Mở cửa hàng bán thực phẩm chức năng ngày càng phát triển nhờ nhu cầu cao của nhiều người tiêu dùng. Lĩnh vực kinh doanh cửa hàng thực phẩm chức năng được nhiều người quan tâm nên thị trường phát triển khá tiềm năng. Bài viết này sẽ chia sẻ 3 điều cần lưu ý khi mở cửa hàng bán thực phẩm chức năng.
Nội dung chính [hide]
1. Điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng
1.1. Giấy phép kinh doanh thực phẩm chức năng
1.2. Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
1.3. Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
2. Thủ tục đăng ký mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm chức năng
3. Kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng thực phẩm chức năng
3.1. Nghiên cứu nhu cầu thị trường
3.2. Tìm kiếm nguồn hàng thực phẩm chức năng
3.3. Mở cửa hàng thực phẩm chức năng ở vị trí hợp lý
3.4. Lựa chọn sản phẩm kinh doanh
1. Điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng
1.1. Giấy phép kinh doanh thực phẩm chức năng
Giai đoạn trước khi mở tiệm bán thực phẩm chức năng, doanh nghiệp cần làm thủ tục đăng kí kinh doanh dưới hình thức công ty CP (Cổ phần), công ty TNHH (trách nhiệm hữu hạn), hộ kinh doanh cá thể,… Đăng ký để được cấp giấy phép kinh doanh thực phẩm chức năng đúng mã ngành nghề cấp 4 của hệ thống mã ngành nghề kinh tế nước Việt Nam.
Giấy phép kinh doanh thực phẩm chức năng
Ngoài ra, bạn cần một số giấy phép hành nghề, giấy phép cần thiết khác mới đủ điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng.
Xem thêm:
- 9 kinh nghiệm mở cửa hàng may đo thời trang đắt khách nhất năm 2024
- 8 điều cần biết khi mở cửa hàng dụng cụ y tế
1.2. Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Bên cạnh giấy phép kinh doanh thực phẩm chức năng, doanh nghiệp cũng cần có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo luật. Các loại giấy tờ này bắt buộc phải có mới được kinh doanh, sản xuất ngành thực phẩm nói chung hay ngành thực phẩm chức năng nói riêng. Đó là cơ sở cho thấy đơn vị đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh vì cơ quan nhà nước sẽ có phương pháp kiểm tra.
Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Điều kiện để có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm là đáp ứng những điều kiện quy định chi tiết tại một số điều của Luật an toàn thực phẩm:
Xây dựng và vận hành tối ưu hệ thống quản lý chất lượng, kiểm soát quá trình sản xuất và lưu thông sản phẩm. Đảm bảo sản phẩm do cơ sở của mình sản xuất đạt chất lượng và an toàn với người sử dụng.
Nhân viên phải đạt yêu cầu về trình độ chuyên môn, có bằng cấp liên quan đến chuyên ngành. Quản lý bộ phận sản xuất và quản lý trưởng bộ phận kiểm soát chất lượng phải có trình độ chuyên môn và là nhân viên chính thức. Người phụ trách chuyên môn của cở sở sản xuất yêu cầu có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành Y dược, chuyên ngành dinh dưỡng, công nghệ thực phẩm. Tất cả các nhân viên chuyên môn phải có kinh nghiệm 03 năm thuộc lĩnh vực chuyên ngành của mình.
Cơ sở sản xuất được thiết kế và lắp đặt phù hợp với mục đích sử dụng. Bài trí thiết bị khoa học, dễ vệ sinh, tránh xa các nơi bụi bẩn, ô nhiễm làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Hồ sơ giấy tờ và tài liệu phải lưu trữ đầy đủ. Sản xuất đúng quy trình và ghi chép chính xác kết quả quy trình thực hiện. Phải có bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm ổn định, thử nghiệm sản phẩm trước khi xuất ra kinh doanh trên thị trường.
Hồ sơ chứng nhận cơ sở đủ an toàn vệ sinh thực phẩm gồm:
- Đơn đề nghị cấp “Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm” đạt yêu cầu theo pháp luật.
- Sơ đồ bố trí các khu vực sản xuất và dây chuyền sản xuất tại cơ sở.
- Danh mục các trang thiết bị sử dụng trong cơ sở, kiểm tra xem những thiết bị đó có đủ điều kiện đảm bảo cho hoạt động sản xuất hay không.
Việc trả phí thẩm định hồ sơ do doanh nghiệp trả.
1.3. Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
Cửa hàng bán thực phẩm chức năng đủ điều kiện phải được cơ quan chức năng cấp “Giấy xác nhận công bố phù hợp với quy định an toàn thực phẩm”. Để đủ điều kiện được cấp giấy, lượng vi sinh vật gây bệnh, lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng và các chất có thể gây hại đến sức khỏe con người phải nằm trong khoảng an toàn đã quy định. Đảm bảo tiêu chuẩn pháp luật đã quy định trước.
Ngoài ra, cơ sở phải đáp ứng các yếu tố: hỗ trợ chế biến trong sản xuất, sử dụng các chất phụ gia, bao bì và nhãn mác thực phẩm, bảo quản thực phẩm đúng quy định. Thực phẩm chức năng đưa ra bán phải có báo cáo thử nghiệm công dụng của sản phẩm. Trường hợp bạn muốn nhập khẩu nước ngoài các sản phẩm thực phẩm chức năng để kinh doanh thì cần qua kiểm tra tại cơ quan Bộ y tế, thông quan,... mới được lưu thông.
2. Thủ tục đăng ký mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm chức năng
Thực phẩm chức năng nhập khẩu phải có giấy “Đảm bảo đủ điều kiện về An Toàn thực phẩm” do Cục An Toàn thực phẩm cấp.
Hồ sơ thủ tục để xin thành lập cửa hàng thực phẩm chức năng cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Bản công bố phù hợp quy định “An toàn thực phẩm”.
- Bản thông tin chi tiết về sản phẩm theo tiêu chuẩn cơ sở
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc Giấy chứng nhận y tế. Nếu không phải hai loại giấy chứng nhận đó thì có thể là giấy tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp. Miễn có nội dung chứng nhận sản phẩm phù hợp pháp luật, an toàn với sức khỏe người tiêu dùng.
- Bản sao có dấu xác nhận của Certificate of Analysis(CA) trong 12 tháng.
- Kế hoạch giám sát định kỳ
- Mẫu nhãn của các sản phẩm, nội dung chi tiết nhãn phụ trên sản phẩm
- Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh đối với hàng hóa lần đầu nhập về Việt Nam
- Giấy phép đăng ký kinh doanh có chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân hoặc giấp phép đăng ký có ngành nghề kinh doanh thực phẩm.
- Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
- Bản sao công chứng chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 22000 hoặc HACCP hoặc tương đương.
- Thông tin và tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng các thành phần tạo nên chức năng đã công bố.
Xem thêm: Top 10 phần mềm quản lý bán hàng thuốc tân dược tốt nhất hiện nay
3. Kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng thực phẩm chức năng
3.1. Nghiên cứu nhu cầu thị trường
Trước khi kinh doanh cái gì, bạn cũng cần đánh giá thị trường và xác định phân khúc khách hàng mục tiêu muốn hướng đến. Sau đó, bạn mới định hướng chiến lược kinh doanh, thuê mặt bằng và chọn loại mặt hàng kinh doanh phù hợp.
Bạn có thể khảo sát thị trường nơi muốn mở cửa hàng bán thực phẩm chức năng đã có cửa hàng nào chưa? Thế mạnh của họ và phân khúc khách hàng chủ yếu nào? Giá cả cạnh tranh không? Trang trí cửa hàng như thế nào cho độc đáo?... Ngoài ra, bạn cũng nên xem khu vực đó có đông dân không, mức sống và nhu cầu mua thực phẩm chức năng thế nào?
Nghiên cứu nhu cầu thị trường
Xác định phân khúc khách hàng tiềm năng cực kỳ quan trọng. Muốn cửa hàng kinh doanh ổn định, bạn không thể chỉ dựa vào khách vãng lai. Phải có danh sách và các chiến lược marketing phù hợp cho thị trường phân khúc khách hàng tiềm năng.
3.2. Tìm kiếm nguồn hàng thực phẩm chức năng
Sau khi xác định được khách hàng tiềm năng, bạn cần tìm nguồn nhập hàng thực phẩm chức năng chất lượng và giá sỉ hợp lý. Bạn có thể liên kết với đại lý bán sỉ hoặc nhập hàng từ nhà cung cấp. Tất nhiên, để hợp tác lâu dài và làm việc trực tiếp với họ, bạn cần lập hợp đồng quy định các điều khoản cần có và tư cách pháp nhân. Không nên chỉ vì có mối quen thân mà không lập hợp đồng vì như vậy sẽ khiến bạn gặp nhiều khó khăn.
Nguồn hàng thực phẩm chức năng
Nhập hàng từ đại lý bán lẻ không cần giấy phép đăng ký kinh doanh nhưng giá nhập sẽ khá cao. Nếu được, bạn nên nhập trực tiếp với nhà sản xuất để kinh doanh có lợi nhuận cao hơn.
3.3. Mở cửa hàng thực phẩm chức năng ở vị trí hợp lý
Để bắt đầu bán thực phẩm chức năng thì nên chọn thuê địa điểm gần khu dân cư, trường học hay gần công sở. Một địa chỉ với khu vực giao thông thuận tiện, dễ tìm đường thì mới thu hút khách. Bạn nên tiến hành xem xét, triển khai đo lường mức độ thu hút người qua lại của các địa điểm tiềm năng để khai trương cửa hàng. Lưu ý nên đánh giá kỹ giá trị mà vị trí đó mang lại so với giá thuê. Đặc biệt là nếu bạn thuê vị trí ở khu vực thành thị trong nước như Hà Nội, TP. HCM,...
Bạn phải lập hợp đồng với chủ cho thuê mặt bằng các điều khoản rõ ràng ngay từ lúc ban đầu. Số tiền đặt cọc trước, thời gian thuê bao lâu, tu sửa cửa hàng thế nào,... Tránh trường hợp khi cửa hàng của bạn kinh doanh đã đi vào ổn định thì người ta có thể muốn lấy lại mặt bằng.
3.4. Lựa chọn sản phẩm kinh doanh
Có 8 tiêu chí để lựa chọn thực phẩm chức năng kinh doanh, bao gồm:
- Thương hiệu: Tính phổ biến và độ nhận diện của nhà sản xuất đối với người tiêu dùng.
- Nguồn gốc nguyên liệu: sản phẩm chức năng có phải 100% tự nhiên hay có nguồn gốc thế nào
- Công nghệ sản xuất: Điểm ưu việt của công nghệ là gì?
- Công dụng của sản phẩm: Thực phẩm chức năng nào cũng đều có tác dụng tốt cho sức khỏe, nhưng người tiêu dùng không biết tốt như thế nào. Các tiêu chí để đánh giá công dụng thực phẩm chức năng gồm:
- Có giúp cơ thể đào thải độc tố không?
- Có bổ sung các chất dinh dưỡng vitamin cần thiết trong bữa ăn hàng ngày không có hay không?
- Có hỗ trợ ngăn chặn, phòng/chống ô nhiễm hay không?
- Có giúp chống căng thẳng thần kinh, chống lão hóa không?
- Thông tin về sản phẩm: Cung cấp đầy đủ các thông tin sản phẩm cho cả cửa hàng và người tiêu dùng biết.
- Bảo quản: phương thức bảo quản thế nào, cần yêu cầu gì đặc biệt hay có tiện lợi khi sử dụng không?
- Nhà phân phối bán hàng thực phẩm sạch có chính sách, quyền lợi gì?
3.5. Thu hút khách hàng thông qua nhiều kênh khác nhau
Ngày nay, công nghệ số phát triển nên chúng ta chỉ kinh doanh mở cửa hàng truyền thống là không đủ. Một số kênh kinh doanh online phổ biến hiện nay như Facebook, Instagram, Zalo,…; các sàn thương mại điện tử Shopee, Tiki, Lazada, cũng thu hút lượng lớn người tiêu dùng. Bạn có thể đăng ký mở cửa hàng online và kinh doanh để có thể từng bước tiếp cận, hướng tới nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Thay vì marketing truyền thống thì áp dụng chạy quảng cáo sẽ hiệu quả và tiết kiệm thời gian hơn. Cố gắng duy trì chạy quảng cáo và phát triển nội dung liên tục, thường xuyên trên các nền tảng này sẽ giúp người tiêu dùng có cái nhìn toàn diện hơn về sản phẩm, có thêm nhiều hiểu biết về thực phẩm chức năng.
3.6. Thực hiện chăm sóc khách hàng chu đáo
Để kinh doanh thực phẩm chức năng hiệu quả và lâu dài, cửa hàng phải thực sự quan tâm đến sức khỏe, đặt lợi ích của khách hàng lên đầu. Đội ngũ nhân viên tư vấn cho khách hàng và cải thiện quy trình chăm sóc họ tận tình thì sẽ tăng trải nghiệm khách hàng hơn. Tỷ lệ quay lại cửa hàng sẽ cao.
Trên đây là tổng hợp những gì cần tìm hiểu khi mở cửa hàng bán thực phẩm chức năng theo quy định mới nhất năm 2022. Chúc các bạn thành công!
Có thể bạn quan tâm:
Top 10 phần mềm quản lý bán hàng thuốc tân dược tốt nhất hiện nay
Nếu bạn muốn kinh doanh THUỐC TÂY, không nên bỏ qua bài viết này