Kinh doanh nhà hàng, quán ăn là một trong những lĩnh vực kinh doanh đang “HOT” nhất hiện nay. Trước tình hình phát triển mạnh mẽ của ngành Nhà hàng – Khách sạn, Dịch vụ Ẩm thực, mỗi chủ doanh nghiệp cần có chiến lược kinh doanh nhà hàng ăn uống lý tưởng để nhanh chóng phát triển. Bạn chuẩn bị mở nhà hàng? Bạn đã có định hướng kinh doanh cho nhà hàng giữa thị trường sôi động hiện nay? Bài viết này, Nhanh.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu về bí quyết kinh doanh nhà hàng ăn uống đạt lợi nhuận cao nhất.
Nội dung chính [hide]
1. Giới thiệu chung về nhà hàng
Đây là phần giới thiệu chung về nhà hàng của bạn, không chỉ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về nhà hàng mà còn giúp các nhà đầu tư biết rõ nhà hàng của bạn. Hãy nghiên cứu và thiết lập một bản mô tả về nhà hàng của bạn bao gồm:
- Thông tin công ty: Nhà hàng của bạn do công ty nào quản lý, số vốn và một số thông tin cơ bản về công ty này.
- Thông tin nhà hàng: Loại hình, quy mô, sức chứa, phong cách, thiết kế, dịch vụ kèm theo, v.v…
- Thông tin chủ nhà hàng hoặc người quản lý: Kinh nghiệm làm việc, và dự tính của họ cho nhà hàng của bạn.
- Mục đích và định hướng kinh doanh: Vì sao bạn mở nhà hàng, đối tượng khách hàng bạn nhắm tới, mô hình nhà hàng cạnh tranh như thế nào trong khu vực.
- Chỉ tiêu: Nhà hàng sẽ đạt được doanh thu và số lượng khách hàng bao nhiêu, trong thời gian bao lâu, thời gian hoàn vốn.
Giới thiệu về nhà hàng
2. Phân tích thị trường
2.1. Đánh giá thị trường
- Mức tăng doanh thu dự kiến: Dựa vào số liệu thu thập được về mức thu nhập, khả năng chi tiêu, xu hướng tiêu dùng, và tình hình kinh tế tại địa phương, cùng với số liệu dự kiến trong những năm tiếp theo.
- Xu hướng ẩm thực: Nhà hàng của bạn nhắm đến đối tượng khách hàng nào để điều chỉnh khẩu vị, giá thành, món ăn,… phù hợp với xu thế của khách hàng.
- Khuynh hướng hoạt động: Bên cạnh các hình thức nhà hàng gia đình, nhà hàng thức ăn nhanh, đặc sản quốc gia hoặc vùng miền,… các nhà hàng thường phát triển thêm các dịch vụ đính kèm cùng với hoạt động kinh doanh chính, như tổ chức tiệc theo yêu cầu, giao thức ăn tận nơi, bán thức ăn mang về… Bạn cần có những đánh giá rõ ràng, chính xác để định hướng đầu tư đúng nhất.
- Đối thủ cạnh tranh: Xác định xem đối thủ cạnh tranh của mình gồm những ai? Họ đang hoạt động như thế nào?
- Nhân khẩu học và phân đoạn thị trường: Xác định rõ là nhà hàng mình bán cho đối tượng khách hàng nào? Có thể có thị trường con và cho phép nhiều dòng sản phẩm hay không?
2.2. Xác định thị trường mục tiêu
Đây là một trong những phần quan trọng nhất của bản kế hoạch kinh nhà hàng, nó thể hiện bạn hiểu được thị trường mục tiêu của mình thế nào. Không có một nhà hàng, quán ăn nào đủ sức hấp dẫn với tất cả mọi người. Đó là một thực tế mà nhiều người mới bước vào kinh doanh khó chấp nhận. Vì thế, hãy chỉ nhắm vào 5 hay 10% thị trường và phục vụ tốt, thế là bạn đã thành công. Bạn cần xác định rõ các yếu tố :
- Kinh doanh sản phẩm gì?
- Cơ sở nào tin tưởng rằng khách hàng sẽ đến với cửa hàng bạn?
- Đối thủ cạnh tranh là ai?
3. Lựa chọn địa điểm
Tuỳ thuộc vào ngân sách bạn đầu tư vào việc kinh doanh nhà hàng, quán ăn để lựa chọn và có hướng tìm địa điểm phù hợp.
Lựa chọn địa điểm phù hợp
Không phải hầu hết các nhà hàng, quán ăn đều cần gần nơi đông dân cư. Tuy nhiên đối với những nhà hàng, quán ăn, cần lưu ý một số điểm khi lựa chọn nơi kinh doanh: lượng bán hàng dự kiến, giao thông, nhân khẩu học, khả năng thanh toán tiền thuê địa điểm, việc thuận lợi dừng đỗ xe, gần các quán ăn khác, lịch sử của địa điểm, phát triển trong tương lai, các điều khoản thuê trong hợp đồng.
4. Lên thực đơn
Thực đơn là danh sách các món ăn hay đồ uống mà nhà hàng, quán ăn của bạn hiện có để khách hàng lựa chọn. Khi lên thực đơn, bạn cần lưu ý đến trẻ em. Nếu khách hàng mục tiêu của bạn bao gồm cả đối tượng này, hãy thiết kế món ăn với khẩu phần nhỏ hơn để hấp dẫn các em nhỏ.
Thực đơn có xu hướng ngày càng dài và điều này chỉ khiến cho khách hàng thêm rối trí. Hãy sắp xếp các món theo mục, cố gắng cung cấp cho khách hàng nhiều sự lựa chọn nhất nhưng với thực đơn ngắn gọn nhất.
Xem thêm: 7 cách thu hút khách hàng cho nhà hàng
5. Tuyển nhân viên
Hãy liệt kê chính xác trách nhiệm và phận sự của từng công việc trong bảng mô tả công việc. Không nhất thiết phải quy mô như các công ty lớn.
Tiếp theo bạn cần lập bảng quy định mức lương. Để đạt hiệu quả tối ưu, bạn nên nghiên cứu mức lương chung trong ngành. Sau đó đặt ra khung lương đối với từng vị trí để việc trả lương dựa vào năng lực được linh hoạt hơn.
Hãy dành ra một buổi để đào tạo nhân viên. Cho họ biết triết lý của nhà hàng, quán ăn cũng như hình ảnh mà bạn muốn xây dựng và cùng nhau phấn đấu.
6. Thái độ phục vụ chu đáo
Thái độ phục vụ làm hài lòng khách hàng
Để làm hài lòng khách hàng, thái độ phục vụ cũng là yếu tố cho sự thành công của quán. Nhân viên phải luôn đặt khách hàng là trung tâm và phải tạo ra ấn tượng dễ chịu. Có thể làm việc tốt dưới áp lực lớn mà vẫn giữ được thái độ nhiệt tình, niềm nở, tận tình và chu đáo. Phải luôn tạo cho khách hàng một ấn tượng tốt nhất khi ghé thăm cửa hàng.
Đặc biệt là tuyệt đối không được nhầm, thiếu, quên món mà khách đã gọi. Tốc độ phục vụ phải nhanh chóng, không nên để khách hàng mất quá nhiều thời gian chờ đợi. Để đáp ứng tốt nhất, các nhà hàng, quán ăn nên sử dụng các phần mềm quản lý để nâng cao hiệu suất công việc.
7. Quản lý - điều hành
Phần này sẽ chỉ ra phương châm điều hành nhà hàng hằng ngày. Các quy định, quy trình, hệ thống quản lý được áp dụng trong quá trình nhà hàng hoạt động.
Nhân viên: Số lượng nhân viên, quy trình tuyển dụng, đào tạo, mức lương cho mỗi vị trí, quy định về kỷ luật, khen thưởng.
Hoạt động hằng ngày: Sắp xếp chi tiết lịch làm việc cụ thể cho mỗi vị trí và trách nhiệm của mỗi người, chỉ rõ mối tương quan giữa các bộ phận.
Nhà cung cấp: Cần xác định rõ xem bạn sẽ mua những sản phẩm từ các nhà cung cấp nào, cùng với các chi phí của từng sản phẩm, thông tin liên lạc của các nhà cung cấp và các chi tiết trong hợp đồng mà bạn đã tạo ra.
Quản lý chi phí: Trong phần này sẽ liệt kê các biện pháp được sử dụng để bạn quản lý kiểm soát thu chi, hàng hóa, và các hoạt động khác của nhà hàng.
Xem thêm: 6 kỹ năng phục vụ nhà hàng mà nhân viên nào cũng phải có
8. Dự án tài chính
Đây là phần quan trọng trong một bản kế hoạch kinh doanh, thể hiện chính sách sử dụng nguồn vốn và thu lợi nhuận. Các nội dung chính bao gồm: nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn (thông tin chung và chi tiết), dự kiến chi tiết doanh số bán hàng, giờ lao động, báo cáo chi tiết thu nhập và vòng xoay tiền mặt năm đầu tiên và trong 5 năm tới, dự báo hoạt động hàng năm, dự báo thu lợi nhuận đầu tư, điểm hòa vốn dự kiến…
Dự kiến sử dụng nguồn vốn
9. Chiến lược marketing và quảng bá
Kế hoạch Marketing là vô vùng quan trọng mà bất kỳ công ty nào cũng phải lưu tâm. Với nhà hàng, quán ăn cũng không là ngoại lệ. Tuy nhiên dù áp dụng chiến lược marketing nào bạn cũng không nên bỏ qua marketing truyền miệng. Theo nghiên cứu, đây là phương pháp quảng cáo tốt nhất đối với ngành kinh doanh thực phẩm.
Khi khai trương nhà hàng, quán ăn, bạn có thể đưa ra các chương trình ưu đãi hấp dẫn, tặng quà, tặng voucher…Đối tượng là những khách hàng mình nhắm tới.
Đăng ký tên trên các địa chỉ ẩm thực, sách hướng dẫn du lịch. Hoặc là quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cùng với đó, có thể giới thiệu cách chế biến một vài món ăn đặc trưng của nhà hàng, quán ăn trên tạp chí hoặc các trang mạng uy tín về ẩm thực…
Trên đây là những thông tin về chiến lược kinh doanh nhà hàng ăn uống mà Nhanh.vn cung cấp cho bạn. Mong rằng những thông tin trên hữu ích với bạn. Nhanh.vn chúc bạn thành công!
Nhanh.vn là phần mềm quản lý bán hàng đa kênh tốt nhất hiện nay, kết nối với các sàn thương mại điện tử, quản lý chặt chẽ hàng hóa, đơn hàng, thông tin khách hàng... cùng nhiều loại báo cáo chi tiết đa dạng, hỗ trợ tối đa quá trình ra quyết định kinh doanh.