đó, bạn cần đầu tư vào việc Bởi cần mua sắm cơ sở, trang thiết bị như bàn ghế, tủ lạnh, vật dụng, trang trí, dụng cụ nấu và chế biến,… Bên cạnh đó, bạn cũng cần dành ra một khoản phí duy trì và phát sinh trong thời gian đầu kinh doanh. Chính vì thế, việc chuẩn bị vốn và lên kế hoạch chi tiết sẽ giúp đảm bảo việc kiểm soát tài chính một cách hiệu quả. 

2.3 Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu

Tiếp theo, trước khi kinh doanh mở quán cơm bình dân thì chúng ta cần phải nghiên cứu thị trường; xác định, phân tích đối thủ cạnh tranh và tìm hiểu chân dung khách hàng tiềm năng. 

Việc đầu tiên, các bạn hãy bắt đầu bằng việc xác định đối thủ cạnh tranh quanh khu vực, địa điểm mà mình sẽ mở quán. Xem xét về mức giá cả và đánh giá về chất lượng của món ăn. Quanh khu vực đó có bao nhiêu quán? Quán cơm nào đông khách và nó có đặc điểm gì nổi bật hơn so với các quán khác? Và tìm hiểu lý do vì sao mà có những quán đã ngừng hoạt động? 

Thứ hai, các bạn cần xác định đối tượng và chân dung khách hàng mục tiêu của quán mình hướng tới. Để có thể xác định, các bạn hãy tìm hiểu theo nhân khẩu học của những đối tượng bao gồm: độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập, khả năng chi trả,… Từ đó, các bạn sẽ có kế hoạch kinh doanh chi tiết và cụ thể để thu hút khách hàng và cạnh tranh với các đối thủ khác một cách nhanh chóng, hiệu quả. 

Thông thường, đối tượng khách hàng mục tiêu của những quán cơm bình dân sẽ là nhân viên văn phòng, sinh viên, học sinh, công nhân,… 

2.4 Ý tưởng thiết kế quán cơm

Ý tưởng thiết kế quán cơm bình dân

Ý tưởng thiết kế quán cơm bình dân

Có thể nói, với mô hình kinh doanh quán cơm bình dân thì việc thiết kế và trang trí thì không cần quá cầu kỳ, tỉ mỉ như những mô hình kinh doanh khác. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn phong cách thiết kế tối giản đúng như mục tiêu kinh doanh là mở quán cơm bình dân. 

Tuy nhiên, trong bất kỳ mô hình kinh doanh về lĩnh vực F&B thì luôn đảm bảo được tiêu chí của quán là thiết kế không gian quán thoáng đãng, sạch sẽ và bố trí bàn ghế một cách hợp lý, gọn gàng. Nếu đáp ứng và đảm bảo được những tiêu chí này thì chắc chắn quán của bạn sẽ tạo được ấn tượng và thu hút khách hàng ghé thăm thường xuyên. 

2.5 Tìm kiếm đơn vị cung cấp nguyên liệu

Một điều quan trọng và đóng vai trò cần thiết trong việc kinh doanh quán cơm đó chính là chất lượng nguyên liệu. Chính vì thế, các bạn nên lựa chọn nguồn nguyên liệu đầu vào một cách kỹ càng, cẩn trọng để đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Một gợi ý dành cho bạn trong việc tìm kiếm đơn vị cung cấp nguyên liệu đó là có thể ghé vào chợ đầu mối để lựa chọn nguyên liệu tươi ngon. Bên cạnh đó, còn có thể tìm kiếm những đơn vị hay cá nhân cung cấp nguồn nguyên liệu thực phẩm chất lượng và uy tín mà giá cả hợp lí, phải chăng. Tuy nhiên, bạn không nên tìm mua chung ở một đầu mối mà có thể chia ra lựa chọn từ nhiều nhà cung cấp khác nhau ví dụ như bên cung cấp rau, cung cấp thực phẩm chế biến, hay các loại hạt, gia vị,…

Tìm kiếm đơn bị cung cấp nguyên liệu

Tìm kiếm đơn bị cung cấp nguyên liệu

2.6 Marketing và quảng cáo

Marketing và quảng cáo là một trong những vấn đề quan trọng khi mới bắt đầu hoạt động mở quán cơm bình dân. Bạn không thể thu hút và giúp quán cơm đông khách mà không có kế hoạch và chiến lược marketing đúng đắn. 

Hiện nay, có rất nhiều cách quảng cáo nhằm thu hút khách hàng như: sử dụng băng rôn, phát tờ rơi quảng cáo quanh khu vực, kèm theo những chương trình khuyến mãi, ưu đãi nhằm kích thích sự tò mò của khách hàng. Đồng thời, quảng cáo trên các trang mạng truyền thông như Fanpage Facebook, Zalo, Instagram cũng rất hiệu quả. 

Xem thêm: 5 loại chi phí cần thiết để mở quán cơm bình dân

3. Kinh nghiệm mở quán cơm bình dân thành công 

3.1 Lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp

Lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp

Lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp

Đầu tiên, bí quyết để mở quán cơm bình dân thành công đó là lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp. Trước khi ra quyết định thuê mặt bằng bạn cần tìm hiểu thật kỹ về khu vực dân cư xung quanh, tránh thuê những nơi vắng vẻ, ít người qua lại hay những nơi dân cư có thu nhập thấp và không có nhu cầu ăn uống bên ngoài. 

Đồng thời, chủ quán ăn cũng cần xác định lượng người di chuyển qua khu vực quán ăn của bạn trong khoảng thời từ11- 13h trưa và từ 18 - 20h tối để đưa ra quyết định chính xác về thời điểm kinh doanh trước khi kí kết hợp đồng thuê quán ăn. 

Bên cạnh đó, cũng nên quan sát và tìm hiểu các yếu tố xung quanh như tình hình dân cư, chỗ để xe của khách, tình hình an ninh trong khu vực. 

3.2 Lựa chọn đơn vị cung cấp nguyên liệu chất lượng và uy tín

Một điều quan trọng và đóng vai trò cần thiết trong việc kinh doanh quán cơm đó chính là chất lượng nguyên liệu. Chính vì thế, các bạn nên lựa chọn nguồn nguyên liệu đầu vào một cách kỹ càng, cẩn trọng để đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Một gợi ý dành cho bạn trong việc tìm kiếm đơn vị cung cấp nguyên liệu đó là có thể ghé vào chợ đầu mối để lựa chọn nguyên liệu tươi ngon. Bên cạnh đó, còn có thể tìm kiếm những đơn vị hay cá nhân cung cấp nguồn nguyên liệu thực phẩm chất lượng và uy tín mà giá cả hợp lí, phải chăng. . 

3.3 Thiết kế thực đơn các món đa dạng và ấn tượng

Thiết kế thực đơn các món đa dạng và ấn tượng

Thiết kế thực đơn các món đa dạng và ấn tượng

Kinh nghiệm mở quán cơm bình dân thành công của nhiều chủ quán ăn cho biết, thực đơn món ăn mỗi ngày là yếu tố quan trọng và góp phần tạo nên doanh thu cho quán cơm. 

Thực đơn sẽ giúp khách hàng biết quán cơm bình dân của bạn đang bán những món gì. Khẩu vị của khách hàng rất đa dạng, do đó menu món ăn mỗi ngày nên khác nhau để tránh trùng lặp, đem đến cảm giác thoải mái mà khách hàng có thể thưởng thức nhiều món ăn khác nhau. 

Tuy nhiên, chủ quán cơm cũng nên xác định món chính - món đặc biệt cho quán của mình. Những món này có thể xuất hiện trong menu món ăn một cách thường xuyên để thu hút khách hàng ghé thăm thường xuyên và đa dạng hoá những món khác. 

Cân nhắc đến việc xây dựng những suất ăn đa dạng với mức chi phí từ 20 – 25 cho tới 35 nghìn đồng để phục vụ nhiều đối tượng khách hàng cũng như đa dạng hoá các món quen thuộc từ trứng, rau, thịt, cá,… với khoảng 10 – 15 món. 

Nếu có thể, hãy kết hợp kinh doanh với các loại nước giải khát, những loại nước dân dã như trà đá, trà sâm dứa… để khách hàng có nhiều sự lựa chọn cũng như đáp ứng được nhu cầu của nhiều khách hàng. 

3.4 Học hỏi kinh nghiệm và nâng cao tay nghề

Nấu ăn là một nghệ thuật! Vì thế, để thu hút và giữ chân khách hàng trung thành bạn cần nâng cao tay nghề nấu ăn của bản thân nếu bạn là người đứng bếp chế biến chính. 

Đầu tư tham gia những lớp học nấu ăn là phương pháp hoàn hảo nhất. Ngoài vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm thì chất lượng từng món ăn chính là “vũ khí” lợi hại để bạn cạnh tranh với các đối thủ cũng như thu hút nhiều khách hàng ghé thăm quán ăn thường xuyên. 

Những món ăn ở quán cơm bình dân không cần quá cầu kỳ và tốn công sức trang trí, nhưng cần đảm bảo tính ngon mắt - ngon miệng. Ngoài ra, việc bày trí từng món ăn ở khu vực quầy đồ ăn cũng là cách để thu hút khách hàng chọn món và nâng cao doanh thu cho cửa hàng. 

3.5 Marketing và quảng cáo

Khi mới đi vào hoạt động thì quán cơm của bạn thường chưa được biết đến rộng rãi, lúc này các chiến lược marketing đóng vai trò vô cùng quan trọng để thúc đẩy thương hiệu và thu hút khách hàng hơn.

Hiện này, có rất nhiều chương trình marketing có thể triển khai trên nhiều kênh khác nhau:

Chia sẻ lên các trang mạng xã hội: lập fanpage trên facebook, chụp hình đồ ăn chia sẻ lên các group văn phòng, hội nhóm về ăn uống. Chắc chắn, qua những kênh này sẽ có thể tiếp cận được với rất nhiều người và họ sẽ đặt ship đồ về ăn hoặc tới quán ăn thử. Đây là các phương thức marketing hiệu quả đã được nhiều quán cơm bình dân áp dụng.

Liên kết với các đơn vị giao đồ ăn: Việc liên kết với các ứng dụng này  không những giúp quán có thêm nhiều đơn hàng mà còn quảng bá hình ảnh và tiết kiệm về chi phí marketing. Nếu có thể bạn hãy đăng ký mở gian hàng trên nhiều app để tăng cơ hội tiếp cận khách hàng hơn nhé.

Các chương trinh khuyến mãi: Các chương trình khuyến mãi sẽ giúp quán của bạn thu hút nhiều khách hàng mới, vô cùng phù hợp để áp dụng vào ngày khai trương hoặc các ngày lễ, tết. Tuy nhiên mức độ khuyến mãi thế nào, áp dụng cho đối tượng nào, đo lường hiệu quả ra sao cần được tính toán kỹ lưỡng.

Bước này giúp bạn biết được chương trình có hiệu quả không, lãi lỗ ra sao để rút kinh nghiệm cho lần sau nhé.

3.6 Sử dụng phần mềm quản lý

Việc sử dụng phần mềm quản lý sẽ giúp quán của bạn quản lý nhân sự, dòng tiền, tài chính, nguyên vật liệu tốt hơn. Ngoài ra còn hỗ trợ thanh toán nhanh, đảm bảo khách hàng không phải chờ đợi lâu, giảm ùn tắc vào giờ cao điểm.

Ngoài ra, việc quản lý món ăn theo định lượng còn giúp bạn kiểm soát kho nguyên vật liệu hiệu quả, tránh thất thoát và sai sót do các tác vụ thủ công.

Đọc thêm: 10 điều cần biết khi mở quán ăn để có doanh thu cao nhất

4. TOP 3 mô hình quán cơm bình dân tối ưu chi phí

Top 3 mô hình quán cơm bình dân tối ưu chi phí

Top 3 mô hình quán cơm bình dân tối ưu chi phí

4.1 Mô hình quán cơm tự chọn

Mô hình quán cơm tự chọn là một trong những hình thức kinh doanh quen thuộc hiện nay và không gặp quá nhiều khó khăn khi thực hiện. Tuy nhiên, các bạn cũng cần phải tham khảo tình hình thị trường, tìm hiểu tâm lý của khách hàng để kế hoạch kinh doanh đúng đắn.

Với mô hình quán cơm này, bạn sẽ là người đưa ra quy định số món ăn được chọn với từng mức giá khác nhau. Khách hàng khi tới quán sẽ tự chọn món theo sở thích rồi thanh toán tại quầy. Đây cũng là hình thức kinh doanh được áp dụng nhiều nhất tại quán cơm hiện nay.

Bên cạnh đó, bạn cần phải thường xuyên linh hoạt và thay đổi món ăn các ngày trong tuần. Tuy nhiên, vẫn đảm bảo theo tiêu chí đơn giản và nhanh gọn để giúp người đầu bếp đỡ vất vả bởi vì mô hình quán cơm thường cần phải nấu khá nhiều món.

4.2 Mô hình quán cơm xe tải

Mô hình quán cơm xe tải là một trong những phương thức kinh doanh cực kỳ lưu động. Với hình thức này, các bạn sẽ sử dụng xe tải bán cơm và khách tới mua sẽ mang đi chứ không ăn tại quán, khác biệt hoàn toàn so với các quán cơm truyền thống. Điểm đặc biệt của mô hình kinh doanh này là bạn không cần phải thuê mặt bằng rộng hay nhân viên nhiều. Đồng thời việc vận hành quán cũng cực kỳ gọn nhẹ và tối ưu. Ngoài ra, các bạn hoàn toàn có thể bán ở nhiều địa điểm khác nhau và việc vận chuyển cũng khá dễ dàng.

Tham khảo: “Siêu chiến lược” kinh doanh nhà hàng ăn uống trong năm 2024 đạt lợi nhuận cao nhất

4.3 Mô hình quán cơm đồng giá

Mô hình quán cơm đồng giá mới xuất hiện những năm gần đây và vận hành tương tự như việc các bạn đi ăn “buffet” tại các quán ăn. Tuy nhiên, sẽ khác ở chỗ là không phải cứ ăn hết suất này lại có thể thoải mái lấy thêm. 

Đồng thời, hình thức này cũng giống như mô hình quán cơm tự chọn đó là khách hàng có thể lựa chọn các món ăn theo sở thích của mình. Điểm khác biệt là khi vào quán cơm đồng giá, chủ quán đã quy định mức giá chung cho 1 suất ăn. 

Chẳng hạn như quán cơm đồng giá 30k, tức là khách hàng vào quán lựa chọn 3 – 4 món bằng giá tiền của người chọn 5 – 6 món. 

5. Một số điều cần lưu ý khi mở quán cơm bình dân

Bạn muốn kinh doanh quán cơm bình dân nhưng không biết phải bắt đầu từ đâu? Bạn lo lắng về nhân lực, pháp lý, thủ tục, chi tiêu và cách thức bán hàng...? Đừng lo, bài viết này sẽ chia sẻ đến bạn những lưu ý cần thiết để mở quán cơm bình dân thành công nhé!

Nghiên cứu tìm một vị trí đẹp, đắc địa cho quán. Một nơi thoáng mát, đông dân cư, xuất hiện nhiều công ty, doanh nghiệp và dễ tìm sẽ giúp bạn thu hút nhiều khách hơn. Bạn cũng cần tìm hiểu và làm rõ các giấy tờ pháp lý và thủ tục liên quan đến việc mở quán như giấy phép kinh doanh, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, hợp đồng thuê mặt bằng, hóa đơn điện nước, thuế, bảo hiểm...

Lên kế hoạch chuẩn bị nhân lực cho quán chính xác, tiết kiệm chi phí. Bạn nên tuyển dụng những người có kinh nghiệm đã từng đứng quán cơm lâu năm, biết nấu ăn ngon và sạch sẽ, có thái độ niềm nở và nhiệt tình với khách hàng. Đôi khi bạn nên dành thời gian đào tạo cho nhân viên về các công thức nấu ăn độc đáo và hấp dẫn của quán, cách phục vụ khách hàng hài lòng và chuyên nghiệp; cách giới thiệu các món ăn mới nhất và khuyến mãi của quán hiện tại.

Đầu tư trang bị cho quán các thiết bị và dụng cụ cần thiết. Dự tính số lượng bàn ghế, dĩa chén, dao kéo, nồi chảo... phù hợp với diện tích và khả năng phục vụ của quán. Bạn cũng nên chú ý đến việc bố trí không gian quán sao cho gọn gàng và tiện lợi cho khách hàng và nhân viên. Nhà bếp của quán phải được giữ sạch sẽ và thoáng khí, có đầy đủ các thiết bị an toàn như máy hút khói, máy lọc nước, máy cháy...

Một số điều cần lưu ý khi mở quán cơm bình dân

Một số điều cần lưu ý khi mở quán cơm bình dân

Cuối cùng, bạn cần quảng bá cho quán. Hãy tạo một trang web hoặc một trang mạng xã hội để giới thiệu quán, địa chỉ, thời gian mở cửa, menu và các ưu đãi của quán. Thi thoảng, bạn nên tổ chức các chiến dịch khuyến mãi như giảm giá, tặng quà, tích điểm... để thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ. Bên cạnh đó, bạn nên linh động trong việc điều chỉnh giá cả và chất lượng của các món ăn theo nhu cầu và ý kiến của khách hàng. Thực hiện khảo sát thường xuyên để biết được những điểm mạnh và điểm yếu của quán, cũng như những câu hỏi và góp ý của khách hàng. 

Trên đây là những chia sẻ về bí quyết mở quán cơm bình dân thu hút khách ngay từ đầu. Chúc các bạn kinh doanh thành công!

social
5/5 (1 vote)

Nhanh.vn - Phần mềm bán hàng đa kênh

Tốt nhất, được sử dụng nhiều nhất
Hơn 100.000 cửa hàng đã tin dùng
Dùng thử miễn phí

CÔNG TY CỔ PHẦN NHANH.VN

Địa chỉ: 102 Thái Thịnh, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Số Giấy CNĐKDN: 0108824877, đăng kí lần đầu ngày 17/07/2019. Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội - Phòng đăng kí kinh doanh

Địa chỉ văn phòng:

Tầng 3, Hà Thành Plaza, 102 Thái Thịnh, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Hà Nội

Tầng 3, Số 70 Lữ Gia, Phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Tài khoản ngân hàng:

Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank)

Số tài khoản: 22823456666

Chủ tài khoản: Công ty cổ phần Nhanh.vn

Tải mobile app: Nhanh.vn

Nhanh.vn Android App Nhanh IOS App

Tài liệu cho developer

API Documentation

Lĩnh vực kinh doanh:

- Phần mềm quản lý bán hàng

- Thiết kế website

- Cổng vận chuyển

Điều khoản và chính sách và chính sách sử dụng các dịch vụ phần mềm