Bạn đang có ý định mở cửa hàng may đo? Cần chuẩn bị gì để mở cửa hàng may? Nhiều người muốn mở cửa hàng may nhưng không biết có phức tạp và có thành công hay không? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ 9 bí quyết uy tín để mở cửa hàng may đo không bao giờ thất bại.
Nội dung chính [hide]
1. Có nên mở cửa hàng may đo, thiết kế quần áo
2. Kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng may đo quần áo
2.1. Xác định đối tượng khách hàng hướng đến
2.2. Thiết kế cửa hàng, trang trí, nội thất độc đáo
2.3. Nên tự mở tiệm một mình hay thuê thêm nhân viên?
2.4. Phải có kinh nghiệm, kiến thức và tay nghề trong lĩnh vực may đo, thiết kế
2.5. Tạo sự khác biệt trong sản phẩm từ chất liệu, hay chuyên về một phong cách thời trang
2.6. Phát triển sản phẩm theo thế mạnh của bản thân
2.7. Marketing cho cửa hàng kinh doanh quần áo tự thiết kế
1. Có nên mở cửa hàng may đo, thiết kế quần áo
Ngành may mặc đã có truyền thống từ xưa với các xưởng may sản xuất số lượng lớn. Cũng có nhiều người tự mở cửa hàng may đo với đủ thể loại mẫu thiết kế: đồng phục, vest, áo quần, váy,... Cuộc sống càng phát triển, khách hàng không còn muốn có gì mặc đó nữa mà họ muốn áo quần đa dạng hơn. Điều này đòi hỏi tay nghề thợ may có kỹ thuật cao, thiết kế độc đáo và thậm chí là độc quyền may thêu. Bạn muốn sáng tạo, yêu công việc may vá thêu thùa? Bạn muốn kinh doanh tiệm may và mở shop bán quần áo tự thiết kế của mình? Nhu cầu khách hàng về thời trang không còn chỉ để mặc mà còn để đẹp.
Có nên mở cửa hàng may đo?
Ý tưởng mở cửa hàng may đo rất có tiềm năng phát triển bởi:
- Nguồn nguyên liệu dễ tìm, phong phú.
- Thị trường khách hàng tiềm năng.
- Học nghề thời gian 6 tháng - 1 năm.
- Vốn ít (chi phí thuê mặt bằng, trang trí, mua máy móc trang thiết bị và phí nhập hàng không quá cao) và lãi khá ổn định.
Lưu ý rằng khi mở bất cứ đơn vị cửa hàng nào cũng không thể bỏ qua việc xin giấy phép kinh doanh, thành lập địa điểm kinh doanh đạt tiêu chuẩn theo Pháp luật.
2. Kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng may đo quần áo
2.1. Xác định đối tượng khách hàng hướng đến
Để mở cửa hàng may đo hiệu quả, bạn cần xác định đúng đối tượng khách hàng. Vậy xác định đối tượng khách hàng như thế nào? Bạn muốn bán cho trẻ em, nhân viên công sở, nam hay nữ, độ tuổi nào? Khách hàng có thu nhập bao nhiêu? Xác định đối tượng khách hàng để nghiên cứu sản phẩm cho phù hợp với khách hàng đó. Từng phân khúc khách hàng sẽ có đặc điểm, nhu cầu, sở thích khác nhau. Bạn có thể khảo sát phân khúc khách hàng rồi bắt tay vào làm để đáp ứng nhu cầu khách. Bạn không thể may đo cho tất cả mọi người vì như vậy sẽ không thể quản lý và quá tải công việc. Hãy nghiên cứu và tìm hiểu kỹ trước khi chọn đối tượng khách hàng tiềm năng.
2.2. Thiết kế cửa hàng, trang trí, nội thất độc đáo
Để mở tiệm may đo thì cửa hàng cần có phong cách, nghệ thuật riêng. Không gian cửa hàng cần thoáng mát, đơn giản nhưng bày trí nghệ thuật, thoải mái làm việc. Khu vực làm việc, may đo, thiết kế tách riêng với khu vực tiếp khách. Tất nhiên, bạn cần có kho chứa vải, khu vực trưng bày hàng mẫu hay sản phẩm đã may xong cho khách.
Thiết kế cửa hàng may đo độc đáo
Nếu bạn mở cửa hàng ở quy mô vừa phải thì chỉ cần có không gian để treo vải, áo quần may xong, khu vực may đo, khu vực thử đồ là được.
2.3. Nên tự mở tiệm một mình hay thuê thêm nhân viên?
Tự mở tiệm hay thuê thêm nhân viên sẽ phụ thuộc vào quy mô và khách đến cửa hàng. Thời gian đầu, chúng ta có thể mới kinh doanh nên lượng khách chưa ổn định, bạn có thể tự làm hoặc thuê 1 nhân viên phụ thêm. Tuy nhiên, sau vài tháng kinh doanh và ổn định lượng khách hơn thì lượng công việc sẽ nhiều. Vì vậy, bạn nên thuê thêm nhân viên để chia công việc làm. Bạn có thể tuyển học viên, vừa đào tạo vừa làm. Bên cạnh đó, hãy tuyển thêm 1,2 nhân viên có tay nghề và kinh nghiệm để đáp ứng nhu cầu thị trường. Dần dần, bạn sẽ cần thời gian quản lý cửa hàng, xem xét phương án chiến lược để phát triển cửa hàng. Nếu bạn chỉ biết ngồi may đo thì cửa hàng sẽ không phát triển được. Nhanh.vn nghĩ bạn nên thuê nhân viên. Sau đó, bạn sẽ tiếp khách, tư vấn cho khách hàng, tìm mối nhập vải, quản lý hàng tồn kho, đưa ra các phương án marketing phù hợp,... để phát triển tiệm may đo của mình.
2.4. Phải có kinh nghiệm, kiến thức và tay nghề trong lĩnh vực may đo, thiết kế
Để vận hành và phát triển tiệm may đắt khách thì bạn cần có kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn. Bạn có thể thuê nhân viên may đo, nhân viên bán hàng, nhân viên cắt vải,... Tuy nhiên, rủi ro sẽ rất cao nếu bạn không am hiểu lĩnh vực kinh doanh. Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành thiết kế thời trang, nhân viên học việc về lĩnh vực thiết kế thời trang,... đều có thể mở tiệm may. Miễn là bạn am hiểu kiến thức, có kinh nghiệm tay nghề và nhạy bén với xu hướng thời trang là có thể mở cửa hàng kinh doanh may đo.
2.5. Tạo sự khác biệt trong sản phẩm từ chất liệu, hay chuyên về một phong cách thời trang
Mở tiệm may và nghề thiết kế, may đo có thể mang lại lợi nhuận khá ổn với điều kiện bạn không ngừng học hỏi, phát triển tay nghề và đam mê với nghề. Bởi vì tốc độ đào thải ngành thời trang cực kỳ nhanh. Xu hướng và mẫu thời trang cần sáng tạo, đổi mới mỗi ngày. Bạn phải cập nhật xu hướng thế giới, trong nước, các kiểu mẫu áo quần đa dạng mới đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Nếu không, bạn sẽ bị lỗi mốt, tụt hậu lại phía sau so với các cửa hàng khác.
Nắm rõ đặc điểm của các loại vải, cẩn thận với từng đường may, mũi chỉ, đường cắt,... để tạo ra các sản phẩm chất lượng. Có rất nhiều khách hàng với nhiều yêu cầu trang phục từ đơn giản đến cầu kỳ. Bạn phải biết cách đáp ứng các yêu cầu đó để tăng trải nghiệm và làm hài lòng khách hàng.
Bạn có thể chuyên về phong cách thời trang để vừa định hướng phong cách cho cửa hàng và thu hút phân khúc cùng phong cách đó. Như vậy sẽ dễ phục vụ phân khúc khách hàng và vừa tiện lợi cho công việc của cửa hàng. Không cần phải nghiên cứu và may đo nhiều loại phong cách phức tạp và khó làm.
2.6. Phát triển sản phẩm theo thế mạnh của bản thân
Kinh nghiệm mở tiệm may đo áo quần là chọn may những thể loại thời trang theo thế mạnh của cửa hàng. Thợ may giỏi về may áo dài, may vest, váy, áo cưới đã có rất nhiều trên thị trường.
Phát triển theo thế mạnh của bản thân
Bên cạnh đó, không chỉ biết bắt kịp xu hướng là sẽ bán được. Khách hàng ngày càng khó tính nên yêu cầu về chất liệu vải, đường may, kiểu dáng,... càng cao. Bạn phải hoàn thiện sản phẩm vừa đảm bảo yêu cầu khách hàng, vừa đảm bảo chất lượng. Có như vậy, cửa hàng mới được nhiều khách hàng tin tưởng và làm ăn lâu dài.
2.7. Marketing cho cửa hàng kinh doanh quần áo tự thiết kế
Thời đại công nghệ phát triển, số lượng người dùng internet lên mạng xã hội càng nhiều. Bạn hãy khai thác thêm cả kênh bán hàng online. Mạng xã hội Facebook, Instagram, Zalo đều có kết nối rộng rãi. Bạn đầu tư hình ảnh và nội dung rồi đăng tải lên các nền tảng này. Nền tảng nào cũng có dịch vụ chạy quảng cáo để tiếp cận và thu hút khách hàng tiềm năng. Kết hợp đăng bài vào các hội nhóm về thời trang, áo quần,... để marketing cho cửa hàng của bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nhờ người quen, bạn bè, gia đình chia sẻ bài viết để tiếp cận nhiều khách hàng trong khu vực. Phương thức phát tờ rơi quảng cáo dù cũ nhưng cũng tiếp cận được khách hàng không rành sử dụng mạng xã hội.
2.8. Cập nhật nhanh chóng xu thế thời trang trên thế giới
Thời trang luôn cập nhật và thay đổi từng ngày. Cửa hàng thời trang hay cửa hàng may đo gì cũng cần liên tục cập nhật, nắm bắt để theo kịp xu hướng thời trang. Có như thế, bạn mới tư vấn tốt cho khách hàng và tạo ra nhiều sản phẩm đẹp, chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường. Ngược lại, bạn không theo kịp thì sẽ bị tụt hậu lại phía sau. Ví dụ như áo dài truyền thống của Việt Nam cũng cần cải tiến theo thời gian để phù hợp với nhu cầu và xu hướng thời trang. Sự thay đổi cúc bấm thành khóa kéo để tiện lợi hơn và đảm bảo không bị bung cúc khi mặc. Một sự cải tiến nhỏ nhưng lại được lòng khách hàng. Tương tự như vậy, những thể loại áo quần, thời trang khác cũng vậy. Có những mẫu mã, kiểu dáng tưởng đã không được ưa chuộng nhưng bỗng dưng hot trở lại. Ví dụ như quần ống loe. Tất nhiên, bạn cập nhật xu hướng thời trang thế giới nhưng cũng phải biết áp dụng cho phù hợp với thời trang Việt Nam, áp dụng với phong cách cửa hàng của bạn hợp lí thì mới tạo ra sản phẩm đẹp, thu hút. Không được áp dụng bừa bãi mà trở thành “thảm họa thời trang” nhé.
2.9. Kết hợp với kênh bán hàng online
Cửa hàng may đo muốn đắt khách cần có kế hoạch marketing để thu hút và chăm sóc khách hàng 24/24. Muốn tạo lợi thế cạnh tranh với các cửa hàng khác, bạn cần chăm sóc khách hàng chu đáo cả online lẫn offline. Như đã nói ở trên, marketing online trên nền tảng mạng xã hội, sàn thương mại điện tử, website,... là rất cần thiết.
Kết hợp bán hàng online
Số lượng người mua sắm online càng ngày càng tăng. Bạn cần xây dựng thương hiệu, quảng cáo và bán hàng online. Bạn có thể tạo các chương trình khuyến mãi, giảm giá, tặng kèm,... để thu hút khách hàng. Chạy quảng cáo với dịch vụ trên mạng xã hội, sàn thương mại điện tử để khách hàng biết đến cửa hàng bạn.
Trên đây là hướng dẫn cách mở cửa hàng may đo đắt khách nhất năm 2024 dành cho người mới. Chúc các bạn thành công!
Nhanh.vn hiện cung cấp phần mềm quản lý bán hàng phù hợp với mọi ngành hàng, giải quyết tận gốc các vấn đề về quản lý bằng giải pháp chuyên nghiệp nhất. Dành cho các chủ cửa hàng khởi nghiệp, dân kinh doanh, Nhanh Academy có các khóa học hữu ích về cách kinh doanh, hành trình làm chủ quá trình quản lý. Lưu ý, thay vì dạy học tại chỗ ở Hà Nội, các khóa học này sẽ được triển khai online bởi CEO của Nhanh.vn - bà Nguyễn Quỳnh Dương để mọi người đều có thể tham gia. Để biết rõ hơn về thủ tục đăng ký khóa học, xin vui lòng truy cập website Nhanh.academy hoặc liên hệ hotline 1900 2812 để biết thêm thông tin chi tiết. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi chủ đề này!