Thương mại điện tử ngày nay là một trong những công cụ trực tuyến mạnh mẽ có thể giúp doanh nghiệp phát triển và mở rộng quy mô ra toàn cầu. Không thể phủ nhận rằng, thương mại điện tử đem đến giải pháp bán hàng tối ưu và các dịch vụ trực tuyến giúp doanh nghiệp hiện diện với tất cả các đối tượng khách hàng và mang lại lợi nhuận tăng trưởng cao hơn hình thức bán hàng offline truyền thống.
Tuy nhiên, trước khi bắt đầu với một cửa hàng thương mại điện tử, doanh nghiệp cần phải xem xét đến những khó khăn và thuận lợi để quyết định xem loại hình kinh doanh của mình có thực sự cần đến thương mại điện tử hay không?
Để giải đáp thắc mắc này, hãy cùng Nhanh.vn tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của các chuổi cửa hàng khi bắt đầu với thương mại điện tử nhé
Các nội dung chính [hide]
1. Kinh doanh thương mại điện tử là gì?
2. Vai trò của thương mại điện tử hiện nay
3. Thuận lợi của các chuỗi cửa hàng khi bắt đầu với thương mại điện tử
3.1. Tiết kiệm chi phí thuê và đào tạo nhân lực
3.2. Khách hàng có sự linh hoạt trong mua sắm
3.3. Kho hàng lớn, nguồn hàng dồi dào
3.4. Cập nhật nhanh xu hướng và nhu cầu thị trường
4. Khó khăn của các chuỗi cửa hàng khi bắt đầu với thương mại điện tử
4.1. Khó tạo được niềm tin với khách hàng
4.2. Sự phức tạp trong thuế, quy định và cách tuân thủ
4.3. Mâu thuẫn cạnh tranh về giá của các cửa hàng trên sàn
4.4. Chi phí Logistics phục vụ cho thương mại điện tử
4.5. Dung lượng thị trường chưa đủ lớn
5. Cơ hội nào cho các Local Brand trên sàn thương mại điện tử?
1. Kinh doanh thương mại điện tử là gì?
Thương mại điện tử hay còn gọi là E - Commerce là quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, đặc biệt là qua máy tính, điện thoại di động và mạng Internet.
2. Vai trò của thương mại điện tử hiện nay
Ngày nay, chúng ta không thể phủ nhận rằng công nghệ đang dần phát triển và thay đổi thế giới toàn cầu. Cách mạng 4.0 là một cuộc cách mạng có tác động mạnh mẽ đến xã hội. Một trong số đó là sự xuất hiện của sàn giao dịch thương mại điện tử đang dần thay thế cho phương thức bán hàng truyền thống offline.
Thương mại điện tử mang nhiều lợi thế hơn bán hàng truyền thống như nhanh hơn, tiết kiệm hơn và tiếp cận được thị trường khách hàng rộng lớn hơn
Đồng thời, thương mại điện tử đem đến cho các doanh nghiệp một thị trường kinh doanh có sự cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển
Hiện nay, sàn thương mại điện tử đang là mục tiêu của nhiều doanh nghiệp vì nó có thể giúp họ tăng thêm lợi nhuận với chi phí tối ưu và sự tiếp cận rộng lớn
Thương mại điện tử đang ngày càng phổ biến trên thị trường mua sắm
3. Thuận lợi của các chuỗi cửa hàng khi bắt đầu với thương mại điện tử
3.1. Tiết kiệm chi phí thuê và đào tạo nhân lực
Thay vì tốn chi phí vào việc thuê và đào tạo nhân lực cho các cửa hàng truyền thống, giờ đây khi các doanh nghiệp chuyển sang cửa hàng online trên sàn thương mại điện tử những chi phí quản lý sẽ được cắt giảm tối thiểu.
Doanh nghiệp có thể sử dụng số tiền đó cho các hoạt động thúc đẩy kinh doanh khác và tối đa hóa hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
3.2. Khách hàng có sự linh hoạt trong mua sắm
Một trong những yếu tố khác đem lại lợi thế cho thương mại điện tử đó là sự phục vụ khách hàng được nâng cao. Không còn là hình thức bán hàng và tiếp thị truyền thống, với thương mại điện tử, khách hàng có thể mua sắm online mọi lúc mọi nơi vô cùng tiện lợi.
Khách hàng có thể nhanh chóng lựa chọn sản phẩm muốn mua và thêm vào giỏ hàng online. Đồng thời cũng nhanh chóng đặt mua với một nút bấm. Và hủy hàng mà không gây phiền toái với nhân viên bán hàng.
3.3. Kho hàng lớn, nguồn hàng dồi dào
Một cửa hàng truyền thống sẽ bị giới hạn hàng hóa trong kho hàng và vận chuyển từ kho này đến cửa hàng mất thời gian và chi phí. Tuy nhiên, với sàn thương mại điện tử thì vấn đề này sẽ không còn là nỗi lo. Một cửa hàng trực tuyến hay bất kỳ loại hình kinh doanh thương mại điện tử nào cũng không cần mặt bằng, bất kỳ đâu trên thế giới cũng có thể trở thành kho hàng của nó.
3.4. Cập nhật nhanh xu hướng và nhu cầu thị trường
Mạng Internet không ngừng cập nhật vì thế khi có một xu hướng mới xuất hiện trên thị trường bạn có thể nhanh chóng cập nhật chúng vào gian hàng thương mại điện tử của mình. Với sự hiện đại của công nghệ thông tin, mọi sản phẩm, dịch vụ sẽ luôn được cập nhật đồng bộ trên hệ thống chỉ trong chốc lát.
Thương mại điện tử đem đến trải nghiệm mua sắm hoàn toàn mới cho khách hàng
3.5. Tiếp thị nhanh chóng
Ngày nay, sự phát triển của công nghệ thúc đẩy sự tiếp thị trên các lĩnh vực truyền thông. Và với thương mại điện tử, bạn sẽ không cần bỏ ra nhiều tiền để tiếp thị thương hiệu của mình mà vẫn có được sự tiếp cận thương hiệu như mong muốn. Một cách ý tưởng mà bạn có thể thực hiện với cửa hàng thương mại điện tử của mình dễ dàng mà không cần tốn nhiều thời gian hay chi phí nào như:
- Sáng tạo nội dung thú vị, thu hút người dùng trên nền tảng mạng trực tuyến
- Thêm hình ảnh hoặc video trực quan thể hiện sản phẩm, dịch vụ chi tiết đến khách hàng
- Tận dụng kết hợp mạng xã hội để cùng tiếp thị sản phẩm
Xem thêm: Bán hàng trên sàn thương mại điện tử cho người mới bắt đầu
4. Khó khăn của các chuỗi cửa hàng khi bắt đầu với thương mại điện tử
4.1. Khó tạo được niềm tin với khách hàng
Chắc chắn rằng, với việc trực tiếp trải nghiệm sản phẩm và việc tham khảo sản phẩm qua màn hình điện thoại, máy tính, người tiêu dùng sẽ có niềm tin hơn vào trải nghiệm thực tế của mình.
Hơn thế nữa, hiện nay ngoài sự phát triển tích cực, mạng Internet cùng thương mại điện tử đem đến nhiều rủi ro bảo mật và khiến người dùng cảm thấy không yên tâm vào chất lượng, dịch vụ của thương hiệu doanh nghiệp.
4.2. Sự phức tạp trong thuế, quy định và cách tuân thủ
Nếu một doanh nghiệp kinh doanh toàn cầu và bán hàng trực tuyến cho khách hàng ở khắp mọi nơi trên thế giới thì họ phải tuân thủ các quy định không chỉ quốc gia họ mà còn ở đất nước mà khách hàng của họ đang sinh sống.
Vì thế, nếu hàng hóa không tuân thủ các quy định của quốc gia thì nó sẽ không được vận chuyển thành công. Có thể thấy rằng, thương mại điện tử tạo ra nhiều phức tạp trong kế toán, quy định thuế và an ninh.
4.3. Mâu thuẫn cạnh tranh về giá của các cửa hàng trên sàn
Với mua sắm trực tuyến, người tiêu dùng có sự linh hoạt hơn và đặc biệt là trong việc lựa chọn sản phẩm theo giá cả. Điều này có vẻ thuận lợi cho khách hàng nhưng các nhà kinh doanh, doanh nghiệp online thì là một khó khăn.
Khách hàng có sự so sánh về giá và như vậy buộc nhiều doanh nghiệp phải có sự cạnh tranh về giá và doanh thu. lợi nhuận của họ
4.4. Chi phí Logistics phục vụ cho thương mại điện tử
Thương mại điện tử làm giảm thiểu chi phí quản lý cửa hàng, nhân lực,...nhưng lại gia tăng thêm chi phí quản lý cho đơn vị vận chuyển, logistics,..Cùng với đó là những chi phí phát sinh khác như chi phí kho bãi, xử lý đơn hàng, giao hàng, phát sinh sau mua,..
Nếu không có cách để tối ưu hóa, những chi phí này có thể sẽ gia tăng nhiều hơn so với chi phí quản lý cửa hàng truyền thống.
4.5. Dung lượng thị trường chưa đủ lớn
Không thể phủ nhận rằng thương mại điện tử đang ngày càng chiếm lĩnh thị trường tiêu dùng và mua sắm của người tiêu dùng. Nhưng đây thực sự vẫn là một ngành mới và càn nhiều thử thách và trải nghiệm. Có thể thấy rằng, trong thương mại điện tử ngoài các ông lớn đã thành công như Amazon, Walmart,...nhiều doanh nghiệp hiện nay để có thể tối ưu nhứng chi phí kể trên thì mong muốn chiếm lĩnh tỷ trọng doanh thu lớn trên sàn hoặc các thương hiệu đã có tiếng nói thì họ tự tạo dựng kênh online cho riêng mình và không cần đến sàn thương mại điện tử,...
Thương mại điện tử cần giải quyết những khó khăn, thách thức để phát triển mạnh mẽ
5. Cơ hội nào cho các Local Brand trên sàn thương mại điện tử?
Trước sự biến động của thương mại điện tử cùng sự xuất hiện của rất nhiều sàn thương mại điện tử tại Việt Nam như Shopee, Tiki,...rất nhiều doanh nghiệp lớn cho đến các shop online đều có cơ hội tham gia sàn là như nhau. Vì thế, hoạt động kinh doanh, mua bán trên sàn thương mại điện tử ngày nay đôi khi khá phức tạp. Để Local Brand có thể phát triển và nổi bật trên các sàn thương mại điện tử cũng như phân biệt với các thương hiệu "trôi nổi" khác thì hiện nay các Local Brand có thể tham gia sàn một cách chính thức thông qua các Mall của từng sàn như Shopee với ShopeeMall, Lazada với LazaMall,...
Đồng thời, các Local Brand cũng có thể giảm thiếu những khó khăn khi kinh doanh trên sàn bằng các phần mềm quản lý. Nổi bất nhất trong các phần mềm hiện nay không thể không kể đến phần mềm quản lý bán hàng trên sàn thương mại điện tử của Nhanh.vn. Hiện tại, phần mềm đã và đang được sử dụng bởi hơn 80000 doanh nghiệp trên toàn quốc và cho thấy sự tối ưu vượt trội của nó trong việc quản lý hoạt động kinh doanh cho các thương hiệu.
Cuối cùng, Nhanh.vn chúc bạn luôn thành công!