Kỹ năng thuyết trình kém đang khiến không ít doanh nghiệp lãng phí thời gian, tiền bạc và cơ hội. Đối với các doanh nhân và chủ doanh nghiệp, họ phải dùng các bài thuyết trình để đảm bảo các khoản đầu tư mới hoặc chiếm được các khách hàng lớn. Bởi vậy, một bài thuyết trình có thể quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp đó. Kỹ năng thuyết trình tốt sẽ giúp một doanh nghiệp nổi bật hơn so với đối thủ, kết nối nhanh chóng với các khách hàng mới và tạo ấn tượng với các nhà lãnh đạo ngành.
Bài viết dưới đây, Nhanh.vn sẽ chia sẻ với các bạn một số kỹ năng thuyết trình trong kinh doanh.
Làm thế nào để thuyết trình tốt?
1. Để thuyết trình hiệu quả cần chiến lược
Trước khi thuyết trình, bạn cần có chiến lược rõ ràng, cụ thể. Trong chiến lược đó, bạn cần làm rõ các câu hỏi sau đây:
- Bạn muốn mọi người nhớ điều gì khi kết thúc bài thuyết trình của mình?
- Bạn muốn họ sẽ làm gì khi kết thúc bài thuyết trình?
- Làm cách nào bạn có thể có được lòng tin của người nghe
Trước khi bắt đầu bất cứ việc gì, bạn cần xác định mục đích, cách làm cụ thể. Với một buổi thuyết trình cũng vậy. Nếu không chuẩn bị trước kế hoạch, bạn sẽ không biết mình sẽ nói những gì, bắt đầu từ đâu, kết thúc ra sao và thuyết trình như thế nào để người nghe cảm thấy thuyết phục. Nếu không khiến người nghe ấn tượng điều gì, bạn sẽ không thể tạo nên thành tích. Nếu bạn không lấy được lòng tin, bạn cũng sẽ không có được sự đồng tình. Bằng cách suy nghĩ có chiến lược, bạn có thể tạo ra một bài thuyết trình hiệu quả và kết nối với người nghe tốt hơn.
2. Nắm rõ nội dung thuyết trình
Không có gì là tệ hơn khi bạn không nắm rõ được nội dung bài thuyết trình của mình. Bạn cần dành thời gian để nắm vững được nội dung bài thuyết trình. Nếu không thể nói tự tin và lưu loát, chắc chắn rằng bạn sẽ không phải là người các đối tác tìm kiếm. Và nếu bạn không thể hiện chuyên môn của mình, khán giả sẽ mất hứng thú trước khi có thể đặt sự tin tưởng vào doanh nghiệp của bạn.
Hãy dành thời gian chuẩn bị và nắm rõ nội dung thuyết trình, đó chính là chìa khóa để có một bài thuyết trình hấp dẫn, bất kể bạn đang nói chuyện với ai hoặc đang nói về chủ đề gì. Hơn thế nữa việc nắm rõ nội dung sẽ giúp bạn tránh được các trường hợp xảy ra ngoài ý muốn, ví dụ như máy tính, máy chiếu bị hỏng. Khi có nội dung trong đầu, bạn có thể thuyết trình ở bất cứ nơi đâu, với bất cứ hoàn cảnh nào.
Nắm rõ nội dung để thuyết trình thật tốt
3. Thu hút sự chú ý
Phần mở đầu của bài thuyết trình là phần cực kỳ quan trọng để tạo nên một bài thuyết trình hoàn hảo. Đây là lúc bạn phải thu hút sao cho người nghe chú ý và thuyết phục họ lắng nghe phần còn lại của bài thuyết trình.
Bạn có thể sử dụng một vài chiến thuật đơn giản như: Bắt đầu bằng một vài câu chuyện nhỏ về doanh nghiệp của bạn, hoặc câu chuyện nào đó thật thú vị, kết nối câu chuyện đó với khán giả. Hoặc bạn có thể mở đầu bằng cách đặt câu hỏi. Cách mở đầu này sẽ gây sự chú ý, thu hút sự chú ý, tò mò của khán giả.
4. Hạn chế lạm dụng powerpoint
Trừ khi bạn cần minh họa hình ảnh cho nội dung mình nói, việc sử dụng powerpoint trong suốt bài thuyết trình sẽ gây ra sự nhàm chán và dư thừa.
Việc này chỉ cần thiết để minh họa cho các điểm chính trong nội dung thuyết trình.Khi người nghe không phải nhìn vào slide họ sẽ lắng nghe bạn nói nhiều hơn. Vì vậy việc này sẽ giúp bạn có một buổi thuyết trình hiệu quả hơn.
Hạn chế lạm dụng powerpoint
5. Thẳng thắn khi nhìn nhận khi phải cải thiện thuyết trình
Hãy cố gắng thân nhận thức rõ ràng về điểm yếu của mình là gì để có thể cải thiện kỹ năng thuyết trình. Bạn có thể đặt câu hỏi cho khán giả, đón nhận các phản hồi thẳng thắn. Từ đó, cần tìm ra biện pháp để giúp bản thân cải thiện khả năng thuyết trình trước đám đông.
6. Tập trung vào các giá trị bạn mang lại cho người nghe
Hãy yêu quý người nghe và tôn trọng họ. Bạn nên thuyết trình bằng sự chân thành nhất có thể, nói từ trái tim. Chỉ khi thực sự nhập tâm, bạn mới có thể truyền vào lời nói của mình tình cảm, cung bậc cảm xúc. Khi có, bài thuyết trình mới trở nên sinh động, dễ nhớ và ấn tượng hơn.
Hãy thử tưởng tượng, nếu bạn thuyết trình bằng sự hời hợt, bạn sẽ khó có thể truyền đạt hết các giá trị mục tiêu cho người nghe. Mọi sự chân thành đều có thể truyền đến người nghe một cách dễ dàng, giúp họ tin vào những giá trị bạn đem đến.