Bạn đang có dự định mở cửa hàng kinh doanh bán vải nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Mở cửa hàng kinh doanh bán vải cần những gì và quản lý như thế nào để thu hút khách hàng? Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp tất tần tật kinh nghiệm mở cửa hàng bán vải cho người mới bắt đầu tham khảo
Nội dung chính [hide]
1. Lý do nên mở cửa hàng bán vải?
2. Những điều cần lưu ý khi mở cửa hàng bán vải
2.1 Mở cửa hàng vải cần bao nhiêu vốn?
2.2 Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu và mặt hàng vải đáp ứng nhu cầu của họ
2.3 Lựa chọn được nguồn vải chất lượng, uy tín, cạnh tranh và giá cả hợp lý
2.4 Tìm kiếm địa điểm phù hợp để mở cửa hàng
2.5 Thiết kế và trang trí cửa hàng phù hợp với với phân khúc khách hàng đang hướng tới
2.6 Quảng cáo sản phẩm, cũng như kết hợp thêm hướng kinh doanh online
1. Lý do nên mở cửa hàng bán vải?
Mở cửa hàng bán vải thời trang không phải hình thức kinh doanh mới nhưng lại là xu hướng luôn được nhiều người khởi nghiệp chọn ngành này vì thu lại lợi nhuận khá cao. Các lý do để chủ kinh doanh mở shop vải may mặc gồm:
- Lượng khách hàng lớn, thị trường tiềm năng và ngày càng tăng, nhu cầu làm đẹp của con người chưa có dấu hiệu chững lại.
- Tỉ lệ rủi ro khi đầu tư khá thấp.
- Vốn khởi nghiệp dễ xoay vòng, không cần đầu tư vốn lớn.
- Tỉ lệ rủi ro thấp không phải là bạn luôn thành công hoặc không lỗ vốn. Nếu không tìm hiểu và có một kế hoạch kinh doanh cụ thể cũng như quyết tâm đạt được các mục tiêu đề ra thì tỉ lệ rủi ro sẽ rất cao. Thực tế, cứ khoảng 100 cửa hàng bán vải mở thì gần 40 cửa hàng nghỉ bán, sang nhượng hoặc đóng cửa do kinh doanh không lãi, thất bại.
Lý do mở cửa hàng bán vải
Tuy nhiên, bài viết này sẽ chia sẻ kinh nghiệm mở cửa hàng bán vải hữu ích cho người mới để chuẩn bị kinh doanh thật thành công nhé!
Đọc thêm: Chi phí để mở shop quần áo là bao nhiêu?
2. Những điều cần lưu ý khi mở cửa hàng bán vải
2.1 Mở cửa hàng vải cần bao nhiêu vốn?
Mở cửa hàng bán vải cần bao nhiêu vốn? Nên đầu tư bao nhiêu tiền là đủ cho cửa hàng vải? Đây là các câu hỏi mà hầu hết chủ cửa hàng đều thắc mắc khi chưa có nhiều kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh. Số vốn dành cho việc mở cửa hàng bán vải sẽ phụ thuộc vào quy mô của mô hình kinh doanh và khu vực địa lý mở cửa hàng.
Mở cửa hàng vải cần bao nhiêu vốn
Vốn mở cửa hàng bán vải sẽ dao động tối thiểu từ 50 triệu đến 300 triệu đồng với các cửa hàng bán vải tầm trung. Với các cửa hàng bán vải thời trang cao cấp, vốn đầu tư có thể từ 1 tỷ tới vài tỷ đồng. Trong đó, bao gồm các khoản sau:
- Vốn nhập vải khoảng 5 triệu - 30 triệu đồng.
- Phí thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định của luật pháp.
- Chạy quảng cáo online qua các kênh mạng xã hội, sàn thương mại điện tử, website: 6.000.000 VNĐ - 20.000.000 VNĐ tùy bạn lựa chọn.
- Đóng gói hàng hóa, phần mềm quản lý bán hàng và đơn hàng online.
- Chi phí thuê mặt bằng tùy vào từng khu vực đông đúc hay thưa dân cư, ở ngã tư hay trong ngõ nhỏ, bao nhiêu mặt tiền,...
- Trang trí, mua sắm thiết bị tại cửa hàng, bảng biển, giá kệ đựng vải,...
2.2 Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu và mặt hàng vải đáp ứng nhu cầu của họ
Để xác định được khách hàng mục tiêu, bạn cần lời giải cho những câu hỏi: Đối tượng khách hàng ở đâu, độ tuổi mà cửa hàng hướng đến phân khúc là bao nhiêu? Những người làm nghề gì sẽ thường xuyên sử dụng và chi tiêu vải ở cửa hàng bạn?
Xác định khách hàng mục tiêu
Sở thích, thói quen hàng ngày của khách hàng ra sao? Họ thường sử dụng các kênh mua sắm nào, online hay offline? Làm cách nào để thu hút họ?
Xây dựng chân dung khách hàng càng chi tiết, bạn càng có cơ hội tiếp cận càng cao. Bên cạnh đó, chủ kinh doanh cũng nên học hỏi để hiểu được thói quen, sở thích của khách hàng. Khi đó khâu tư vấn và bán hàng chuyên nghiệp hơn. Có nhiều khách hàng trung thành thì cửa hàng bạn sẽ kinh doanh hiệu quả hơn rất nhiều.
2.3 Lựa chọn được nguồn vải chất lượng, uy tín, cạnh tranh và giá cả hợp lý
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều xưởng nhận in vải cây giá rẻ nhằm đáp ứng nhu cầu cao của thị trường in. Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng uy tín, đáng tin cậy.
Nguồn vải chất lượng, uy tín
Vì nhu cầu cao nên tràn lan các đơn vị sản xuất vải kém chất lượng, vải sử dụng được một thời gian ngắn sẽ nhanh hỏng. Khi lựa chọn nguồn vải, xưởng in, chủ kinh doanh cần lưu ý các yếu tố:
- Công nghệ in vải hiện đại, kỹ thuật cao: Đối với các xưởng nhận in ấn vải khổ lớn, nhỏ, sỉ, lẻ thì chủ yếu áp dụng in truyền thống, khó đảm bảo yêu cầu về thời gian cũng như chất lượng của đơn hàng ngày càng lớn của thị trường.
- Giá thành và chi phí in vải hợp lý với thị trường chung: Giá thành in vải là yếu tố rất quan trọng được quan tâm trước khi lựa chọn cơ sở in. Với đơn hàng in vải cây số lượng lớn có mức giá cạnh tranh và mức chiết khấu tốt sẽ là yếu tố chiến lược marketing tạo lợi thế cho các xưởng trên thị trường.
- Cung cấp dịch vụ in vải chuyên nghiệp, chất lượng và uy tín: Quy trình chăm sóc, tư vấn khách hàng và thực hiện hợp đồng phải uy tín và đúng tiến độ. Sau khi sản phẩm hoàn thành cần kiểm tra tiêu chuẩn về màu sắc, độ bền.
2.4 Tìm kiếm địa điểm phù hợp để mở cửa hàng
"Buôn có phường, bán có chợ" là câu nói dân gian nhưng cũng là kinh nghiệm về cách chọn địa điểm kinh doanh cửa hàng bán vải thuận lợi.
Một số tiêu chí để chọn được mặt bằng kinh doanh cửa hàng vải tốt bao gồm:
- Vị trí địa lý cửa hàng
- Diện tích, tiềm năng mặt bằng thuê
- Chi phí thuê mặt bằng
- Mức độ nhận biết cửa hàng và thuận tiện ghé.
- Để chọn mặt bằng hợp lý còn tùy vào khả năng tài chính và chiến lược bán hàng. Với các mặt hàng bình dân, bạn có thể chọn địa điểm ngõ thuận tiện giao thông, đông dân cư. Đối với mặt hàng cao cấp, bạn cần mở cửa hàng bán vải tại nơi có khu vực đông đúc, mặt tiền, dân trí cao, tại các mặt phố lớn, thu hút tầm nhìn và là nơi qua lại của nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng.
2.5 Thiết kế và trang trí cửa hàng phù hợp với với phân khúc khách hàng đang hướng tới
Sau khi đã chọn được mặt bằng, bạn cần định hướng phong cách thiết kế, bày trí cửa hàng. Ngày nay, xu hướng tận dụng ánh sáng tự nhiên, nhiều cây xanh sẽ đem lại trải nghiệm mua sắm thoải mái nhất cho khách hàng. Thiết kế không gian nên vừa đủ để khách hàng có thể thoải mái chọn lựa, ngồi nghỉ hay khu vực thử đồ thông thoáng.
Thiết kế, trang trí cửa hàng vải
Không được để tình trạng trống hàng hóa trên giá kệ. Khách hàng nhìn sẽ cảm thấy bạn không đủ vải cung cấp. Hãy đảm bảo hàng hóa luôn sẵn sàng trên giá để khách hàng có thể chọn mua. Bày vừa đủ sản phẩm trong cùng một kệ. Nếu bạn có ý tưởng sáng tạo trong việc trang trí không gian, đừng ngại thử để cửa hàng thêm phần độc đáo, thu hút
2.6 Quảng cáo sản phẩm, cũng như kết hợp thêm hướng kinh doanh online
Mặt hàng vải thường không phải là hàng độc quyền nên chủ kinh doanh cần chú trọng đầu tư cho quảng bá sản phẩm để thu hút sự khách hàng. Trên thị trường có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trong cùng một khu vực địa lý. Chính vì thế, bạn cần xây dựng chiến lược và định hướng thương hiệu để khách hàng có thể chú ý đến gian hàng online của bạn. Bạn cần đầu tư quảng cáo sản phẩm và kết hợp hướng kinh doanh online để công việc buôn bán thuận lợi hơn bởi những lý do:
- Sản phẩm và dịch vụ kinh doanh online của bạn sẽ được biết đến nhanh chóng thông qua các công cụ hỗ trợ online khác nhau.
- Khách hàng có thể mua sắm vào bất cứ thời gian nào họ muốn.
- Khảo sát, tham khảo giá cả ở các gian hàng khác nhau trước khi quyết định mua hàng.
Để quảng cáo sản phẩm hiệu quả, bạn cần lưu ý các vấn đề sau:
- Đầu tư nguồn vải chất lượng, uy tín: Một sản phẩm có chất lượng tốt sẽ mang lại cho khách hàng cảm giác yên tâm tin tưởng hơn khi sử dụng.
- Tối ưu giá cho sản phẩm: Khách hàng sẽ sẵn sàng chi tiền để mua được sản phẩm xứng đáng với giá trị của nó. Chủ cửa hàng nên khảo sát giá sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh và mức độ hài lòng của khách hàng với giá của sản phẩm trước khi công khai giá. Sau khi có kết quả khảo sát, hãy phân tích và đưa ra mức giá hợp lý nhất cho sản phẩm của mình.
- Tên sản phẩm phải rõ ràng: Thông tin, xuất xứ, hướng dẫn cách sử dụng của từng loại vải để khách hàng biết và nắm rõ trước khi mua. Việc này sẽ cung cấp thông tin cho khách hàng, họ sẽ phân tích và chọn lựa loại vải phù hợp với nhu cầu.
- Sản phẩm phải có hình ảnh đi kèm: Để kinh doanh online thì bạn cần đăng tải hình ảnh cùng với thông tin mô tả. Để có một hình ảnh chân thực và hấp dẫn thì bạn nên tự chụp sản phẩm của mình hoặc thuê các thợ chụp ảnh chuyên nghiệp để nhìn sản phẩm bắt mắt hơn. Có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ này, bỏ ra một ít tiền để đầu tư kênh online có khi lại thu về một khoản lợi nhuận khá cao. Thuê dịch vụ chụp ảnh chuyên nghiệp sẽ tạo nên sự đồng bộ cho gian hàng online của bạn.
- Nội dung bài đăng quảng cáo: Ngắn gọn, súc tích, đi thẳng vào vấn đề và lợi ích sản phẩm có thể mang lại cho khách hàng. Tránh quảng cáo lan man, không thiết thực, gây nhàm chán cho người xem.
- Đầu tư cho website kinh doanh, thuê người quản lý kênh kinh doanh online, sử dụng phần mềm bán hàng chuyên nghiệp để hỗ trợ quản lý doanh thu, hàng tồn kho, công nợ khách hàng, dự kiến chu kỳ nhập hàng và quản lý các chuỗi cơ sở của cửa hàng vải.
Trên đây là những kinh nghiệm mở cửa hàng bán vải mà người mới không thể bỏ qua. Nếu còn gì băn khoăn hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp ngay. Chúc các bạn mở cửa hàng vải thành công!
Xem thêm:
Mách bạn 22 chương trình khuyến mại siêu hấp dẫn giúp shop thời trang tăng doanh số ầm ầm
Top 10 nhãn hiệu thời trang dành cho tuổi teen tại Hà Nội